Ngọc
Linh
Friday,
October 26, 2012 3:55:53 PM
Ông Romney trong những tuần qua không giống ông Romney trong
thời kỳ tranh cử sơ bộ, không phải do một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là do cố ý
sắp xếp để cho ứng viên Cộng Hòa ra vẻ hiền hòa trong dịp tranh luận lần thứ ba
và cũng là lần chót giữa hai ứng viên tranh cử chức vụ tổng thống Hoa kỳ.
Vì
cả hai ứng viên cố giành nhau lá phiếu của cử tri phụ nữ nên ông Romney nhất
quyết tránh không cho cử tri phụ nữ cảm tưởng ông ta là con người hiếu chiến
khi trình bày chính sách ngoại giao của phe Cộng Hòa. Ông đề cao nỗ lực phổ
biến tự do dân chủ bên Trung Ðông thay vì ủng hộ các nhà độc tài thân Mỹ và
tránh không can thiệp vào vùng này mà phải sử dụng quân lực của Hoa Kỳ.
Trình
bày như vậy là cốt ý cho cử tri đã quá chán ngán chiến tranh đỡ lo sợ rằng nếu
bầu cho ông Romney thì ông ta sẽ gây chiến như thời cựu Tổng Thống George Bush.
Thật
ra đường lối ngoại giao của ông Romney không khác biệt bao nhiêu chính sách của
Tổng Thống Obama đối với các nước như Si ri hay Trung Quốc và ông ta cũng tránh
luôn không đả động gì đến Li bi nữa. Thái độ ôn hòa của ông Romney trong vấn đề
ngoại giao xuất hiện từ sau đại hội đảng Cộng Hòa cho thấy ông ta xa lánh thái
độ cứng rắn của phe cực hữu.
Việc ông chọn Dân Biểu Paul Ryan - người lãnh tụ đang lên của phe thủ cựu tự do
- đứng chung liên danh Cộng Hòa cho thấy ông muốn tranh cử căn cứ trên những
mục tiêu của phe cực hữu nhắm loại bỏ chương trình Medicare, xóa bỏ phần lớn
những điều luật kiểm soát các ngành thương mại, tài chánh, kỹ nghệ, và loại bỏ
những chương trình xã hội.
Thay
vì cống hiến cho dân Mỹ những đổi thay to lớn về các chính sách mà cử tri không
ưa thích, ông Romney đặt nặng nỗ lực vào việc chỉ trích ông Obama về nền kinh
tế èo uột và hứa sẽ cải thiện tình hình kinh tế cho sáng sủa hơn nhưng ông
không tiết lộ sẽ dùng những phương cách và chính sách nào.
Hứa
suông như vậy chứng tỏ ứng viên Cộng Hòa quá thận trọng vì rút kinh nghiệm đau
thương của ứng viên Barry Goldwater trước đây đã thất bại ê chề vì chủ trương
phá tan những chính sách giúp dân nghèo và dân da đen của các tổng thống Dân
Chủ tiền nhiệm.
Nếu cứ mập mờ như vậy thì cử tri đang thắc mắc nếu thắng
cử thì ông Romney sẽ cai trị ra làm sao. Trong khi tranh cử ông càng diễn văn
diễn thuyết thì cử tri càng không hiểu ông thực sự muốn gì ngoại trừ muốn làm
tổng thống.
Tuy
nhiên cử tri thường tin tưởng quá nhiều nơi các vị đại diện dân cử mà không lo
tìm hiểu lý thuyết chính và mục tiêu thầm kín của phe đảng ứng viên. Ngày nay
phe Cộng Hòa bị ảnh hưởng quá nặng của đám đảng viên chống di dân khiến ông
Romney cũng phải tỏ ra chống di dân hăng say hơn các ứng viên khác trong kỳ
tranh cử sơ bộ. Tuy nhiên, đến nay là lúc kiếm phiếu của cử tri gốc di dân thì
ông Romney lại phải tỏ ra ôn hòa về vấn đề di dân nhưng chưa chắc ông sẽ thuyết
phục được phe Cộng Hòa đồng ý với ông.
Về
các vấn đề khác như luật bảo hiểm sức khỏe của ông Obama và bao nhiêu vấn đề
nan giải khác nữa - thụ thai, phá thai, trợ cấp xã hội, tăng thuế, giảm thuế,...
- chưa chắc phe Cộng Hòa sẽ hậu thuẫn ông.
Phe cực đoan đang
nắm quyền lực trong đảng Cộng Hòa nhưng phải ngậm miệng chấp nhận thái độ ôn
hòa đặng kiếm phiếu của ông Romney nhưng cứ nghiệm mà xem, sau khi ông ta trúng
cử vào Nhà Trắng đám này sẽ mở chiến dịch tấn công chống đối ông tổng thống tân
cử ra sao, để các sử gia sau này mặc sức viết về sự thành công ngắn hạn của ông
Romney giả đò ôn hòa để kiếm phiếu.
Trong cuộc đầu phiếu
rất quan trọng kỳ này, người Mỹ gốc Việt nên nhớ nằm lòng mấy điều sau đây:
(1) Nếu phe Cộng Hòa
thắng
thì các chương trình xã hội giúp người cao niên - SSI (tiền già), Medicare
(tiền bệnh viện, tiền bác sĩ, tiền thuốc, tiền thử mọi thứ để kiếm bệnh),
Medicaid - sẽ bị cắt tối đa khiến con cháu các cụ phải trả giúp cha mẹ ông bà
nếu có phương tiện. Tỉ dụ trường hợp của người viết bài này nhập viện hai ngày
tốn 12,000 Mỹ kim. Làm thế nào con cháu các cụ trả thứ tiền đó?
(2) Cộng Hòa hay Dân
Chủ thỉ cũng lo bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ. Tin tưởng Cộng Hòa chống cộng
sản là nhầm to. Chính Kissinger dưới trào Nixon đã nói với Chu Ân
Lai đại khái rằng quý vị làm gì ở VN chính quyền Mỹ sẽ không có phản ứng gì
đâu. Lại chính Kissinger đi đêm với CSVN rồi dọa Tổng Thống Thiệu những gì ghê
gớm lắm đến nỗi ông Thiệu đành lòng chấp nhận Hiệp Ðịnh Ba Lê đi đến nước mất
nhà tan.
Mong
quý độc giả - cả già lẫn trẻ - suy nghĩ kỹ trước khi bỏ phiếu kẻo bé cái lầm
thì tiền mất tật mang.
Mong
lắm thay!
XEM
THÊM :
Vấn Đáp Về Bầu Cử Năm 2012 Tại Mỹ (Bác
sĩ Nguyễn Văn Bảo)
No comments:
Post a Comment