Sunday, 7 October 2012

ĐỌC "THỜI ĐẠI CỦA NHỮNG THÁI CỰC" - III (Nguyễn Quang)




Nguyễn Quang
Cập nhật lần cuối 04/10/2012

...giai cấp “ vô sản ” ở các nước công nghiệp, thành phần mà các nhà cách mạng chuyên nghiệp hay những thanh niên say sưa nhiệt huyết của phong trào tháng 5-1968 trông cậy vào để “ đấu tranh này là trận cuối cùng ” đã hoà tan vào sự phồn vinh của Thời đại Hoàng kim mất rồi...


Đọc“ Thờiđại của những thái cực ”
“ Thế kỉ XX ngắn ”
của E. J. Hobsbawm - phần III

Nguyễn Quang

Cuộc đại khủng hoảng suýt nữa đã chôn vùi chủ nghĩa tư bản liberal (hiểu theo nghĩa của thế kỉ XIX). Thậm chí, có thể nói rằng nó đã thật sự chôn vùi chủ nghĩa tưbản liberal trong suốt nửa thế kỉ bởi vì, để có thể sống sót trong thập niên 30 và qua khỏi cuộc thế chiến thứ 2, hệ thống tư bảnđã phải trải qua một cuộc biến thiên thâm sâu. Đó là “ conđường thứ ba ” đã nóiở trên, một con đường khác chủ nghĩa phatxit và chủ nghĩa xôviêt, con đường mà hệ thống tư bản buộc phải đi theo để tồn tại, và nhờ đó mà “ chủnghĩa tư bản dân chủ ” đã bước vào Thời đại Hoàng Kim của nó, một điều làm mọi người, kể cả nó, phải kinh ngạc. Cũng chính “ con đường thứba” này đã áp đặt nó trở thành ý thức hệ thống trịcủa cuối thế kỉ XX, đầu thếkỉ XXI.

