Sunday 7 October 2012

ĐỌC "THỜI ĐẠI CỦA NHỮNG THÁI CỰC" - IV (Nguyễn Quang)




Nguyễn Quang
Cập nhật lần cuối 04/10/2012

Chẳng lẽ các con “ rồng ” chỉ là những con thằn lằn ? Sau cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 (...) nhiều nhà bình luận, hôm qua còn ca ngợi hết lời, hôm nay hốt hoảng trước sự “ dễ vỡ ”(...) Sự bi quan quá mức của ngày hôm nay cũng lố bịch như sự lạc quan quá mức của ngày hôm qua. Thế kỉ XXI có phải là thế kỉ của “ rồng ” và “ cọp ” không, điều đó chỉ tương lai mới có thể trả lời...


Đọc“ Thời đại của những thái cực ”
“ Thế kỉ XX ngắn ”
của E. J. Hobsbawm - phần IV

Nguyễn Quang

Trước khi bước vào giai đoạn kết thúc của Thế kỉ ngắn XX, bạn đọc chắc đã nhận thấy : trong ba phần trước, chỉ thấy Lịch sử của một phần nhân loại, một thứ lịch sử “ dĩ Âu vi trung ”,bỏ ra ngoài lề 3/4 loài người sống ở các nước thuộc 3 châu lục (Á, Phi, Nam Mĩ) mà người ta thường gọi một cách chung chung là“ thế giới thứ ba ”. Nguyên thuỷ, cụm từ này có một nội dung chính trị cụ thể (và hẹp), tương ứng với một giai đoạn lịch sử chính xác (phong trào của các nước “ không liên kết ”của thập kỉ 50), nhưng trong tâm tưởng của đông đảo công chúng,“ thế giới thứ ba ” đãđồng nhất với hai đặc điểm của lịch sử các nước này từ đầu thế kỉ XX : cuộc đấu tranh giành độc lập và giải quyết tình trạng chậm tiến.

“ Thế giới thứ ba ” : một lịch sử

Dành cho Thế giới thứ ba một phần nhỏnhoi như vậy trong cuốn sách, tất nhiên, là sự chọn lựa cố ý của E. J. Hobsbawm. Độc giả của DiễnĐàn có thể thắc mắc là cuộc chiến tranh Việt Nam (kéo dài 30 năm, 2 triệu người chết) chỉ được tác giả viết vỏn vẹn 10 dòng, toàn văn như sau : “ Người Pháp, được sự ủng hộ của người Anh, rồi người Mĩ, đã tiến hành một cuộc chiến tranh tuyệt vọng nhằm tái chinh phục và duy trì một nước (Việt Nam) chống lại cuộc cách mạng trên đà thắng lợi. Bại trận, năm 1954 họ phải rút đi, nhưng Hoa Kì đã ngăn cản sự thống nhất quốc gia để duy trì một chế độ chư hầu ở miền Nam. Khi chế độ này sắp sụp đổ tới nơi thì Hoa Kì lao mình vào một cuộc chiến tranh kéo dài 10 năm ởViệt Nam. Cuối cùng bị thua, năm 1975 họ phải rút đi sau khi đã ném thả trên đất nước đau thương này một khối lượng chất nổlớn hơn cả số bom đạn trên toàn thế giới trong cuộc đại chiến lần thứ nhì ” (tr. 287).

Nhưng sự chọn lựa của tác giả –thu nhỏ phần nói về Thế giới thứba trong lịch sử thế kỉ XX – cũng dễ hiểu nếu suy xét về mặt quyền lực. Hobsbawm giải thích một cách sáng suốt : “ Trong thế kỉXIX, một nhúm nước – chủyếu là những nước ở ven bờbắc đại Tây Dương –đã chinh phục phần đất còn lại ở các khu vực ngoài châu Âu một cách quá dễ dàng như trởbàn tay (...) Các quốc gia Tây phương còn chiếm ưu thế hiển nhiên hơn nữa nhờ hệ thống kinh tế và xã hội, tổ chức và công nghệ học. Chủ nghĩa tư bản và xã hội tư sản đã biến đổi và cầm đầu thế giới. Họ đãđề ra một mô hình –cho đến năm 1917, đó là mô hình duy nhất – cho tất cảnhững ai không muốn bị đè bẹp dưới cỗ xe của Lịch sử. Sau 1917, chủ nghĩa cộng sản đề ra một mô hình khác : nhưng xét cho cùng, cũng một kiểu, khác chăng là mô hình này không cần tới tư doanh và các định chế liberal. Cho nên, lịch sử thế kỉ XX của thế giới phi Tây phương chủ yếu bị quy định bởi các mối quan hệ của nó với những cường quốc đã trởthành bá chủ hoàn cầu từ thếkỉ xix. Trong chừng mực đó, lịch sử của Thế kỉ ngắn XX bị bóp méo về mặt địa lí, sử gia muốn viết lịch sử Thế kỉ XX nhất thiết phải tập trung vào động năng của sự biến đổi thế giới[chúng tôi in đậm].Điều đó không có nghĩa là người viết sử chia sẻ tinh thần tựcao trịch thượng, quan niệm dĩÂu (Mĩ) vi trung, thậm chí kì thị chủng tộc, và sự tự mãn hoàn toàn vô lối, vẫn còn khá phổ biến ở các nước Tây phương (...). Song sự thật là, trong Thếkỉ ngắn XX, động lực của đại bộ phận lịch sử [của thế giới thứ ba] là một động lực dẫn xuất (dérivé), không phải là động lực căn nguyên (original). Chủ yếu, đó là những nỗlực của những thành phần ưu tú trong các xã hội [thuộcđịa, nửa thuộc địa hoặc lệthuộc] nhằm sao chép mô hình mà phương Tây là người khai phá : mô hình này, dưới dạng tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủnghĩa, trước hết được coi nhưkhuôn mẫu của những xã hội tạo ra tiến bộ, giàu mạnh và văn hoá nhờ sự “ phát triển ”kinh tế và khoa học kĩ thuật. Gọi nó là “ tây phương hoá ”hay “ hiện đại hoá ”hay gì gì đi nữa, nó là mô hình khả thi duy nhất ” (tr. 266).

