Tưởng
Năng Tiến
Tháng
10 24, 2012
Hôm
24 tháng 5 vừa qua, tôi có đọc trên trang pro&contra một đoạn văn ngắn –
hơi buồn – của nhà văn Phạm Thị Hoài viết cho (và viết về “cuộc đọ sức” của) Người Buôn Gió,
cùng những người đồng cảnh:
“Đó là
một cuộc đọ sức giữa hai đối thủ hoàn toàn không cân xứng: bên
này là một nhà nước đầy quyền lực, sức mạnh và sẵn sàng nghiền nát bất kể ai và
bất kể điều gì nó không ưng ý; bên kia là một con người bình thường, một cá
nhân vô danh nhỏ bé.
Cuộc đọ sức không diễn ra ở lĩnh vực thường được gọi là chính
trị. Bạn, cá nhân nhỏ bé kia chưa bao giờ là một nhà chính trị, lại càng không
là một kẻ âm mưu, một kẻ chống phá nhà nước. Suốt cuộc đọ sức, bạn ở vị trí
phòng thủ, không muốn gì hơn là được giữ những gì mà bạn coi là tính cách của
mình, cuộc đời của mình và danh dự cá nhân của mình, dù hay hay dở.
Những thứ ấy đều bị nhà nước thường xuyên xâm phạm, bằng những
phương tiện thừa thô thiển và lố bịch, nhưng không bao giờ thiếu dã man. Trấn
áp và đe dọa, để buộc bạn phải từ bỏ bạn bè cùng chí hướng, phải gột rửa quan
điểm riêng để tiếp thu những quan điểm theo chỉ đạo, phải xưng hô không như bạn
thuận miệng, phải sinh hoạt trái với sở thích, phải dành thời gian cho những
hoạt động mà bạn ghê tởm, phải tham gia những phong trào mà bạn dị ứng, phải
học tập những tấm gương mà bạn chán ghét, phải tuân thủ những quy định mà bạn
thấy phi lí, phải tán thành những điều mà bạn cho là ngu xuẩn… Và nhất là phải
đầy biết ơn và hân hoan khi được nhà nước cho phép làm tất cả những điều phải
làm đó.
Nhưng bạn không chịu. Bạn chẳng tha thiết với vai nạn nhân và
không sắm sửa gì cho nó. Không bẩm sinh là một người hùng, lại càng không bẩm
sinh là một kẻ tuẫn nạn, bạn thuần túy là một con người bình thường, với nhiều
nhược điểm, đã thế lại còn là sản phẩm của một thời bạc nhược. Nhưng đơn giản
là bạn không chịu. Và thế là bạn chấp nhận đọ sức. Chẳng sung sướng gì, đúng ra
là phải tặc lưỡi mà chấp nhận, nhưng với một quyết tâm thầm lặng là không đầu
hàng…”
*
Đúng
năm tháng sau, vào ngày 24 tháng 9 thì biết tin Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải,
và Phan Thanh Hải nhận “lãnh” vài chục năm tù vì thái độ “không đầu hàng” của
họ. Lịch sử tính bằng thế kỷ. Đời người tính bằng năm. Tôi chợt nghĩ thế
mà bần thần, rồi thấy mặn môi, và tê tái cả lòng!
Mãi cho đến sáng
nay, đọc xong lá Thư
cầu cứu khẩn cấp (viết ngày 20/10/2012) thì trái tim phiền muộn
của tôi mới vui lại một giờ :
Kính
gởi: Bác Chủ tịch Nước CHXHCNVN: Trương Tấn Sang
Trước hết chúng cháu xin gởi lời chào, và lời chúc sức khỏe đến
Bác.
Chúng cháu là những sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực
Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 140 A Lê Trọng Tấn, Quận Tân Phú. TPHCM
Chúng cháu mạn phép viết thư này cho Bác là để cầu cứu đến Bác
về trường hợp bạn của chúng cháu là Nguyễn Phương Uyên.
