Saturday 27 October 2012

NEWSWEEK TỪ GIÃ GIẤY MỰC (Vi Anh - Việt Báo)




10/27/2012

Tạp chí Newsweek là tờ báo khá lâu đời của Mỹ, nhiều danh tiếng trong làng báo Mỹ, quen biết với nhiều độc giả ở cõi trần gian này. Tờ báo ấy đã trối trăn, cuối năm nay, ngày 31-12- 2012, sẽ từ giã giấy mực, hưởng thọ 80 tuổi, để đầu thai kiếp khác, sang bên kia thế giới, trở thành tờ báo điện tử Newsweek Global với kỹ thuật số của không gian ảo tin học. Lý do chánh cũng như nhiều báo khác ở Mỹ đã chết -- cũng vì bị lổ -- tiền bán báo, tiền quảng cáo ngày càng giảm, thu không bù nổi chi.

Đọc tin này những người từng sống trong Chiến tranh Việt Nam ắt không khỏi ngậm ngùi tiếc uổng. Tạp chí Newsweek và Time là hai tờ báo cạnh tranh thuộc loại báo hàng đầu, gối đầu giường của những người theo dõi thông tin, nghị luận, sự kiện, và thời sự về Việt Nam.

Bà Tina Brown, chủ nhiệm công ty Newsweek Daily Beast Company, và ông Baba Shetty, giám đốc điều hành, cho biết chỉ "chuyển đổi Newsweek chứ không chấm dứt" tờ tuần báo. Nhưng dù vậy, người quen đọc Newsweek cũng cảm thấy thôi hết rồi những khoái cảm, tay cầm tờ báo êm êm, ngón lật trang, tai nghe rột rẹt, thơm mùi giấy mực, mắt vui màu mè của hình ảnh của Newsweek báo giấy bên cạnh ly cà phê sáng hay lúc thư giãn nghỉ ngơi. Dầu kỹ thuật số của tin học có thể làm nét chữ, màu hình sắc nét hơn trên báo điện Newsweek Global, nhưng nó vẫn thiếu cái mà đại văn hào Việt Nam Nguyễn Du đã viết "hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình".

Đó là chưa nói có người "dị ứng" với computer, lớn tuổi mắt hom hem với màn hình, tay không chính xác khi bấm con chuột, rà mũi tên tìm web, bài trên báo điện tử, bàn tay không yên nghỉ được với con chuột và những nút trên bàn phím, khi xem báo trên computer.

Hơn nữa theo thông báo của Newsweek, báo điện tử Newsweek Global chỉ có một phiên bản duy nhứt cho khắp thế giới, chớ không có phiên bản dùng cho địa phương - tức phần nào thiếu tính vùng như báo giấy Newsweek khi xưa.

Báo Newsweek Global trên Internet xem, độc giả phải đóng lệ phí mới truy nhập vào được. Khác với một số tờ báo lớn của các nước trên thế giời,chỉ đóng một lệ phí nhỏ khi cần đọc một số bài độc quyền nào đó mà thôi, báo điện tử Newsweek Global truy nhập vào là đóng tiền toàn bộ.

Đó là chưa nói người xem báo điện tử Newsweek Global phải qua hệ thống Internet, phải đóng tiền mướn Internet hàng tháng, như ở Mỹ phải vài ba chục Đô la. Độc giả có thể dùng các phương tiện máy điện thoại di động hay máy computer để đọc báo, nhưng qua hình thức nào cũng phải trả thêm lệ phí Internet, lệ phí vào Newsweek, và lệ phí sử dụng máy điện thoại. Nếu tính đổ đồng tiền mua báo giấy 4 số trong tháng và tiền xem Newsweek Global trên Internet, có lẽ báo giấy rẻ hơn.

Có lẽ theo tính toán chuyển sang báo điện tử chủ báo có lợi hơn nên hai người có trách nhiệm cao nhứt của tờ báo giấy Newsweek hôm 18-10 vẫn thành khẩn nói rằng quyết định chấm dứt ấn bản in của tờ tuần báo có từ 80 năm nay, là vì "các thử thách kinh tế của việc in ấn và phát hành."Phần thiệt của chủ do báo giấy gây ra, chủ báo muốn chuyển sang cho người đọc gánh chịu nên báo điện tử Newsweek Global mới tận thâu, toàn thâu tất cả những lệ phí khi đọc Newsweek trên Internet.

Đồng ý báo giấy đang gặp một thử thách sanh tử trong thời đại Internet và kỹ thuật số phát triễn. Gần đây ngay tại Mỹ báo chí rất mạnh coi như nắm đệ tứ quyền trên công luận, một quyền bất thành văn, không ghi trong hiến pháp, nhưng ảnh hưởng lớn vào chánh quyền tam quyền phân lập: lập lập pháp, hành pháp và tư pháp của Mỹ.

Nhưng ngoài xã hội báo giấy đang chềt dần chết mòn.. Mới đây tờ báo lâu đời 175 năm tuổi (thành lập vào năm 1837), nhựt báo Times-Picayune ở New Orleans, từng được giải thưởng Pulitzer và nhiều giải khác, phải giảm chỉ còn ra ba số báo một tuần, khiến thành phố lớn nhất tiểu bang Louisiana,đột nhiên trở thành một nơi khơng có nhật báo hàng ngày nữa.

