Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi
cho BBC từ California
Cập
nhật: 16:50 GMT - thứ bảy, 6 tháng 10, 2012
Hay
tin anh Nguyễn Chí Thiện phải vào bệnh viện, tôi nghĩ chắc cũng không có gì
nghiêm trọng vì thỉnh thoảng liên lạc với anh qua điện thoại, hỏi thăm tôi chỉ
nghe anh than hay mệt và luôn nói: “Phú biết anh cũng già rồi.”
Khi
nói chuyện với anh, sau những thăm hỏi sức khỏe, tôi thường hỏi lúc này anh có
viết gì không? Anh trả lời cũng muốn viết nhưng chỉ được một lát thì cái đầu nó
bừng bừng lên, nên lại thôi, chả viết được gì nhiều.
Được
tin anh vào nhà thương, tôi gọi điện thoại nhưng không thấy anh trả lời nên để
lại lời nhắn: “Em là Phú. Nghe tin anh bệnh phải vào bệnh viện em điện thoại
hỏi thăm. Chúc anh chóng bình phục.”
Muốn
biết bệnh tình của anh ra sao, tôi tìm cách liên lạc và sau cùng có số điện
thoại của cô Hạnh, người đang chăm sóc cho anh. Tôi điện thoại nói chuyện với
cô vào sáng thứ Hai 1-10, hỏi cô xem có thể chuyển điện thoại cho tôi nói
chuyện với anh, nhưng cô bảo anh còn mệt lắm không nói chuyện được.
Hỏi
cô về bệnh tình và được biết là sau khi rọi quang tuyến và lấy mẫu tế bào phổi
qua đường họng để thử nghiệm thì biết bệnh của anh là nặng với khối u trong
phổi rất to.
Cô
Hạnh nói chắc bác sỹ sẽ cho về nhà hay vào một hospice, nơi dành cho những
người bệnh không thể chữa được. Cô nói bây giờ anh mệt, nhưng chắc sẽ khoẻ hơn
chiều nay. Tôi nhắn là khi nào anh tỉnh, cô nói dùm là: “Có Phú ở Berkeley gửi
lời thăm và chúc anh chóng bình phục.”.
Cô
Hạnh kể đi đâu cô cũng mang tập thơ “Hoa địa ngục” để mọi người trong bệnh viện
biết nên ai cũng làm hết sức giúp anh. Sáng nay có một linh mục vào làm phép bí
tích cho anh nhưng cô không nhớ tên. Lúc sau cô điện thoại, để lại trong máy
lời nhắn cho tôi biết đó là cha Cao Phương Kỷ.
Ước
nguyện cuối đời của anh là được trở thành người Công giáo và anh đã chọn tên
Thánh là Thomas More.
Sáng
hôm sau 2-10 được tin anh trút hơi thở cuối cùng. Lòng tôi chùng xuống một nỗi
buồn. Tôi cầu nguyện cho linh hồn anh được vào cõi thiên đường.
Tiếng vọng từ
đáy vực
Cuối
năm 2007, nhân chuyến đi của anh lên miền Bắc California để giới thiệu tập
truyện “Hoả Lò / Hanoi Hilton Stories”, tôi có mời anh về nhà chơi và được anh
dành cho cuộc phỏng vấn dài kể về cuộc đời, về thơ của anh.
Sau
đó, trong một sinh hoạt với anh là diễn giả chính tổ chức tại trụ sở trung tâm
VIVO ở San Jose, ban tổ chức mời tôi cùng với anh Nguyễn-Khoa Thái Anh là hai
cựu sinh viên Đại học Berkeley, cũng là thành viên của ban chấp hành Hội Sinh
viên Việt Nam thời đó, lên kể lại về đêm đọc thơ và hát ngục ca “Tiếng vọng từ
đáy vực” ở Berkeley vào tháng 5-1981.
Thi sỹ Nguyễn Chí
Thiện đã ở tù 27 năm trước khi được ra nước ngoài
Tôi
nhớ đến anh Nguyễn Chí Thiện từ ngày còn là một tù nhân lương tâm mà tôi được
biết.
Khi
còn học ở Đại học Berkeley, cuối thập niên 1970 tôi tham gia sinh hoạt với tổ
chức Ân xá Quốc tế (AI), nhóm AI Campus Network do bà Laola Hironaka làm trưởng
nhóm.
