Sunday, 7 October 2012

ĐỌC "THỜI ĐẠI CỦA NHỮNG THÁI CỰC" - V (Nguyễn Quang)





Nguyễn Quang
Cập nhật lần cuối 04/10/2012

“ Với những nền kinh tế uể oải, yếu ớt, các nước xã hội chủ nghĩa đã phải đi từ đoạn tuyệt này tới đoạn tuyệt khác, nhiều khi rất cơ bản, đối với quá khứ, và như chúng ta biết, quá trình ấy cứ tiếp diễn cho tới ngày sụp đổ. Sự sụp đổ ấy đã kết thúc Thế kỉ ngắn, cũng như cuộc Thế chiến thứ nhất đã khai mạc nó ”


Đọc“ Thời đại của những thái cực ”
“ Thế kỉ XX ngắn ”

của E. J. Hobsbawm - phần V và hết

Nguyễn Quang

Ở trên, chúng tôi đã nói tới chủ nghĩa tư bản đầu thập kỉ 70, khi nó đạt tới tuyệt đỉnh quyền lực và vinh quang : một nền kinh tế tiêu dùng đại chúng dựa trên tận dụng nhân lực và tăng trưởng thu nhập (thực sự) đềuđặn, được gia cố bằng một hệ thống bảo hiểm xã hội được tài trợ bằng công quĩ ngày càng tăng cao. Như tờ Financial Times đã viết một cách tự hào : nó đãđẻ ra “ một hệ thống sản sinh ra tài nguyên [...] từ nay được mọi người thừa nhận là hữu hiệu nhất, chưa từng có trong lịch sử nhân loại ”. Sự thànhđạt làm cho người ta trở thành hào phóng : các nhà tuyên giáo của chủ nghĩa tư bản (và chủnghĩa xã hội) cải lương thấy không cần phải lấp liếm những khiếm khuyết của nó nữa (khuyếtđiểm chủ yếu là sự bất bìnhđẳng trong phân phối, nhất là ởquy mô toàn cầu), nhưng họ tin chắc rằng nhờ sự tăng trưởng vềkinh tế và sự ổn định vềchính trị, số đông nhân loại còn sống ở những khu vực chưa đi vào con đường “ phát triển ”và “ hiện đại hoá ”,cuối cùng cũng sẽ được hưởng những thành quả mà cho đến nay vẫn còn dành riêng cho những nướcđược ưu đãi.

Kinh tế thời mạt kỉ

1968, cuộc nổi dậy khắp nơi của sinh viên vang lên như một hồi chuông cảnh tỉnh (lẽ ra phải như thế). Sự kiện“ tháng năm 1968 ” nằm ngoài phạm vi kinh tế và chính trị, nó chỉ huy động một thiểu số riêng biệt, chủ yếu ở ngoài lề giới tác nhân “ có trách nhiệm ”của xã hội tiêu thụ : “ ý nghĩa văn hoá của nó vượt xa ý nghĩa chính trị, và khác hẳn những phong trào tương tự ở các nước thế giới thứ ba và ởcác nước độc tài, ý nghĩa chính trị của phong trào 5-1968 ở các nước tây phương phải nói là khá mờ ảo. Tuy nhiên, ít nhất nó có giá trị cảnh báo, nó có thể ví như một tấm hìnhmemento mori (*) cho cả một thế hệ không mấy tin tưởng rằng các vấn đề của xã hội tây phương đã được giải quyết dứt điểm rồi ” (tr. 377).

Hobsbawm nhận xét, nhà sử học cũng không khác gì mọi người : một cuộc trải nghiệm, chỉ khi nào đã kết thúc rồi, họ mới nhận thức được bản chất của nó. Cho nên, ở các nước phương tây, mãi tới đầu thập kỉ 70, nghĩa là khi Thời kì Hoàng Kim của chủ nghĩa tư bản cải lương kết thúc, người ta mới nhận diện được “ Ba mươi năm quang vinh ”. Cuộc khủng hoảng xã hội biểu lộ qua cuộc bùng nổcủa sinh viên năm 1968 là dấu hiệu chứng tỏ rằng cái thế quân bình“ phép lạ ” của Thời kì Hoàng Kim không còn có thểkéo dài được nữa. Sự quân bình này dựa trên một loạt tham số không dễ điều tiết với nhau : về mặt kinh tế, là phải điều hành giữa tăng trưởng năng suất và tăng trưởng thu nhập sao cho giữ được ổn định lợi nhuận ; về mặt xã hội, tranh thủ được sự đồng thuận giữa các “ đối tác ” để bảo đảm sựvận hành suôn sẻ của “ Nhà nước ban phát ” và tận hưởng lợi ích của nó ; vềmặt chính trị, là sự bá chủcủa một siêu cường (Hoa Kì) giữ(dù đôi khi không muốn) vai trò bảo đảm và ổn định công việc làm ăn của thế giới... Thếmà, “ vào cuối thập kỉ60, tất cả các tham số đó đã biểu lộ dấu hiệu bị xói mòn và rạn nứt ” (tr 376) : vịtrí lãnh đạo của Hoa Kì suy sụp trong sự sa lầy ở Việt Nam ; thế lực kinh tế Mĩ cũng suy giảm đi vì thiếu hụt quá mức ; khối lượng tiền tệ thế giới tăng quá nhiều ; lạm phát, quá kích (sur-chauffe) ; năng suất tăng chậm, đòi hỏi tăng lương gia tăng... Hệ thống tài chính quốc tế Bretton-woods sụp đổnăm 1971, nguyên liệu tăng giá (thật ra là điều chỉnh giá) năm 1972-73, hai cú sốc dầu mỏ năm 1973 và 1979(1)... tất cả những yếu tố đó đã đưa thế giới bước vào một thời kì khủng hoảng mới. “ Trong những năm 1980 vàđầu những năm 1990, một lần nữa thế giới tư bản chủ nghĩa lại loạng choạng dưới những gánh nặng tương tự như trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, những gánh nặng mà thời kì Hoàng kim tưởng như đã xua đuổi đi rồi : thất nghiệp đại trà, suy thoái chu kì nặng nề, tương phản ngày càng lộ liễu giữa người nghèo khó và người giàu có, giữa những khoản thu hạn chế của Nhà nước và chi tiêu công quĩ vô hạnđịnh ” (tr.30). Nhưng khác với năm 1929, lần này cuộc khủng hoảng diễn ra trên quy mô toàn cầu, nghĩa là nó không ngừng ở biên giới“ chủ nghĩa xã hội hiện tồn ” : “ Với những nền kinh tế uể oải, yếu ớt, các nước xã hội chủ nghĩa đã phải đi từ đoạn tuyệt này tới đoạn tuyệt khác, nhiều khi rất cơ bản,đối với quá khứ, và nhưchúng ta biết, quá trình ấy cứtiếp diễn cho tới ngày sụp đổ.Sự sụp đổ ấy đã kết thúc Thế kỉ ngắn, cũng như cuộc Thế chiến thứ nhất đã khai mạc nó ” (tr.30).

