Tiến sỹ Ralf Berhorst
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của
Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Trang này hiện đang bao gồm các chương sau đây:
Tên cướp đỏ: 1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
Con người chuyên quyền kia: Tưởng Giới Thạch
Cuộc chạy trốn qua núi: 1934 – 1935: “Vạn lý Trường chinh”
Địa ngục Nam Kinh: Cuộc thảm sát tại Nam Kinh
Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc: 1946 – 1949: nội chiến
Khởi hành vào một kỷ nguyên mới: 1940 – 1954: cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
Cuộc chiến chống Mỹ: 1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên
Địa ngục Nam Kinh
Henning
Albrecht
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO
EPOCHE xuất bản
Hơn 70.000 người đã bị người Nhật giết chết hay hãm hiếp trong thủ đô của
Trung Quốc năm 1937
Khi quân đội Nhật chiếm được Nam Kinh thủ đô của Trung
Quốc vào ngày 13 tháng 12 năm 1937, chính phủ đã bỏ chạy. Tròn 300.000 người
còn ở lại trong thành phố, trong đó có người tỵ nạn và quân nhân. Người Nhật đã
gây ra một trong những vụ thảm sát ghê gớm nhất của thế kỷ 20 tại những người
này.
Bị thúc đẩy bởi những cảm giác ưu việt mang tính phân
biệt chủng tộc cũng như bởi sự khinh miệt người Trung Quốc – họ cho rằng những
người lính buông vũ khí xuống là không có danh dự – quân lính của Nhật hoàng đã
giết chết không biết bao nhiêu là tù binh. Như vào ngày 17 tháng 12, họ đã xử
tử 13.500 tù binh ở trước cổng thành. Nhiều nạn nhân bị giết chết bằng kiếm, bị
đổ xăng lên và đốt cháy hay bị chém đầu. Sau đó, những kẻ giết người đã đứng để
cho chụp ảnh, với đầu bị chặt ra như chiến công.
Tôn vinh anh hùng một cách đáng sợ trong báo chí Nhật: người ta cho rằng
hai sĩ quan này đã đua với nhau xem ai là người đầu tiên chặt đầu 100 người
Trung Quốc. Ảnh: GEO EPOCHE
Người dân thường cũng không được tha. Người Nhật hãm hiếp
hàng ngàn phụ nữ, sau đấy đã làm cho tàn phế hay giết chết hàng trăm người, cắm
nhiều người lên cọc tre. Họ quẳng xác chết xuống Trường Giang, thiêu cháy hay
để nằm trên đường phố mặc cho chó gặm.
Một trong số hàng ngàn nạn nhân là gia đình họ Hạ trên
đường Hsing Lu Kao ở phía Đông Nam của Nam Kinh: vào ngày 13 tháng 12, quân
lính Nhật xông vào nhà họ, bắn chết người chồng và hãm hiếp người vợ. Đứa con
một tuổi bị giết chết bằng lưỡi lê. Sau đó, những người lính giết chết cha mẹ
già của người vợ và hãm hiếp các cô con gái 14 và 16 tuổi của họ, trước khi họ
dùng lưỡi lê và một cây gậy chọc xuyên thủng qua người các cô thiếu nữ; chỉ hai
người con gái bốn và tám tuổi là có thể trốn thoát.
Số người nước ngoài ít ỏi còn sống trong thành phố – nhà
ngoại giao, thương gia, nhà truyền giáo –, kinh hoàng. Ngay từ lúc đầu, họ đã
thành lập trong trung tâm một vùng bảo vệ rộng sáu kilômét vuông cho người dân
thường mà quân lính không được phép vào: các con đường dẫn vào đều bị chặn lại
với cờ biên giới và trạm canh.
Chịu trách nhiệm cho vùng bảo vệ này là một “Ủy ban An
ninh Quốc tế”. Người đứng đầu là một người Đức: John Rabe, giám đốc chi nhánh
Siemens tại chỗ. Con người tin vào Quốc Xã này sống từ năm 1908 ở Trung Quốc.
Ông ấy cảm thấy phải có trách nhiệm với nhân viên của ông ấy, và thương hại
người dân. Nhật ký của ông ấy sau này sẽ trở thành một trong những vật chứng
quan trọng nhất về tội phạm này: “Người ta có thể nghĩ rằng toàn bộ thế giới
tội phạm của Nhật Bản đang xuất hiện ở đây trong quân phục”, ông ấy ghi lại như
thế vào ngày 3 tháng 2 năm 1938.
Những người chiếm đóng chưa từng bao giờ công khai công
nhận vùng bảo vệ và lùng sục tìm lính Trung Quốc đào ngũ ở trong đó. Mặc dù
vậy, ủy ban đã bảo vệ hơn 200.000 người; chính Rabe đã cứu vô số người Trung
Quốc, bằng cách đeo một băng tay có chữ thập ngoặc để đối phó với người Nhật.
Cùng với các thành viên khác của Ủy ban, ông lo cung cấp gạo và bột mì cho
người dân. Vì nhân viên người Trung Quốc đã bỏ trốn nên trên thực tế ông ấy là
thị trưởng.
Người Đức John Rabe, lãnh đạo chi nhánh của Siemens ở Nam Kinh, đã bảo vệ
hàng ngàn người trước quân lính Nhật. ảnh: GEO EPOCHE
Đợt khủng bố của người Nhật kéo dài hơn bảy tuần. Mãi cho
đến khi một sĩ quan nghiêm khắc tiếp nhận quyền chỉ huy trong tháng 2 năm 1938,
và thêm vào đấy là lực lượng của ông ấy có kỷ luật hơn, tình hình mới bình
thường trở lại. Những người trốn tránh dần dần rời khu vực bảo vệ. Từ tháng 3,
những người cuối cùng trong số 70.000 người bị giết chết cũng được chôn cất
trong các ngôi mộ tập thể (phía Trung Quốc còn cho rằng có tới 300.000 nạn
nhân). Mãi cho đến khi chiến tranh chấm dứt năm 1945, người Nhật mới rút ra
khỏi Nam Kinh.
Ngay từ cuối tháng 2 năm 1938, John Rabe được Siemens rút
khỏi Nam Kinh, để bảo vệ cho cá nhân ông ấy. Ở Berlin, ông ấy cố gắng thuyết
phục giới lãnh tụ Quốc Xã phản đối hành động của Nhật – hoài công; thay vì vậy,
Gestapo [Mật vụ Đức] đã gọi ông ấy đến để hỏi cung, nhưng lại trả tự do cho ông
ấy.
Sau 1945, Rabe không tìm được việc làm và bị đói ăn. Khi
người dân Nam Kinh biết được việc đấy qua ủy ban Quân sự Trung Quốc ở Berlin,
họ đã quyên tiền và thực phẩm và giúp đỡ người đã cứu sống họ qua được thời
gian sau chiến tranh. Năm 1950, John Rabe qua đời ở tuổi 67 trong Berlin. Năm
1966, quyển nhật ký của ông ấy được công bố trong một triển lãm về vụ thảm sát
ở Nam Kinh – và Rabe đã nổi tiếng như “Oskar Schindler của Trung Quốc”.
Henning Albrecht
Phan Ba dịch
No comments:
Post a Comment