Không phải chỉ có nhật báo giấy Times-Picayune ở New Orleans đầu hàng Internet làm việc này, mà ba tờ nhựt báo giấy của công ty Advance Publications là The Huntsville Times, Mobile Press-Register và Birmingham News Times ở tiểu bang Alabama, cũng giảm số báo hàng ngày ngày, chỉ ra báo giấy một tuần ba ngày thôi. Công ty này cho biết lý do chánh của việc cắt giảm số lần phát hành báo in xuống còn 3 ngày, là bốn nhựt báo của công ty đã phải hứng chịu hòan cảnh thiệt hại do càng ngày các độc giả càng lên Internet đọc tin tức càng nhiều và các báo phải giảm ngày ra báo tập trung làm báo điện tử.

Ba tờ nhựt báo lâu đời, qui củ của Mỹ như vậy mà phải thay đổi do thời đại mới, thời đại của khoa học kỹ thuật cao tin học, dùng kỹ thuật số để làm báo như vậy.

Trở lại báo giấy Newsweek, tương như nhiều nhật báo và tạp chí Mỹ khác, Newsweek càng ngày càng giảm dọc giả và giảm quảng cáo v càng ngày cáng nhiều người đọc thông tin, nghị luận trên đủ thứ báo điện tử, web, youtube trên Internet. Mười năm trước Newsweek phát hành 4 triệu bản, năm ngoái chỉ còn khoảng 1 triệu rưởi.

Rebecca Lieb, chuyên gia truyền thông thuộc hãng tư vấn Altimeter Group nói, sau Newsweek "Tạp chí Time có thể là nạn nhân kế tiếp".

Theo Reuters, dứng trên phương diện quảng cáo nói chung trên báo, công ty công ty nghiên cứu eMarketer cho biết quảng cáo trên báo điện tử tăng đến 37,31 tỉ USD trong năm 2012, lần đầu tiên vượt qua quảng cáo trên báo in chỉ có 34,33 tỉ USD.

Tiến là định luật của sự sống. Báo chí cũng đang thích nghi để sinh tồn, tiến hoá, sử dụng Internet để phát triễn thay vì để cho Internet đào thải. Hầu hết các báo giấy ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu đều có điện tử hóa tờ báo giấy của mình. Hầu hết việc làm báo, làm tin, viết nghị luận, gởi bài vở, hình ảnh, lên khuông, gởi nhà in bây giờ làm bằng kỹ thuật số, qua Internet. Có nhiều thông tin, nghi luận độc giả báo điện tử phải ghi danh, trả lệ phí như mua bài mới mở đọc được. Báo điện tử có một kỹ thuật quảng cáo rất thành công, thu hút rất nhiều chủ hàng quảng cáo và bắt người đọc phải xem quảng cáo rồi mới vào đọc thông tin, nghị luận được. Thương mại bây giờ có tính tòan cầu với WTO. Buôn bán trên mạng bây giờ rất phổ thông, tiện lợi, xem, chọn hàng, trả giá mua trên mạng, trả tiền trên mạng, hàng gới tới tận nhà, quá tiện và nhanh, khỏi đến tiệm buôn bán, mất thì giờ.

Báo giấy Mỹ lâu đời, lực lưỡng như vậy mà còn điêu đứng vì Internet, phải đột biến theo thời đại kỹ thuật số của tin học để không bị đào thài. Còn báo tiếng Việt ở hải ngoại mới ra đời ở hải ngoại mấy chục năm--thì sao?./.

------------------------------------


25.10.2012

Giữa tháng 10 vừa qua, có một tin làm chấn động giới truyền thông quốc tế: tờ báo Newsweek tuyên bố sẽ đình chỉ hoàn toàn việc xuất bản dưới hình thức giấy in vào cuối năm nay để chuyển hẳn sang hình thức mạng.

Để hiểu tại sao lời tuyên bố ấy được xem như một quả bom (bombshell), chúng ta cần biết tầm vóc cũng như sự quan trọng của Newsweek trong lãnh vực truyền thông của Mỹ cũng như của thế giới nói chung.

Được thành lập từ năm 1933, Newsweek là một trong những tờ báo lớn nhất ở Mỹ. Đúng ra, nó lớn hàng thứ hai, chỉ sau tờ Time về cả số lượng ấn hành cũng như số quảng cáo. Xuất bản hàng tuần, Newsweek có bốn ấn bản bằng tiếng Anh và 12 ấn bản toàn cầu (global edition) dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Trụ sở chính đặt tại thành phố New York, nhưng Newsweek có đến 22 văn phòng: chín ở Mỹ (New York, Los Angeles, Chicago, Dallas, Miami, Washington D.C., Boston và San Francisco) và 13 ở ngoại quốc, bao gồm các nơi: London, Paris, Berlin, Moscow, Jerusalem, Bagdad, Tokyo, Hong Kong, Bắc Kinh, Nam Á, Cape Town, Mexico city và Buenos Aires.