Cuộc “ đổi mới ” của chủ nghĩa tư bản

Tưởng cũng cần nhắc lại, tư duy liberal của thế kỉ XIX chỉ biết có một quy luật là “ quy luật thị trường ”,tóm tắt bằng câu phương châm nổi tiếng của chủ nghĩa tự do mậu dịch kiểu Anh : “ Cứ đểcho qua, cứ để cho làm ”. Cho dù “ để cho qua ” là dành phần hơn cho các cường quốc và các nền kinh tế phát triển (như trong sự trao đổi bất bìnhđẳng giữa hàng hoá công nghiệp- nguyên liệu giữa chính quốc và các thuộc địa, xem phần dưới), thì cũng chẳng sao ! đối với những người mà Hobsbawm gọi là “ các nhà thần học của thị trường ”,đó là một giáo điều, gần như một Chân lí Mặc khải, đụng vào nó, hay tìm cách điều chỉnh nó là đi vào “ conđường nô dịch ”(1).“ Cứ để cho làm ”hàm chứa nền tảng một hệ tưtưởng nhất định về xã hội và Nhà nước. Đối nghịch với quan niệm Nhà nước xã hội chủnghĩa hay Nhà nước ban phát của chủ nghĩa xã hội dân chủ (và của chủ nghĩa tư bản cải lương), tư tưởng liberal chính thống khẳngđịnh rằng “ về cơ bản, cuộc sống của các công dân không thuộc phạm vi của chính quyền, mà nằm trong lãnh vực của các hộiđoàn tư nhân, phi quan phương (tức là “ xã hội dân sự ”(2) ). [Do đó, Nhà nước lí tưởng là một] Nhà nước chỉ có nhiệm vụ hoạch định những luật lệ cơ bản cho đời sống kinh tế,cho xã hội dân sự, và cung cấp nhà tù, bộ máy công an và quân đội để khắc phục những nguy cơ bên trong và bên ngoài ”(tr. 193), một quan niệm tối thiểu vềNhà nước, được những người phản bác mỉa mai gọi là “ Nhà nước gácdan ban đêm ”. Cuộc tranh luận này đến nay vẫn chưa kết thúc : không hiểu nó thì không thể hiểu một mảng lớn trong lịch sử Hoa Kì (cuộc chiến tranh Nam-Bắc) và đời sống chính trịMĩ (sự đối lập giữa hai đảng Cộng hoà và Dân chủ). Nó cũng nổi cộm trong quá trình xây dựng châu Âu (liên bang thống nhất hay liên bang đa quốc : fédération/confédération ?).
Bất luận thế nào, cuộc Khủng hoảng kinh tế đã làm rung chuyển rường cột của ngôi đền chủ nghĩa liberal, làm cho người ta không tin được rằng chủ nghĩa tư bản có khả năng tự điều tiết, đó là không nói hệ thống tư bản lại vừa bị chủ nghĩa phatxit đe doạ cácđịnh chế vừa bị mô hình xôviết thách thức về ý thức hệ. Nó phải chọn : cải tổ hay suy vong. Và nó đã chọn con đường cải tổ. “ Về ngắn hạn, đó chẳng phải là một chương trình hay chính sách cụ thể gì, mà là một cảm nghĩ, rằng một khi cuộc Khủng hoảng chấm dứt, phải làm thế nào không để cho nó tái diễn nữa (...). [Nhưng]không thể nghi ngờ là chủ nghĩa tư bản đã được cải tổmột cách tự giác, chủ yếu nhờnhững người, ở Hoa Kì và Anh, đã nắm giữ vị trí quyết định trong những năm chót của cuộc chiến tranh ” (tr. 151 và 359). Trong đầu óc của đại chúng, nói tới khúc ngoặt của thập niên 1930 là nói tới chính sách New Deal của Mĩ,nói tới John Maynard Keynes(3), ít ai biết tới những biến đổi sâu sắc của chủ nghĩa tư bản. Những ai ra đời sau Thế chiến lần thứnhì chỉ biết chủ nghĩa tư bản dưới dạng chủ nghĩa tư bản cải lương. Tưởng cũng nên nhắc lại những khác biệt sâu sắc giữa tưbản cải lương và học thuyết liberal thế kỉ XIX. Đối với giới quyền lực Anh-Mĩ sau Thế chiến lần thứ nhì, có “ bốn điều rõ ràng. Một là, bất luận thếnào cũng không thể để cho tái diễn cuộc đại hoạ kinh tế đã xảy ra giữa hai cuộc thế chiến, mà cuộc đại hoạ này chủ yếu bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống mậu dịch và tài chính toàn cầu, dẫn tới sự chia cắt thế giới thành những nền kinh tếquốc gia hay những đế chế tự cung tự cấp. Hai là, yếu tố tạo ra sự ổn định của hệ thống toàn cầu trước đây là sự bá chủ, hay chí ít, vai trò trung tâm của nền kinh tế Anh Quốc và đồng pound sterling (...). Ba là, cuộc đại khủng hoảng xuất phát từ sự thất bại của một thị trường cạnh tranh không giới hạn, do đó, cần phải bổ sung thị trường, hay đặt thịtrường vào khuôn khổ của kếhoạch hoá công cộng và sự quản lí kinh tế. Bốn là, vì những lí do chính trị và xã hội, không thể để cho nạn thất nghiệp tái phát tới mức đại chúng ”(tr. 359-360). Điểm thứ nhì và hệquả ẩn ngôn của nó –thay thế Anh bằng Mĩ, thay thế đồng pound sterling bằng đồng dollar –dĩ nhiên không được tiếp nhận một cách phấn khởi tại thủ đô các nước, ngoại trừ washington. Ba điểm kia đều được giới cầm quyền và các nhà tư tưởng phương Tây tán đồng. “ Họ đều mong muốn đẩy mạnh sản xuất, tăng trưởng thương mại quốc tế, sửdụng nhân lực toàn bộ, công nghiệp hoá và hiện đại hoá.Để đạt mục tiêu đó, nếu cần, họ đều sẵn sàng chấp nhận sự kiểm tra có hệ thống của công quyền, chấp nhận sự quản lí kinh tế hỗn hợp, thậm chí chấp nhận hợp tác với những phong trào công nhân, ngoại trừ phong trào cộng sản ” (tr. 362). Còn các tổchức công nhân và chính đảng phái tả không cộng sản, vốn không có một giải pháp kinh tếnào khác, đã bỏ phiếu hai tay cho chủ nghĩa tư bản cải lương mới : trừ phi là huỷ bỏ chủnghĩa tư bản –một điều mà không ai trong họthấy có cách làm hay thử làm– họ đã“ chấp nhận một nền kinh tếtư bản mạnh mẽ, biết tạo ra của cải để tài trợ cho các mục tiêu [cải cách xã hội] của họ. Thật sựmà nói, một chế độ tư bản cải lương, biết thừa nhận tầm quan trọng của những ước vọng thợthuyền, xã hội dân chủ, là một chế độ hợp với khẩu vị của họ ”. Và đúng nhưHobsbawm đã nhấn mạnh, “ Thờiđại Hoàng kim của chủ nghĩa tưbản đã không thể nào cóđược nếu không có sự đồng thuận là muốn cứu sống nền kinh tế tư doanh ( “ tự do kinh doanh ”nói theo ngôn ngữ thời thượng) thì phải cứu nó ra khỏi vòng tay của... chính nó ” (tr. 362).

