Sunday 7 October 2012

ĐỌC "THỜI ĐẠI CỦA NHỮNG THÁI CỰC" - II (Nguyễn Quang)




Nguyễn Quang
Cập nhật lần cuối 04/10/2012

Không thể hiểu được chủ nghĩa phatxit nếu trước tiên ta không liên hệ nó với một khuynh hướng cố hữu của phái hữu bảo thủ là phái, ngay từ đầu, đã chống lại triết học ánh sáng...


Đọc“ Thờiđại của những thái cực ”
“ Thế kỉ XX ngắn ”
của E. J. Hobsbawm - phần II

Nguyễn Quang

Như đã nói trên, cuộc đại biếnđộng 1914 đã đẻ ra thế kỉXX. Điều này càng rõ nét khi ta nhìn lại thời kì giữa hai cuộc thế chiến : sự kiện trung tâm của thời kì ngắn ngủi này là cuộcđại khủng hoảng năm 1929 và đứa con hoang của nó là chủ nghĩa phát-xít, đánh dấu sự đoạn tuyệt triệt để với thế giới liberal (hiểu theo nghĩa chính trị - kinh tế)của thế kỉ XIX.

Đại khủng hoảng

Với khoảng cách thời gian, ngày nay chúng ta có thể thấy rõ, thời kì 1919-1939 đúng là giờ giải lao giữa hai cuộc đại chiến. Những ai đã trải qua cuộc thế chiến 1914-1918, với kinh nghiệm về các cuộc xung đột của thế kỉ XIX, có thể nghĩ khác. Họ có thể hi vọng rằng một khiđã quét dọn xong những hoang tàn của chiến tranh, Lịch sử sẽ tiếp tục dòng chảy “ bình thường ”của nó, cũng như cuộc sống trởlại bình thường sau một cơn phong ba, một trận động đất. Hobsbawm mỉa mai các nhà sử học (trang 84), ông nói họ thua xa dân cá ngựa, vì họ không biết tiên đoán kết quả cuộc chạy đua, chỉ biết phân tích sau khi ngựa về tới đích (của đáng tội, các nhà kinh tếhọc cũng thế mà thôi). Còn chúng ta, ngồi từ thế kỉ XXI mà nhìn lại, chúng ta đã biết ba con ngựa nào đã về đầu : khủng hoảng kinh tế, chủ nghĩa phatxit, chiến tranh...

Có bao nhiêu học thuyết kinh tế thì có bấy nhiêu cách “ lí giải ”cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929. “ Trong sự vận hành của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bao giờ chẳng xảy ra những trục trặcđột xuất, và những biến động dài ngắn khác nhau, có lúc rất mạnh, là thuộc tính của cung cách làm ăn [tư bản chủ nghĩa] xử lí công việc của thế giới. Các doanh nhân và các nhà kinh tế thế kỉ XIX đều biết là có những “ chu kì kinh tế ”(1), tăng trưởng và suy thoái luân phiên nối tiếp nhau. [Họ]chấp nhận điều đó, như người nông dân chấp nhận thời tiết thất thường sớm nắng chiều mưa ”(tr. 126), nhưng họ đâu ngờ các biến động đó có thể mạnh tới mức đe doạ cả sự tồn tại của hệ thống kinh tế. Điều ấy, chỉ có các nhà kinh tế học mác xít dám khẳng định vì họcho rằng những chu kì nói trên chỉlà những biểu hiện trông thấy của một quá trình qua đó chủnghĩa tư bản đẻ ra những mâu thuẫn cuối cùng sẽ huỷ diệt nó. Xém một chút thì năm 1929 lời tiên tri của họ trở thành sựthực : cuộc khủng hoảng kinh tế nổra, “ cuộc động đất toàn cầu chưa bao giờ xảy ra trên thang đo Richter của lịch sử kinh tế. Nền kinh tế tư bản dường như đang sụpđổ, [không những thế] chẳng ai biết có cách gì cứu vãn nó được ”(tr. 125).

