Friday 5 October 2012

TRUNG QUỐC CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG : KHỞI HÀNH VÀO MỘT KỶ NGUYÊN MỚI 1940-1954 / CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Gesa Gottschalk)





Tiến sỹ Ralf Berhorst
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản

Trang này hiện đang bao gồm các chương sau đây:
Tên cướp đỏ: 1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
Con người chuyên quyền kia: Tưởng Giới Thạch
Cuộc chạy trốn qua núi: 1934 – 1935: “Vạn lý Trường chinh”
Địa ngục Nam Kinh: Cuộc thảm sát tại Nam Kinh
Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc: 1946 – 1949: nội chiến
Khởi hành vào một kỷ nguyên mới: 1940 – 1954: cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
Cuộc chiến chống Mỹ: 1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên



Khởi hành vào một kỷ nguyên mới
1940 – 1954: cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
Gesa Gottschalk
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản


Vào lúc ban đầu, ĐCS cầm quyền đã mở ra cho hàng triệu người Trung Quốc một tương lai đầy hy vọng: để tranh thủ người dân cho Chủ nghĩa Cộng sản, các cán bộ đã phân phát phúc lợi, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập công đoàn, trao cho người phụ nữ những quyền chưa từng được biết đến. Thiên Tân trở thành nơi lớn nhất để thí nghiệm đường lối mới – thành phố triệu dân đầu tiên mà các chiến binh nhà nông của Mao đã chiếm được năm 1949.

Ở nông thôn, các cán bộ đã nhanh chóng thực hiện cuộc cải tạo Xã hội Chủ nghĩa: để đập tan “giai cấp địa chủ phong kiến”, ĐCD tịch thu sở hữu của địa chủ và để cho các tòa án nhân dân phán xử về con người đã bị tước quyền lực, như ở đây trong tỉnh Quảng Đông. Ảnh: GEO EPOCHE

Những người phu còng lưng xuống sâu tới mức đầu của họ gần chạm chân. Họ cẩn thận giữ thăng bằng từ những chiếc thuyền đang chòng chành qua những tấm ván hẹp lên trên bờ. Thuyền nhỏ chậm chạp len vào giữa những chiếc tàu chở hàng trên con sông Hải Hà. Đang là tháng 6, mùa mưa đã bắt đầu.

Dọc theo bờ sông, dài hàng kilômét, hàng ngàn người đàn ông đang còng lưng tải nặng, dưới những bó gỗ, những bao gạo, thùng. Vác chúng từ những chiếc tàu chạy bằng hơi nước trong cảng của thành phố Thiên Tân lên bến tàu, rồi vào trong các nhà kho, cuối cùng là vào các nhà máy và cửa hàng. Không có những người phu thì Thiên Tân – thành phố lớn thứ nhì của Trung Quốc, 120 kilômét về phía Đông Nam của Bắc Kinh – sẽ tê liệt.

Thương mại đã khiến thành phố 1,7 triệu dân này phình to ra trong các thập niên vừa qua. Thành phố nằm trong một vùng đồng bằng, cách bờ biển 50 kilômét về phía Tây, năm con sông đổ vào Hải Hà ở đó, là con sông mang tàu chở hàng từ Hoàng Hải vào tới đây qua thủy triều.

Thiên Tân tăng trưởng thành từng đợt, và người ta nhận ra điều đấy ở các khu phố: trải dài về phía Đông Nam của khu phố cổ Trung Quốc chật hẹp là các khu phố được kiến tạo rộng rãi hơn của người Âu, những người đã để lại dấu vết kiến trúc của họ ở đấy sau khi Thiên Tân mở cửa trong thế kỷ 19. Rồi nằm trong những vùng ngoại thành là các căn nhà bằng đất sét và hộ ở của công nhân; sống ở đây là những người từ làng mạc đi vào thành phố, trong hy vọng tìm được việc làm.

Những người muốn làm phu đều phải gia nhập Thanh Bang, băng đảng Xanh: vì hơn 60.000 công nhân vận tải của Thiên Tân được tổ chức theo phường hội do các gangster của hội bí mật này kiểm soát.

Những người bây giờ – trong tháng 6 năm 1949 – bốc hàng từ tàu thuyền trong cảng, không biết đến luật lệ nào khác ngoài luật lệ của người chủ họ. Từ hàng trăm năm nay, hệ thống cấp bậc nghiêm ngặt của các phường hội vận tải đã quyết định cuộc sống của các người phu – và thường là cả cái chết của họ nữa. Các ông chủ gửi công nhân của mình vào trong cuộc chiến chống lại những người cạnh tranh, có những người nào đấy đã chết với một con dao trong thân thể. Hàng ngày, một người phu có thể chảy máu mà chết vì một tai nạn hay bị hàng hóa chất cẩu thả đè bẹp.

Cả thợ thủ công, công nhân nhà máy và tài xế xích lô cũng nằm dưới quyền của Thanh Bang, nên tổ chức này có đến hơn 250.000 công nhân chỉ riêng trong Thiên Tân.

Ngay các nhân viên của hoàng đế, những người đã bảo đảm các đặc quyền cho giới chủ phường hội cả một thời gian dài, cũng đã hoài công cố gắng giới hạn quyền lực của những người đó vào thời gian sau này. Các trùm băng đảng này đã liên kết chặt chẽ với các cán bộ của Quốc Dân Đảng cho tới mức họ không cần phải e sợ một sự giới hạn nào cả. Cả dưới thời người Nhật chiếm đóng, các ông chủ vẫn có thể ngăn chận được mọi cố gắng làm giảm ảnh hưởng của họ.

Thế nhưng bây giờ, trong mùa hè mưa nặng hạt của năm 1949 này, Thanh Bang có một đối thủ mới: những người lính nông dân và cán bộ làng mà trong số đó có nhiều người chưa từng bao giờ đặt chân vào một thành phố lớn trước đó. Những người Cộng sản của Mao đã chiếm được Thiên Tân sáu tháng trước đó, thành phố đầu tiên trong số những thành phố triệu dân của Trung Quốc, và bây giờ sắp sửa bắt đầu thực hiện những ý tưởng của họ.
Lần đầu tiên, các cán bộ không làm cho nông dân của những ngôi làng xa xôi hẻo lánh trở thành một phần của xã hội mới do Mao Trạch Đông mơ tưởng, mà là hàng trăm ngàn công nhân nhà máy, tiểu thương, doanh nhân, phụ nữ nội trợ, thợ công nhật – và những người phu ở cảng của thành phố.

VẪN CÒN TRONG NGÀY tiến vào, vào ngày 15 tháng 1 năm 1949, người Cộng sản tuyên bố rằng từ giờ trở đi Thiên Tân sẽ được quản lý bởi một “chính phủ nhân dân thành thị”. Vì nền kinh tế – tê liệt hoàn toàn từ nhiều tháng nay – cần phải được tái khởi động ngay lập tức nên các cán bộ đã thành lập một “phòng tiếp quản”, cái quốc hữu hóa tất cả các thể chế công cộng của thành phố cũng như các doanh nghiệp của giới tinh hoa Quốc Dân Đảng và lãnh đạo chúng từ lúc đó.

Chế độ lợi dụng lòng nhiệt tình của giới trẻ: như vào ngày 1 tháng 19 năm 1950, kỷ niệm ngày lập nước, sinh viên đã diễu hành trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh: GEO EPOCHE

Nhiều nhóm bao gồm người từ quân đội và dân sự tỏa ra và xem xét 663 cơ sở: trường học, bệnh viện, doanh nghiệp. Họ ghi chép những gì còn lại và phát triển một kế hoạch cho tương lai sắp tới đây. Hầu như tất cả các giám đốc, đốc công và nhân viên nhà nước đều tạm thời được phép giữ chức vụ của họ, vì người Cộng sản hoàn toàn không có kinh nghiệm lãnh đạo một công ty hay cầm quyền một thành phố lớn.

Thế nhưng từ những vùng nông thôn mà họ đã chiếm được, các cán bộ của Mao đã mang theo một hệ thống quản lý ba cấp, cái mà bây giờ họ mang sang áp dụng cho thành phố lớn: trên bình diện cao nhất, “chính phủ nhân dân thành thị” ban hành các chỉ thị chung, thâu thuế và quản lý các nhà máy đã quốc hữu hóa.

Các cơ quan hành chính của mười một quận điều khiển những việc tại địa phương, ví dụ như hòa giải các cuộc đình công.

Từng nhóm đảng viên năm người chịu trách nhiệm về trật tự trên đường phố, tổ chức các cuộc họp phố, xây dựng công đoàn, giải thích chính sách của nhà nước cho người dân.

Bây giờ thì người Cộng sản phải chứng tỏ rằng không xảy ra hỗn loạn khi họ tiếp nhận một thành phố lớn. Thiên Tân cần phải là một ví dụ sáng chói cho một sự quản lý đô thị và tái kích động kinh tế thành công – để các thành phố vẫn còn chưa chiếm được ở miền Trung và miền Nam Trung Quốc bớt chống cự lại quân đội của Mao.

Nhưng vào lúc ban đầu tình hình kinh tế của Thiên Tân lại càng xấu hơn, mâu thuẫn giữa nghèo và giàu tăng thêm. Vì giống như các các bộ đã tước quyền sở hữu của địa chủ và chia lại ruộng đất cho nông dân trong các làng do ĐCS chiếm đóng, các thành viên của các ủy ban đường phố trong sự nhiệt tình cách mạng đã xúi giục công nhân chống lại chủ, sinh viên chống giáo sư, nghèo chống giàu.

Tóm lại: họ xúi giục cuộc đấu tranh giai cấp. Sự hồi sinh thương mại và sản xuất đang hết sức cần thiết đã không diễn ra.

Giữa tháng 4 Trung ương Đảng vì thế đã gửi người bạn chiến đấu cũ của Mao, Lưu Thiếu Kỳ, đến Thiên Tân, Lưu, cao lớn và tương đối ít nói, trước hết là cần phải trấn an giới doanh nhân.

Thái độ cho tới lúc đấy của một vài cán bộ là “tả khuynh”, ông ấy giải thích cho họ. Tất nhiên, ông ấy khẳng định, là chủ hãng vẫn có quyền sa thải công nhân, một ngày làm việc có thể kéo dài nhiều hơn tám giờ. Thêm vào đó, ông quyết định rằng tiền lương thực được giữ ở mức của cuối năm 1948. Trong tương lai, các liên hiệp và công đoàn sẽ được thành lập và thương lượng với nhau về tiền lương và điều kiện làm việc.

Nhưng có lẽ lời nói của ông ấy trấn an các doanh nghiệp ít hơn là các quan hệ họ hàng của ông ấy: vợ của Lưu xuất thân từ một gia đình trong Thiên Tân với nhiều quan hệ kinh doanh rộng khắp trong thành phố này.

Vì thế mà lời nói của ông ấy được xem là đáng tin cậy. Thêm vào đó, các cam đoan của ông ấy được ghi vào trong các quy tắc hướng dẫn cho chính quyền thành phố.

Năm triệu địa chủ bị tước sở hữu đã chết bởi cuộc cải cách ruộng đất. Bức ảnh này chụp nông dân trong tỉnh Hà Nam trong lúc đang đốt các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cũ. Ảnh: GEO EPOCHE

Đổi lại, các doanh nhân chỉ cần tái đầu tư lợi nhuận “cao quá mức” vào kinh tế của thành phố.

Ở mặt kia, Lưu kêu gọi công nhân và đảng viên bây giờ hãy giúp cho nền kinh tế tăng tốc và đừng vì cuộc đấu tranh giai cấp mà làm nguy hại đến thành công; vấn đề bây giờ là tương lai của Trung Quốc, điều đấy quan trọng hơn là lợi ích của cá nhân.

Với các biện pháp của mình, Lưu theo một phương án mà ông ấy đã đề nghị một năm trước đó trong một bản thảo nội bộ: vào lúc ban đầu, Trung Quốc cần phải sử dụng nền kinh tế tư nhân qua một “Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước”, đẩy mạnh phát triển nhờ sự giúp đỡ của nó – và chỉ ngăn chận một Chủ nghĩa Tư bản không giới hạn qua kiểm soát.

Trong vòng ba tuần của lần đến làm việc, Lưu bãi bỏ các nhóm đảng viên năm người trên đường phố và tập trung tất cả quyền lực vào trong tay của chính quyền thành phố. Ông cũng tăng cường cho “Cơ quan An ninh”, tên gọi cho cảnh sát của những người Cộng sản. Cơ quan này cần tiếp nhận các nhiệm vụ hành chính của những nhóm năm người và thay họ giữ an ninh và trật tự trên đường phố.

Tuy vậy, những người cảnh sát thi hành nhiệm vụ không lý tưởng hóa như các cán bộ Đảng từ nông thôn. Ví dụ như mãi đến tháng 1 năm 1950 họ mới đóng cửa các nhà chứa – mặc dù ĐCS đã lên án sự mãi dâm như là một hệ thống bóc lột và chủ nhà chứa được xem như là kẻ thù giai cấp.

Cuối cùng, Lưu Thiếu Kỳ còn đề nghị Đảng bộ Thiên Tân hãy tập họp các nhóm quần chúng quan trọng nhất – thầy giáo, nhân viên nhà nước, sinh viên, nhân viên, doanh nhân – vào trong các tổ chức. Tiếp theo sau đó cần phải thu phục những người lãnh đạo của các tổ chức này cho các mục đích của Chủ nghĩa Cộng sản và sau đó là tất cả các thành viên của chúng.

Vì tầm quan trọng về kinh tế của chúng mà đầu tiên lá các nhà máy đã quốc hữu hóa cần phải được liên kết chặt chẽ với Đảng, rồi tiếp theo sau đó là các doanh nghiệp tư nhân lớn, cuối cùng là những xưởng truyền thống, thường là nhỏ tí. Thay vì xúi giục các tầng lớp của xã hội chống lại nhau, người ta cần nên tranh thủ tất cả các nhóm quan trọng nhất bằng cách này cho lần khởi đầu.

Cho tới đầu những năm 1950, đường lối của Lưu sẽ là gương mẫu trong tất cả các thành phố lớn của Trung Quốc: nó là một sự khước từ một cách thực dụng giấc mơ xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản ngay lập tức.

Nhờ chiến lược này mà giới tân lãnh đạo đã có thể tái khởi động nền kinh tế. Trên toàn Trung Quốc, cho tới năm 1951 giá trị của sản xuất công nghiệp từ các nhà máy tư nhân đã tăng lên 48%, trong một vài ngành còn tăng hơn gấp đôi. Thuế thu được từ khu vực kinh tế tư nhân tăng hơn 80% trong nửa sau của năm 1950.

Tuy vậy, ở Thiên Tân có một nhóm đứng chắn trên con đường đấu tranh từng bước giành quyền lực này: Thanh Bang.

LỄ NGHI ĐƠN GIẢN: nến, vài nén hương, một lời thề trung thành, một ít tiền – thế rồi người đàn ông đấy trở thành thành viên của Thanh Bang. Từ nhiều thế kỷ nay, người ta chỉ cần gia nhập một phường hội vận tải là đủ để tìm việc làm như phu khuân vác trên các bến tàu. Thế nhưng kể từ khi các chủ xe tải gia nhập Thanh Bang vào khoảng năm 1900, những người phu cũng phải thề nguyền trung thành với dân gangster: trong một nghi lễ được gọi là “Mở cửa núi”.

Các phường hội lớn có một sếp, zongtou, và nhiều chỉ huy cấp dưới, lo thuê công nhân, giám sát tình trạng xe và ghi chép sổ sách. Bậc dưới họ trong hệ thống cấp bậc là những “người đứng đường”. Họ đi tuần tra trong khu vực của phường hội, giám sát những người phu và kiểm soát để không cho bất kỳ một thương gia nào có thể bí mật giao hàng của họ.

Khi một chiếc tàu cập bến hay một con tàu hỏa đi vào, những người công nhân đi tới chỗ chủ của họ. Chỉ khi tất cả các người phu của mình đã có việc làm, người chủ mới thuê thêm thợ công nhật không thuộc phường hội của mình.
Tức là công nhân vận tải của phường hội có thể cảm thấy an toàn hơn những người nghèo còn lại một chút.

Nhưng họ trả một giá đắt cho việc đó: người chủ giữ lại cho tới 80% tiền công. Hoặc là ông ấy lấy trực tiếp phần của mình, hay là ông ấy thu tiền thuê các xe đẩy và nhiều loại phí khác, ví dụ như “tiền bôi trơn” – cho công việc bôi mỡ lên các trục xe. Và thêm vào đó, cảnh sát cũng đòi tiền cho việc sử dụng xe.

Cuối cùng, có đôi lúc người phu chỉ còn lại một phần mười tiền công của mình.

Nhưng những người sếp của 227 phường hội không chỉ kiểm soát chặt chẽ công nhân của họ. Họ cũng chia nhau thành phố: một vài nhóm kiểm soát 84 bến tàu của thành phố, họ chỉ chịu trách nhiệm cho việc bốc dỡ hàng. Họ giao hàng hóa lại cho các phường hội khác để chuyên chở đi trong thành phố.

Ai nhận hàng, điều đấy phụ thuộc vào ranh giới lãnh địa, nhưng cũng phụ thuộc vào loại hàng hóa. Thương gia và doanh nhân chỉ được phép giao hàng của họ cho phường hội chịu trách nhiệm chuyên chở cho họ. Và khi sếp một doanh nghiệp muốn tự chở hàng lấy, ông ấy vẫn phải trả tiền cho phường hội, “phí qua đường”.

Để hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, Liên bang Xô viết đã gửi chuyên gia đến. Bức ảnh này chụp một nữ chuyên gia Xô viết với các nữ nhân công của một nhà máy dệt. Ảnh: GEO EPOCHE

Qua sự độc quyền này, các phường hội có thể đòi hỏi những giá rất cao từ các thương gia và chủ hàng. Ai chống lại việc đấy sẽ bị khủng bố – nhà máy của người đấy sẽ bị đập tan tành, nhân viên và công nhân sẽ bị đánh đập, chính ông ấy sẽ bị đe dọa. Những người phu cũng vậy, họ sẽ bị đánh đập nếu như đứng lên chống lại.

Không một bộ máy hành chính nào của thành phố Thiên Tân đã từng có thể kiểm soát thành công cartel đấy của giới phường hội hay giới hạn được quyền lực của nó, nó có ảnh hưởng quá lớn đến giới chính trị cao nhất. Cả cảnh sát cũng có tên trong danh sách trả lương của những người chủ này.

Và vì thế mà bây giờ, sau khi người Cộng sản tiến vào, các công nhân vận tải hầu như không quan tâm đến những người chủ mới.

Những người phu biết gì về những người quản lý Thiên Tân chứ? Chỉ một ít người biết đọc thật sự. Họ không chia Thiên Tân ra thành mười một quận, mà chia thành những lãnh địa của các phường hội.

Họ hầu như không biết gì về thành phố quê hương của họ nhiều hơn là khu vực làm việc và khu phố mà họ thường hay sống trong các ngôi nhà một tầng quanh một cái sân trong nhỏ, cái mà có cho tới mười gia đình chia nhau. Bây giờ, trong mùa mưa, mái nhà dột, đất sét rơi ra, gỗ có thể sụp xuống bất cứ khi nào. Lúc nóng nực, các ngôi nhà này hôi thối, trong mùa đông thì chúng lại lạnh như băng.

Không có nước máy lẫn hệ thống thoát nước. Một nhà vệ sinh công cộng là đủ cho 500 người đàn ông, không có một nhà vệ sinh nào cho giới nữ của thành phố. Phần lớn các gia đình đều dùng xô, những cái rồi họ lại đổ đi trên đường phố.

Trong cuộc sống đầy dơ bẩn và bạo lực này, các phường hội là là một nơi để trú ẩn. Chúng bảo vệ họ trước sự độc đoán của nhân viên nhà nước, trước những cuộc tấn công của các phường hội cạnh tranh, trong lúc tranh cãi với ai đó, người không phải là thành viên của phường hội. Phường hội quyên góp một ít tiền cho các thành viên ốm đau, và ai chết trong những cuộc chiến tranh băng đảng thì đầu biết rằng ít nhất là gia đình của họ sẽ được cấp dưỡng.
Thanh Bang mang lại cho một người đi theo họ nhiều hơn là bất cứ một chính phủ nào của thành phố này đã từng có thể.

Lưu Thiếu Kỳ đã đặt sự tăng trưởng kinh tế làm mục tiêu tối thượng. Vì thế mà những người Cộng sản bây giờ không thể đơn giản là cứ bắt giam các gangster và chủ cu li nổi tiếng trong thành phố. Để loại trừ các phường hội mà không làm suy yếu toàn bộ công nghiệp vận tải, họ phải thay thế các liên hiệp đó bằng cách nào đấy. Cuối cùng thì cho tới nay những người chủ cu li đã lo chuyên chở trôi chảy tất cả các hàng hóa đến, rời hay xuyên qua Thiên Tân.

Vì thế những ông chủ mới của thành phố quyết định thành lập một công ty vận tải nhà nước, tiếp nhận công việc của các phường hội. Trong tháng 3 năm 1949, Đảng khai trương văn phòng đầu tiên của công ty mới, trong tháng 6 năm 1949 đã có 18 chi nhánh. Họ bây giờ được những người Cộng sản trao cho độc quyền vận chuyển toàn bộ lương thực thực phẩm.

Rồi vài tuần sau đó, những người cán bộ đã dám tấn công trực tiếp phường hội: từ giờ trở đi, công ty vận tải này sẽ chuyên chở toàn bộ hàng hóa trong thành phố.

Thêm vào đó, Đảng muốn tổ chức cho tất cả các người phu vào trong một công đoàn. Các cán bộ đặt loa phóng thanh trên đường phố và hướng đến những người phu khuân vác thường mù chữ qua những chương trình đặc biệt. Họ phát hành một tờ báo được thực hiện một cách đơn giản có tên là “Công nhân vận tải”, được đọc trong từng nhóm một, giảng dạy ở trên đường phố, trên tàu thủy, trong nhà kho, trên sân ga tàu hỏa. Trong những cuộc họp, các tuyên truyền viên ca ngợi những ưu điểm của công đoàn và rồi ghi tên thành viên mới – trước khi đám đông có thể giải tán.

Nhưng cuối cùng chắc hẳn vì tuyên truyền và ý thức hệ thì ít, mà nhiều hơi là những cải thiện thực tế đã khiến cho ngày càng nhiều công nhân tin vào “ưu thế của Chủ nghĩa Xã hội”: thành viên công đoàn được bảo hiểm ốm đau và bảo hiểm nhân thọ, chẳng bao lâu sau đó còn được phép vào trong những quán ăn có thức ăn nóng, mua lương thực thực phẩm có giá rẻ trên những chợ đặc biệt và gửi con họ đi học ở những trường của công đoàn. Thêm vào đó, họ được giảm giá khi vào nhà tắm, rạp chiếu phim hay ở những buổi trình diễn trong nhà hát.

TRONG TOÀN TRUNG QUỐC, trong vòng ba năm sau khi chiến thắng cuộc nội chiến, chế độ mới đã cung cấp cho 1,2 triệu người dân qua giúp đỡ từ thiện, tạo khoảng 680.000 việc làm mới cho những người thất nghiệp, ăn xin, cựu mãi dâm và tội phạm, chu cấp cho 110.000 người khuyết tật, người nghèo và trẻ mồ côi: toàn những người mà hầu như không một chính phủ nào trước đây đã quan tâm đến.

Năm 1950, công nhân hứa với Mao trong một bức thư rằng họ sẵn sàng sản xuất nhiều hàng hóa hơn nữa trong nhà máy của họ. Ảnh: GEO EPOCHE

Ngoài ra, Đảng còn kêu gọi một nhóm dân cư to lớn mà cho tới nay lúc nào cũng bị phớt lờ đi trong lịch sử của Trung Quốc: những người phụ nữ. Ngay sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân, họ đã nhận được những quyền chưa từng bao giờ biết đến trước đây. Bây giờ, họ bình quyền với những người đàn ông, họ được phép ly dị, hôn nhân cưỡng ép bị cấm. Từ bây giờ trở đi, phụ nữ không những được phép làm việc – họ còn được kêu gọi một cách rõ ràng nữa.

Nhưng muốn mang những người phụ nữ nội trợ đi vào nhà máy thì phải lấy bớt những gánh nặng truyền thống của họ. Và vì vậy mà đã thành hình, được nhà nước chi tiền, nhà trẻ và căng tin. Cho tới năm 1952, tỷ lệ phụ nữ trong số công nhân viên của các nhà máy quốc doanh tăng lên đến khoảng 12%, thêm 41% phụ nữ nữa đã đăng ký tìm việc làm.

Dần dần, chính phủ thành lập một bảo hiểm sức khỏe và hưu trí rộng khắp, cái lần đầu tiên mang lại một sự bảo vệ về vật chất cho hàng triệu người công nhân trong các doanh nghiệp của nhà nước.

Nhưng ở Thiên Tân, sếp của các phường hội – bây giờ thường bị cảnh sát phê bình, giảng dạy và cảnh cáo, nhưng vẫn chưa bị bắt – không dễ dàng chịu mất quyền lực của họ. Họ cho người đánh đập những người phu dám gia nhập công đoàn, cố làm cho các cán bộ sợ hãi bằng cách đe dọa dùng bạo lực và còn cho người quẳng lựu đạn vào một gian sảnh của những người thuộc công đoàn nữa.

Đồng thời họ tiến hành một cuộc chiến tranh giá cả chống công ty vận tải và sử dụng những quan hệ cũ với các nhân viên nhà nước để phá rối các kế hoạch của chính phủ bằng thông tin sai lầm. Nhưng công ty này có ưu thế hơn: công ty có thể chào mời giá thấp hơn là giá của phường hội và tuy vậy vẫn trả tiền nhiều hơn cho những người làm phu.

Cuối cùng, nhiều sếp phường hội quyết định thâm nhập vào trong công đoàn mới. Họ mặc quần áo cũ, ngụy trang như công nhân bình thường, rồi xin được phép gian nhập.

Và quả thật: sau một vài tháng, họ đã giành lại được quyền lực cũ và lại moi tiền chủ nhà máy và thương gia. Nhóm gangster này chiếm giữ các vị trí có trách nhiệm trong những nhóm tại chỗ của công đoàn cũng như trong công ty vận tải, họ lại tôn trọng các lãnh địa cũ. Những người cảnh sát đi tuần cũng là những người trước khi người Cộng sản tiếp nhận quyền lực, và họ vẫn còn nhận đút lót như trước đó.

“THỜI KỲ VÀNG SON”, có những sử gia nào đó sẽ gọi thời kỳ này như thế, thời kỳ – ít nhất là trong các thành phố: ôn hòa – đầu tiên sau chiến thắng của những người Cộng sản mà trong đó các cán bộ của Mao nhờ vào những cải cách xã hội của họ đã thành công trong việc tranh thủ được sự tin tưởng của nhiều phần lớn người dân.

Và điều đó không chỉ trong các thành phố lớn như Thiên Tân, Bắc Kinh hay Thượng Hải. Ở thôn quê, nơi sinh sống của tròn 90% người dân, tình cảnh không thay đổi từ nhiều thế kỷ nay đã bị đảo lộn trong thời gian ngắn nhất.
Những người Cộng sản biết rõ tất cả các vấn đề hàng ngày của người dân làng từ những thập niên của cuộc nội chiến: ruộng đất của họ thường là quá nhỏ và thường rất khó tiếp cận, các phương pháp trồng trọt lạc hậu – sản lượng trên một hecta của nông dân trồng lúa ở Nam Trung Quốc từ thế kỷ 17 chỉ tăng thêm có 7%.

Thêm vào đó, nhiều nông dân bị đè nặng bởi tiền tô thuế cao. Vì ruộng đất được phân chia không đồng đều: tròn 40% diện tích được sử dụng nằm trong tay của một tầng lớp địa chủ nhỏ và nông dân “giàu”, chưa tới 10% dân số ở nông thôn.

Ngay từ những năm cuối cùng của cuộc nội chiến, ĐCS đã bắt đầu chia lại ruộng đất trong ranh giới của những vùng đất là căn cứ của họ.

Bây giờ, với lần ban hành một đạo luật cải cách đất đai, cuộc cải cách ruộng đất được mở rộng ra phần Trung Quốc còn lại bắt đầu từ tháng 6 năm 1950.

Trước hết là những người nông dân nghèo, cho tới nay không có ruộng đất, được hưởng lợi từ việc này – lần đầu tiên, họ trở thành ông chủ của các thủa ruộng mà họ đang cày.

Tuy vậy, ở nông thôn Đảng Cộng sản đã tiến hành một cách khắc nghiệt và tàn bạo hơn là ở thành thị nhiều. Vì đối với các cán bộ, cuộc cải cách ruộng đất mang tầm quan trọng hơn đơn thuần là một trật tự sở hữu mới rất nhiều. Ngay từ đầu, Mao cũng đã nhìn mục đích của nó ở cả trong lần đập tan giới tinh hoa truyền thống ở nông thôn.
Và lần tước quyền lực của những người đấy chẳng bao lâu sau đó đã trở nên một sự việc ồn ào đẫm máu: ở khắp nơi trong Trung Quốc, người dân tụ họp lại trên các khán đài – thường bị xúi giục bởi những người Cộng sản khích động –, để phán xét về những “kẻ đàn áp” lúc trước.

Trong lúc đó, thường người ta không dừng lại ở lần tước quyền sở hữu: những người nông dân đáng đập, tra tấn, giết chết các địa chủ. Hàng loạt những người vô sản trước kia đã trở thành những kẻ đồng phạm của Mao trong “Trung Quốc mới”: con số những người địa chủ đã chết được ước lượng ở khoảng 5 triệu người.

Thế nhưng công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thật sự thì Đảng Cộng sản lại cũng tạm thời hoãn lại ở nông thôn – cũng như trong thành phố, chờ xem: những người nông dân nhận được giấy chứng nhận sở hữu chính thức từ ủy ban hành chính làng, họ quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc trồng trọt trên các cánh đồng của họ, được phép cho thuê và bán đất.

Nhưng thời gian mà trong đó nền kinh tế tư nhân được hỗ trợ kéo dài không lâu. Giới lãnh đạo Đảng, những người vào lúc đầu còn cho rằng doanh nghiệp nhà nước sẽ đẩy lùi dần dần kinh tế tư nhân theo một cách tự nhiên, buộc phải khẳng định rằng sự phát triển đó đã không xảy ra: nhiều doanh nghiệp tự do hưởng lợi từ tăng trưởng nhiều hơn là các nhà máy quốc doanh do các cán bộ lãnh đạo. Vì các nhà máy này thường làm việc không kinh tế, phung phí nguyên liệu và có quá nhiều công nhân.

Vì thế mà đã có nhiều chiến dịch để tăng năng suất trong khu vực nhà nước và đồng thời kìm hãm khu vực tư nhân.

Các luật lệ do tân chính phủ ban hành hầu như không được ghi lại nên quan tòa này phải giải thích tường tận phán xét của ông ấy. Ảnh: GEO EPOCHE

Cuối năm 1951, Đảng phát động “Chiến dịch ba chống”, đầu 1952 một “Chiến dịch năm chống”: chiến dịch đầu hướng đến tham nhũng, phung phí và lạm dụng quyền hạn của những kẻ quan liêu; chiến dịch thứ nhì chống hối lộ, trốn thuế, trộm cắp tài sản nhà nước, thực hiện sai lầm các nhiệm vụ của nhà nước cũng như lạm dụng dữ liệu nhà nước cho các mục đích tư nhân bời các doanh nhân.

Đối với những người dẫn đầu trong công nghiệp cũng như các tiểu thương, điều đấy có nghĩa là: bị phỉ báng công khai, thuế tăng rất cao và những món tiền phạt cao đến một cách vô lý. Chỉ trong vòng vài tháng, một vài ngành đã suy sụp. Bây giờ, nhiều doanh nghiệp phải dựa vào các hợp đồng với nhà nước và vì thế mà ít nhiều đã trở thành nhân viên của nhà nước.

Vào ngày 24 tháng 9 năm 1952, Mao Trạch Đông tuyên bố trong một bài diễn văn: 15 năm tới, kinh tế tư nhân sẽ không còn tồn tại trong hìnhh thức cũ nữa.

Nó trở thành “đường lối” mới, các thị trường cần phải được kiểm soát toàn bộ, sản xuất và thương mại do nhà nước chỉ đạo.

Năm 1953, kế hoạch năm năm đầu tiên thành hình: công cụ điều khiển kinh điển của những nền kinh tế Xã hội Chủ nghĩa.

Trên thực tế, đấy chính là sự kết thúc cho tất cả các doanh nhân tư, vì từ bây giờ trở đi không còn một ai có thể tự do quyết định bán hay mua cái gì, vào lúc nào và với giá nào – một phần, nhà nước ngày càng chiếm tỷ lệ nhiều hơn, một phần thì các nhà máy trở thành hợp tác xã. Cho tới năm 1956, kinh tế tư nhân gẩn như đã tan biến hoàn toàn. Chỉ còn 0,5% người dân ở thành thị là nhân viên của tư nhân.

Ở nông thôn, nông dân cũng được quy tụ lại trong các hợp tác xã ngày càng rộng lớn hơn trong nhiều bước. Họ mất đất của họ, trâu bò của họ và sự độc lập của họ.

Ở THIÊN TÂN, quyền lực của Thanh Bang đã bị phá vỡ từ lâu.

Ngay trong mùa Thu năm 1950, Đảng đã đưa ra chiến dịch đầu tiên của một loạt dài các chiến dịch chính trị: chống “những kẻ phản cách mạng”. Cán bộ Đảng nhận chỉ thị từ Bắc Kinh, hãy “tử hình” một vài kẻ thù, “bắt giam một vài và quản thúc tại gia một vài”. Cần phải theo dõi các thành viên trước kia của Quốc Dân Đảng, “những kẻ tội phạm”, những người đứng đầu các giáo phái và “những kẻ phản bội”. Xếp ai vào các nhóm này, đó là công việc của các cán bộ tại địa phương.

Chỉ duy nhất một lời nhắc nhở từ Trung Ương: “Đừng sợ khi phải hành quyết. Chỉ sợ là hành quyết nhầm người.” Mục đích đã rõ: lay động và khủng bố. Qua đó, các cán bộ có thể tự do theo dõi mọi đối thủ.

Điều đấy đã tạo ra một làn sóng bắt bớ và hành quyết. Nhiều triệu người dân đã bị hỏi cung, nhiều người biến mất vào trong những trại giam mới được thiết lập ở những vùng biên cương của Trung Quốc mà trong đó họ cần phải được “giáo dục lại” qua cưỡng bức lao động và liên lục tuyên truyền hệ tư tưởng. Hơn 800.000 người (theo các ước đoán khác là hai triệu) cuối cùng đã đứng trước đao phủ của mình – nhiều hơn là nhà độc tài Xô viết Stalin đã cho hành quyết trong những năm 1930 rất nhiều, vào thời làn sóng truy nã lớn nhất của ông ấy.

Ở Thiên Tân, các cán bộ cũng chọn những người sếp của Thanh Bang để làm mục tiêu cho cuộc khủng bố của họ.
Vào ngày 29 tháng 3 năm 1951, hơn 15000 người đã tập họp lại: thành viên của các ủy ban tỉnh và thành phố mà trong đó tất cả các nhóm người xã hội đều có đại diện, đại diện của các đảng dân chủ, đại biểu từ nhà máy và trường học. Sự kiện này được truyền thanh qua radio.

Người dân từ khắp nơi trong thành phố lắng nghe viên bí thư Đảng Cộng sản và người thị trưởng của Thiên Tân mắng nhiếc các tổ chức bí mật. Những người trong buổi họp nhất trí thông qua một “quyết định cương quyết chống lại các phần tử phản cách mạng.”

Trước đó, người ta đã dẫn 193 của các “phần tử” này ra trước họ, trong số đó là các sếp cao cấp của Thanh Bang, đã bị bắt giam trong những tháng trước đó. Các cơ quan an ninh đã xây dựng một mạng lưới mật thám từ lâu, cái đã cung cấp cho họ nhiều thông tin hậu trường. Các nạn nhân trước đây trong đám đông lên án các hành động của những “kẻ phản cách mạng”.

Hai ngày sau đó, cảnh sát bắn chết tất cả 193 người đó. Thanh Bang không còn tồn tại nữa.

Gesa Gottschalk
Phan Ba dịch







No comments:

Post a Comment

View My Stats