Nguyên quán: Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận – Việt Nam
Ủy viên ban chấp hành chi đoàn thanh niên Lớp 10CDTP1
Vào lúc 11 giờ ngày 14/10/2012 bạn của chúng cháu là Nguyễn
Phương Uyên đã bị các chú công an Phường Tây Thạnh, Công An Quận Tân Phú khoảng
10 người ập vào phòng trọ dẫn đi và nói là để xác minh một số vấn đề về Truyền
Đơn chống Trung Quốc Xâm Lược do bạn ấy dán. Nhưng đến nay vẫn không thấy bạn
ấy về. Cha mẹ và bà nội của bạn Uyên đã đến cơ quan công an Phường Tây Thạnh và
công an Quận Tân Phú để xin cho bạn được thả nhưng mấy chú công an nói là không
có bắt giữ bạn ấy. Hiện giờ cha mẹ bạn Uyên rất lo lắng cho bạn đó, không biết
an nguy của bạn Uyên thế nào? Cha mẹ của bạn ấy là gia đình thuần nông, gia
cảnh rất khó khăn bây giờ cha của bạn ấy là chú Nguyễn Duy Linh đã gom hết tiền
của ở nhà và gõ cửa các cơ quan nhà nước xin được giúp đỡ nhưng không được đáp
ứng. Mẹ bạn ấy khóc rất nhiều vì nhớ con.
Kính xin bác Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang hãy lên tiếng giúp đỡ
bạn ấy và gia đình. Bản thân bạn Nguyễn Phương Uyên là một người có đạo đức
tốt, luôn được lòng các bạn bè và thầy cô trong trường. Bạn ấy luôn xung phong
đi đầu trong các hoạt động về phúc lợi xã hội do đoàn trường phát động. Xin Bác
hãy thương xót đến gia cảnh khó khăn của bạn ấy, và nỗi lòng của một người cha,
người mẹ đã mất con mà can thiệp giúp cho bạn Uyên sớm về lại với gia đình.
Về việc làm của bạn Nguyễn Phương Uyên xét cho cùng tất cả đều
xuất phát từ tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Đã là tuổi trẻ thì luôn thể hiện
tinh thần và thái độ của mình một cách trong sáng dù đôi khi bồng bột, luôn
muốn thử sức mình và đôi khi phải chịu đựng sự vấp ngã trong cuộc sống. Tuy
nhiên, dù với cách thức thể hiện như thế nào, chúng cháu luôn luôn tin rằng tận
trong thâm tâm của bạn Nguyễn Phương Uyên vẫn mang tinh thần giống như những gì
mà bác đã gửi đến các cháu cùng nhân dân nhân ngày Quốc Khánh 2 tháng 9: “Phải
biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết
điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc
nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế
vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho
đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.”
Sở dĩ chúng cháu viết thư cho Bác là vì chúng cháu tin chỉ
có Bác mới giúp được cho bạn ấy. Chúng cháu đã có dịp đọc báo trên các trang
báo của cơ quan nhà nước khi tường thuật lại buổi gặp gỡ của bác với đồng bào
cử tri quận 4 TP HCM. Những lời của bác thật là giản dị, sâu sắc khiến cho sinh
viên chúng cháu rất cảm động khi thấy Bác cương quyết với tình hình xã hội phức
tạp như hiện nay, vấn nạn tham nhũng vẫn và đang tồn tại trong một số bộ phận
cán bộ đang suy đồi đạo đức Cách Mạng. Nhưng thật may mắn thay cho dân tộc Việt
Nam vẫn còn nhiều cán bộ trong bộ máy lãnh đạo như Bác đang nỗ lực bảo vệ công
lý, bảo vệ lẽ phải. Chúng cháu đọc trên báo nghe lời bác nói:
“Khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51
mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. ” “Bữa nay
tôi nói dứt khoát là vậy”.
“Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình
không hoàn thành thì rút lui”.
“Nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ,
chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc.”
Thật sự chúng cháu rất ngưỡng mộ Bác, một vị lãnh đạo có tinh
thần trách nhiệm với dân tộc. Những gì bác nói xứng đáng để tập thể sinh viên
chúng cháu noi theo. Với tinh thần đạo đức, nhân bản và lòng ái quốc, xin Bác
hãy can thiệp khẩn cấp để giúp cho bạn Nguyễn Phương Uyên sớm về lại với gia
đình, trường lớp và thầy cô. Bạn ấy là sinh viên năm cuối cấp, nên việc học cho
tương lai là rất quan trọng. Chúng cháu tập thể sinh viên và gia đình rất nhớ
bạn Uyên. Rất mong nhận được sư giúp đỡ của Bác.
Cuối thư chúng cháu xin kính chúc bác luôn luôn khỏe mạnh để
tiếp tục sự nghiệp chống tham nhũng và đem lại những gì tốt đẹp nhất cho nhân
dân và đất nước.
Tập Thể sinh viên: Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ
Chí Minh
Tập Thể Sinh Viên Khoa Công Nghiệp Thực Phẩm Khóa 10
*
Niềm
vui của tôi về một cuộc đọ sức mới, với một phương cách mới, của một lớp người
mới cũng đã được chia sẻ bởi nhiều người – trong đó có giáo sư Hà
Văn Thịnh:
“Ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10.2012, đọc lá thư của 107 sinh viên
trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM gửi Chủ tịch nước, tôi đã xúc động
đến mức khó nói thành lời: Đau đớn, uất nghẹn trước cái ác; cảm phục và trân
trọng những nữ sinh viên ‘liễu yếu đào tơ’ đã mở mắt cho tôi, để tôi thấy rõ
hơn – xuyên qua màn sương cay nhòe thở dài và rên rỉ – lòng yêu nước và sự can
đảm của những cô gái trẻ trung mà các chàng trai, những người đàn ông (tất
nhiên kể cả tôi) phải xấu hổ, cúi đầu.
Tại sao có thể bắt người, giam giữ người bất chấp luật pháp? Tại
sao họ không sợ dân, khinh dân và bây giờ nghênh ngang coi thường cả tầng lớp
sinh viên – tinh hoa của đất nước, tương lai của giống nòi?
….
Chắc chắn vụ việc này Chủ tịch nước không thể cho qua bởi lời
ông nói còn nóng rẫy giữa Sài Gòn.”
*
Không
những lời nói của ông Trương Tấn Sang “còn nóng rẫy giữa Sài Gòn” mà đã được
truyền đi khắp nơi. Ở Thời đại Thông tin, lời nói không dễ bị gió bay như trước
nữa.
Tuy
thế, vẫn không có gì bảo đảm là “chắc chắn vụ việc này Chủ tịch nước không thể
cho qua” như sự tin tưởng lạc quan của giáo sư Hà Văn Thịnh. Nói một đằng làm một nẻo và bất cố liêm sỉ vẫn là những thuộc tính nổi bật
của giới người đang cầm quyền tại Việt Nam.
Trong
cuộc đọ sức này nếu Tập thể Sinh viên Khoa Công nghiệp Thực phẩm Khóa X không
thắng, không thành công (trong việc vận động trả tự do cho sinh viên Nguyễn
Phương Uyên) các em cũng sẽ thành nhân. Và kết quả tối thiểu (có thể nhìn thấy
được) là các em sẽ giúp cho mọi người nhận diện ra được một đồng chí X nữa, một con sâu lớn
khác, giữa bầy sâu lúc nhúc đang “ngoem
ngoém tối ngày mồm róm” – theo như cách mô tả của cố thi sĩ Phùng Cung.
©
2012 Tưởng Năng Tiến & pro&contra
No comments:
Post a Comment