Thế mà, không những chủ nghĩa tư bản đã bảo tồn mạng sống của nó, nó còn lợi dụng được ba mươi năm đồng thuận để tiến hành một cuộc “ đổi mới ”(aggiornamento), thiết lập những định chế và phương thức vận hành mà ngày nay chúng ta vẫn chứng kiến. Trên quy mô hành tinh, một nền kinh tếtư bản chủ nghĩa toàn cầu đã triển khai chung quanh Hoa Kì, mà “ từtrung kì của triều đại nữ hoàng Victoria đến nay, chưa có nền kinh tếnào ít gặp những trở ngại nhưvậy trong sự giao lưu các nhân tốsản xuất ” (tr. 365), song chúng ta không thể đánh đồng nó với chủ nghĩa tự do mậu dịch cũ, bởi vì, sau “ bài học ” của cuộc Khủng hoảng, các hiệp ước Bretton woods năm 1944 đã thiết lập một số cơ quan kiểm soát, can thiệp và trọng tài như Ngân hàng Thế giới WB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, tổchức GATT(4)... Cố nhiên các cơquan này trên thực tế phải tuân phục quyền lợi của kẻ mạnh (chủnghĩa tư bản chưa bao giờ biết đánh vần hai chữ vị tha), song chúng cũng đã góp phần ổn định và quy chếhoá một nền kinh tế ngày càngđược toàn cầu hoá. Ở một phần dưới, chúng tôi sẽ trởlại quá trình quốc tế hoá này.Ở đoạn này, chỉ xin nêu một ý : nếu như, ít nhất trong thời kì đầu, quá trình quốc tếhoá không chấm dứt sự bất bìnhđẳng trong các trao đổi quốc tế(cho đến giữa thập niên 70, các nền kinh tế phát triển vẫn tận hưởng nguyên liệu và năng lượng với giá rẻ mạt), thì từ đầu thập niên 70 trở đi, nó cũng tạo ra được một dạng thức phân công mới, có thể đo bằng một con số : tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của các nước Thế giới thứ ba, cho đến năm 1970 vẫn ì ạch ở mức 5 %, thì từ1970 đến 1980, đã tăng gấp đôi.