Sựphân tích này xem như rất xácđáng cho hai phần ba đầu thế kỉcủa lịch sử thế giới thứ ba (giaiđoạn đấu tranh giải phóng, xem phần dưới), liệu có còn giá trị cho phần ba cuối của thế kỉnữa chăng ? Với sự xuất hiện của cả trăm quốc gia độc lập mới (85 % dân số toàn cầu), và trong số ấy, trỗi lên những cường quốc công nghiệp, thương nghiệp hay tài chính mới (Brasil, các nước “ rồng ”,“ cọp ” châu Á, và ngay cả Trung Quốc, mà người ta vẫn báo hiệu sự “ thức tỉnh ”vị lai) ; với sự trì trệ “ mạt kỉ ” của các nền kinh tế và các xã hội Tây phương, một số nhà tương lai học đã không ngần ngại tiên đoán “ quảlắc sẽ quay sang bên kia ”(1). Hobsbawm nhận xét, dù cho “ những cường quốc lớn năm 1914, tất cả đều là những nước Âu châu,đã biến mất (...) hoặc đã xuống cấp, chỉ còn ở tầm cỡkhu vực, thậm chí tỉnh lẻ (...), song sự đổi thay này có ý nghĩa gì lớn chăng, ngoại trừ đối với các nhà sử học chính trị? Có lẽ là không, vì nó chỉphản ánh những biến chuyển thứyếu trong cục diện kinh tế, trí tuệvà văn hoá thế giới. [Nếu ta coi] Hoa Kì là sự triển khai hải ngoại của châu Âu, gắn liền với Cựu Thế giới dưới ngọn cờ chung “ văn minh Tây phương ”(...), thì đứng về toàn cục mà nói, các nước công nghiệp hoá từ thế kỉ X IX vẫn duy trì tập trung tài nguyên, quyền lực kinh tế,khoa học và kĩ thuật của thếgiới, dân chúng các nước này vẫn có mức sống cao hơn hẳn đồng loại. Vào cuối thế kỉ, điều này vẫn hoàn toàn nghiệm đúng, mặc dầu các nước ấy đã phi công nghiệp hoá và di chuyển sản xuất sang các lục địa khác. Trong chừng mực ấy, ấn tượng vềmột thế giới “ Tây phương ”, “ Âu Mĩ ” đang thoái trào, đi xuống, là một ấn tượng hời hợt ” (tr. 36).

Chẳng lẽ các con “ rồng ” chỉlà những con thằn lằn ? Sau cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 – và bước sang thế kỉ mới, tình trạng trì trệ vẫn kéo dài – nhiều nhà bình luận, hôm qua còn ca ngợi hết lời, hôm nay hốt hoảng trước sự“ dễ vỡ ”, trước tình trạng “ latinh hoá ” của khu vực Đông Nam Á “ trong một thời gian dài còn lẽo đẽo chạy theo sau (2). Sự bi quan quá mức của ngày hôm nay cũng lố bịch như sự lạc quan quá mức của ngày hôm qua. Thế kỉ XXI có phải là thế kỉ của “ rồng ” và“ cọp ” không, điều đó chỉ tương lai mới có thể trảlời. Đó là một khả năng, song còn xa mới là điều chắc chắn.