Đối với thế hệ chúng ta, thật khó nhận thức được “ tính chất phổ quát và sự nghiêm trọng cực kỳ của cuộc khủng hoảngđã nổ ra, như cả những người không chuyên về sử cũng biết, vào ngày 29 tháng 10 năm 1929, với cuộc phá sản tài chính của thịtrường chứng khoán New York. Chỉ một chút xíu nữa là nền kinh tế tưbản toàn cầu sụp đổ , nó như bị siết chặt trong cái vòng lẩn quẩn, mỗi chỉ số kinh tế tuột dù lại kéo theo sự xuống dốc của tất cả các chỉ số khác ”(tr.130). Muốn hình dung mức nghiêm trọng của suy thoái kinh tế Bắc Mĩ, chỉcần đưa một vài con số : trong vòng 2 năm 1929-1931, sản lượng công nghiệp giảm đi 1/3 ; doanh số của công ti khổng lồ về điện khí Westinghouse mất đi 2/3 ; sản xuất xe hơi giảm một nửa. Ở qui mô đó, sự suy thoái của kinh tế Bắc Mĩkhông thể không “ toàn cầu hoá ” : nhờ chiến tranh, sang thập niên 1920, Hoa Kì đã vượt xa các nước và trở thành cường quốc kinh tế và tài chính số 1 trên thế giới. Chẳng hạn, năm 1929, sản lượng Hoa Kì chiếm 42 % sản lượng toàn cầu trong khi tổng sản lượng của ba cường quốc châu Âu gộp lại chưa tới 28 % –những “ con số thật sự kinh hoàng ” (tr. 138). Trung tâm công nghiệp thứ nhì lâm vào khủng hoảng là nước Đức mà nhượcđiểm là tài chính (năm 1928, riêng nước Đức đã thu hút gần một nửa tổng số vốn xuất khẩu toàn cầu, khoảng từ 20 000 đến 30 000 tỉ mark, trong đó một nửa là những khoản tiền vay ngắn hạn). Thếlà từ đó, cuộc khủng hoảng trở thành toàn cầu. Nó lan sang khu vực kinh tế 1, khu vực sản xuất lương thực thực phẩm và nguyên liệu (trong các lĩnh vực này, nhiều mặt hàng sụt giá tới 2/3, thậm chí 3/4), làm chao đảo các nước sản xuất đại trà (mọi người còn nhớ hình ảnh cà phê ế của Brasil được dùng thay than chạy đầu máy xe lửa).

Chúng ta đã sống qua thập niên 80, biết thế nào là kinh tế trì trệ và thất nghiệp triền miên, song cũng khó mường tượng cuộc khủng hoảng 1929 đã gây chấn thương nhưthế nào đối với “ tất cả những người hoàn toàn không có hoặc không kiểm soát được các phương tiện sản xuất [người nông dân chẳng hạn còn nắm được phương tiện sản xuất], nghĩa là thành phần những người sống bằng đồng lương, [họphải gánh chịu] hậu quả đầu tiên [của cuộc khủng hoảng] là nạn thất nghiệp qui mô chưa từng có và kéo dài quá mức dự đoán[ở phương Tây, cao điểm từ 25 đến 30 %, riêng ở đức lên tới 44 %]. Tình trạng còn nguy kịch hơn nữa vì chế độan sinh xã hội (trong đó có trợcấp cho người thất nghiệp) hoặc không có gì cả (như ở Mĩ)hoặc không thấm vào đâu so với tiêu chí cuối thế kỉ XX, nhất làđối với những người thất nghiệp dài hạn ” (tr. 133). Ngoài hình ảnh cà phê đốt lò xe lửa, kí ức tập thể về những năm tháng đen tối này còn ghi khắc hình ảnh những cuộc “ tuần hành đói ” và hình ảnh phát chẩn xúp cho người thất nghiệp.