Trong phầnđầu của loạt bài này, chúng tôi đã phân tích những nguyên nhân thuần tuý kinh tế dẫn tới sự nổ sụm (implosion) của chủ nghĩa xã hội hiện tồn, nay xin miễn trởlại. Vẫn biết “ sự sụp đổcủa chủ nghĩa xã hội xôviêt và những hậu quả ghê gớm của nó, những hậu quả hiện nay một phần còn chưa lường hết được, nhưng chủ yếu là tiêu cực, là biến cố bi thảm nhất của giai đoạn bế mạc thế kỉ này ”(tr. 29), nhưng nếu ta chia sẻ quan điểm của Hobsbawm theo đó, tác động dài hạn của Thế kỉ XX đối với lịch sử nhân loại sẽ phát xuất, không phải từ sự đụngđầu giữa “ chủ nghĩa tưbản ” và “ chủ nghĩa xã hội ”, mà từ những biến đổi sâu sắc, không thể đảo ngược,đã diễn ra trong mấy chục năm“ vinh quang ” của Thời kì Hoàng Kim, thì cũng cần xét xem mấy thập niên khủng hoảng tiếp theo đóđã mang lại những thay đổi nhưthế nào.

Với sựtái hiện của nạn thất nghiệp cục bộ, nếu không nói là đại trà, những ai (như Hobsbawm) từng sống qua cuộc khủng hoảng 1929 đều lo ngại sẽ có một cuộc bùng nổ xã hội... đã không xảy ra. Không xảy ra tất nhiên là nhờ những cơ chếbảo hộ mà Nhà nước ban phátđã xây dựng (trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm bệnh tật, hưu bổng...), song điều nghịch lí là nhằm đúng lúc hệ thống bảo hộ này đang chứng minh hiệu quảcủa nó, thì nó lại bị những người mà tác giả gọi là“ những nhà thần học thếtục của thị trường ” công kích dữ dội. Những nhà kinh tếhọc hậu duệ của Von Hayek không ngừng tố cáo rằng chủ nghĩa tư bản cải lương đã đi vào “ conđường nô dịch ”. Sau những màn dạo đầu ở những nướcđộc tài như Chile dưới thời Pinochet, họ đã nhờ tình trạng kinh tế trì trệ của thời mạt kỉvà cuộc khủng hoảng của Nhà nước ban phát để nhẩy lên sân khấu với nguyên si bài bản của tư duy liberal thế kỉ XIX(2).“ Sau những thất bại hiển hiện của các chính sách kinh tế và xã hội của Thời kì Hoàng Kim, chấm dứt một thời kì dài chính quyền nằm trong tay đảng trung phái và dân chủ xã hội ôn hoà [ởphương tây]. Khoảng năm 1980, những chính phủ hữu phái về tưtưởng, liên hệ mật thiết với một dạng thức cực đoan của sựvị kỉ kinh tế và sự thả dàn,đã lên cầm quyền ở một sốnước khác nhau, trong đó đáng kể nhất là chính quyền Ronald Reaganở Hoa Kì và chính quyền Margaret Thatcher ở Anh. Chủ nghĩa tư bản của hai thập kỉ 50-60 với chế độ bảo hộ xã hội được Nhà nước ban phát che chở, từ năm 1973 trở đi hết thành công về kinh tế, trong con mắt của phái hữu mới, chẳng qua là một thứ biến tướng của chủ nghĩa xã hội ” (tr. 331). Thực ra các nhà tân liberal cực đoan cũng chẳng thành công hơn ai vềkinh tế(3), song “ tư duy duy nhất ”của chủ nghĩa tân liberal vẫn chếngự suốt giai đoạn mạt kỉ đểtới khi hệ thống xôviêt sụp đổ,thì nó cất lên tiếng gáy tựmãn. Một sự tự mãn không cơsở, như sẽ thấy dưới đây, mà Hobsbawm đã phê phán nghiêm khắc : “ Đối với những người như chúng tôi đã trải qua cuộc đại khủng hoảng, thì thật là khó hiểu khi thấy những chủ trương chính thống về thịtrường thuần tuý đã lụn bại rõ ràng, đến cuối thập kỉ80 và trong thập kỉ 90, lại có thể được đem ra thi hành trong một giaiđoạn khủng hoảng mà một lần nữa, chúng không thể am hiểu và biết cách xử lí (...). Đối nghịch với không tưởng xôviêt, cái phản không tưởng [của chủ nghĩa liberal cực đoan] cũngđã thất bại hiển nhiên. Nền tảng của nó là niềm tin thần học vào một nền kinh tế trong đó thị trường sẽ phân bố tài nguyên theo nguyên tắc cạnh tranh không hạn chế, không hề có một rào cản nào cả (...). Khi người ta thực hiện những đường lối kinh tếthả dàn như vậy nhằm thay thế,trong một thời gian ngắn, chế độkinh tế xã hội chủ nghĩa cũ bằng những “ liệu pháp sốc ”của các cố vấn Tây phương, thì kết quả kinh tế thật khủng khiếp, còn về mặt xã hội và chính trị cũng tệ hại không kém ”(tt. 146 & 724).