Trên quy mô các quốc gia, thì ngoại trừ một số biệt lệ (như Hồng Kông),“ những thành tựu lớn vềkinh tế ở các nước tư bản sau đại chiến đều là thành tựu của những cuộc công nghiệp hoá do Nhà nước yểm trợ, chỉdẫn, lãnh đạo, thậm chí lên kế hoạch và trực tiếp quản lí ”(tr. 356). Kiểu “ kinh tế [công tư] liên hợp ” này cho phép các Nhà nước dễ dàng quản lí công cuộc hiện đại hoá (nhất là bấy giờ họ có được những lợi khí quản lí vĩ mô mới, dựa trên hạch toán quốc gia, hay là những công cụ điều tiết xã hội - kinh tế như gắn liền chỉ tiêu lương bổng với giá cả), thậm chí kế hoạch hoá cuộc hiện đại hoá như trong trường hợp nước Pháp (“ nhiệm vụbức xúc của kế hoạch ” nói theo ngôn ngữ của chính quyền De Gaulle), Espana, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc... song chúng ta không nên quên rằng trong những năm đại chiến, nền kinh tế chiến tranh của các nước Tây phương đã làm quen với khái niệm “ management ” và sự kếhoạch hoá(5), và ngay sau đại chiến, “ hưởng ứng ” các kế hoạch 5 năm của Liên Xô, ngoại trưởng Mĩ Averell Harriman tuyên bố :“ Nhân dân nước ta không còn sợ những danh từ như kế hoạch hoá (...) Họ đã chấp nhận việc chính phủ cũng phải kế hoạch hoá, như là mỗi cá nhân vẫn thường làm ” (1946).

Yếu tố đã làm thay đổi các mối quan hệ kinh tế - xã hội một cách sâu sắc, chính là những biện pháp xã hội “ phòng bệnh ”(chữ của tác giả) mà hệ thống tư bản chủ nghĩa đã buộc phải thực hiện để ngăn ngừa hậu quả (được coi là tối nguy hại) của nạn thất nghiệp đại chúng(6): đó là việc thành lập các chế độ mới về bảo hộxã hội. “ Chúng ta đã quá quen với sự tồn tại phổ biến của hệ thống bảo hộ xã hội rộng rãi tại các nước phát triển thuộc khối tư bản chủ nghĩa công nghiệp [ngoại trừ một vài biệt lệ như Hoa Kì, nhưng ngay ở Hoa Kì cũng có những chương trình tối thiểu] nên dễ quên rằng trước Đại chiến thế giới lần thứ nhì, hiếm có những Nhà nước ban phát theo nghĩa mới của cụm từ này (...). Thật ra mà nói, những cụm từ nhưwelfare State, Nhà nước ban phát (Etat-providence) hầu như chưa được sử dụng trước thập kỉ 40 ”(tr. 136). Hơn thế nữa, từ thập niên này sang thập niên kia, chủ trương chính trị và “ phòng bệnh ”đó dần dà đã trở thành chính bản chất “ của các Nhà nước ban phát theo nghĩa đen của cụm từ này, nghĩa là những Nhà nước trong đó các chi tiêu về xã hội –bảo đảm thu nhập, chi phí y tế,giáo dục vân vân... –trở thành bộ phận lớn nhất trong ngân sách chi tiêu công quỹ (...). Vào cuối thập niên 70, tất cả các Nhà nước tư bản đã trởthành những “ Nhà nước ban phát ”. Trong số đó, có 6 Nhà nước dành hơn 60 % ngân sách cho mục tiêu này ”(tr. 375). Các văn kiện lớn của chủnghĩa cải lương Thời đại Hoàng kim tư bản(7) –tất cả đều được thảo ra trong nửa sau thập kỉ 50 –ít nhiều đều đã xây dựng nền tảng lý luận cho quan niệm “ đối tác xã hội ” (partenariat social, cụm từ này ra đời ở Đức)đã được quán triệt trong vận hành của các nền kinh tế phát triển : “ đó là sự thoảthuận tay ba trên thực tế, chính quyền chủ trì (một cách chính thức hay không chính thức) các cuộc thương lượng giữa các “ bênđối tác xã hội ”(...). Giới chủ nhân không ngần ngại trả lương cao trong những thời kì dài có nhiều lợi nhuận, họ thấy rõ thuận lợi của cung cách này vì nhờ thế, họ có thể tiên liệu và do đó, dễ hạch toán. Nhân viên được tăng lươngđều đặn, được hưởng thêm những lợi ích phụ, và những dịch vụ của một Nhà nước ban phát ngày càng giàu mạnh và rộng rãi. Đối với chính quyền, tình hình này bảo đảm ổnđịnh chính trị và những điều kiện quản lí có thể tiên liệu cho việc thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô mà ngày nay mọi Nhà nước đều thi hành ”(tr. 373).