Nhóm
quan tâm đến việc nhiều văn nghệ sĩ miền Nam bị Hà Nội bắt giam trong chiến
dịch “càn quét văn hoá Mỹ-Ngụy” sau tháng 4-1975. Nhiều tên tuổi của văn đàn
miền Nam đã phải vào tù như Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Hoàng Hải Thuỷ, Nguyễn
Đình Toàn, Nhã Ca, Trần Dạ Từ…
Tôi
và bà Laola có xuống nam California gặp nhà văn Võ Phiến, đạo diễn Đỗ Tiến Đức
để tìm hiểu về hiện tình của văn nghệ sỹ bị cầm tù ở Việt Nam.
Khi
AI biết có một thi sỹ từ miền Bắc bị giam tù nhiều năm vì làm thơ chống đối chế
độ cộng sản thì tổ chức rất chú ý, vì từ bao năm AI không biết gì nhiều về tù
nhân lương tâm ở miền Bắc Việt Nam mà chỉ có tù nhân lương tâm ở miền Nam, từ
trong thời chiến tranh cho đến sau khi Việt Nam thống nhất.
Tù nhân lương tâm
Lúc
đó câu chuyện về anh rất huyền bí. Tập thơ được chuyển ra nước ngoài bằng cách
nào không ai rõ. Nhân thân tác giả cũng mơ hồ.
Những
vần thơ được phổ biến, anh Đoàn Văn Toại gửi cho tôi tập thơ “Tiếng vọng từ đáy
vực” đầu tiên. Sau đó là “Ngục ca” do Phạm Duy phổ thơ của người tù khuyết danh
mà nhạc sĩ gọi là “Ngục sĩ”. Rồi có bài của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích viết về
tập thơ trên tuần báo AsiaWeek xuất bản ở Hong Kong.
Khi
sinh viên Berkeley tổ chức đêm thơ nhạc, qua AI tôi tìm hiểu về tác giả và được
biết tên nhà thơ là Nguyễn Chí Thiện, đã bị tù đày ở miền Bắc 25 năm và tập thơ
được một nhà ngoại giao Pháp đem ra nước ngoài.
Những
chi tiết đó được ghi lại trong các tờ bướm quảng bá cho buổi đọc thơ và hát
ngục ca chủ đề “Tiếng vọng từ đáy vực” vào tối ngày 1-5-1981 tại Đại học
Berkeley do Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức với sự bảo trợ của Center for South
and Southeast Asia Studies.
Xem
lại những điều mà sau này thế giới biết, so với năm 1981, thì danh tính Nguyễn
Chí Thiện là đúng. Thời gian đã ở tù 25 năm không chính xác. Còn ai đã đem tập
thơ ra khỏi Việt Nam thì đến nay vẫn là điều bí mật có lẽ vì sứ quán liên quan
không muốn rắc rối ngoại giao.
Như
thế tờ bướm của Hội Sinh viên ở Đại học Berkeley là chứng tích đầu tiên tiết lộ
Nguyễn Chí Thiện chính là tác giả tập thơ, trước khi danh tính này được Giáo sư
Huỳnh Sanh Thông dùng khi dịch thơ ra tiếng Anh và in trong tập “Flowers from
Hell” xuất bản đầu tiên vào năm 1984.
Năm
1986 tôi qua Úc và thấy bưu điện ở đây có dán bích chương của AI kêu gọi thế
giới quan tâm đến tù nhân lương tâm Nguyễn Chí Thiện, trên đó có ảnh chân dung,
là tấm hình sau này in trên bìa tập truyện “Hỏa Lò / Hanoi Hilton Stories” do
Đại học Yale xuất bản năm 2007.
Tôi
luôn nhớ đến anh qua hình ảnh đó. Hình ảnh của người tù lương lâm đầu tiên từ
miền Bắc Việt Nam mà tôi biết được.
Về
thơ của anh tôi nhớ nhất hai câu: “Tự do tôi quí thiết tha/Mà sao tù ngục hết
ra lại vào” vì đến nay ở Việt Nam vẫn còn những tù nhân lương tâm. Như anh.
Tác
giả Bùi Văn Phú hiện dạy đại học cộng đồng. Năm 1981 ông là Trưởng ban Văn hoá
của Hội Sinh viên Việt Nam tại ĐH Berkeley.
Các bài liên quan
No comments:
Post a Comment