10/08/2012
Khi
thế giới có tới 10 tỷ dân, những gì sẽ xảy ra? Dân Việt Nam sẽ phải xây nhà nổi
trên Biển Đông để ở, hay là sẽ ở toàn cao ốc 500 tầng lầu, hay là những nhà hầm
chằng chịt như các tổ kiến khổng lồ? Và rồi lương thực có còn những cánh đồng
bạt ngàn Miền Đồng Bằng Sông Cửu, hay là phải dò ra loại lúa trồng xuống là 2
tuần sau gặt hái được?
Những câu hỏỉ này chắc chắn là đang được các đại học lớn trên thế giới nghiên cứu, vì nếu không có biện pháp tiên liệu sẵn, chiến tranh tất phaỉ xảy ra: lấp ló đâu đó đã thấy hình bóng chiến tranh trên các bản đồ những lô dầu Biển Đông rồi.
Liên Hiệp Quốc đã tiên đoán rằng, vào năm 2100, sẽ có khoảng 10 tỷ người trên địa cầu.
Tiên đoán này đã dẫn tới tình cảnh “khẩn cấp trên địa cầu chưa từng có,”theo lời Giáo Sư Stephen Emmott, Viện trưởng phòng thí nghiệm Microsofts Computational Science Laboratory ở đại học Oxford University.
Vị giaó sư chuyên nghiên cứu về biến đổi khí hậu này đã trình bày trong mùa hè vừa qua trong bài diễn văn nhan đề “Ten Billion” (Mười Tỷ).
Bài diễn văn trên nguyên tắc là khoa học khô khan này được giaó sư Emmott trình bày trong 2 tuần lễ liên tục trên sân khấu Royal Court Theater, kết hợp với giám đốc về nghệ thuật sân khấu Katie Mitchell, đã bán vé sạch.
Nội dung chỉ đơn giản là lời kể của giáo sư Emmott về một thế giới y hệt như “một địa ngục sinh động” trong đó nhân loại sẽ gây ra những cuộc chiến tranh giành đất, lương thực và nước khi nhân loại đông tới 10 tỷ người.
Chuyện di dân bấy giờ sẽ bị thúc đẩy không vì lựa chọn hay vì nhu cầu kinh tế nữa, mà chỉ vì phải sống còn.
Emmott nói: “Vào năm 2100, các chữ chiến tranh khí hậu hay chiến tranh giành nước và cuộc chiến tài nguyên phần chắc là xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. Lúc đó là nhân mãn, trong khi đất thoaí hóa và biến đổi điạ cầu gây tác hại.”
Emmott tin là nhiệt độ trung bình địa cầu có thể tăng thêm 6 độ C vào năm 2100, nghĩa là nhiều phần đất sẽ nóng kinh khủng.
Khi nhân loại tranh nhau tìm về các chỗ đất mát hơn, Anh Quốc là lập hàng rào biên giớiq uân sự để ngăn chận nạn di dân tập thể. Ông nói, di dân vì khí hậu có thể là chuyện xảy ra hàng ngày.
GS Emmott nói, chỉ có cách bây giờ là phải tiết kiệm sử dụng năng lượng và nước hàng ngày, may ra lúc đó còn có cơ cứu được điạ cầu.
Nhưng nhân loại nhiều nơi lại đang xài thả cửa một cách vô ý thức. Để pha một ly cà phê đơn giản, là đã tốn mất 100 lít (26 gallons) nước rồi, trong khi một thỏi kẹo sôcôla là cần tới 27,000 lít (7,132 gallons) nước. Ngay cả khi vào một trang web bình thường để gõ vài chữ nhằm tìm thông tin, là cần khối năng lượng tương đương với nung sôi một ấm nước.
Emmott trình bày với các bản thống kê liên hệ tới đời sống hàng ngày của chúng ta. Báo Times nói rằng bài diễn văn “hoàn toàn nắm băt1 sự chú ý của khán giả,” còn phóng viên báo Financial Times gọi đó là “một trong những buổi trình diễn gây bất an nhất mà tôi từng xem trên sân khấu.”
Mục đích đưa bài diễn văn lên sân khấu là để người đời thường hiểu được, cảm nhận được về tác động dân chuyền toàn cầu của biến đổi khí hậu... thay vì kiểu đọc các bản phúc trình đầy ngôn ngữ khoa học bí hiểm.
Thí dụ, khi nước Nga năm 2010 bị trận hạn hán tệ hại nhất trong 50 năm, mất tới 40% sản lượng trong số dự báo 100 tấn thu hoạch, chính phủ Nga mới ra lệnh hạn chế xuất cảng để có đủ nhu cầu lương thực nội địa.
Thế là thiếu lương thực và rồi nổi loạn đập phá ở ccá nước trước giờ lệ thuộc vào nhập cảng lúa mì Nga, đặc biệt là tại Ân Độ và Pakistan. Nhưng chuyện như thế rồi sẽ thường hơn, theo lời GS Emmott.
Thế còn lúc đó Việt Nam ra sao? Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông sẽ tràn ngập tàu đánh cá của Trung Quốc? Núi rừng Tây Nguyên sẽ sạch bóng cây để mọc lên các doanh trại quân đội Trung Quốc?
Những ngọn núi linh thiêng của lịchs ử như núi Yên Tử và núi Ba Vì sẽ bị gián điệp phong thủy từ Bắc Kinh sang gài bom dự án để phá nát các thế đất?