Từcác đế chế đến Thế giới thứ ba

Ta hãy rời tương lai học để trởvề với lịch sử. Đối với đa phần các nước thuộc thế giới thứ ba, lịch sử giai đoạn đầu của thế kỉ XX là lịch sử của quá trình giải thực. Trước thếchiến 1914, hầu hết các khu vực châu Á, châu Phi và vùng đảo Caraï bes ở trong tình trạng lệ thuộc, nghĩa là nằm dưới sự chiếm hữu, cai quản hay chỉ huy của một nhúm Nhà nước thuộc bắc bán cầu. Đó cũng là số phận của cả những nước độc lập về danh nghĩa nhưTrung Quốc – người ngoại quốc được hưởng pháp quyền trị ngoại (droits extra-territoriaux) và trên thực tế đã kiểm soát một số chức năng chủ yếu của Nhà nước –hoặc các nước châu Mĩ Latinh bịHoa Kì coi là cái “ sân sau ”(học thuyết Monroe). Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã lay chuyển dinh cơ của chủ nghĩa thực dân khi nó phá vỡ hai đế chế (đế chế Đức và đế chế Ottoman, bịAnh và Pháp dùng quy chế “ uỷthác ” để tước đoạt và chia nhau các thuộc địa(3) ) và “ bỏ vào trong ngoặc đơn ”đế chế thứ ba là Đế chếNga. Song các đế chế còn tồn tại, bề ngoài trông như được củng cố, nhưng bên trong đã bịchấn thương : các cuộc biến loạnđã liên tiếp xảy ra ở các thuộc địa Anh giữa hai cuộc đại chiến (Ireland, Trung Đông, và nhất làẤn Độ, nếu không có Gandhi chủtrương ôn hoà thì đã nổra nội chiến). Sở dĩ hệ thống thuộc địa còn mua thêm được thời gian là vì cuộc đấu tranh chống thực dân do những phần tử ưu tú thiểu số lãnh đạo rất ít khi động viên đượcđông đảo quần chúng – quần chúng chỉ tham gia khi chính quyền thực dân đàn áp tới mức quá bỉ ổi (ví dụ như cuộc tàn sátở Amritsar(4) ), khi sự kì thịchủng tộc của thực dân đã tạo ra sự liên đới giữa mọi tầng lớp dân chúng, khi những lãnh tụ có uy tín (như Gandhi) biết vận dụng tinh thần dân tộc và kết hợp được truyền thống với hiện đại... Cuộc đấu tranh chuyển sang một qui mô khác với cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 làm rúng chuyển thế giới thuộc địa : đây là lần đầu tiên nổ ra mâu thuẫn lớn giữa quyền lợi kinh tế của thuộc địa và của chính quốc, giúp cho các tổ chức chống thực dân tạo ra cơ sở vận động quần chúng về mặt chính trị.Lấy trường hợp đế chế Anh giữa hai cuộc thế chiến làm ví dụ, Hobsbawm nhận xét : “ chưa bao giờ nước Anh kiểm soát (một cách chính thức hay không chính thức) được một bộ phận lớn rộng như vậy trên địa cầu, nhưng cũng chưa bao giờ các nhà lãnh đạo Anh lại cảm thấy không chắc có khả năng duy trì ưu quyềnđế quốc của họ đến mứcấy ” (tr. 280). Song ông cũng viết : “ tuy sự kết liễu chế độthuộc địa là một khả năng, nhưng đến năm 1939, khả năng ấy xem ra chưa thực sự gần kề. Cuộc thế chiến lần thứ hai đã làm biến đổi hẳn tình hình ấy.Đại chiến lần thứ hai hiển nhiên là một cuộc chiến tranh phản đế(mặc dầu nó còn có một kích thước lớn hơn thế rất nhiều) và, cho đến năm 1943, các đếquốc thực dân lớn nằm trong phe thua trận (...). Sự kiện người da trắng và Nhà nước của họ có thểbị chiến bại một cách nhục nhã và thảm hại là một đòn chí tử đánh vào chế độthực dân ” (tr. 285-286). Đại chiến đang tiếp diễn, vào đúng năm 1942, Ấn Độ, thuộc địa trung tâm của đế quốc Anh, bị lay chuyển bởi cao trào đấu tranh Quit India. Cùng chẳng đã, và cũng phải nói : biết rút kinh nghiệm, người Anh nói chung đành chấp nhận công cuộc giải thực. Khốn nỗi, sau năm 1945, các đế chếkhác – Hà Lan và nhất là Pháp– lại dùng quân sự để giữchặt thuộc địa, gây ra ở Việt Nam, Algérie... những cuộc chiến tranh giải phóng trường kì, tàn khốc, tốn kém với biết bao thảm hoạ cho các dân tộc.

