Tuesday, 30 October 2012

ĐƯỜNG VÀO TÒA BẠCH ỐC MÙA BẦU CỬ (Nguyễn Thượng Chánh)




October 29, 2012 9:22 PM

Tướng mạo, bề ngoài, hình dáng và cung cách của một người rất quan trọng trong mối giao tiếp xã hội.
Trong cuộc chạy đua vào tòa Nhà trắng để làm cha thiên hạ thì vấn đề hình ảnh image của ứng viên càng quan trọng hơn biết mấy.
Trong ba buổi tranh luận (debate) bắt buộc giữa hai đối thủ Barack Obama – Mitt Romney trước ngày bầu cử, nhất cử nhứt động đều được người dân Hoa Kỳ đánh giá. Nó ảnh hưởng không ít vào sự lựa chọn lá phiếu của họ.

* * *

Ứng viên phải có tài, ăn nói lưu loát, phải thông suốt tình hình kinh tế, chính trị, quân sự Hoa Kỳ và thế giới… Ngoài ra, tất cả mọi cử chỉ dáng điệu phi ngôn từ (nonverbal behavior) của hai ứng viên chẳng hạn như nét mặt, mím môi, chớp mắt, ngó lên, ngó xuống, úp tay xuống, chồm người tới trước, bắt tay nhau, nói khôi hài joke v,v… đều được các nhà tâm lý học, các nhà báo lão thành mổ xẻ, phân tách và đoán mò thế nầy thế nọ… Chắc chắn là phải ít nhiều chủ quan và thiên vị rồi.

Cả hai đối thủ đều là những nhà chính trị chuyên nghiệp ưu hạng, kẻ tám lạng người nửa cân mà ai cũng biết, đó là đương kiêm Tổng thống Barack Obama thuộc đảng Dân chủ, và thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, Mitt Romney. Ông nầy cũng từng là cựu thống đốc tiểu bang Massachusetts (2003-2007).
Cả hai đều cố gắng hết mình, trổ hết tài nghệ, tung hết mánh… và hứa hẹn đủ điều cho người dân Mỹ nuôi hy vọng mà dồn lá phiếu cho họ.

* * *

Theo Gs Jerry Shuster (Pittsburgh Political Communication Professor), trong lúc tranh cãi, “cử chỉ dáng điệu phi ngôn từ” (nonverbal behavior), chẳng hạn như nét mặt, cung cách hành động, đi đứng (mannerisms), điệu bộ (body language) của ứng viên… chiếm 85% “ấn tượng” tốt hay xấu ở người dân Hoa Kỳ.

1) Buổi tranh luận đầu tiên (chính sách đối nội Hoa Kỳ) Oct 3/2012 Univ Denver, Colorado.
Theo kết quả thăm dò của đài Tv Aljazeera (của khối Hồi giáo), Mitt Romney thuộc đảng Cộng hòa hay hơn TT Obama.

Video: First presidential debate (domestic policy)-Oct 3/ 2012-Univ of Denver-Colorado
http://www.cnn.com/election/2012/debates/first-presidential-debate

2) Buổi tranh luận thứ nhì, Oct 16/2012 tại Hofstra Uni, Hempstead, New York
Theo kết quả thăm dò của CNN, Obama thắng (46%), Romney thua (39%)

Video: Second presidential debate Oct 16/ 2012- Hofstra Univ., Hempstead, New York
http://www.cnn.com/election/2012/debates/second-presidential-debate

3) Buổi tranh luận thứ ba (chính sách đối ngoại)- Oct 22/2012 tại Lynn Univ, Boca Raton, Florida
Theo New York Times, Obama thắng rõ ràng. Họ chê Romney yếu quá, không nắm vững tình hình thế giới, kể cả tình hình Syria, Iran, và Afghanistan.

Video:Third presidential debate(Foreign policy) Oct 22/2012 Lynn Univ, Boca Raton, Florida
http://www.cnn.com/election/2012/debates/third-presidential-debate


Phân tách cử chỉ dáng điệu phi ngôn từ (Nonverbal behaviors) trong cuộc tranh luận giữa hai ứng viên B. Obama và M. Roomney (NonVerbal Behavior in the Presidential Debates)
BY VANESSA VAN PETTEN
http://www.radicalparenting.com/2012/10/19/nonverbal-behavior-in-the-presidential-debates/

1- Bắt tay (Handshakes)
Người ta thường nhìn xem ai là bắt tay trước ở thế thượng phong (upper hands). Người ở thế trên cơ (dominant person), lúc bắt tay, lưng bàn tay của mình phải nằm về phía cử tọa (audience). Như vậy, trong buổi đọ sức đầu tiên Romney là người thắng thế vì lòng bàn tay của TT Obama quay về phía cử tọa. Các nhà tâm lý học cho rằng đây là nét yếu của Obama. Tuy vậy, TT Obama cũng gỡ gạc được điểm yếu của mình bằng cách vỗ nhè nhẹ ba bốn cái vào cánh tay của Romney. Qua cử chỉ có vẻ thân thiện nầy, Obama muốn chứng tỏ rằng mình là bậc đàn anh, người lớn hơn (bigger man).