Những viễn ảnh đó cần suy nghĩ, chứ không đơn giản là chỉ ngồi xem Ba Dũng đấu với Tư Sang để rồi sẽ chỉ thấy có màn thỏa hiệp bắt tay giữa anh Ba với anh Tư cuối trận đấu...
Những câu hỏỉ này chắc chắn là đang được các đại học lớn trên thế giới nghiên cứu, vì nếu không có biện pháp tiên liệu sẵn, chiến tranh tất phaỉ xảy ra: lấp ló đâu đó đã thấy hình bóng chiến tranh trên các bản đồ những lô dầu Biển Đông rồi.
Liên Hiệp Quốc đã tiên đoán rằng, vào năm 2100, sẽ có khoảng 10 tỷ người trên địa cầu.
Tiên đoán này đã dẫn tới tình cảnh “khẩn cấp trên địa cầu chưa từng có,”theo lời Giáo Sư Stephen Emmott, Viện trưởng phòng thí nghiệm Microsofts Computational Science Laboratory ở đại học Oxford University.
Vị giaó sư chuyên nghiên cứu về biến đổi khí hậu này đã trình bày trong mùa hè vừa qua trong bài diễn văn nhan đề “Ten Billion” (Mười Tỷ).
Bài diễn văn trên nguyên tắc là khoa học khô khan này được giaó sư Emmott trình bày trong 2 tuần lễ liên tục trên sân khấu Royal Court Theater, kết hợp với giám đốc về nghệ thuật sân khấu Katie Mitchell, đã bán vé sạch.
Nội dung chỉ đơn giản là lời kể của giáo sư Emmott về một thế giới y hệt như “một địa ngục sinh động” trong đó nhân loại sẽ gây ra những cuộc chiến tranh giành đất, lương thực và nước khi nhân loại đông tới 10 tỷ người.
Chuyện di dân bấy giờ sẽ bị thúc đẩy không vì lựa chọn hay vì nhu cầu kinh tế nữa, mà chỉ vì phải sống còn.
Emmott nói: “Vào năm 2100, các chữ chiến tranh khí hậu hay chiến tranh giành nước và cuộc chiến tài nguyên phần chắc là xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. Lúc đó là nhân mãn, trong khi đất thoaí hóa và biến đổi điạ cầu gây tác hại.”
Emmott tin là nhiệt độ trung bình địa cầu có thể tăng thêm 6 độ C vào năm 2100, nghĩa là nhiều phần đất sẽ nóng kinh khủng.
Khi nhân loại tranh nhau tìm về các chỗ đất mát hơn, Anh Quốc là lập hàng rào biên giớiq uân sự để ngăn chận nạn di dân tập thể. Ông nói, di dân vì khí hậu có thể là chuyện xảy ra hàng ngày.
GS Emmott nói, chỉ có cách bây giờ là phải tiết kiệm sử dụng năng lượng và nước hàng ngày, may ra lúc đó còn có cơ cứu được điạ cầu.
Nhưng nhân loại nhiều nơi lại đang xài thả cửa một cách vô ý thức. Để pha một ly cà phê đơn giản, là đã tốn mất 100 lít (26 gallons) nước rồi, trong khi một thỏi kẹo sôcôla là cần tới 27,000 lít (7,132 gallons) nước. Ngay cả khi vào một trang web bình thường để gõ vài chữ nhằm tìm thông tin, là cần khối năng lượng tương đương với nung sôi một ấm nước.
Emmott trình bày với các bản thống kê liên hệ tới đời sống hàng ngày của chúng ta. Báo Times nói rằng bài diễn văn “hoàn toàn nắm băt1 sự chú ý của khán giả,” còn phóng viên báo Financial Times gọi đó là “một trong những buổi trình diễn gây bất an nhất mà tôi từng xem trên sân khấu.”
Mục đích đưa bài diễn văn lên sân khấu là để người đời thường hiểu được, cảm nhận được về tác động dân chuyền toàn cầu của biến đổi khí hậu... thay vì kiểu đọc các bản phúc trình đầy ngôn ngữ khoa học bí hiểm.
Thí dụ, khi nước Nga năm 2010 bị trận hạn hán tệ hại nhất trong 50 năm, mất tới 40% sản lượng trong số dự báo 100 tấn thu hoạch, chính phủ Nga mới ra lệnh hạn chế xuất cảng để có đủ nhu cầu lương thực nội địa.
Thế là thiếu lương thực và rồi nổi loạn đập phá ở ccá nước trước giờ lệ thuộc vào nhập cảng lúa mì Nga, đặc biệt là tại Ân Độ và Pakistan. Nhưng chuyện như thế rồi sẽ thường hơn, theo lời GS Emmott.
Thế còn lúc đó Việt Nam ra sao? Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông sẽ tràn ngập tàu đánh cá của Trung Quốc? Núi rừng Tây Nguyên sẽ sạch bóng cây để mọc lên các doanh trại quân đội Trung Quốc?
Những ngọn núi linh thiêng của lịchs ử như núi Yên Tử và núi Ba Vì sẽ bị gián điệp phong thủy từ Bắc Kinh sang gài bom dự án để phá nát các thế đất?
Những viễn ảnh đó cần suy nghĩ, chứ không đơn giản là chỉ ngồi xem Ba Dũng đấu với Tư Sang để rồi sẽ chỉ thấy có màn thỏa hiệp bắt tay giữa anh Ba với anh Tư cuối trận đấu...
No comments:
Post a Comment