Ngoại trừ Đông Dương, cuộc giải thựcở châu Á đã hoàn thành vào đầu thập kỉ 50. Năm 1956, cuộc viễn chinh ở kênh đào Suez thất bại, kết thúc “ thời kì Anh ở Trung Đông ” (tức là chấm dứt bá quyền của đếquốc Anh đã được thiết lậpở vùng này từ năm 1918). Đầu thập niên 60, cuộc giải thực ởchâu Phi – đổ máu hay dưới dạng “ phòng ngừa ” –cũng kết thúc, trừ một vài“ vùng lõm ” của cái mà Hobsbawm gọi là “ chủ nghĩa thực dân hình thức ” : Angola thuộc Portugal, Nam Rhodesia (ly khai), Nam Phi (phải đến cuối thế kỉ, chế độ apartheid mới bị đập tan), và có lẽ phải kể Israel nữa(5). Thế là “ thờiđại đế chế đã chấm dứt. Chưa đầy ba phần tư thế kỉtrước đó, nó trông như còn vững như bàn thạch ” (tr. 293).

Thay thế các đế chế bằng cái gì ? “ Không có gì đáng ngạc nhiên là việc mấy chục nước hậu thuộc địa ra đời sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, cũng như phần lớn các nước châu Mĩ Latinh là những nước đã thuộc lãnh vực của thế giới đếchế và công nghiệp cũ, đã nhanh chóng tập hợp lại dưới danh nghĩa “ thếgiới thứ ba ” : cụm từnày dường như được tân tạo vào năm 1952, để đối lập với “ thếgiới thứ nhất ” của các nước tư bản phát triển và“ thế giới thứ hai ” của các nước cộng sản (...). Sự chọn lựa này không phải là không có căn cơtrong chừng mực tất cả các nước này đều là những nước nghèo, nước nào cũng bị lệthuộc, chính phủ nước nào cũng muốn “ phát triển ”, và sau Thời kìđại trì trệ, sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, không một chính phủ nào lại tin được rằng thị trường tư bản hay sáng kiến tự phát của mỗi nước có thể giúp họ đạt được mục tiêu phát triển. Thêm nữa (...), tất cả những ai có một chút tự do hành động đều không muốn gia nhập một trong hai khối liên kết, họ đều muốn lánh xa một cuộc Đại chiến thế giới lần thứ ba mà ai cũng sợ sẽ xảy ra ”(tr. 466). Thế là phong trào các nước“ không liên kết ” đã chính thức ra đời năm 1955 tại hội nghị Bandung (Indonesia), tức là vào lúc mà quá trình giải thực ở châu Á (trừ ba nước Đông Dương)đã hoàn tất. Người sáng lập và nhân vật chủ chốt của phong trào là những nhà cách mạng chống thực dân lão thành (Nehru, Sukarno, Nasser), mỗi người đều có xu hướng xã hội chủ nghĩa theo cách của mình, do đó, mặc dầu về mặt danh nghĩa họ là “không liên kết”, thiện cảm đẩy họlại gần Liên Xô, hay đúng hơn, làm cho họ xa dần Hoa Kì từ buổiđầu chiến tranh lạnh đã trởthành hậu thuẫn của những chế độbảo thủ tồi tệ nhất thế giới. Phải nói, năm 1959 (sau ngày cách mạng Cuba thành công), khi nhóm “ không liên kết ” (đầu tiên chủyếu là Á Phi) trở thành một tổchức ba lục địa, thì các nước hội viên châu Mĩ Latinh là những nước ít chịu nổi “ Big Brother ” Hoa Kì (điều này cũng dễ hiểu). Tuy nhiên, các nước“ không liên kết ” không hề muốn đứng vào bên nào trong cuộc đụng độ toàn cầu giữa hai siêu cường, vì họ biết rằng trong một cuộc giao tranh như vậy, họ sẽ ở tuyến đầu (Triều Tiên, Việt Nam, Cuba).

Trong hai thập niên, “ chủ nghĩa thếgiới thứ ba ” rất thịnh hành, không những ở các nước chậm phát triển, mà ở cả “ thếgiới thứ nhất ”, với những phong trào ủng hộ khá ngoạn mục (nhất là ở các nước Bắc Âu như Thuỵ Điển), và ngoạn mục không kém là sự hấp dẫn của nó đối với phong trào thanh niên phản kháng (chân dung của Che được in trên ngực áo T-shirts, khẩu hiệu Ho Ho Ho Chi Minh được hô vang trong mọi cuộc biểu tình), và có lẽ tới cả xu hướng cực đoan và cực kì phi lí của những nhóm thiểu số sinh viên (sau cao trào 1968) đã tiến hành các hoạt động khủng bố thành thị (Lữ đoàn Đỏ ở Italia, Phân bộ Hồng quân ở Đức, Hành động Trực diện ởPháp...). Điều nghịch lí là ởthời điểm đó (đầu thập kỉ 70), khái niệm thế giới thứba không còn cơ sở thực tiễn nào nữa : sự phát triển kinh tế đã làm nổ tung huyền thoại về một thế giới thứ ba thuần nhất. Giữa những nước xuất khẩu dầu mỏtrong tổ chức OPEP, ngồi mát hốt bạc (với sự đồng loã của cácđại công ti dầu khí : 1973 là năm cú “ sốc ” dầu mỏthứ nhì) ; các NPI (các nước mới công nghiệp hoá) một chân còn ở thế giới thứ ba, chân kiađã bước sang thế giới thứnhất, sau quá trình phát triển với nhịp độ tăng trưởng chưa từng thấy trong lịch sử (bốn con “ rồng ”châu Á Thái Bình Dương, và cả Ấn Độ, Brasil, Mexico...) ; và ởphía dưới cùng của bậc thang, các nước gọi là “ đang phát triển ”, một cụm từ mĩmiều do các tổ chức quốc tế tạo ra để chỉ định tập hợp 3 tỉngười (đa số ở châu Phi) sốngở những nước nghèo, càng nghèo lại càng tụt hậu..., giữa các nước kể trên, có còn gì là tương đồng, là mẫu sốchung nữa không ? Hầu như không. Bằng chứng là cuộc xâm lăng thậm vô lí của Irak ở Koweit năm 1989.