Hai thái cực đều đã dẫn tới thất bại nhãn tiền –chủ nghĩa xã hội xôviêt và chủ nghĩa liberal cực đoan –mà quay trở lại những giải pháp trung gian của Thời kì Hoàng Kim cũng chỉ là một sự hoài cổ không căn cứ. Bởi vì một nhân tốrất mới và cơ bản đã xuất hiện : quá trình quốc tế hoá kinh tế. Trong hai thập kỉ 50 và 60, trụ sở “ trung tâm ” của sự tăng trưởng nằm ở Tây-Bắc Âu và Bắc Mĩ : các nước này trao đổi với nhau 3/4 tổng số xuất khẩu hàng hoá công nghiệp của họ. Sang thập kỉ 70, các nhà quan sát bắt đầu lưu ý tới một sự“ phân công quốc tế lao động ”mới, mà thực chất là thể hiện lời tiên đoán của Marx về sựtriển khai của cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn cầu. “ Thếgiới công nghiệp hoá bắt đầu xuất khẩu đa phần các sản phẩm công nghiệp của nó sang phần còn lại của thế giới, nhưng có ý nghĩa hơn nữa, là tới phiên thếgiới thứ ba cũng bắt đầu xuất khẩu quy mô hàng hoá công nghiệp của mình sang các nước công nghiệp phát triển. Vì những sản phẩm xuất khẩu cơ bản cổ truyền (trừ dầu mỏ) bị lép vế, những nước thế giới thế giới thứba đã bắt đầu công nghiệp hoá, lúc đầu không đồngđều, sau đó tăng tốc(4)(...). Những nền công nghiệp mới không chỉ nhắm thị trường tiêu thụ địa phương cũng mở rộng nhanh chóng, mà nhắm cả thị trường thế giới : xuất khẩu hàng hoá[thuộc thế hệ1 của sản xuất công nghiệp, nhưvải vóc] và tham gia quá trình chế tạo xuyên quốc gia [hiện tượng này được gọi là délocatisation, chuyển dịch địa điểm sản xuất]” (tr. 370). Như vậy là ban đầu, quá trình “ toàn cầu hoá ”đối với các doanh nghiệp là chuyển một phần hay toàn bộ bộmáy sản xuất hay cung ứng từ thếgiới công nghiệp cũ sang thế giới thứ ba. Tiếp theo đó, chuyển dịch ngay cả những công nghiệp mũi nhọn (tin học, công nghiệp xe hơi, công nghiệp hàng không, những ngành đã trở thành sở trường của Đài Loan và Nam Hàn) hay những công việc cao cấp (ví dụ như những ngườiẤn Độ làm chuyên viên kếtoán ngay tại Ấn Độ cho những doanh nghiệp đặt trụ sở ở Châu Âu hay Bắc Mĩ, qua trung gian của mạng lưới điện não). Sở dĩ phương thức sản xuất thật sự toàn cầu trở thành hiện thực được và hoạt động hiệu quả(5) là nhờ cuộc cách mạng trong lãnh vực vận tải và giao thông đã triệt tiêu khoảng cách không gian và thời gian.

Ở một phần dưới, chúng ta sẽ sơ bộxét tới những hậu quả của toàn cầu hoá, nhưng ngay đây, cần lưu ý tới tác động xã hội khủng khiếp của nó trên giới laođộng của các nước phát triển là nơi do mức bảo hộ xã hội cao (và cái giá phải trảcủa hệ thống bảo hộ xã hội), nên không ai có thể nghĩ tới chuyện cạnh tranh trong một số ngành nghề với nhân công bị bóc lột tự do ở thế giới thứ ba. Một sốnước công nghiệp cũ như nước Anh đã phản ứng (di sản của bà Thatcher) bằng chính sách dumping (phá giá) xã hội, nhưng rõ ràng đó không thể là một giải pháp lâu bền. Hobsbawm nhấn mạnh, khía cạnhđáng quan ngại của nền kinh tếtoàn cầu trong giai đoạn mạt kỉnày, là “ sự thắng thếcủa nó, cũng như sự thắng thếcủa hệ tư tưởng thị trường không rào cản đã làm suy yếu, nếu không nói là đã hoàn toàn triệt tiêu, phần lớn những công cụ khả dĩ quản lí các tác động xã hội do những đảo lộn về kinh tế gây ra. Kinh tế thếgiới là cỗ máy nổ ngày càng mạnh và không được kiểm soát. Có thể kiểm soát nóđược không ? và nếu có, thì ai là người kiểm soát ? ”(tr. 733).

Thánh chiến Djihad kình chống McWorld

Câu hỏi mà tác giả đặt ra chẳng có nghĩa lí gì đối với một người sống ở thế kỉ XIX, tức là một thế kỉ đặt dưới sự chế ngự của khái niệm Nhà nước - Dân tộc, “ định chế trung tâm của đời sống chính trị từ Thời đại Cách mạng, một mặt vì Nhà nước - Dân tộc nắm trọn công quyền và pháp luật, mặt khác là vì trong nhiều lãnh vực, hoạt động chính trịthực sự diễn ra trong khuôn khổ Nhà nước - Dân tộc (...) [Chođến nửa sau của Thế kỉ XX], những tham số của cuộc sống người công dân ở trong các Nhà nước hiện đại được quy định hầu như toàn bộ (không kể trong trường hợp các cuộc xung đột liên quốc gia) bởi sự hoạt động hay thụ động của Nhà nước. Ngay khi các mãnh lực thế giới, chẳng hạn như các cuộc bùng nổ (boom) sản xuất hay suy thoái kinh tế, tácđộng vào đời sống của người công dân, chúng cũng tác động qua lăng kính của chính trị và của các định chế của từng Nhà nước ” (tr. 738).