Nhưngđối với một sử gia như Hobsbawm chủtâm truy tìm sự nhất quán của những “ trào lưu lớn ”thì trong “ sự kiện chấn động nhất của lịch sử chủ nghĩa tưbản ”, điều quan yếu cần ghi nhớ là hệ quả lâu dài của nó trên ý thức hệ kinh tế. Nói gọn một câu, cuộc đại khủng hoảng đã triệt tiêu chủ nghĩa liberal kinh tế của thế kỉ XIX, đã phủ định những ý niệm đơn giản (nếu không nói là quá giản đơn(2) ) đã được dùng làm nền tảng tư tưởng cho giai đoạn phát triển của Tưbản (1948-1875) và của các đếquốc (1875-1914) : mậu dịch tự do, qui luật thị trường, Nhà nước không can thiệp vào kinh tế... nghĩa là những dụng cụ hàng hải truyền thống có thể rất phù hợp với các bản đồ thế giới của thếkỉ XIX, nhưng các bản đồ này nay đã quá lỗi thời. “ Ấn tượng đại hoạ, mất phương hướng do cuộc khủng hoảng gây ra cho các doanh nhân, các nhà kinh tếhọc và các nhà chính trị, có lẽ còn sâu sắc hơn so với đại chúng (...) Giới nắm quyền kinh tế lâm vào một tình trạng bi đát chính vì họ không thấy có một giải pháp khả dĩ nào trong khuôn khổnền kinh tế liberal cũ (...). Sự lũngđoạn của các đại công ti làm cho từ ngữ “ cạnh tranh hoàn hảo ” trở thành hoàn toàn vô nghĩa, thử hỏi còn gì là “ kinh tế thị trường ” nữa ? Chẳng cần phải đọc Marx, chẳng cần là người macxit, cũng nhận ra rằng chủ nghĩa tư bản của giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến khác xa nền kinh tế cạnh tranh của thế kỉ XIX ”(tr. 134-146). Để tránh khỏi nguy cơbùng nổ, chính quyền các nước Tây phương đã buộc phải cấp tốc “ đặt nặng những vấnđề xã hội, thay vì những vấnđề kinh tế, trong việc hoạch định chính sách chính thức ”, đềra những biện pháp đánh dấu sự đoạn tuyệt với thế kỉ XIX (phần lớn những biện pháp này đều tỏ ra vô hiệu, nhưng đây lại là chuyện khác) : từ bỏ nguyên tắc tự do mậu dịch (Hobsbawm nói mỉa : đối với quan niệm kinh tế của nước Anh, nguyên tắc này cũng“ thiêng liêng ” như Hiến pháp trong đời sống chính trịHoa Kì), thiết lập hàng rào quan thuế, chính sách trợ cấp nông nghiệp... Trong khi chờ đợi Keynes...

Thời kì bản lề này đã được Hobsbawm tóm tắt như sau : “ Cảnh quan những năm 1929-1933 cũng ví như một cái canyon (hẻm núi) cắt ngang địa hình lịch sử : không thể có, không thể nào mơ tưởng tới một sự quay lại tình thế 1913. Chủnghĩa liberal kiểu cũ đã chết rồi, hoặc vô phương cứu chữa. Trên bầu trời chính trị và trí thức, từ nay chỉ còn sự lựa chọn giữa ba hướng đi. Hướng thứnhất là chủ nghĩa cộng sản macxit[đối với thếgiới tư bản, sự “ miễn dịch ”của Liên Xô trong cuộc khủng hoảng kinh tế là cả một sự thách đố].Hướng thứ hai là một thứ chủnghĩa tư bản không còn tin tưởng vào tính tối ưu của thị trường, chính thức kết hôn “ vì quyền lợi ” hay bắt bồ, sống chung không giá thú(3)với xu hướng dân chủ xã hội ôn hoà của phong trào công nhân không cộng sản [sau Thế chiến lần thứ hai, hướng đi này tỏ ra có hiệu quả nhất,điều này chúng tôi xin trở lại trong một phần sau]. Hướng thứba và cuối cùng : chủ nghĩa phatxit ”(tr. 150).

Chủnghĩa phatxit và sự sụp đổ của chủ nghĩa liberal

Như đã nói trên, cuộc đại khủng hoảng đã đánh dấu sự đoạn tuyệt vĩnh viễn với thế kỉ XIX.đối với Hobsbawm, nó còn biểu thị sự “ sụp đổ của chủnghĩa liberal ”, nghĩa là của tưtưởng liberal thế kỉ XIX : về mặt kinh tế, như đã trình bày ởtrên ; về mặt xã hội, sẽ trình bày ở một phần dưới ; vềmặt chính trị, đó là sự đi lên của chủ nghĩa phatxit. “ Trong tất cả những sự kiện đánh dấu Thời đại của những tai hoạ[mà cuộc chiến tranh 1914 đã mở màn] thì cái làm cho những ai đã sống bắt đầu từ thế kỉ XIX bịchấn thương nhất có lẽ là sự đổ vỡ của những giá trịvà những định chế của nền văn minh liberal. Trong các giá trị ấy, có sự nghi ngại mọi chế độ độc tài và mọi quyền lực tuyệt đối ; có sự gắn bó với chế độ hiến định có chính phủ và những nghị viện do những cuộc tuyển cử tự do lập ra, bảo đảm cho Nhà nước pháp quyền ; có một loạt các quyền và các tự do dân sự đãđược thừa nhận, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí xuất bản và tự do hội họp. Lí trí, thảo luận công khai, giáo dục, khoa học và khả năng cải thiện cuộc sống con người (...), đó là những giá trị tưởng như phải là nền tảng tinh thần cho Nhà nước và xã hội (...). [Thếmà] trong vòng 20 năm trời, từcuộc Tiến về Roma của Mussolini (năm 1921) đến cực điểm thắng lợi của phe Trục trong Thế chiến lần thứnhì, người ta đã chứng kiến sự suy vong mỗi lúc một nhanh, càng ngày càng thảm khốc của các cơchế chính trị liberal ” (tr. 154-155).