Hiệnđại và chủ nghĩa truyền thống

Ta hãy trở lại quá khứ đểnhận ra những tuyến lực xuyên suốt lịch sử thế giới thứ ba trong Thếkỉ ngắn XX, từ cuộc giải thực đến giai đoạn phát triển (hay... không phát triển), một dòng lịch sử đầy gập ghềnh, hỗn loạn. Từ năm 1945,“ thế giới thuộc địa đã biến đổi toàn diện, trở thành một loạt những quốc gia về mặt danh nghĩa có đầy đủ chủquyền, thành thử sau đó, người ta ngỡ rằng đây là một hiện tượng tất yếu : hơn thế nữa, người ta ngỡ rằng dân chúng các nước thuộc địa đó đã mong muốn như vậy ” (tr. 275). Thực tiễn phức tạp hơn nhiều lắm.“ Khát vọng giải phóng chắc chắn đã tồn tại ở các nướcđã có lịch sử lâu đời, có truyền thống tổ chức chính trị : đó là trường hợp cácđế chế lớn ở châu Á (Trung Quốc, Ba Tư, Ottoman) nhất là khi các thực thể chính trị ấy được xây dựng trên nền tảng của một Nhà nước - dân tộc [nhưnhà Hán ở Trung Quốc, hay đạo Islam chiite] (...). Nhưng phổ biến nhất là trường hợp dân chúng hoàn toàn không có ý thức gì vềmột thực thể chính trị lãnh thổthường trực, với những biên giới quốc gia cố định, đặt dưới sự cai quản của một chính quyền thường trực duy nhất (tóm lại, ý thức về một quốc gia độc lập, có chủ quyền), hay ít nhất của một chính quyền cấp cao hơn là thôn làng [đó là trường hợp châu Phi và một số vùng Trung Đông] ” (tr. 275). Đó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng không ổn định ở thếgiới hậu thuộc địa, mọi cuộc xung đột có tính chất khu vực (như cuộc diệt chủng ở Rwanda và cuộc chiến tranh vùng đại Hồ) đều nhằm “ thanh toán ” những vấn đề đường biên giới do đế quốc vạch ra. Cũng vì thếmà trong thời kì đầu của các cuộc đấu tranh chống thực dân,“ nhiệm vụ lớn của các phong trào dân tộc chủ nghĩa [nói chung là của các tầng lớp thiểu số tư sản] là tập hợpđược đông đảo quần chúng gắn bó với truyền thống và chống lại những gì là hiện đại, mà lại không tác động tới những dự án hiện đại hoá của họ ” (tr. 276). Điển hình là Gandhi (1869-1948), “ là ngườiđã thành công trong việc huy động hàng chục triệu người ở các làng thôn và khu chợ bazar Ấn Độqua cùng một lời kêu gọi nhắm vào tinh thần dân tộc và tâm linh Hindu, đồng thời lại tranh thủ được sự đồng tình của những người chủ trương canh tân [trong một ý nghĩa nào nó, Gandhi cũng là một người canh tân vì ông phủ nhận chế độ đẳng cấp] ” (tr. 276). Song cuối cùng Gandhi đã thất bại : người ám sát Gandhi là một người theo phái Tilak(6), còn nước Ấn Độ độc lập sẽ đặt dưới quyền của đảng Quốc Đại, là những người“ không màng tưởng gì sựhồi sinh của nước Ấn Độ xưa kia ”, họ “ không hềthiện cảm hay cảm thông gì [với những người chủ trương trở vềtruyền thống], chỉ chú mục vào phương Tây, bị tiến bộcủa phương Tây quyến rũ mạnh mẽ ” (Nehru, 1936).
Nhưvậy là khởi đầu cuộc đấu tranh giải phóng, ở Ấn Độ, ởTrung Quốc hay ở Trung đông, đâuđâu cũng một cung cách : một nhóm nhỏ những người chủ trương canh tân, không phải là đạo sĩ,tìm cách tranh thủ quần chúng vốn thù ghét thực dân nhưng cũng chẳng ưa gì giới tư sản thượng lưu tin tưởng rằng canh tân là cần thiết. Việc giới tư sản thượng lưu lãnh đạo cuộc đấu tranh là một hiện tượng kinh điển, vì tại các nước bị trị,“ hầu như không có nhữngđịnh chế chính trị dân chủ,chỉ có một tầng lớp rất nhỏmới có đủ tri thức và đượcđào tạo, hoặc là có những căn bản sơ yếu nhất mà thôi(7) ”(tr. 268).