Câu hỏiấy có vẻ kì cục đối với cả người dân sống ở các nước dân chủ phương Tây ngay khi “ đế chế của ác thần ”[tức là khối xã hội chủ nghĩaĐông Âu] vừa sụp đổ, khi mà sự toàn thắng của nền dân chủliberal (Hobsbawm nói mỉa : đó là hai khái niệm “ mà những nhà quan sát không mấy tinh tế thường có xu hướng đánh đồng làm một ”, tr. 737) như hứa hẹn“ sự kết thúc của Lịch sử (6) theo đúng biện chứng của Hegel. Thế nhưng Lịch sửvẫn không chịu kết thúc, và ởbuổi bình minh của Thế kỉ XXI, thành tích của những người chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh –chế độ dân chủ và chủ nghĩa tư bản –nghe ra như có một dư vị đắng cay : “ Những năm 1980 đi qua, hiển nhiên là cuộc khủng hoảng thếgiới không chỉ có tính chất tổng thể về mặt kinh tế mà thôi, nó còn tổng thể trên bình diện chính trị. Sự sụp đổ của các chính thể cộng sản từ bánđảo Istrie [tây bắc Nam Tư] đến Vladivostok, không những đã tạo sinh ra cả một khu vực bất trắc, bấp bênh, hỗn loạn và nội chiến, nó còn phá huỷcả hệ thống quốc tế có chức năng ổn định quan hệ quốc tếtrong suốt bốn chục năm trước. Nó cũng làm lộ rõ tính chất nhất thời của những hệ thống nội trịvề thực chất đã được xây dựng trên nền tảng của sự ổn định đó. Những áp lực của nền kinh tế trong cơn khó khănđã huỷ hoại những hệ thống chính trị của nền dân chủliberal, dưới dạng đại nghị hay dạng tổng thống chế, từ Thế chiến thứ nhì đến nay đã vận hành trơn tru (...). Đến cả các đơn vị cơ bản của chính sinh hoạt chính trị –các Nhà nước - Dân tộc có cương thổ, chủ quyền và độc lập, kể cả những quốc gia lâu đời nhất, ổn định nhất –cũng bị giằng xé bởi sức mạnh của nền kinh tế siêu quốc gia[supranational] hay xuyên quốc gia [transnational], hay bởi các lực lượng nội quốc gia [infranational]của những vùng li khai hay của các tộc người thiểu số ” (tr 30).

Cuộc toàn cầu hoá và chủ nghĩa truyền thống (fondamentalisme), hai lực lượng mà Hobsbawm đã nói tới, có nhữngđộng năng đối kháng nhau, chúng tác động mạnh ngang nhau và nghịch chiều, làm nổ tung Nhà nước -Dân tộc và phá huỷ các định chế dân chủ của nó.

Đó cũng là luận đề mà B. R. Barber triển khai trong luận văn mang tựa đềcố ý khiêu khích Djihad versus McWorld với tiểu đề rõ nghĩa hơn : Toàn cầu hoá và chủ nghĩa toàn thống chống lại dân chủ(7).Đại khái, Djihad là Thánh chiến của đạo Hồi, cũng nhưThập tự chiến là Thánh chiến của đạo Kitô, nhưng cũng nhưcụm từ chủ nghĩa toàn thủ(intégrisme), xin hiểu theo nghĩa mà chúng tôi đã đề nghị cho cụm từchủ nghĩa truyền thống (fondamentalisme) : phản ứng chống lại hiện đại (cụm từ chủ nghĩa toàn thủ có một nội dung hẹp hơn là “ tôn giáo chính trị hoá ”). Còn tân từ McWorld, nó bao gồm cảcái công ti thế giới “ World Company ” biểu tượng của nền kinh tế xuyên quốc gia mà còn có cả đầu ngữ Mc (của McDonald) biểu tượng của thứ văn hoá hàng hoá toàn cầu mà nó muốn gạbán cho chúng ta.

Djihadhay McWorld tự nó cũng chẳng có gì mới. Nhưng luận đề theo đó hai lực lượng đối kháng này–Djihad được nuôi dưỡng bằng những nỗi căm thù cục bộ, McWorld bằng tầm cỡ toàn cầu của thịtrường –lại hiệp đồng với nhau một cách biện chứng để chống phá dân chủ, quả là một luận đề khá nghịch lí, đáng được nói rõ hơn.