Không thể hiểu được chủ nghĩa phatxit(4) nếu trước tiên ta không liên hệ nó với một khuynh hướng cố hữu của phái hữu bảo thủlà phái, ngay từ đầu, đã chống lại triết học ánh sáng.“ [Song] cũng phải giải thích tại sao, sau Thế chiến lần thứ nhất, dưới dạng phatxit, lực lượng phảnđộng phái hữu đã giànhđược những thắng lợi quyếtđịnh như vậy. Ngay từ trước 1914, đã có những phong trào cựcđoan của phái cực hữu (...). Sau khi chiến tranh kết thúc, các phong trào này đã gặp thời vận thuận lợi, đó là sự cáo chung của các chế độ cũ, và cùng với các chế độ ấy, là sự sụpđổ của các giai cấp lãnhđạo, của bộ máy cầm quyền, của mạng lưới ảnh hưởng và vị trí bá quyền của các giai cấp này ” (tr. 174-175).

Danh từ “ phatxit ” thường được dùng để gọi toàn bộ các phong trào chính trị, bắt đầu là tổ chức Fasci italiani ở Ý (Mussolini, 1921), rồi tới tổ chức quốc-xãĐức (Hitler, 1933), từ đó đã khích động và ủng hộ các lực lượng chống liberal khác, mang lại cho phái hữu quốc tế một diện mạo lịch sử vững chãi đến mức, trong những năm 1930, tưởng nhưnó sẽ chiếm ngự tương lai nhân loại.

Có thể nêu ra mấy đặc tính chung : chối bỏ các định chế chính trị liberal ; dựa vào những lực lượng võ biền (quân đội, công an, dân vệ) để thi hành quyền lực bằng hình thức cưỡng bức ; chống lại cách mạng xã hội, nghĩa là chống lại cả chủ nghĩa bônsêvich lẫn chủ nghĩa xã hội dân chủ(hai tiếng “ xã hội ”trong cái tên “ quốcgia - hội ” chỉlà một sự treo đầu dê bán thịt chó) ; chủ nghĩa quốc gia... đạiđể có thể tóm tắt như vậy, không chính xác cho lắm, nhưng cũng tàm tạm, vì thật ra rất khó xác định học thuyết của những phong trào mà lí luận không phải là mặt mạnh, nhất là các phong trào này lại nhấn mạnh tới các nhược điểm của lí trí, của chủ nghĩa duy lí để đề cao sự ưu việt của bản năng và ý chí (đó là không nói tới những cuồng tín về chủng tộc aryen, những hoang tưởng theo kiểu Wagner làđặc trưng của chủ nghĩa nazi Đức). Tuy nhiên, theo Hobsbawm, cũng cần nhấn mạnh sự khác biệt chủ yếu giữa phái hữu phatxit và phái hữu không phatxit : khác hẳn các phong trào phản động truyền thống, chủ nghĩa phatxit “ nằm trong thời đại của đời sống chính trị dân chủ, nghĩa là nóđã động viên được quần chúng (ở Nuremberg hay Piazza Venezia), dù chỉ để trao hết quyền lực cho lãnh tụ‘cứu tinh’ (Führerhay Duce) ”.