Câu hỏi thú vị đặt ra là tại sao giới lãnh đạo lại chọn lựa chủ trương canh tân để gặp khó khăn trong việc vận động quần chúng như vậy. Một sự lựa chọn không tự nhiên chút nào. Tự nhiên hơn và dễ dàng hơn, lẽ ra là dựa vào truyền thống (tiếng Pháp hiện hành dùng chữ fondamentalisme) hay tôn giáo (chủ nghĩa toàn thống,intégrisme). Thật thế, điểm lại lịch sử, dù sơ lược, cũng thấy “ không có một phong trào giải phóng thành công ởthế giới lạc hậu trước thập niên 70 lại bắt nguồn hay cảm hứng từ một hệ tư tưởng truyền thống hoặc tân truyền thống. Phảiđợi đến những thập niên cuối cùng của thế kỉ XX mới thấy trỗi dậy chủ nghĩa truyền thống, mới chứng kiến cảnh tượng kì quặc là một số trí thức say mê những cái mà cha ông của họ, có văn hoá, sẽ gọi là mê tín hoặc man rợ ” (tr. 268). Thế hệcách mạng đầu tiên, rút kinh nghiệm thất bại của các cuộc nổi dậy của nông dân, nhận định rằng canh tân là bảo đảm cho đấu tranh hiệu quả(8), họ chọn sựcanh tân vì hiệu quả chứ không phải từ những suy tính về đạođức : “ Về mặt hệ thốngđạo đức mà nói, với những quan niệm về chỗ đứng của con người trong thế gian, nhận chân ra bản chất và quy mô sự huỷ diệt do“ phát triển ” và “ tiến bộ ” đã gây ra, thì các hệ tư tưởng và hệ giá trịtiền tư bản hay phi tư bản thường hơn hẳn những tín điều mà tàu chiến, thương nhân, các nhà truyền giáo và viên chức thực dân đã đem lại. [Nhưng khi các hệ tư tưởng đó]đi ngược lại quá trình phát triển trong thực tiễn, chứ không phải chỉ trên mặt lí thuyết, thì thất bại và thua trận là cái chắc. Dùng phù phép để bẻcong đường bay của đạn đại liên thì dù tin tưởng mạnh mẽvà thành khẩn tới đâu, cũng ít khi thành công. Điện thoại vàđiện tín dầu sao cũng là những phương tiện thông tin hiệu quả hơn khả năng thần giao cách cảm ”(tr. 267).
Tóm lại, bất luận các nhà cách mạng đã làm nên lịch sửthế giới thứ ba đã đeo đuổi những mục tiêu tự giác hay không tự giác như thế nào, thì quá trình canh tân (theo mô hình phương tây) đã mang lại những phương tiện cần thiết để đạt mục tiêu đó : hệ tư tưởng, cương lĩnh chính trị, phương pháp sinh hoạt công cộng (báo chí, hội họp, tuyên truyền, vận động quần chúng), tổ chức chính đảng (chính đảng tư sản như đảng Quốc Đại Ấn Độ hay Trung Hoa Quốc Dân Đảng, hoặc đảng cộng sản nửa bí mật tổ chức theo mô hình bôn sê vich(9) )... Tương tự,sau ngày độc lập, phần lớn các nước thuộc địa cũ đều tổchức, hoặc bị ép tổ chức theo các hệ thống kinh tế - chính trịrập khuôn của chính quốc cũ. Sốnhỏ còn lại (nói chung, xuất phát từ phong trào cách mạng xã hội hoặc cuộc chiến tranh giải phóng trường kì) thì chọn mô hình xô viêt. Thành ra, về mặt lí thuyết, toàn bộ thế giới thứ bađều theo chế độ “ dân chủ ” (nghĩa là có những nước “ dân chủ ” hơn những nước khác, vì nhiều nước bệ mô hình Tây phương lên cái nền cũ là dạng thức quyền lực thị tộc, vi phiệt(10) hay Khổng giáo). Điều cần nhấn mạnh là tất cả đều là những cơcấu “ nhập khẩu ”, nên Hobsbawm mới nói rằng lịch sử thếgiới thứ ba “ dẫn xuất ”(dé- rive) từ lịch sử của hai thếgiới kia.