Thời đại Hoàng kim của chủ nghĩa tư bản

Đó là diện mạo của chủ nghĩa tư bảnđã được đổi mới trong những thập niên 50-60 : một cuộc hôn nhân có tính toán giữa chủnghĩa liberal về kinh tế và chủ nghĩa dân chủ xã hội, nói khác đi, trong con mắt các nhà “ thần học ” của “ thị trường thuần tuý ”, nó là một biến tướng của chủ nghĩa xã hội. Không có gì bảo đảm là nó sẽ trường tồn. Bây giờ khối xã hội chủ nghĩa Liên Xô đã sụp đổ rồi, nói ra tưởng như đùa, chứ cho đếnđầu thập niên 60, chủ nghĩa xã hội xôviết vẫn hiện ra như mộtđối thủ đáng ngại trong cuộc chạy đua sản xuất hàng tiêu dùng. Mọi người còn nhớ lời thách thức của Krushev trước mặt Nixon(8)giữa hai dãy tủ lạnh và máy giặt. Một thủ tướng Anh cũng phải gờm “ cái xung năng kinh tế của một quốc gia [Liên Xô] (...) chẳng mấy lúc sẽqua mặt xã hội tư bản trong cuộc chạy đua sản xuất của cải vật chất ” (tr. 23). Thực thế, nhờnhững nỗ lực vượt bậc trong thập niên 50, khối đông âu đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn Tây phương, và Liên Xô đã thành công trong việc xây dựng một nền kinh tế đứng đầu thế giới... nhưng, điều này chẳng mấy lúc mọi người sẽ nhận ra, đó là thế giới của thế kỉ XIX, của sắt thép, máy kéo, và công nghiệp nặng. “ Trong những năm 60, hiển nhiên là người dẫn đầu cuộc chạy đua không phải là chủ nghĩa xã hội, mà là chủ nghĩa tưbản ” (tr. 344).

Từ 1945 đến 1973 (năm của “ cú sốc dầu lửa ” thứ nhì), tức là trong thời kì mà người Pháp gọi là “ 30 năm vinh quang ” (các nước tư bản khác cũng trải qua một giai đoạn tương tự, tuy dài ngắn có thể khác nhau), các nước tư bản đã bước vào thời kì mà ngày nay nhìn lại, đúng là Thời đại Hoàng kim của lịch sử các nước ấy. Hobsbawm tự hỏi : “ Làm sao cắt nghĩa được sự đại thắng phi thường này, một chiến thắng bất ngờ, của một hệ thống trong mấy chục năm liên tiếp dường như đang đứng ven bờsụp đổ ? điều cần phải lí giải, cố nhiên, không phải là việc hệ thống tư bản đã có một thời kì dài phát triển và phồn vinh, sau một thời kì dài rối loạn về kinh tế và rối loạn nhiều mặt khác (...). Điều cần phải lí giải là cái quy mô và tầm cỡ to lớn khác thường của cuộc “ nổbùng ” thế kỉ, tươngứng với quy mô và tầm cỡ của thời kì khủng hoảng và suy thoái trước đó ” (tr. 355).