Như đã nói, Djihad là chủ nghĩa truyền thống, nghĩa là sự phủ nhận tính hiệnđại bằng cách dựa vào những giá trị truyền thống hay tôn giáo, thậm chí bịa đặt (chẳng hạn như dựa vào một quá khứ tưởng tượng một cộng đồng huyễn hoặc). Lấy tất cả những giá trị ấy làm thước đo, “ bản sắc được định nghĩa bằng cách đối lập nó với “ tha nhân ”, với người ngoài, và chính trị thu hẹp thành sựloại trừ, sự uất hận. [Djihad]động viên cộng đồng bằng cách thủ tiêu tinh thần khoan hoà, tương hỗ và tạo ra một thế giới trongđó quyền công dân nhường chỗ cho sự lệ thuộc của mỗi thành viên vào cộng đồng, các mục tiêu tập thể là do những lãnh tụ có hào quang, uy tín áp đặt, thay vì được quyết định thông qua thảo luận dân chủ. Djihad nói đến quyền tự quyết, nhưng hy sinh các quyền tự do của nhân dân trên bàn thờcủa nền độc lập chung ”(Barber, tr. 224). Qua những nét phác thảoấy, người ta có thể nhận ra các thứ giáo sĩ ayatollah (Iran), mollah (Afganistan), rabbin (Israel)... và một lô một lũ Le Pen (Pháp), Haider (áo), Soljenitsyne (Nga), Milosevic (Nam Tư), Pat Buchanan (Mĩ)... đang đua nhau công kích tính phổ quát của dân chủvà... chủ nghĩa siêu quốc (cosmopolitisme) của Mcworld. Djihad còn có những dạng nhẹ hơn, “ bảo vệ sựliên đới và truyền thống chống lại cả xu hướng đa nguyên và pháp lý trừu tượng về Nhà nước - Dân tộc lẫn cái chủnghĩa đế quốc thương mãi mới của Mcworld, [song]không nhất thiết đối nghịch với những điều kiện làm nền tảng cho dân chủ, vì xét cho cùng, dân chủ đã ra đời trước cảNhà nước - Dân tộc [chẳng hạn như chế độ dân chủ ở thành Athènes Cổ đại Hi Lạp] ”(Barber, tr 236). Người ta liên tưởng tới những cộng đồng sùng tín ởvùng New England bên Mĩ, tới các tổngở Thuỵ Sĩ, tới mấy thôn làngở cao nguyên Larzac Pháp..., nghĩa là những thực thể chống Nhà nước, chống hiện đại, song do quy mô nhỏvà sự thuần nhất tương đối, chúng có thể thực hiện một hình thức dân chủ tham gia (démocratie participative) ở cấp độ cục bộ.Khổ nỗi, “ dân chủ làng xã ” không phải là dân chủ(điều này, người Việt Nam hiểu rõ lắm), bởi vì “ óc làng xã ” tuy có truyền thống cộngđồng nhưng nặng tính tôn ti đẳng trật, nặng tinh thần tuân thủ(conformisme), khép kín đối với người ngoài, không chấp nhận sự đa dạng. “ Do họ xác định“ căn cước ”(identité) bằng những gì đãđược “ truyền thụ ”(huyết thống, chủng tộc, tôn giáo) nên [các cộngđồng truyền thống] đối nghịch với quan niệm là người ta có thể tự do chọn lựa căn cước của mình cũng như có thể tựdo chọn lựa các mối quan hệ xã hội. Cơ cấu tôn ti đẳng trật và sự lệ thuộc vào những lãnh tụ có hào quang, uy tín làm cho họkhó chấp nhận sự bình đẳng và chống lại sự năng động xã hội. Phương thức quan hệ của họmang tính cá nhân, không dựa trên khế ước, nên họ dễ có thành kiến, vặt vãnh và tham nhũng ”(Barber, tr. 239)(8).
Đó là những nét (tiêu cực) chủ yếu của chủ nghĩa truyền thống, bao gồm các giáo sĩ đạo Hồi chống hiệnđại cũng như các “ chiến sĩ ái quốc ” chống thành lập liên bang thống nhất Châu Âu(9)và cả những nông dân chống toàn cầu hoá. Hobsbawm nhận xét khá bi quan : “ Đây không phải lầnđầu có sự hỗn hợp giữa một cái gì rỗng tuếch về trí tuệvà một sự xúc động sâu sắc, thậm chí cùng quẫn, của quần chúng, được thể hiện mạnh mẽ như vậy về chính trị,ở một thời điểm khủng hoảng, bất an và đang diễn ra sự suy sụp của những Nhà nước và nhưngđịnh chế ở nhiều vùng rộng lớn trên hoàn cầu. Giữa hai thếchiến, những phong trào tương tự đã đẻ ra chủ nghĩa phatxit. Tương tự như thế, các phong trào phản kháng tôn giáo và chính trị ởthế giới thứ ba, sự khao khát khẳngđịnh bản sắc (căn cước), khao khát thiết lập một trật tự xã hội vững chãi trong một thế giớiđang rạn vỡ (lời kêu gọi “ cộngđồng ” thường đi đôi với kêu gọi “ trật tự công cộng ”) là mảnhđất màu mỡ nuôi dưỡng những lực lượng chính trị [có thể sẽ] lật đổ các chính thể cũ để thiết lập những chính thể mới. Tuy nhiên, những chính thể mới này chẳng thể nào mang lại giải pháp cho thiên kỉ mới cũng như chủ nghĩa phatxit đã không thể nào mang lại giải pháp cho Thời kì đại hoạ của thế kỉtrước ” (tr. 728).