Trởlại lịch sử cuộc giải thực và cuộc khủng hoảng 1929-1933. Như đã nói ở phần trên, chính cuộc khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy quần chúng thuộc địa tham gia cuộcđấu tranh chống thực dân. Sự thúcđẩy này gần như có tính chất của một định luật cơhọc. Thật vậy, vào cuối Thời đại các đế chế, nền kinh tế tưbản thế giới (dù ngừng lại ởbên này biên thuỳ Liên Xô) đã thu hút tài nguyên, văn hoá và chính thể của mọi nước vào phạm vi của nó như một con “ bạch tuộc ” (chữ của tác giả).Trong hệ thống ấy, kinh tế thuộc địa giữ một vị trí đặc biệt.Đối với thị trường thế giới,“ giá trị [của thuộc địa] chủ yếu là giá trị của người cung cấp vật phẩm cơ bản – nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi – và của nơi đầu tư cho tư bản phương bắc, đặc biệt dưới dạng công trái hay xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thành phố), nếu không có thì không thể khai thác tài nguyên của các thuộc địa ”(tr. 271). Tuy nhiên đầu tư như vậy hoàn toàn không có nghĩa là chính quốc muốn công nghiệp hoá các nước thuộc địa. Thí dụnhư đường bộ hay đường xe lửa (ngày nay vẫn còn được sử dụng) không mang lại công nghiệp cho Việt Nam, và chính quyền thực dân mở mang đường sá cũng không hề nhắm mục đích ấy. “ Phần lớn chính phủ và doanh nhân các nước phương Bắc đeo đuổi một mô hình trong đó thuộc quốc bán sản phẩm cơ bản cho chính quốc và dùng tiền đó đểmua hàng hoá công nghiệp của chính quốc. [Quyền lợi tự nhiên của chính quốc và doanh nhân chính quốc] là làm cho thị trường thuộc địa hoàn toàn lệ thuộc vào nền sản xuất của chính quốc (...) [và mặt khác] củng cố độc quyền công nghiệp của những trung tâm sản xuất cổ truyền của chính quốc. Trong chừng mực ấy, người macxit trong giai đoạn giữa hai cuộc đại chiến và những nhà lí luận vềsự lệ thuộc ở nhiều trường phái khác nhau có đầy đủcơ sở khi họ tố cáo chủ nghĩađế quốc, coi nó là phương tiện để duy trì sự lạc hậu của các nước thuộc địa ”(tr. 272-273). Cố nhiên, cơ cấu kinh tếthuộc địa làm cho nó rất dễbị chao đảo : trong cuộc khủng hoảng, giá cả nguyên vật liệu (nguồn sống của các nước thuộc địa) sụt nhanh và nhiều hơn giá hàng công nghiệp Tây phương. Trướcđó, về toàn cục mà nói, thời kì đế chế là một thời kì tăng trưởng hầu như liên tục, với những tác động tích cực của nó, nên trong một ý nghĩa nào đó, chủ nghĩa thực dân có mặt “ chấp nhậnđược ”. Kinh tế suy sụp làmđảo lộn nền tảng trật tự đó, gây ra mất ổn định trong đời sống chính trị quốc gia cũng nhưquốc tế. Giới thượng lưu mấtđi các ưu quyền đã đành,“ lần đầu tiên (trong những thời kì không có chiến tranh), cuộc sống của người dân bình thường bị đảo lộn như trải qua nhữngđộng đất, mà rõ ràng đây lại không phải là thiên tai, cầu nguyện cũng vô phương, chỉ còn con đường phản đối ”(tr. 283). Thập kỉ 1930 do đó là những năm tháng then chốt của thế giới thứ ba, “ phần nào vì khủng hoảng đưa tới triệt để hoá về chính trị, nhưng quan trọng hơn, nó tạo dịp tiếp xúc giữa các phần tử chính trị thiểu số và người dân bình thường (...). Những năm khủng hoảng đã cắt đứt mối liên hệ giữa chính quyền thuộc địa và quần chúng nông dân, do đó mở ra một không gian mới trong cục diện chính trị ”(tr. 283-284).