2- Số lần chớp mắt (Blink rate)
Chớp mắt ảnh hưởng vào cách đánh giá của cử tọa. Chớp mắt mau lẹ có nghĩa là mình lo sợ, căn thẳng tinh thần, muốn che đậy hay đánh lấp chuyện bối rối đang xảy ra. Gs Joseph Tecce (Boston College Psycho- Physiologist) nhận xét rằng trong quá khứ từ 1980, ứng cử viên nào có tỷ lệ chớp mắt cao đều bị lọt đài ráo. Ngoại trừ George Bush, năm 2000 đã thắng cử nhờ vào lá phiếu cử tri phổ thông (?) (popular vote)…
Theo Gs Tecce, Romney chớp mắt lối 1300 lần ít hơn TT Obama. Nhờ vậy, dân chúng có thể nghĩ rằng Romney ở thế mạnh hơn Obama.

3- Cười (Laughs)
Ứng viên Romney mở màn cười đến hai lần; lần đầu nói giỡn (joke) về tổ chức lễ sinh nhật TT Obama cùng với ông ta. Trận cười kế tiếp, Romney nói giỡn chơi về năm đứa con trai của mình. Đây thật sự là một chiêu ăn tiền giúp ông Romney thêm vẻ bảnh bao và có tính lôi cuốn (charismatic) mọi người. Mà điều quan trọng hơn hết, hình như việc nói giởn cho vui nầy không có dự trù trước.

4- Nhìn thẳng vào mắt (eye contacts)
Khi vừa bắt đầu, sơ hở của ứng viên Obama là ngó xuống cử tọa và nhìn người điều khiển chương trình hơn là ngó thẳng vào máy thu hình để cho toàn dân Hoa Kỳ thấy. Ngược lại Romney thì ngó ngay vào máy nên tạo được cảm tưởng như ông đang nói chuyện thẳng với toàn dân… Khi ứng viên nhìn thẳng vào mắt khán giả lúc nói thì họ tạo được mối tương quan tín nhiệm đối với người đang xem tv.

5- Nét mặt (Facial expressions)
Cả hai đều giữ được nét tự nhỉên (neutral facial expressions). Tuy vậy, nếu nhìn kỹ mặt Obama, miệng ông ta thường tạo nên một đường thẳng ngang và khóe miệng thường trệ xuống. Đây là nét xấu mang tính tiêu cực. Miệng Romney thì vừa có đường thẳng, vừa trệ xuống và vừa kéo lên… nên tạo được vẻ tích cực hơn Obama. Ở một đất nước trên bờ suy thoái kinh tế, một bề ngoài tích cực vẫn là điểm khích lệ cho mọi người.

6- Sự khuất phục (Submission)
Obama thường ngó xuống để ghi và để xem lại tài liệu đã được ghi sẵn hay để lắng tai nghe. Romney ngó lên, Obama ngó xuống, rút đầu và hơi chồm tới trước. Đây là dấu hiệu của sự khuất phục – cuối đầu chào người khác. Romney có vẻ trên cơ.
(Nhà tâm lý học đánh giá các nonverbal behavior của buổi tranh luận đầu tiên)

Kết luận

Dân Mỹ thích xem chuyện ứng viên Tổng thống và Phó Tổng thống của hai đảng đối lập Cộng hòa và Dân chủ phải ra tranh luận cao thấp… Đây chẳng qua là một cuộc đấu võ mồm, đánh nhau bằng miệng không hơn không kém.

Nhưng người nói giỏi, có tài hùng biện cao, hứa hẹn nhiều, có bảo đảm là họ sẽ trở thành một Tổng thống tài ba không? Chưa chắc.

Nếu tin theo các ông các bà thầy bói chiêm tinh gia Mỹ thì thế nào TT Obama cũng sẽ được bầu lại thêm một nhiệm kỳ nữa.

Five astrologers choose Obama over Romney for US President
http://www.psychicreviewonline.com/psychic-articles/in-the-news/five-astrologers-choose-obama-over-romney-for-next-u-s-president/

Thôi thì chúng ta hãy ráng chờ thêm vài ngày nữa, đến 6 Nov 2012, thì sẽ biết rõ ai sẽ là người may mắn làm chủ tòa Nhà trắng./.

Good luck Mister President!

Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Đọc thêm:
- Ng.Tiên Tri – Bầu cử 2012: debates – Đấu võ mồm
http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuN/NgTienTri03.php

Montreal, Oct 29 ,2012

No comments:

Post a Comment

View My Stats