Ở thái cực kia, McWorld có thể được coi là giai đoạn tột cùng của chủnghĩa tư bản liberal, là sự triển khai cái lôgic của chủ nghĩa tưbản tới ranh giới của sự phi lí, của “ thiên hướng trao đổi của cải với của cải, của cái với dịch vụ, đồ vật với đồvật ” (Adam Smith), đến mức muốn xây dựng một hệ thống công nghiệp mà về mặt thực tiễn cũng như về mặt lí luận, có nghĩa là “ loài người, trong mọi sinh hoạt kinh tế –nếu không nói là cả trong sinh hoạt chính trị, trí tuệ và tâm linh– đềuđược chỉ đạo bởi cái thiên hướng đặc thù ấy mà thôi ” (bình luận của Karl Polanyi, 1945). McWorld với quyền lực vạn năng hiện nay của nó, đã ra đời ngay trong Thời kì Hoàng Kim, khi thế giớiđã biến thành một đơn vịthao tác duy nhất, khi mà quy mô các tác vụ kinh tế “ lớn hơn cảnhững đơn vị tác vụ cũ nhưlà ‘kinh tế quốc gia’”. Hobsbawm mô tả quá trình ấy như thếnày : “ Nhất là từ những năm 1960, bắt đầu hình thành một nền kinh tế mà tính chất xuyên quốc gia ngày càng đậm nét, tức là một hệ thống hoạt động kinh tế trong đó các lãnh thổvà biên giới quốc gia không còn là khung cảnh cơ bản nữa, mà còn trở thành những nhân tố gây ra phức tạp. Hầu như đã hình thành một “ nền kinh tế toàn cầu ” không còn cắm rễ hay có đường ranh giới cụ thểnữa, mà còn quy định hay đúng hơn, còn hạn định hoạt động của chính các nền kinh tế quốc gia, kể cả những quốc gia lớn mạnh nhất. Sang tới đầu thập kỉ 1970, nền kinh tế xuyên quốc gia này trởthành một thế lực toàn cầu thực thụ. Từ 1973 trở đi, nó tiếp tục lớn lên, và trong mấy thập kỉkhủng hoảng, tốc độ tăng trưởng của nó còn nâng cao hơn nữa ”(tr. 366). Muốn hình dung ra thế lực của nền kinh tế xuyên quốc gia, đây là vài con số : đầu thập niên 80, các công ti đa quốc gia Mĩ (hay là Anh) chiếm hơn 75 % (hay 80 %) tổng giá trịxuất khẩu. Song “ trong một ý nghĩa nào đó, những con số ấy chẳng có nghĩa lí gì, bởi vì chức năng chủ yếu của những công ti này là “quốc tế hoá các thị trường, vượt qua các đường biên giới quốc gia”, nghĩa là làm cho các thị trường trở thành độc lập với Nhà nước và lãnh thổ quốc gia. Một bộ phận lớn những hạng mục mà thống kê của các nước còn xếp vào cột nhập khẩu hay xuất khẩu rốt cuộc chỉ là sự giao thương nội bộcủa các đại công ti xuyên quốc gia” (tr. 369). Hobsbawm có lí khi ông cho rằng một phần lớn các vấn đề đặt ra trong những năm khủng hoảng là do sự xuất hiện của nền kinh tế xuyên quốc gia : thật vậy, dù cho các công ti đa quốc còn giữquan hệ mật thiết với quốc gia xuất xứ, ngày nay không còn có thểkhẳng định rằng quyền lợi của chúng là đồng nhất với quyền lợi của một chính phủ hay một quốc gia nào. “ Lôgic kinh tếbuộc mỗi công ti dầu lửa quốc tếphải toan tính chiến lược và chính sách của mình đối với quốc gia xuất xứ y như hệt đối với Arabia Saudi hay Venezuala : tính toánđược-mất, tính toán về so sánh quyền lực giữa công ti và chính quyền ” (tr. 369). Đối với người dân thường cũng nhưgiới lao động, xu hướng của sựtrao chuyển tài chính và của các doanh nghiệp muốn vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước - Dân tộc cổ truyền biểu hiện rõ nét nhất là trong những cuộc khủng hoảng tiền tệ (khi các Ngân hàng quốc gia trung ương tỏ ra hoàn toàn bất lực trong việc điều tiết dòng chảy của tư bản) hay khủng hoảng về nhân dụng (khi các doanh nghiệp biến phương thức “ sa thải vì lí do kinh tế ” thành một công cụ quản lí hoặc để đầu cơ trên thị trường chứng khoán(10) ). Sự “ gớm guốc kinh tế ” hiển nhiên ấy chỉ là phản ánh sự suy yếu của các Nhà nước - Dân tộc trước cuộc toàn cầu hoá : “ Những hạn chế mà McWorld đặt ra cho chủquyền quốc gia là kết quả của những lực lượng kinh tế mà mục tiêu tự giác là thực hiện toàn cầu hoá (...). Mọi nhân tố kinh tếnằm ngoài thị trường cũng nhưmọi dịch vụ công cộng ngày nayđều dễ bị kinh tế hàng hoá xuyên quốc gia xâm nhập. Thị trường gớm ghiếc biên giới cũng như thiên nhiên gớm ghiếc chân không. Trong môi trường tràn lan vô hạn của thịtrường, quyền lợi là tư nhân, mậu dịch là tự do, tiền tệ nào cũng có thể chuyển hối, ngân hàng là mở cửa, hợp đồng là phải thi hành (đó là chức năng kinh tế duy nhất được coi là chínhđáng của Nhà nước), chủquyền thuộc về qui luật của sản xuất và tiêu thụ, chiếm thếthượng phong đối với quyền lập pháp và tư pháp(11) ”(Barber, tr. 34). Trong bản tuyên ngôn năm 1990 (phụ lục cuốn sách của Kenichi Ohmae(12) ), một đỉnh cao của sự kiêu ngạo hay lì lợm, ba nhà“ tư vấn ” (tức là bađại biểu của McWorld) đã công bố cả một “ Tuyên ngôn vềsự liên thuộc đối với thếgiới năm 2005 ” trong đó họkhông ngần ngại kêu gọi các Nhà nước - Dân tộc hãy tự giải thể. Cương lĩnh của họ : “ *để cho mọi cá nhân có thểtruy nạp, với phí tổn thấp nhất, những của cải và dịch vụ tốt nhất có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới ; * điều phối hoạt động của các công ti với hoạt động của các chính quyền nhằm giảm thiểu những xung đột xuất phát từ những lợi ích hẹp hòi ; * tránh mọi thay đổi đột ngột trong cơ cấu kinh tế và xã hội cơ bản ” (trích dẫn theo Barber, tr. 147).