Một khi quần chúng đã bước lên sân khấu chính trị, không dễ gì họ chịu rút lui, mặc dù nhìn về bề ngoài, thấy họ im ắng cam phận trong những thập niên sau ngàyđộc lập. Trong khi đó, nền kinh tế đế quốc chủ nghĩa đã mang lại nhiều biến đổi trong cuộc sống của giới nông dân, nhất là ở những vùng sản xuất hướng về xuất khẩu (đảo lộn lớn nhất là trong vùng trồng cao su, lợi nhuận cao hơn trồng lúa). Cuộc cải cách ruộngđất được tiến hành rộng rãi mọi nơi, dưới bất cứchính thể nào, trong giai đoạn 1945-1960 (tr. 462-463), đã làm cho nông dân thấy ra rằng hiện đại hoá mang lại hứa hẹn hơn là đe doạ.Bất luận chính trị của nền kinh tế thuộc địa là như thế nào, sự phát triển các thị trườngđịa phương, sau đó là sựphát triển công nghiệp địa phương (đúng như sự tiên liệu của chủ nghĩa Marx về sự triển khai tận cùng của cách mạng công nghiệp,điều này sẽ nói ở một phần dưới) đã tạo ra và thúcđẩy một cuộc di dân khổng lồtừ nông thôn về các đại đô thị mới thành hình ở các nước phương Nam, khai sinh ra một “ nền kinh tế không chính thức ”(économie informelle) khá đặc trưng của thế giới thứ ba, trước khi mà“ sự phân công lao động quốc tế ” mới (giữa các nước phát triển và các nước chậm phát triển, nhưng là trong nội bộthế giới thứ ba, xem ở dưới) lại tạo ra một cuộc di dân mới, vượt qua những ranh giới khu vực và phân loại. Kết quả những cuộc biến thiên ngấm ngầm ấy, vào những năm bản lề 70-80, các cuộc vậnđộng quần chúng sẽ nổi lên công khai, dưới hai dạng đối lập.Ở các NPI (như Brasil, Hàn Quốc...), những biến đổi cơ cấu trong xã hội đã đưa đời sống chính trị vào con đường quen thuộc của thế giới thứ nhất : sựhình thành những giai cấp công nhân công nghiệp mới đòi hỏi sựtôn trọng quyền lợi thợ thuyền và công nhận các công đoàn. Cònở những vùng rộng lớn khác của thế giới thứ ba (vừa mất ổn định, vừa dễ bùng nổ), chủ nghĩa truyền thống (đôi khi kết hợp với chủnghĩa toàn thống) đã hồi sinh mạnh mẽ, với đỉnh cao là cuộc cách mạng Iran (1979) : trong khi động lực của thời đại 1789-1917 (từ Cách mạng Pháp đến Cách mạng Nga) có vẻ như đã mất đà, cuộc cách mạng Islam đang giương cao ngọnđuốc cách mạng xã hội. Nhưng lần này, để chống lại hiệnđại.

Nguyễn Quang

(Kiến Văn biên dịch)

Kì sau : Thời mạt kỉ


(1) Một số nhà kinh tế, chỉ dựa vào những con số cộng, còn liều lĩnh xếp Trung Quốc là cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới.
(2) J.-C. Pomonti, L’Asie du Sud-Est durablement à la traine, Le Monde ngày 02.05.2001.
(3) Dấu hiệu chứng tỏ chủ nghĩa đếquốc càng ngày càng bị chê trách : người ta không dám nói tới “ thuộc địa ” nữa, mà nói lãnh thổ “ uỷthác ” (mandat), nghĩa là nhân loại để tỏ lòng biết ơn đã“ uỷ thác ” những lãnh thổ ấy cho các cường quốc chiến thắng, không phải để “ bóc lột ” các “ dân tộc bán khai ” (cường quốc nào lại “ nghĩ ” đến chuyện bóc lột như vậy, Hobsbawm viết mỉa, tr. 59) mà là để dẫn dắt họtrên đường tiến bộ.
(4) Năm 1919, ở Amritsar (ấn độ), một tên tướng Anh đã ra lệnh nã súng vào đám đông tay khôngđang chen chúc trong một khoảng đất khép kín, không lối thoát. Trong một chuyến đi thăm Ấn Độ mới đây, hoàng tế Philip đã tìm cách giảm nhẹ tội ác này, khiến cho dư luận hết sức công phẫn.
(5)Để tránh đi vào một cuộc luận chiến bất tận, xin nói ngay : đây là lập trường chung của các nước Arập. Đối với họ, Israel chỉ là khúc ruột thừa của Tây phươngở Trung Đông. Thực tế là vậy.
(6) Bal Ganghudur Tilak (1856-1920), một trong những chiến sĩ quốc gia đầu tiên của ẤnĐộ, chủ trương trở về với nền văn minh và tôn giáo Ấn Độcổ đại. Gần đây, những người kế tục Tilak đã thắng cử đảng Quốc Đại và lên nắm chính quyền.
(7) Nhắc lại vài con số : trước độc lập, 90 % dân số Ấn Độ mù chữ, và trước năm 1914, trên 600 người dân mới có một người biết nói tiếng Anh (hay một tiếng phương Tây).
(8) Nói đến canh tân và hiệu quả,kẻ viết bài này rất mong đượcđộc giả lí giải cho điều bíẩn này : người Trung Hoa đã sáng chế ra thuốc nổ, nhưng cái máy nỏ (arquebuse) và súng đại bác lại do người Âu sáng chế.
(9) Người ta nhớ tới bài viết nổi tiếng của Hồ Chí Minh khi tìm thấyở chủ nghĩa macxit-leninit con đường cứu nước.
(10) oligarchie.





No comments:

Post a Comment

View My Stats