Nếu không có cuộc đại khủng hoảng, liệu chủ nghĩa phatxit có thể lớn mạnh như vậy trong lịch sử thếgiới không ? Có lẽ không. “ Một mình Italia không phải là căn cứ địa hứa hẹn để từ đó lay chuyển cả thế giới ”. Thếgiới chỉ thực sự bị rung chuyển khi cuộc khủng hoảng đưa Hitler lên nắm quyền ở Đức “ tức là một quốc gia mà tầm cỡ, tiềm lực kinh tế và quân sự, vị tríđịa lí đã cho nó một vai trò quan trọng ở châu Âu, bất luận dưới một dạng thức chính quyền nào ” (tr.180). Trong điều kiện nào đảng nazi đã nắmđược chính quyền ở nướcĐức khủng hoảng ?
Hobsbawm tóm tắt như sau : “ Điều kiện tốiưu để phái cực hữu cuồng tín thắng lợi là một bộ máy Nhà nước già cỗi, với những cơcấu chính quyền không còn vận hành được nữa : quần chúng công dân chán ngán, mất phương hướng và bất mãn, không còn biết trông cậy vào ai ; các phong trào xã hội chủ nghĩa mạnh mẽthì doạ dẫm, hoặc có vẻ doạdẫm, muốn làm cách mạng xã hội mà thực ra không có đủ thếlực ; và tâm lí quốc gia chủnghĩa bùng lên, oán hận các hoàước 1918-1920 ” (tr.175-6).

Ở đây, cũng cần nhanh chóng gạt bỏmột số luận điểm không mấy vững chắc về chủ nghĩa phatxit :
luận điểm thứ nhất (của chính xu hướng phatxit) nguỵ tạo ra một “ cuộc cách mạng phatxit ” vào thập niên 1930. Vẫn biết “ trong các phong trào phatxit, có những nhân tốcủa phong trào cách mạng, trong chừng mực là chúng đã tập hợpđược những người khát khao biến đổi xã hội một cách triệt để, thường khi có cảmột chiều kích khá quan trọng chống tư bản và tài phiệt ”(tr. 177). Nhưng ở Italia và Đức, hai căn cứ thực sự của nó, thửhỏi chủ nghĩa phatxit đã đạtđược những thành tựu gì trước ngày Thế chiến bùng nổ? ở Italia, sau khi đã làm thành luỹchống lại các hoạt động cách mạng sau 1918, phatxit đã nhanh chóng trởthành một chính thể phục vụquyền lợi của các giai cấp thống trị cũ. Ở Đức, chủ nghĩa quốc-xã đã tiến hành “ thành công ” cuộc thanh trừng tận diệt giới thượng lưu và những cơcấu đế chế cũ, đã thực hiện một phần cương lĩnh xã hội (chế độ nghỉ hè, phát triển thể thao, sản xuất xe hơi “ bọrùa ” Volkswagen (“ xe nhân dân ”), và nhất là đã chấm dứt nạn thất nghiệp(5)...).“ Nhưng chế độ quốc xã thực ra là một chế độ cũ đãđược cải biến và đổi mới chứ không phải là một chế độ mới lạ về cơ bản ”(tr.177).
luận điểm thứ nhì (của chủnghĩa macxit Liên Xô chính thống) coi chủ nghĩa phatxit là biểu hiện của“ chủ nghĩa tư bản độc quyền ”. Có điều, nhưHobsbawm nói châm biếm, “ giớiđại tư bản –thật sự là đại tư bản –sẵn sàng làm ăn với bất cứchế độ nào không tìm cách truất hữu tài sản của nó(6), và chế độ nào cũng lại làmăn với nó (...). So với các chính thể khác, phatxit có những ưu điểm lớn [đối với giới tư bản]. Một là, nóđã tiêu diệt hay đập tan cuộc cách mạng xã hội phái tả, và trong thực tế nó làm thành luỹchống lại cách mạng. Hai là, nóđã loại trừ các công đoàn và phá bỏ mọi sự kiềm chếtrong việc quản lí nhân viên của giới chủ. Sự thật là cái nguyên tắc mà phatxit tôn vinh, “ nguyên tắc thủ lĩnh ”, cũng ăn khớp với sự ứng xử của giới chủvà cán bộ cầm đầu xí nghiệp đối với người cộng sự,chủ nghĩa phatxit chỉ mang lại cho nó một sự biện minh nặng kí mà thôi. Ba là, sự huỷ diệt phong trào công nhân đã góp phần làm cho các doanh nghiệp tìm ra lối thoát thuận lợi trong cuộc khủng hoảng ”(tr.179).
luận điểm thứ ba (mới đây)đánh đồng phatxit và cộng sản, bỏ chung cả hai chủ nghĩa vào rọ“ toàn trị ”. ở đây chúng tôi không trở lại cuộc luận chiến này(7) mà chỉ,như Hobsbawm, tố cáo tính “ bất chính ” của sự đồng hoá này. Những tương đồng bềngoài ngôn từ, bộ máy, kĩ thuật cai trị không thể nào che lấp một điều : đó là hai hệ tư tưởng đối kháng, không thể rút gọn cái nọ thành cái kia được. Trước tiên cũng cần minh xác một vấn đề từngữ. Là người của thế kỉXXI, chúng ta nên phân biệt chủ nghĩa macxit-leninit (đã chết) với chủ nghĩa xã hội macxit (còn sống), mà trong những năm khủng hoảng, phái hữu phản dân chủ đã đánh đồng hai cái. Các giai cấp trung lưu và tưsản (là hai giai cấp đã cung cấp phần lớn người trong hàng ngũphatxit) “ đã chọn lựa conđường chính trị theo phản xạhoảng sợ của họ (...) Sự phản kích của phái hữu không phải chỉ nhắm phong trào bônsêvich mà chống lại tất cả các phong trào (trong đó có giai cấp công nhân có tổ chức) đe doạ trật tựxã hội hiện hữu (...). Trong một giaiđoạn xã hội đảo điên, không có một đường ranh phân biệt rõ rệt [những người xã hội chủ nghĩa với]những người bôn sê vich ”(tr. 173-4). Xin khép ngoặc vấn đề danh từ.