Cuộc “ nổbùng ” kinh tế này là một hiện tượng toàn cầu, cho dù khởiđầu nó đã mang lợi cho các nước phát triển. Vài con số đểhình dung ra quy mô cái “ boom ”ấy : từ 1950 đến 1970, tổng sản lượng hàng hoá công nghiệp thếgiới đã nhân gấp 4, và kim ngạch thương mãi quốc tế về hàng công nghiệp đã nhân gấp 10. Ấn tượng hơn nữa, các nước tưbản phát triển chiếm 75 % và 80 % hai tổng số kể trên. Nông nghiệp cũng chẳng thua, không phải do tăng diện tích canh tác mà do tăng năng suất : từ1950 đến 1980, năng suất mỗi hecta trồng trọt đã tăng hơn gấp đôi,đến mức, mặc dầu sức ép dân số toàn thế giới và sự tăng tuổi thọ, sản xuất nông nghiệp đã tăng nhanh hơn dân số toàn cầu, khiến các nước giàu gặp phải những vấn đề sản xuất dư thừa (mọi người còn nhớ hình ảnh những “ núi bơ biển sữa ”của Thị trường chung Âu châu)... Tất nhiên, sự bất bình đẳng trong phân phối lương thực trên quy mô toàn cầu đã triệt tiêu một phần ý nghĩa của những con sốnày, song dầu sao trong nội bộ các nước phát triển, sự “ đối tác xã hội ” và hệ quảcủa nó (sức mua của người dânđược nâng cao), đã đưa xã hội bước vào thời kì “ tiêu thụ đại chúng ” và hệquả kèm theo là sự “ dân chủ hoá thị trường ”, nghĩa là, một thị trường đại chúng, cung cấp những mặt hàng trướcđây được coi là xa xỉ phẩm, là vật phẩm cao cấp : “ Cái trước đây là xa xỉ nay trởthành chuẩn mực về tiện nghi trong tầm tay, ít nhất tại những nước giàu : tủ lạnh, máy giặt, điện thoại[rồi TV, đầu máy hi-fi, và du lịch đại chúng](...). Từ nay, người dân bình thườngở các nước phát triển có thể sống một cuộc sống mà thời cha mẹ của họ, chỉ có nhà giàu mới được hưởng –cố nhiên, cơ khí hoá đã thay thế người ở trong nhà ”(tr. 350).

Gần nhưchắc chắn : chính sự tiêu thụ đại chúng ( một kết quả “tích cực” của các cuộc cải tổcơ cấu ) đã cung cấp cho chủ nghĩa tư bản một trong những động cơchủ yếu để nó bành trướng. Nhưng vẫn con một điều cần được“ lí giải ”, đó là cái khả năng phi thường của một hệ thống trong việc cải biến mọi tiến bộ khoa học, kĩ thuật, văn hoá thành những canh tân trong lãnh vực sản xuất và tiêu thụ. Chẳng hạn,“ điều nổi bật hơn cảtrong giai đoạn này [“ 30 năm vinh quang ”] là sự kiện cuộc cách mạng kĩ thuật đã nuôi dưỡng động lực kinh tế đến độ nào. Không những nóđã cải tiến chất lượng và nhân số lượng các sản phẩm cũ, nó còn đa dạng hoá những sản phẩm mới, kể cả những sản phẩm mà trước đại chiến, hầu như không ai có thể mường tượng ”(tr. 350). Các hợp chất dẻo, sợi tổng hợp, máy điện tử, dược phẩm mới... Người viết bài này đã có ý liệt kê thành danh sách, nhưng cuối cùng đã bỏ cuộc khi thấy rằng có thể ra đường hỏi bất cứ ai, người ấy cũng có thể kể thêm một vài thứ.“ Cách mạng công nghệ họcđã ăn sâu vào ý thức người tiêu dùng tới mức trong nghề quảng cáo, cái “ mới ” trởthành lí lẽ chủ yếu đểkhuyến mãi ”. Tại sao sự“ canh tân ” lại không “ lên men ” trong kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa ? Chỉ xin nêu hai nhận xét thay vì đi vào thực chất vấn đề :

thứ nhất, công nghệ sử dụng càng phức tạp bao nhiêu thì quá trình đi từphát minh hay phát kiến tới sản xuất càng nhiêu khê và đắt bấy nhiêu. “ Nghiên cứu và Phát triển (R&D) đã trở thành yếu tố trung tâm của tăng trưởng kinh tế, nên vì vậy, lợi thế vốn rất lớn của các “ nền kinh tế thị trường phát triển ”so với các nền kinh tế khác càngđược củng cố ” (tr. 352).