McWorld rất xứng đáng với cái tên gọi của mình khi nó muốn thực hiện dự án “ toàn cầu ” mà Polanyi đã tiên đoán từ năm 1945 (sách đã dẫn) về một nền văn hoá tiêu thụ phổ quát :“ Thị trường chung đòi hỏi phải có tiền tệ và ngôn ngữchung. Chúng tạo ra những cách ứng xửgiống y như nhau mà ta có thể gặpở khắp các đại đô thị(...) Bản thân sự tiêu thụ cũng tạo ra những cung cách ứng xử đồng nhất ở mọi nơi trên trái đất (...) McWorld là một sản phẩm của văn hoá đại chúng dưới tácđộng của sự bành trướng thương mại. Quy chiếu của nó là Mĩ, bản thân hình thức của nó là một tác phong riêng. Sản phẩm của nó là những của cải vật chất đồng thời tự chúng cũng là những hình ảnh, gam hàng hoá của nó cũng đồng thời là một thứ mĩ học. Đó là văn hoá biến thành hàng hoá, y phục trở thành ý thức hệ (...). Âm nhạc, điện ảnh, kịch nghệ, sách và công viên có chủ đề –những giáo đường mới của một nền văn minh hàng hoá trong đó các trung tâm thương mại trở thành quảng trường công cộng –tất cả đều được thiết kế để phổ biến một hình ảnh, tạo ra một sự mẫn cảm chung cho toàn thế giới, kết cấu bằng những‘siêu sao’, những bài hát, và những nhãn hiệu, những logo, nhạc hiệu và khẩu hiệu quảng cáo. Đã hết thời mà người ta bắt buộc nữa, bây giờ là thời đại của sự cám dỗ ” (Barber, tr. 38-39). Dự án văn hoá của McWorld không hề giữ kín, Coca Cola chẳng hạnđã không ngần ngại phô trương bằng cách “ mượn tạm ”bài ca phản kháng We are the World (Chúng ta là Thế giới). Cái thứ “ world ”ấy, ngày ngày mỗi người chúng ta có thể trông thấy nó lan tràn trên đường phố đến mức nào. Cuốn sách của Barber liệt kê ra hàng loạt ví dụ. Chỉ xin đơn cử một ví dụ, vì nó thê thảm nhất : những tay “xạ thủ”người Serbia chân đi giầy Adidas, vừa nghe Madonna qua máy “ bộ hành ”(walkman) vừa nhắm bắn thường dânở Sarajevo (tr. 23).

Một trong những khẩu hiệu sáng giá nhất của McWorld (đây là nói khẩu hiệu khuyến mãi) là “ tựdo ” : “ sản phẩm tự do ”,“ chọn lựa tự do ”, tựdo chọn lựa những sản phẩm tựdo..., cái thứ tự do rất dễ chứng minh là phản dân chủ : “ Cũng như xưa kia các chính thể toàn trị đã tìm cách nhân danh tựdo để thuần lí hoá sự thống trị của mình –“ chuyên chính vô sản” có mục đích mở ra một thời đại tự do nhất lịch sử –thì ngày nay các thị trường thuần lí hoá sự thống trị của mình trên mọi lãnh vực của đời sống bằng luận điểm là người tiêu thụ có đầy đủ tựdo chọn lựa hàng hoá (...). [Thếmà] các thị trường của McWorld loại bỏ mọi phán đoán vềgiá trị cũng như khái niệm ý chí tập thể (...). Thực tế là khả năng chọn lựa của cá nhân người tiêu thụ càng mở rộng bao nhiêu thì khả năng chọn lựa trong các vấn đề của xã hội càng bị thu hẹp bấy nhiêu. Cho nên người Mĩ có quyền tự do chọn lựa giữa hàng chục nhãn xe hơi[quyền tự do đó phải chăng đã chôn vùi]tự do chọn lựa giữa phương tiện chuyên chở công cộng và phương tiện chuyên chở cá thể, [còn chủ trương “ xe hơi trên hết ”đã chẳng] trở thành đặc trưng của đời sống đô thịmặc dầu điều này chưa hề được một cấp chính quyền dân chủ nào chọn lựa và quyết định ? ” (tr. 222). Chắc cũng chẳng cần chứng minh gì thêm. Chỉ cần bổsung bằng một ý thôi : sinh hoạt dân chủ đòi hỏi phải có thời gian, phải có thảo luận, trong khi “ nền văn hoá quảng cáo ” của McWorld là thứ mì ăn liền, ăn tức thời. “ Ấu trĩ là não trạng quý báu của McWorld, đó là não trạng “ Tôi muốn, tôi muốn ! ” và“ Cho tôi đi, cho tôi đi ! ”, điệp khúc trở đi trở lại trong những bài ru con dành cho người tiêu thụ ”(tr. 84).

Giữa hai gọng kìm Djihad và McWorld, nền dân chủ của Thế kỉ XXI ở vào thếkẹt. Do bản chất của nó, vốn dĩ“ nền dân chủ đại biểu rất hiếm khi là phương thức lãnhđạo quốc gia một cách thuyết phục ” (Hobsbawm, tr 190) : không kểtính chính đáng (phải được tín nhiệm trở lại sau mỗi nhiệm kì, nghĩa là không “ vĩnh viễn ” được nhân dân trao phó) và sự đồng thuận chung (mà sự đồng thuận cứ gặp lúc khó khăn là dễ tan biến), chỉ riêng sự phân quyền (nghĩa là các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp kiểm soát lẫn nhau) cũngđủ làm cho hệ thống chính quyền dân chủ có chức năng “ hãm phanh ”, mà nó lại phải đóng vai trò động cơ trong những giai đoạn khẩn cấp. Những năm khủng hoảng đã làm hao mòn sự đồng thuận chính trị đến mức “ chính trịtrở thành nghệ thuật đánh trống lảng, các nhà chính trị không dám nói với cử tri những điều cử tri không muốn nghe ” (tr 743). Còn khối cử tri, tức là tổng thể xã hội, thì phải thừa nhận rằng nó đang trở thành cái mà Marx đã tiên tri : nền văn hoá tiêu thụ đang biến nó thành“ một xã hội mà những giá trị chủ đạo là giá trị của chủ nghĩa cá nhân phi xã hội tuyệt đối (...) hợp thành bởi những cá nhân đơn lẻ, vị kỉ đi tìm sự thoả mãn (lợi nhuận, khoái cảm hay gì gì đi nữa) cho riêng mình ” (tr.37), Marx vẫn thường coi chủ nghĩa tư bản là một hình thái cách mạng liên tục và thường trực mạnh mẽnhất, lâu dài sẽ có khả năng chính nó sẽ huỷ diệt xã hội tư bản chủ nghĩa. Triết gia Gilles Châtelet đã luận bàn về cơn ác mộng của “ homo economicus [thằng người kinh tế], nửa công dân nửa Robinson Crusoë, ích kỉ và thuần lí, đơn độc như một nguyên tử trong dịch vụ và tiêu thụ, ra sức tối ưu hoá một “ best of ” những của cải và dịch vụ, và homo communicans [thằng người truyền thông], nửa công dân nửa máy ổn nhiệt[thermostat], cuộn mình trong một cái bong bóng vật vờtrong không gian đậm đà cyber, nơiđây không còn xung đột hay đụngđộ xã hội lỗi thời, tự hào mình là phần tử tích cực và tồn tại đơn thuần như một con sán điều khiển học [kénia cybernétique] đút input ở đầu vào, xổ output ở đầu ra ”(14). Nhận định của Eric J. Hobsbawm tuy không tuyệt vọng đến thế song cũng bi quan lạ lùng : “ đối với nhà thơ T. S. Eliot, “ thếgiới này kết thúc như vậy đó, không nổ toang mà trong một tiếng rên ”. Thế kỉ ngắn XX đã kết thúc với cả hai ” (tr 32).

Nguyễn Quang
(Kiến Văn biên dịch)


(*) Memento mori (Hãy nhớ tới cái chết của mi) là tấm hình người chết (hoặc hình bộ xương Tử thần) mà người Ki tô giáo thời Trung cổ thường mang trong mình, để tựnhắc nhở rằng con người có sinhắt có tử, rằng cái chếtđang chờ đợi mình.
(1) Nhân dịp này, xin đính chính một vài sai sót trong những bài trước : cú sốc dầu lửa thứ nhất xảy ra năm 1973, cú thứ nhì 1979 ; Irak xâm lăng Koweit năm 1990. Số 108, tiểu đề đầu tiên (trang 11), xin đọc là : một lịch sử phái sinh (une histoire dérivée).
(2) ở Pháp có đảng Démocratie Libéralecủa ông Alain Madelin, hai từ Démocratie(dân chủ) và Libéral phải hiểu theo nghĩa đó, mặc dầu các Chicago Boys sang làm cố vấn kinh tế cho Pinochet ở Chile đã chứng minh rằng đó là hai khái niệm khó đi đôi với nhau.
(3) Sự thất bại của Thatcher đã trở thành hiển nhiên khi triều đại của bà kết thúc năm 1990. Chính sách tưhữu hoá toàn diện đã làm tiêu tùng khu vực công cộng (năng lượng, bưu điện, giao thông vận tải) : đi xe lửa từ Southampton vềLondon dưới thời Thatcher lâu hơn cảhồi thế kỉ XIX, đó là không kể nạn xe lửa đâm nhau mà báo chí đã nói nhiều. Tư hữu hoá như vậy, mà rốt cuộc người Anh phải đóng thuế nặng hơn dưới thời Công đảng trước đó.
(4) Thí dụnhư trường hợp Nam Hàn : cuối thập niên 50, nông nghiệp chiếm 80 % dân sốtrong lứa tuổi lao động và 3/4 thu nhập quốc gia. Năm 1962, Nam Hàn bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Cuối thập niên 80, nông nghiệp chỉ còn chiếm 10 % tổng sản phẩm quốc nội và Hàn Quốc đứng hàng thứ8 về mặt kinh tế trong các nước không cộng sản.
(5) Bạn đọc sinh sống ở Paris đi chợ ở khu phốtàu thử làm con tính nhỏ : giá chuyển chở hàng không tối đa không được quá bao nhiêu đểmang tương cà mắm muối sang bán ởPháp mà có lời ?
(6) Francis Fukuyama, The End of History and the Last Man, bản dịch Pháp văn : La fin de l’Histoire(Flammarion, 1992).
(7) Benjamin R. Barder : Djihad versus McWorld / Mondialisation et intégrisme contre la démocratie, Desclée de Brouwer, 1997.
(8) Bạn đọc cũng thấy là cung cách này còn rất phổ biến ở các nước thếgiới thứ ba, cũng vì thế mà chậm phát triển.
(9) “ Chiến sĩ ái quốc ” là những người Mĩ khởi nghĩa chống Anh trong cuộc Chiến tranh độc lập cuối thế kỉ XVIII. Ngày nay, nó ám chỉ một phong trào bí mật chủ trương dùng vũlực lật đổ Nhà nước liên bang. Timothy McVeigh, người chủ mưu vụtàn sát ở Oklahoma City, vừa bị xửtử hình, nằm trong phong trào này.
(10) Xin nêu vài thí dụ : Renault ở Bỉ, Marks & Spencer và Bata ở Pháp..., đó là không kể ở thế giới thứ ba, nhiều nơi công nhân bị bóc lột nhưdưới chế độ nô lệ.
(11) Vụ án Yahoo (trạm bán hiện vật nazi) trước toà án Pháp thể hiện xu hướng của các công ti xuyên quốc gia là muốn đứng lên trên pháp luật quốc gia.
(12) K. Okmae :The Borderless World : Power and Strategy in the Interlinked Economy (1990), bản dịch tiếng Pháp : De l’Etat-nation aux Etats-régions, Dunod, 1996.
(13) Những người chống toàn cầu hoá cũngđã đáp lễ bằng khẩu hiệuThế giới không phải là món hàng.
(14) G. Châtelet : L’homme pour qui la résignation était ringarde / Relire Marx pour ne pas vivre comme les pous, 1998.





No comments:

Post a Comment

View My Stats