Có thời gian Newsweek trở thành một trong vài tờ báo được đọc nhiều nhất thế giới. Ví dụ, năm 2003, số ấn bản hàng tuần của nó lên đến trên bốn triệu, bao gồm 2.7 triệu số bán ở nước Mỹ, còn lại là trên khắp thế giới. Newsweek trở thành nguồn cung cấp thông tin và cách diễn giải thông tin chính cho dân chúng Mỹ và giới trí thức khắp nơi.

Tuy nhiên, những năm gần đây, số ấn bản của Newsweek không ngừng đi xuống. Năm 2008, số ấn bản hàng tuần chỉ còn 2.6 triệu; năm 2009, 1.9 triệu và đầu năm 2010, một triệu rưỡi (trong đó số báo bán được ở các sạp chỉ còn khoảng 40.000 tờ mỗi tuần). Ấn bản bằng tiếng Nga (ra đời vào năm 2004) bị đóng cửa.

Cùng với sự sút giảm của ấn bản được phát hành, thu nhập từ quảng cáo cũng bị sút giảm trầm trọng: mỗi năm giảm khoảng gần một nửa.

Hậu quả là tờ báo bị lỗ rất nặng. Năm 2008 lỗ 16 triệu; năm 2009 lỗ 29.3 triệu; trong quý đầu tiên của năm 2010, lỗ 11 triệu. Tháng 11 năm 2010, Newsweek phải hợp nhất với tờ báo mạng The Daily Beast để thành công ty Newsweek Daily Beast Company. Sự phân công như sau: Trong khi The Daily Beast tập trung vào việc phân tích các vấn đề thời sự quan trọng, Newsweek tập trung vào những bức tranh lớn với những sự phân tích theo chiều sâu nhằm phục vụ những độc giả trí thức.

Sự hợp nhất ấy mang lại thành công cho tờ báo mạng The Daily Beast hơn là tờ báo giấy Newsweek: số ấn bản (in) của Newsweek tiếp tục bị giảm; số người đăng ký để đọc tờ báo ấy trên mạng cũng chỉ mới manh nha (27.000 người), trong khi đó, số người truy cập tờ The Daily Beast tăng vọt lên đến 15 triệu mỗi tháng (tăng 70% so với năm ngoái).

Chính sự thành công của tờ báo mạng The Daily Beast đã khiến Ban giám đốc của Newsweek (cũng đồng thời là của The Daily Beast) quyết định đóng cửa Newsweek dưới hình thức in để từ đầu năm 2013, chỉ xuất hiện dưới hình thức mạng.

Đằng sau cái chết của tờ báo giấy Newsweek, như vậy, là vấn đề thương mại. Trong năm vừa qua, thu nhập chính của Newsweek là từ báo in (70 triệu từ quảng cáo và 80 triệu từ việc bán báo). Lương trả cho các phóng viên (tổng cộng 122 người) chỉ khoảng 15 triệu. Tuy nhiên, các chi phí khác, từ việc in đến việc phát hành tờ báo đến độc giả cũng như các sạp báo lại quá lớn. Lấy thu trừ chi, tờ báo lỗ mỗi năm đến mấy chục triệu!

Những gì đang xảy ra với Newsweek, thật ra, cũng đang xảy ra ở hầu hết các tờ báo khác.

Trong bài “A note on Newsweek (long) (updated)” đăng trên The Atlantic, James Fallows ghi nhận số ấn bản của cả ba tờ báo lớn nhất ở Mỹ - Time, Newsweek và U.S. News - đều bị giảm liên tục từ 1988 đến 2008.

​​Không nhng gim s báo bán được, theo Katerina-Eva Matsa, Jane Sasseen và Amy Mitchell trong bài Magazines: by the numbers, s lượng qung cáo trên các báo t năm 2001 đến nay cũng gim:

​​Bng dưới đây cho thy s sút gim c thể hơn của từng tờ báo lớn từ năm 2010 đến 2011, trong đó, Newsweek bị sút giảm trầm trọng nhất:

​​Hai ngun thu nhp chính ca các t báo là tin bán báo và tin qung cáo. Khi c hai cùng gim và xu hướng sút gim ca c hai càng lúc càng nhanh, tương lai của báo in không có gì sáng sủa cả.

Dĩ nhiên, cái chết của tờ báo in Newsweek hay bất cứ một tờ báo in nào khác, dù phổ thong, nổi tiếng và có ảnh hưởng đến mấy, cũng không phải là dấu chấm hết của truyền thông cũng như của thói quen đọc của quần chúng. Không đọc trên giấy thì người ta đọc trên mạng. Ở đây chỉ là vấn đề chuyển đổi hình thức đọc.

Cái chết của Newsweek trên hình thức giấy chỉ cho thấy một điều: Chúng ta đang sống trong một thời đại có rất nhiều thay đổi. Những thay đổi ấy tuy lặng lẽ nhưng rất lớn lao. Nhiều người gọi đó là cách mạng: cách mạng truyền thông, một trong những cuộc cách mạng lớn nhất trong lịch sử nhân loại.


* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.





No comments:

Post a Comment

View My Stats