thứ nhì,“ đa phần các công nghệmới là những công nghệ đòi hỏi vốn tập trung cao, dẫn tới hậu quả là tiết kiệm, thậm chí thay thế, nhân lực (ngoại trừ số nhà khoa học và chuyên viên kĩ thuật cao). Đặc trưng lớn của Thời đại Hoàng kim là không ngừng đòi hỏi đầu tư nặng, còn con người thì ngày càng trở nên vô ích, trừ khía cạnh nưgời tiêu thụ ”(tr. 353).

Ít nhấtđó là hai khác biệt cơ bản giữa kinh tế thế kỉ XIX và kinh tếthế kỉ XX.

Đối với nhà sử học, to lớn và nhanh lẹhơn cả những biến đổi kĩthuật, là những biến đổi vềmặt xã hội. Chỉ xin ghi lại ở đây những biến thiên xã hội học, trong vòng 30 năm, đã xáo trộn xã hội các nước phát triển, tới mức không một sơ đồkinh điển nào –kể cả sơ đồ mà Marx đã vạch ra – cònăn khớp với thực tại mới :

Đầu tiên là giai cấp nông dân hầu như đã diệt vong : năm 1980, sốnông dân ở mọi nước Tây phương đều ở dưới mức 10 % mặc dầu sản xuất nông nghiệp vẫn tăng đều.

Sau nữa là sự bành trướng các ngành nghề cần trình độ trung học vàđại học. Thí dụ về đại học : trước Thế chiến II, tất cảcác nước phát triển (Đức, Pháp, Anh) chỉ có 0,1 % sinh viên. Năm 1980, số sinh viên lên tới hơn 2,5 %tổng số dân, và 20 % lứa tuổi 20-24. Sự biến đổi này có tính chất toàn cầu : trong thập niên 70, sốtrường đại học trên thế giớiđã tăng gấp đôi. Hobsbawm giải thích : “ Đối với các nhà hoạch định kế hoạch cũng như đối với các chính quyền, hiển nhiên là nền kinh tế hiệnđại đòi hỏi thêm số người quản lí, thày giáo và kĩ thuật viên rất nhiều so với quá khứ ”(tr. 390).

Cuối cùng, sự biến đổi của giai cấp vô sản : trái với một thành kiến khá phổ biến, không có sựgiảm sút chung về số lượng (ngoại trừ trường hợp nước Mĩ, ởcác nước tư bản phát triển, trong suốt Thời kì Hoàng kim, giai cấp công nhân công nghiệp không bao giờthấp hơn 1/3 dân số ở trong tuổi lao động, tr. 397), nhưng có những biến chuyển nội bộ đi đôi với quá trình sản xuất. Nói đại để,số công nhân “ mặt đen ”(tượng trưng cho công nghiệp cũ) trởthành ít hơn số công nhân “ cổcồn xanh ”, và số này trởthành ít hơn số công nhân có bằng. Thêm vào đó, các ngành công nghiệp mới khác lạ tới mức không thể không nổ ra một cuộc khủng hoảng “ căn cước ”,khủng hoảng về ý thức “ ta là ai ? ”. “ Không có khủng hoảng của giai cấp công nhân, mà có cuộc khủng hoảng về ý thức giai cấp. Vào cuối thế kỉXIX, ở các nước phát triển, nhiều tầng lớp dân chúng khác nhau, rất không đồng nhất như nhau,đã mưu sinh bằng cách bán laođộng tay chân của mình đổi lấy đồng lương, đã dần dà tự nhìn mình như họp chung lại thành một giai cấp công nhân duy nhất : đó là yếu tố quan trong nhất xác định vị trí của họ trong xã hội (...) Trong các thập niên của Thời kì Hoàng kim, gần như tất cả các thành phần [của giai cấp công nhân] đều bịtiêu hao. Sự trùng hợp của các yếu tố : sự phát triển suốt một thế kỉ, tình trạng tận dụng nhân lực, xã hội tiêu thụ đại chúng ; ba yếu tố ấy hợp lạiđã làm đảo lộn cuộc sống của các giới thợ thuyền các nước phát triển ” (tr. 403).

