Thứ
năm, ngày 25 tháng mười năm 2012
Các chaebol, những tập đoàn khổng lồ
của Hàn Quốc được điều hành bởi những gia đình sáng lập, là mục tiêu đả kích
của tất cả các ứng cử viên tổng thống năm nay. Trước đây là động cơ nâng dậy
nền kinh tế Hàn Quốc sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, nay các chaebol bị lên án
là đã bóp nghẹt nền kinh tế.
Câu khẩu hiệu « Dân chủ hóa nền
kinh tế » được đưa ra dựa trên sự bất mãn sâu sắc của cử tri, do sự chênh
lệch ngày càng tăng về thu nhập và cạnh tranh bất chính, trong đó các chaebol,
vốn tỏa vòi bạch tuộc ra tứ phía, được cho là phải chịu trách nhiệm.
Các tập đoàn lớn này đã từng là động cơ của phép lạ kinh tế Hàn Quốc, từ một quốc gia nghèo nàn sau trận chiến Triều Tiên (1950 – 1953) nhảy vọt lên thành nền kinh tế đứng thứ tư châu Á chỉ sau vài thập niên. Các chaebol cũng rất năng động trong xuất khẩu.
Nhưng ngày nay, các tập đoàn lớn Hàn Quốc lại bị lên án là cạnh tranh bất chính, lợi dụng tầm vóc bề thế của mình để đầu tư vào tất cả mọi lãnh vực, bóp chết các doanh nghiệp nhỏ, kìm hãm sáng tạo và việc tạo lập ra công ăn việc làm.
Cả ba ứng cử viên cuộc bầu cử tổng thống ngày 19/12 tới, kể cả ứng viên của đảng bảo thủ xưa nay vẫn thiên về giới kinh doanh, đều đề nghị một loạt các cải cách nhằm giảm bớt ảnh hưởng của các chaebol lên nền kinh tế Hàn Quốc.
Bà Park Geun Hye, ứng cử viên của đảng bảo thủ cầm quyền, muốn phạt nặng hơn những chủ nhân của chaebol phạm tội tham nhũng – đôi khi những người này được chính quyền khoan hồng. Bà Park cũng muốn áp đặt những hạn chế đầu tư chéo giữa các chi nhánh thuộc nhiều ngành khác nhau của các tập đoàn.
Ứng cử viên độc lập Ahn Cheo Soo từng làm giàu trong ngành tin học, cho rằng Hàn Quốc sẽ có nhiều trường hợp thành công như ông hơn, nếu các chaebol có ít quyền lực hơn. Ông mỉa mai so sánh nền kinh tế Hàn Quốc với một sở thú, trong đó các doanh nghiệp nhỏ phải bước vào với vai trò nhà cung cấp để có thể sống sót, trước khi lợi nhuận bị triệt tiêu bởi các hợp đồng bất công, và thở hơi cuối cùng.
Trong một bài diễn văn rực lửa vào tuần rồi, ông Ahn tuyên bố : « Một khi quý vị đã bị sập bẫy trong sở thú Samsung hay sở thú LG (hai tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc), quý vị không thể đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Lối ra duy nhất để thoát khỏi sở thú, là cái chết ». Ứng viên độc lập này nói tiếp : « Không hề có tương lai trong hệ thống kinh tế hiện nay, khi mà của cải và các cơ hội được một vài người thống trị. Tôi sẽ làm thay đổi cái hệ thống bất công này ».
Ông Ahn Cheo Soo hứa hẹn xem xét lại việc quản lý các chaebol, và ngăn cản các tập đoàn đầu tư thêm vào các lãnh vực mới, giết dần giết mòn các doanh nghiệp nhỏ.
Còn ông Moon Jae In, thuộc đảng Dân chủ Thống nhất (đối lập trung tả), cam kết sẽ phân chia các chaebol thành nhiều đơn vị nhỏ, tháo gỡ bớt sự kiểm soát quá chặt chẽ của các gia đình sáng lập đối với ban giám đốc các tập đoàn.
Đương nhiên là những chỉ trích và đề nghị của các ứng cử viên tổng thống đã làm cho các chaebol cũng như những người đại diện tập đoàn giận dữ. Liên đoàn Kỹ nghệ Hàn Quốc mới đây đã khẳng định : « Tất cả các chính sách này (…) cuối cùng sẽ lợi bất cập hại. Chúng tôi đòi hỏi (các ứng cử viên tổng thống) từ bỏ việc đưa ra những hạn chế đi ngược lại với kinh tế thị trường, nhân danh việc dân chủ hóa nền kinh tế ».
Đối với các nhà quan sát đời sống chính trị Hàn Quốc, các cử tri giờ đây sẽ quan tâm hơn về vấn đề an sinh xã hội, và những chênh lệch về thu nhập so với trước đây. Những đề tài này không nằm trong ưu tiên của Tổng thống Lee Myung Bak, sẽ mãn nhiệm vào tháng Chạp.
Được mệnh danh là « Tổng thống kinh tế », ông Lee, từng là một nhà quản lý trong lãnh vực xây dựng của tập đoàn Huyndai, đã bị phe đối lập lên án là chỉ dựa vào các chaebol để kích thích tăng trưởng. Trong khi đó tình hình trong những tháng gần đây đã tồi tệ hẳn đi đối với các doanh nghiệp nhỏ, vì những doanh nghiệp này là các đơn vị đầu tiên bị ảnh hưởng bởi hiện tượng kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại, cũng như xuất khẩu của Hàn Quốc sụt giảm.
