Thanh
Trúc, phóng viên RFA
2012-10-29
Sắp
có thêm tám người thuộc nhóm giáo dân Cồn Dầu chạy qua Thái Lan hồi giữa năm
2010 lên đường sang Hoa Kỳ ngày 5/11 tới đây.
Gia đình Anh Trần
Thanh Tiến, một trong những giáo dân Cồn Dầu trước khi đi Mỹ ngày 4/9/2012. RFA
Trốn chạy công an
Trong số này, ông
Trần Bình là người lớn tuổi nhất, kể rằng cả nhà ông cùng nhiều giáo dân khác
phải đào thoát sang Thái Lan bắt nguồn từ việc quan tài bà cụ Tân bị công an
cướp đi vì không cho phép chôn cất tại nghĩa trang Công giáo Cồn Dầu là đất nằm
trong diện trưng thu:
“Ngày
4 tháng 5 năm 2010 khi mà đám tang của bà cụ Tân, chết ngày Một tháng Năm và dự
trù ngày 4 tháng 5 là chôn, mà theo lời bà cụ Tân trước khi chết trối lại là
làm sao chôn bà tại nghĩa trang Cồn Dầu bên cạnh mồ mả của chồng con bà.
Giáo
dân Cồn Dầu cũng thống nhất lời trối của bà, nhưng mà chính quyền bảo rằng phải
đi chôn chỗ khác chứ không được chôn ở đó. Vì thế đúng 7 giờ sáng ngày mùng 4
tháng Năm là ngày đám tang thì 7 giờ đáng khoảng ba trăm công an chắn ngang
ngay trước cổng nghĩa địa cho nên không thể đưa bà cụ vào được.
Nhà
tôi ở cách nghĩa địa khoảng một trăm mét, đám tang bà cụ khi tới ngay trước ngã
nhà tôi thì bị công an dừng ngay chỗ đó. Tất cả mọi giao dân đều vào trong sân
nhà tôi, tập trung đó để tìm mọi cách để đưa xác bà cụ đi. Từ 7 giờ sáng tới 1
giờ chiều là công an tấn công qui mô, bắt, dí, bắn súng chỉ thiên. Từ ông già
bà trẻ nó đánh có thể nói là không thể nào chịu nỗi và họ đã cướp được quan tài
của bà cụ Tân họ mang đi. Giáo dân bỏ chạy tán loạn, tôi cũng bỏ chạy luôn. Họ
vô họ bắt tại nhà tôi khoảng sáu chục người, bắt lên xe đưa về huyện nhốt và
đánh đập một cách tàn nhẫn. Họ còn bắt lai rai ở những chỗ khác nữa, riêng tôi
với các con tôi cũng bỏ chạy chứ không cũng bị bắt rồi. Nhưng mà tôi có một đứa
con là Trần Thanh Việt chạy không kịp nên bị bắt và bị đánh đập một cách tàn
nhẫn. Tới bây giờ mà con tôi coi như bị thần kinh bị khủng hoảng tinh thần.
Việt bị nhốt gần năm tháng, ra tòa về nhà họ vẫn khủng bố, bây giờ trốn chạy
qua đây luôn.
Công
an lùng bắt nhất là gia đình tôi, gia đình tôi bị kết tội chứa chấp, cho nên
chiều ngày 6 tôi phải bỏ chạy qua Thái Lan. Tới hôm nay là đúng hai năm rưỡi.”
Thanh
Trúc: Thưa
ông Trần Bình, ông được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cấp qui chế vào lúc nào?
Trần
Bình: “Khi
qua Thái Lan năm đầu 2010, ngày 6 tháng 10 tôi qua phỏng vấn lần thứ ba tại Cao
Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Ngày 25 tháng 03 năm 2011 tôi được thông báo chấp
nhận qui chế tị nạn.
Tôi
là người cao tuổi nhất, nhưng ông trưởng nhóm của tôi thì nhỏ hơn là ông Nguyễn
Văn Liêu đã đi qua Mỹ cách đây một tháng rồi.”
Thanh
Trúc: Sắp
tới đây ông sẽ đi vào ngày nào và sẽ đến tiểu bang nào của Hoa Kỳ?
Trần
Bình: “Theo
giấy máy bay mà tôi nhận tại UN là tôi sẽ lên đường rời khỏi Thái Lan ngày 5
tháng 11, qua Mỹ là tới tiểu bang Washington State.
Gia
đình tôi qua bên Thái này hiện tại con, dâu, cháu nội cháu ngoại tất cả mười
sáu người, tới giờ phút này gia đình tôi đi được tám người, nghĩa là tới phiên
tôi đây thì gia đình tôi đi được tám người và còn lại tám người.”
Vui mừng
Thanh
Trúc: Cảm
tưởng của ông thế nào khi được sang Hoa Kỳ trong đợt này?
Trần
Bình: “Tôi
rất vui mừng bởi vì gia đình tôi sang Hoa Kỳ được tám người là một sự may mắn.
Dù
cho thời gian hai năm rưỡi ở Thái này chúng tôi rất lo sợ rất khổ sở rất khó
khăn. Hiện tại bây giờ cả đoàn người tị nạn Cồn Dầu sang bên Thái này là tám
chục người nhưng giờ phút này tới phiên tôi nữa là tôi tính đã có hai mươi tám
người rời khỏi Thái Lan rồi.
Theo
tôi biết số Cồn Dầu qua đây hai đợt. Đợt đầu năm mươi lăm người thì đã có bốn
mươi chín người có qui chế rồi. Còn số mới qua, những gia đình ở tù mới qua đó,
UN giải quyết sớm muộn gì đó thì tôi cũng không biết được, nhưng số đã được cấp
qui chế thì tôi hy vọng hết năm này được đến định cư tại Mỹ.
Tôi
cũng có lời cuối cùng là dù sao tôi cũng là người lớn tuổi nhất trong đoàn
người Cồn Dầu này, trước hết tôi chân thành cám ơn tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
giám đốc BPSOS, các đài RFA hay đài Saigon Houston đã giúp đỡ phương tiện
truyền thông cho chúng tôi. Và thứ ba nữa tôi chân thành cảm ơn quí ân nhân ở
hải ngoại, các đoàn thể, các linh mục, các nhà sư... đã tận tình giúp đỡ đoàn
người Cồn Dầu này trong hai năm rưỡi nay trong vấn đề đời sống hàng ngày, cho
nên chúng tôi mới có ngày hôm nay. Cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ chúng tôi
trong thời gian qua.”
Thanh
Trúc: Thưa
ông Trần Bình, xin cảm ơn và chúc ông cùng bảy người đi trong nhóm thượng lộ
bình an.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment