Tiến sỹ Ralf Berhorst
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của
Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Trang này hiện đang bao gồm các chương sau đây:
Tên cướp đỏ: 1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
Con người chuyên quyền kia: Tưởng Giới Thạch
Cuộc chạy trốn qua núi: 1934 – 1935: “Vạn lý Trường chinh”
Địa ngục Nam Kinh: Cuộc thảm sát tại Nam Kinh
Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc: 1946 – 1949: nội chiến
Khởi hành vào một kỷ nguyên mới: 1940 – 1954: cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
Cuộc chiến chống Mỹ: 1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên
Cuộc chiến chống Mỹ
1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên
Sebastian Kretz
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO
EPOCHE xuất bản
Trong mùa Hè năm 1950, quân đội Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ dẫn đầu đổ bộ
xuống Nam Triều Tiên để ngăn chận lần tiến quân của miền Bắc Cộng sản. Mao thấy
Trung Quốc bị đe dọa – và gửi một đạo quân sang nước láng giềng.
Lính Mỹ nhảy dù xuống gần biên giới với Trung Quốc trong mùa Thu 1950. Ảnh:
GEO EPOCHE
Những người đàn ông đã tháo các cầu vai có ngôi sao đỏ,
cả quân hàm, bảng tên – tất cả những gì chứng minh họ là thành viên của “Quân
đội Giải phóng Nhân dân” Trung Quốc. Bóng tối phủ trên dòng sông biên giới Áp
Lục, khi họ mang ngựa, xe tải và súng lớn qua chiếc cầu sang Bắc Triều Tiên.
Đó là hàng chục ngàn người lính, những người đang băng
qua sông, nhưng tất cả đều âm thầm giống như ma: không có mệnh lệnh to tiếng,
còn không có nói chuyện nữa. Toàn bộ đèn ở hai bên biên giới đều được tắt đi
trong đêm đó, không một người dân địa phương nào được phép rời khỏi nhà của
mình.
Vào ngày 19 tháng 10 năm 1950 đó, Trung Quốc không hành
quân vào cuộc chiến – mà rón rén bước vào.
Đó được cho là những người tình nguyện, nhưng thật ra các
đơn vị do nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố thuộc vào “Quân tình nguyện Nhân
dân Trung Quốc”, cái mới vừa được thành lập, lại chủ yếu là các đơn vị của quân
đội chính quy. Lực lượng này nhận mệnh lệnh của mình từ cấp cao nhất: Mao Trạch
Đông đã gửi họ để giúp đồng minh Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Trong đêm của tháng 10 đó, người nguyên thủ quốc gia
Trung Quốc thách thức một cường quốc thế giới – vì chiến đấu trên bán đảo Đông
Á ấy không chỉ có người Triều Tiên mà là cả quân lính Hoa Kỳ nữa.
TỪ KHI Đệ nhị thế chiến chấm dứt, nước Triều Tiên bị chia
cắt: Nửa phần của đất nước ở phía Bắc của vĩ tuyến 38 bị quân độ Xô viết chiếm
đóng, phần phía Nam do người Mỹ. Trong những năm kế tiếp theo sau đó, cả hai
phần đất đều đã thiết lập một nhà nước riêng dưới ảnh hưởng của thế lực chiếm
đóng tương ứng: nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có định hướng Xã hội
Chủ nghĩa ở miền Bắc và nước Cộng hòa Triều Tiên có định hướng chống Cộng sản ở
miền Nam.
Chẳng bao lâu sau khi thiết lập nhà nước, Kim Nhật Thành,
lãnh tụ Cộng sản của miền Bắc, quyết định hợp nhất Triều Tiên dưới sự thống trị
của mình – và sau khi do dự ít lâu, cuối cùng thì nhà độc tài Xô viết Josef
Stalin và Mao Trạch Đông cũng đã đồng ý với kế hoạch xâm lược.
Mao cũng như Kim Nhật Thành đều không tin rằng Hoa Kỳ sẽ
gửi quân đội đến khi người Bắc Triều Tiên tấn công miền Nam. Cuối cùng thì
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Acheson vừa mới tuyên bố rằng vành đai bảo vệ đất nước
của ông ấy ở châu Á chạy dọc theo bờ biển Tây của Nhật Bản – ông ấy không nhắc
đến Triều Tiên. Và vì thế mà quân đội của Kim Nhật Thành tấn công miền Nam vào
ngày 25 tháng 6 năm 1950.
Hai ngày sau đấy mới biết rằng Kim và Mao đã đánh giá sai
tình hình: vì Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman lo ngại quân đội Cộng sản sẽ
tiến đến gần nước Nhật một cách đầy đe dọa sau một chiến thắng của Kim, nên ông
đã ra lệnh hành quân.
Khi trong cùng ngày hôm đó Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
(cái mà Liên bang Xô viết vừa mới tẩy chay) lên án cuộc xâm lược, có thêm 15
quốc gia nữa gửi quân lính đến Nam Triều Tiên. Thế nhưng trước khi các lực
lượng LHQ đầu tiên (bao gồm khoảng 90% là lính Mỹ) đến được bán đảo vào đầu
tháng 7, quân đội của Kim đã thâu tóm được thủ đô Nam Triều Tiên là Seoul và
nhiều phần rộng lớn của Nam Triều Tiên.
Dẫn đầu khối đồng minh LHQ là một anh hùng quốc gia người
Mỹ: Tướng Douglas MacArthur, người chiến thắng Đế quốc Nhật trong Đệ nhị Thế
chiến. Thế nhưng trong những tuần đầu tiên, ông ấy hầu như không thể chống trả
lại được với quân đội của Kim.
Người của ông, đã quen với cuộc sống chiếm đóng êm đềm ở
Nhật, đã không đánh trận nào kể từ khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt. Thêm vào đó,
họ thua kém người Bắc Triều Tiên về số quân. Cho tới tháng 8, họ bị đẩy lùi về
phần đất cuối cùng ở phía Nam của bán đảo.
Chỉ khi một chiến dịch nhảy dù có quy mô rộng lớn của
MacArthur thành công ở phía sau lưng người Bắc Triều Tiên, may mắn trong chiến
tranh mới đảo ngược lại trong tháng 9 năm 1950: bây giờ thì lực lượng LHQ tiến
lên, trong khi quân đội Bắc Triều Tiên hầu như tan rã trong cuộc tháo chạy hỗn
loạn về phía Bắc. Người Mỹ và đồng minh của họ tái chiếm Seoul và vào ngày 9
tháng 10 đã vượt vĩ tuyến 38, giới tuyến giữa hai quốc gia Triều Tiên. Chẳng
bao lâu sau đó, họ còn tiến đến gần biên giới với Trung Quốc nữa.
Mao cảm thấy bị khiêu khích – nhất là khi ông ấy phỏng
đoán rằng Hoa Kỳ về lâu dài sẽ không chấp nhận một Trung Quốc Cộng sản. Cuối
cùng thì Tổng thống Truman trong tháng 6 cũng không chỉ ra lệnh hành quân cho
quân đội Mỹ ở Triều Tiên mà gửi cả chiến hạm Mỹ vào eo biển giữa Trung Hoa lực
địa và Đài Loan – và qua đó đã phá hỏng kế hoạch xâm chiến hòn đảo do Tưởng
Giới Thạch thống trị bởi quân đội Cộng sản.
Nếu như xung đột quân sự với Hoa Kỳ là không thể tránh
được, tính toán của Mao là như thế, thì ít nhất là ông ấy muốn quyết định lần
bắt đầu của nó. Vì thế mà ngay từ lúc chiến tranh ở Triều Tiên mới bắt đầu, ông
ấy đã tập trung quân đội lại ở trong miền Đông Bắc của đất nước của ông ấy, ở
gần biên giới với Bắc Triều Tiên; bây giờ có 250.000 người lính đang chờ lệnh
hành quân của mình ở đấy.
Nhưng vì Mao không muốn khiêu khích Hoa Kỳ và LHQ tấn
công Trung Quốc qua một lần tham chiến chính thức nên ông ấy dùng một mưu mẹo:
người sếp của ĐCS quả quyết rằng những “người tình nguyện” của ông ấy đã tự
phát đến giúp đỡ dân tộc anh em – vì thế mà có những bộ quân phục giản đơn như
thế. Thật sự thì ông còn ép buộc cả những người từng theo Quốc Dân Đảng phải
cầm súng.
Và vì Mao người du kích quân thời xưa biết rõ tác động
của một cuộc tấn công bất ngờ nên các chiến binh Trung Quốc đã lặng lẽ bước qua
biên giới.
NGAY TRONG ĐÊM ĐẤY, các sĩ quan đã đẩy
người của mình đi về hướng mặt trận. Không bị các phi công trinh sát của Hoa Kỳ
phát hiện, họ hành quân về phía Nam một tuần liền: họ nghỉ ngơi vào ban ngày,
tiến quân vào ban đêm.
Mãi sau hai tháng chiến tranh chống quân đội của Mao, lực lượng LHQ mới lại
giành được ưu thế: tù binh Trung Quốc ở mặt trận đang xin tha mạng sống vào
cuối tháng 1 năm 1951. Ảnh: GEO EPOCHE
Vào ngày 25 tháng 10, người Trung Quốc tấn công các đơn
vị Nam Triều Tiên đầu tiên. Địch thủ hầu như không kháng cự, nhanh chóng bỏ các
vị trí cách Seoul khoảng 350 kilômét của họ. Và cả khi một vài đơn vị của Mao
gặp phải quân đội Mỹ bị hoàn toàn bất ngờ vài ngày sau đó, họ cũng chiếm ưu
thế.
Nhưng ngay sau các trận đánh đầu tiên, người Trung Quốc
lại rút lui lên những ngọn núi của Bắc Triều Tiên – và để cho quân đội LHQ tin
rằng việc tồi tệ nhất đã qua rồi, vâng, và rằng chiến thắng chung cuộc đang
đứng ở ngay phía trước.
Mãi đến cuối tháng 11, khi người Trung Quốc, sau một giai
đoạn nghỉ ngơi kéo dài ba tuần, dùng toàn bộ sức mạnh tấn công vào các lực
lượng của LHQ ở Bắc Triều Tiên, các viên chỉ huy người Mỹ mới tỏ tường về quy
mô của lần người Trung Quốc hành quân.
Bành Đức Hoài, tư lệnh của quân tình nguyện, biết cách sử
dụng thế mạnh của những người lính của ông. Ông hướng tới một câu nói phương
châm của Mao: “Con người là quyết định chứ không phải sự vật.”
Quân đội Trung Quốc bù đắp cho sự thiếu thốn về trang bị
quân sự hiện đại bằng những lượng người khổng lồ, những người có tinh thần
chiến đấu cao qua giáo huấn chính trị liên tục trong quân đội Trung Quốc.
Mao có thể gửi tiếp viện liên tục từ những nơi sâu trong
lãnh thổ của ông ấy. Vào cuối tháng 11 năm 1950 đã là 250.000 người, sau này có
cho tới 750.000 người lính Trung Quốc đứng trên bán đảo đó.
Cả người con trai Ngạn Anh 28 tuổi của Mao cũng lên
đường, hẳn là người tình nguyện thật sự, ra chiến trận – và đã hy sinh vào ngày
25 tháng 11 năm 1950 trong một trận ném bom của quân đội LHQ vào đơn vị của anh
ấy.
Thường người Trung Quốc tránh tấn công trực tiếp trên
diện rộng, việc mà quân đội LHQ với vũ khí tự động của họ, pháo binh của họ và
máy bay chiến đấu của họ có thể dễ dàng chống cự lại. Thay vì vậy, họ cố thủ
trên những ngọn núi nằm quanh đó và chờ cho tới khi những người lính LHQ đi
ngang qua. Rồi họ chận đường để cắt đường rút lui của họ và dùng súng cối với
súng cá nhân bắn họ.
Thêm vào đó, họ liên tục dùng những đội quân nhỏ để tấn
công vào những điểm yếu trong tuyến phòng thủ của người Mỹ. Nếu một nhóm tấn
công bị súng máy Mỹ hạ gục thì nhóm khác sẽ tiếp theo ngay lập tức – cho tới
chừng nào mà có thể phá vỡ chiến tuyến được.
Lính LHQ bị sốc bởi cách tấn công của người Trung Quốc và
bởi sức mạnh bất ngờ của cuộc tấn công của họ.
Mặc cho không quân Mỹ ném bom ồ ạt, khiến cho hàng ngàn
người Trung Quốc tử thương, Quân Tình nguyện Nhân dân đã đẩy lùi quân đội LHQ
về phía Nam – và qua đó đã đã bắt buộc siêu cường quốc Hoa Kỳ phải tiến hành
cuộc rút quân dài nhất trong lịch sử quân đội của họ.
Gần hai tháng trời, người Trung Quốc cứ đẩy lùi đối thủ
của họ như thế.
Trong đêm rạng sáng ngày 1 tháng 1 năm 1951, quân đội Mao
vượt vĩ tuyến 38; chẳng bao lâu sau đó, thủ đô Seoul đã bị tàn phá của Nam
Triều Tiên lại bị tràn ngập lần thứ ba. Mãi đến cuối tháng 1 năm 1951 cuộc tiến
công của những người Cộng sản mới chấm dứt.
Bây giờ, các tổn thất vô cùng to lớn về con người ngày
càng có tác động mạnh hơn, trang bị của người Trung Quốc có chất lượng quá thấp
cho một cuộc tấn công kéo dài: họ mang vũ khí lạc hậu, thường là của Nhật từ Đệ
nhị thế chiến; giày vải của những người lính hầu như không thể bảo vệ họ trước
cái lạnh được, thiếu ăn và ăn mặc rách rưới, họ kéo lê thân mình qua Triều Tiên.
Ngược lại, người Mỹ ngày càng thành công hơn trong việc
sử dụng ưu thế vũ khí của họ. Thêm vào đó, thời gian sau này họ đã vượt qua
được cơn sốc mà sự xuất hiện bất thình lình của những biển người địch thủ Trung
Quốc đã gây ra.
TRONG MÙA XUÂN năm 1951, chiến tuyến nằm ở giữa
bán đảo – tương đối chính xác ở nơi mà cuộc chiến tranh đã bắt đầu gần nửa năm
trước đó. MacArthur bây giờ muốn tiến lên phía Bắc thêm lần nữa. Ông ấy còn
thúc giục tấn công Trung Quốc nữa.
Lính Mỹ trên đường ra mặt trận gặp người dân chạy nạn, tháng 8 năm 1950.
Ảnh: GEO EPOCHE
Tuy vậy, giới công chúng Mỹ đã mệt mỏi vì chiến tranh từ
lâu. Nhưng do MacArthur cứ khăng khăng giữ kế hoạch của ông ấy và Tổng thống
Truman bị chỉ trích công khai vì sự dè dặt của mình nên vị nguyên thủ quốc gia
Mỹ không còn lựa chọn nào khác hơn là sa thải người anh hùng của Đệ nhị thế
chiến.
Trong tháng 7 năm 1951, các đàm phán viên đã gặp nhau tại
những cuộc thương lượng ngừng bắn đầu tiên. Thế nhưng các bên không thể thống
nhất về đường biên giới. Thêm vào đó, câu hỏi về tù binh chiến tranh đã ngăn
chận một sự thống nhất: Hoa Kỳ không muốn gửi trả những người Trung Quốc bị bắt
trở về nước Cộng hòa Nhân dân mà không có sự đồng ý của họ – nhưng Mao cứ nhất
định yêu cầu phải như thế.
Trong khi những cuộc thương lượng cứ tiếp tục kéo dài,
các địch thủ chiến đấu chống nhau trong một cuộc chiến tranh chiến hào dơ bẩn.
Người Trung Quốc thiết lập một hệ thống lối đi và hầm trong núi. Về đêm, họ
tiến công trong những nhóm nhỏ, rồi lại nhanh chóng rút lui vào trong sự an
toàn của những con đường hầm.
Mặc dù chiến tuyến hầu như không dịch chuyển, Hoa Kỳ mất
hơn 16.000 người lính – gần bằng trong năm của những cuộc tiến quân và rút lui.
Mãi đến mùa Hè năm 1953, các đại diện của Liên Hiệp Quốc,
Bắc Triều Tiên và của Quân Tình nguyện Nhân dân mới thống nhất một cách hết sức
khó khăn: vào ngày 27 tháng 7, những người đàm phán đã ký kết một hiệp định
ngưng bắn trong một ngôi nhà được vội vã dựng lên trong ngôi làng Panmunjeom,
cách Seoul 60 kilômét về phía Bắc. Ranh giới chỉ bị dịch chuyển nhỏ trong ba
năm chiến tranh đó, phần thiệt chủ yếu thuộc về Bắc Triều Tiên,
Hàng triệu người đã chết trong các trận đánh, trong đó có
gần 37.000 người lính Mỹ – và có lẽ là 600.000 người Trung Quốc (cho tới ngày
nay vẫn không thể đưa ra con số nạn nhân chính xác của Trung Quốc lẫn của Triều
Tiên được). Tuy vậy, Mao đã ăn mừng hiệp định này như một chiến thắng, vì đất
nước của ông ấy đã đối đầu được với một cường quốc thế giới.
Thêm vào đó, với cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, nước Cộng
hòa Nhân dân đã bước bước chân đầu tiên: trên con đường trở thành cường quốc.
Sebastian Kretz
Phan Ba dịch
No comments:
Post a Comment