Giáo sư Kang Won Taek của trường đại học Seoul nhận định : « Trong bối cảnh như thế, ngay cả bà Park Geun Hye cũng không có chọn lựa nào khác ngoài việc đưa đề nghị cải cách các chaebol vào chương trình tranh cử ».
Các tập đoàn lớn này đã từng là động cơ của phép lạ kinh tế Hàn Quốc, từ một quốc gia nghèo nàn sau trận chiến Triều Tiên (1950 – 1953) nhảy vọt lên thành nền kinh tế đứng thứ tư châu Á chỉ sau vài thập niên. Các chaebol cũng rất năng động trong xuất khẩu.
Nhưng ngày nay, các tập đoàn lớn Hàn Quốc lại bị lên án là cạnh tranh bất chính, lợi dụng tầm vóc bề thế của mình để đầu tư vào tất cả mọi lãnh vực, bóp chết các doanh nghiệp nhỏ, kìm hãm sáng tạo và việc tạo lập ra công ăn việc làm.
Cả ba ứng cử viên cuộc bầu cử tổng thống ngày 19/12 tới, kể cả ứng viên của đảng bảo thủ xưa nay vẫn thiên về giới kinh doanh, đều đề nghị một loạt các cải cách nhằm giảm bớt ảnh hưởng của các chaebol lên nền kinh tế Hàn Quốc.
Bà Park Geun Hye, ứng cử viên của đảng bảo thủ cầm quyền, muốn phạt nặng hơn những chủ nhân của chaebol phạm tội tham nhũng – đôi khi những người này được chính quyền khoan hồng. Bà Park cũng muốn áp đặt những hạn chế đầu tư chéo giữa các chi nhánh thuộc nhiều ngành khác nhau của các tập đoàn.
Ứng cử viên độc lập Ahn Cheo Soo từng làm giàu trong ngành tin học, cho rằng Hàn Quốc sẽ có nhiều trường hợp thành công như ông hơn, nếu các chaebol có ít quyền lực hơn. Ông mỉa mai so sánh nền kinh tế Hàn Quốc với một sở thú, trong đó các doanh nghiệp nhỏ phải bước vào với vai trò nhà cung cấp để có thể sống sót, trước khi lợi nhuận bị triệt tiêu bởi các hợp đồng bất công, và thở hơi cuối cùng.
Trong một bài diễn văn rực lửa vào tuần rồi, ông Ahn tuyên bố : « Một khi quý vị đã bị sập bẫy trong sở thú Samsung hay sở thú LG (hai tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc), quý vị không thể đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Lối ra duy nhất để thoát khỏi sở thú, là cái chết ». Ứng viên độc lập này nói tiếp : « Không hề có tương lai trong hệ thống kinh tế hiện nay, khi mà của cải và các cơ hội được một vài người thống trị. Tôi sẽ làm thay đổi cái hệ thống bất công này ».
Ông Ahn Cheo Soo hứa hẹn xem xét lại việc quản lý các chaebol, và ngăn cản các tập đoàn đầu tư thêm vào các lãnh vực mới, giết dần giết mòn các doanh nghiệp nhỏ.
Còn ông Moon Jae In, thuộc đảng Dân chủ Thống nhất (đối lập trung tả), cam kết sẽ phân chia các chaebol thành nhiều đơn vị nhỏ, tháo gỡ bớt sự kiểm soát quá chặt chẽ của các gia đình sáng lập đối với ban giám đốc các tập đoàn.
Đương nhiên là những chỉ trích và đề nghị của các ứng cử viên tổng thống đã làm cho các chaebol cũng như những người đại diện tập đoàn giận dữ. Liên đoàn Kỹ nghệ Hàn Quốc mới đây đã khẳng định : « Tất cả các chính sách này (…) cuối cùng sẽ lợi bất cập hại. Chúng tôi đòi hỏi (các ứng cử viên tổng thống) từ bỏ việc đưa ra những hạn chế đi ngược lại với kinh tế thị trường, nhân danh việc dân chủ hóa nền kinh tế ».
Đối với các nhà quan sát đời sống chính trị Hàn Quốc, các cử tri giờ đây sẽ quan tâm hơn về vấn đề an sinh xã hội, và những chênh lệch về thu nhập so với trước đây. Những đề tài này không nằm trong ưu tiên của Tổng thống Lee Myung Bak, sẽ mãn nhiệm vào tháng Chạp.
Được mệnh danh là « Tổng thống kinh tế », ông Lee, từng là một nhà quản lý trong lãnh vực xây dựng của tập đoàn Huyndai, đã bị phe đối lập lên án là chỉ dựa vào các chaebol để kích thích tăng trưởng. Trong khi đó tình hình trong những tháng gần đây đã tồi tệ hẳn đi đối với các doanh nghiệp nhỏ, vì những doanh nghiệp này là các đơn vị đầu tiên bị ảnh hưởng bởi hiện tượng kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại, cũng như xuất khẩu của Hàn Quốc sụt giảm.
Giáo sư Kang Won Taek của trường đại học Seoul nhận định : « Trong bối cảnh như thế, ngay cả bà Park Geun Hye cũng không có chọn lựa nào khác ngoài việc đưa đề nghị cải cách các chaebol vào chương trình tranh cử ».
No comments:
Post a Comment