Trởlại “ tình huống chính trịkhác thường ” mà Eric J. Hobsbawmđã lưu ý : mặt trận liên minh giữa Liên Xô và các chế độdân chủ phương Tây chống lại chủ nghĩa phatxit (từ 1933 đến 1945 (8)). Trong thời kì chiến tranh lạnh, bộ máy tuyên truyền chống cộng gần như đã làm người ta quên hẳn một cuộc thăm dò dư luận Mĩ năm 1939 : được hỏi trong trường hợp có chiến tranh Xô-Đức, 83% người Mĩ trảlời là họ mong Liên Xô chiến thắng ! Thật đáng kinh ngạc nếu ta nhớ rằng đó là thời điểm kinh khủng nhất của chế độ độc tài Stalin... Phải chăng là trong cuộc chiến tranh lúc đó đang ló dạng,“ đường phân tuyến không tách bạch chủ nghĩa tư bản và cuộc cách mạng xã hội cộng sản, mà ly cách hai gia đình ý thức hệ : một bên là những hậu duệcủa Thế kỉ Khai sáng, của các cuộc đại cách mạng trong đó hiển nhiên có cách mạng Nga, và bên kia, [những kẻngạo mạn và ngỗ ngược chủtrương] một thế giới xây dựng trên sự lật đổ nền văn minh ” (tt. 97 & 204).

Nguyễn Quang
(bản dịch của Kiến Văn)

Kỳsau : Thời đại Hoàng kim / Thế giới thứ Ba / Mạt kỉ


(1)đó là những chu kì mà sách vở kinh tế học gọi là “ Chu kì Kondratiev ”, theo tên nhà kinh tếhọc Nga, người đầu tiên, trong những năm 1920, đã phát hiện qua những số liệu thống kê về giá cả (sau đó, Kondratiev cũng là một trong những nạn nhân đầu tiên của Stalin).
(2) Quá giản đơn, nhưng vẫn dai dẳng, bằng chứng là chúng đã đượcđầu thai trở lại vào thập niên 1980. Từ 15 năm nay, chính cái “ tưduy duy nhất ” này đã ngựtrị trên hoàn cầu.
(3) Nói theo ngôn ngữ hiện nay của đời sống xã hội Pháp, có thể gọi là sống theo PACS (Pacte civil de solidarité /định ước dân sự liên đới), liên kết quyền lợi và nhiệm vụcủa những lứa đôi (đối tính hay đồng tính) sống chung không hôn thú.
(4) Khó hiểu không kém là sự phân biệt tả/hữu, nhất là đối với một người không sống ởphương Tây. Những năm đầu ởPháp, kẻ viết bài này tưởng rằng trong đời sống chính trị, có hai phe : phe “nhân bản” (kiểu Victor Hugo trong Những kẻ khốn cùng) và phe “bên kia”.
(5) Jörg Haider (cực hữu áo) đã công khai ca ngợi chế độ quốc xã với thành tích này.
(6) Các công ti Ford và IBM đã tiếp tục làm ăn với nazi. Xem IBM et l’Holocauste vừa xuất bản của E. Black (nxb. R. Laffont).
(7) Xem bài về Sách đen của chủnghĩa cộng sản (DĐ số 76, 7.98).
(8) Nếu để sang một bên bản hiệpước Xô-Đức năm 1939, ván bài poker ngắn ngày giữa hai tên độc tài.




No comments:

Post a Comment

View My Stats