Nói rõ hơn : giai cấp “ vô sản ”ở các nước công nghiệp, thành phần mà các nhà cách mạng chuyên nghiệp hay những thanh niên say sưa nhiệt huyết của phong trào tháng 5-1968 trông cậy vào để “ đấu tranh này là trận cuối cùng ”đã hoà tan vào sự phồn vinh của Thời đại Hoàng kim mất rồi. Hobsbawm có lí khi ông khẳng định, với đôi chút khiêu khích, rằngđối với các nhà sử học tương lai, cuộc đụng đầu giữa“ chủ nghĩa tư bản ” và“ chủ nghĩa xã hội ”rồi ra sẽ không quan trọng bằng “ quy mô và tác động phi thường của những biến đổi về kinh tế,xã hội và văn hoá [của Thời kì Hoàng kim], đó là những biến đổi to lớn nhất, nhanh chóng nhất và cơ bản nhất của toàn bộ Lịch sử, (...) đó là cuộc cách mạng sâu sắc nhất của xã hội loài người từ thời kì đồ đá đến nay ”(tr. 28 và 38).

Nguyễn Quang
(Kiến Văn biên dịch)

Kì sau : Thế giới thứ ba - Thời mạt kỉ


(1) Đó là tựa một cuốn sách của nhà kinh tế kiêm tư tưởng gia F. A. von Hayek (1899-1992, người Áo, nhập tịch Anh), xuất bản năm 1944 để lên án học thuyết của Keynes.
(2) Đây là ý nghĩa mà Hegel gán cho cụm từ “ xã hội dân sự ”(soci-été civile). Từ đó, cụm từ này mang nhiều ý nghĩa khác, nhất là từ khi “ xã hội ”dân sự phát triển ở các nước“ xã hội chủ nghĩa hiện tồn ”.
(3) Tác phẩm kinh điển của Keynes, Lí thuyết tổng quát về nhân dụng, lợi nhuận và tiền tệ, được xuất bản năm 1936.
(4) Ngày nay, GATT đã nhường chỗ cho Tổchức Thương mại Thế giới WTO, mục tiêu đấu tranh số 1 của phong trào“ chống toàn cầu hoá ”.
(5) Hobsbawm còn cho biết là nền kinh tế chiến tranh kếhoạch hoá của các nước dân chủ Tây phương lại hiệu quảhơn hẳn các nước độc tài (tr. 75).
(6) Người viết xã luận của báo Times năm 1944 đã hạ bút : “ Cùng với chiến tranh, nạn thất nghiệp là căn bệnh tràn lan nhất, trầm kha nhất và nguy hại nhất của thế hệchúng ta : trong thời đại ngày nay, nó là căn bệnh xã hội đặc trưng của nền văn minh Tây phương ”.
(7) Chẳng hạn Xã hội phong nhiêu của J. K. Galbraith, Bên kia Nhà nước ban phát của Gunnar Myrdal, Tương lai chủ nghĩa xã hội của Anthony Crosland.
(8) Năm 1959, trong cuộc tranh luận nổi tiếng diễn ra tại Hội chợ Hoa Kì tại Moskva, Nixon lúc đó là phó tổng thống.




No comments:

Post a Comment

View My Stats