Phạm Trần phỏng
vấn GS Nguyễn Mạnh Hùng
VRNs (26.10.2012) – Washington DC, USA
- Cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc năm 2012 giữa đương kim Tổng thống Dân chủ
Barack Obama và đối thủ Cộng hòa, Cựu Thống đốc Massachusette Mit Romney đã đến
những ngày sau cùng trước quyết định của cử tri tại phòng đầu phiếu ngày
06/11/2012.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ngăn cách
thắng-bại giữa hai ông chỉ còn gang tấc, nhưng theo phân tích của Giáo sư Chính
trị và Bang giao Quốc tế của Đại học George Mason, ông Nguyễn Mạnh Hùng thì cả
hai ứng cử viên đều có những ưu và khuyết điểm về đối nội và đối ngoại có thể
làm thay đổi cán cân vào phút chót.
Cuộc Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của
Nhà báo Phạm Trần dành cho Bản tin Hoa Thịnh Đốn sẽ được trình chiếu trên hệ
thống đài Truyền hình SBTN vào lúc 11 giờ đêm ngày Thứ Sáu (26/10/2012) giờ Đông
bộ Hoa Kỳ hay 8 giờ tối giờ California.
Sau đây là toàn
văn Cuộc Phỏng vấn :
Phạm Trần: Thưa
Giáo sư, so với Cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ 4 năm trước đây giữa hai Thượng
nghị sỹ Dân chủ Barrack Obama và Cộng hòa John McCain thì năm nay ông có thấy
Cựu Thống đốc Cộng hoà Tiểu bang Massachusett Mit Romney là đối thủ “đáng sợ”
hơn của đương kim Tổng thống Obama không ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng : Đúng vậy. Năm
2008, ông McCain, vì là ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa, phải biện hộ
cho những thành tích ngoại giao và kinh tế tồi tệ của ông Bush, nên khó thắng.
Ngoài ra, chính ông McCain cũng phạm hai lỗi lầm chính: 1) đưa bà Thống đốc
Tiểu bang Alaska, Shara Palin, có khuynh hướng bảo thủ quá khích, làm ứng viên
phó tổng thống; và: 2) đề nghị ngưng tranh cử đề về Washington bỏ phiếu về luật
giải quyết khủng hoảng tài chính nên bị ông Obama chê rằng McCain thiếu khả
năng giải quyết nhiều việc một lúc, một đòi hỏi căn bản của người lãnh đạo nước
Mỹ.
Năm nay, đến lượt ông Obama phải bênh vực cho
thành tích của mình trong 4 năm qua, và thành tích ấy về mặt kinh tế không đủ
để giảm mức độ thất nghiệp. Trong quá khứ không có Tổng Thống nào đắc cử nhiệm
kỳ 2 nếu tỷ số người thất nghiệp lên quá 8%. Trong trường hợp của ông Obama, tỷ
số thất nghiệp luôn trên 8% và chỉ mới xuống 7.8% vào đầu tháng nay.
Phạm Trần: Bây giờ nói về chương trình tranh cử của
đôi bên thì Giáo sư thấy Tổng thống Obama có ưu và nhược điểm nào khi phải
đương đầu với ông Romney, một người tuy không có nhiều kinh nghiệm đối ngọai
nhưng mà theo các cuộc thăm dò dư luận thì nhu cầu phục hồi nền kinh tế là mối
quan tâm hàng đầu của cử tri và ông Romney có lợi thế hơn ông Obama, Giáo sư có
thấy như thế không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng : Ông Romney có lợi
thế vì tình hình kinh tế không khả quan của Mỹ, dù chính quyền Obama đã chặn
đứng được đà tuột dốc kinh tế gây ra bởi chính quyền Bush. Trong cuộc vận động
tranh cử, ông chỉ việc nhắc đi nhắc lại tỷ số người thất nghiệp và sự thất bại
của chinh quyền Obama trong việc cải thiện tình trạng kinh tế và thâm thủng
ngân sách. Ông chỉ cần đưa ra lời hứa sẽ tạo việc làm cho thêm 12 triệu người
mà không phải đưa ra chính sách, chương trình cụ thể, cũng đủ hấp dẫn đám đông.
Đối với người hiểu biết thì ông Obama có công
đưa Hoa Kỳ ra khỏi hai cuộc chiến dai dẳng, tốn kém, làm kiệt quệ ngân quỹ; có
chính sách ngoại giao chín chắn, không bị người dân nhiều nước khác coi là “đe
dọa cho hòa bình thê giới,” đồng thời cho phép Mỹ dư khả năng và phương tiện
chuyển quân để giữ vững địa vị ở những vùng quan yếu khác, như Á châu Thai Bình
Dương. So với Obama, Romney là người thiếu kinh nghiệm và hiểu biết vế ngoại
giao, đã có hành động và tuyên bố hố, như chê Anh không có khả năng tổ chức Thế
vận hội 2012, hoặc hấp tấp chỉ trích chính quyền Obama khi chính quyền đang
phải đối phó với biểu tình trước tòa đại sứ ở Ai Cập và vụ sát hại 4 nhân viên
ngoại giao, gồm cả một đại sứ, ở Lybia …
Nhưng người dân Mỹ, trừ trường hợp hết sức
đặc biệt, không bỏ phiếu vì chính sách ngoại giao mà vì tình hình kinh tế, nhất
là nhưng vấn đề liên quan mật thiết đến cơm áo của họ
CÁC KHỐI CỬ TRI
Phạm Trần: Kinh nghiệm tranh cử Tổng thống ở Hoa Kỳ cho
thấy các cuộc tranh luận truyền hình giữa hai ứng cử viên Tổng thống có ảnh
hưởng rất lớn đối với khối cử tri “Độc Lập” nhưng ít khi thay đổi được lập trường
của các nhóm cử tri thuộc thành phần Thiểu số, Phụ nữ, Di dân và Giới trẻ vì
phần đồng lá phiếu của những cử tri này đã được quyết định dựa trên quyền lợi
riêng của từng nhóm.
Như vậy, theo Giáo sư thì khuynh hướng này có
thay đổi trong cuộc bầu cử Tổng thống năm nay không và căn cứ vào chính sách
tranh cử của hai ông Obama và Romney thì ai có hy vọng chiếm được nhiều phiếu
của các thành phần này ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng : Trong tình trạng
phân hóa của chính trị Hoa Kỳ hiện nay, những người ủng hộ Obama hay ủng hộ
Romney là những người đã quyết định bỏ phiếu theo chiều hướng nào rồi. Số chưa
quyết định còn lại rất ít, đa số là phụ nữ. Vì thế, trong những cuộc tranh luận
vừa qua và trong những ngày gần đây, các ứng cử viên đều tìm cách lấy sự ũng hộ
và phiếu của phụ nữ.
Các cuộc thăm dò dư luận sau các cuộc tranh
luận truyền hình cho thấy chúng có ảnh hưởng đến khuynh hướng bỏ phiếu của
người dân và giới phụ nữ, nhất là cuộc tranh luận đầu tiên. Sau cuôc tranh luận
đầu, Romney đã thu hẹp khoảng cách ủng hộ Obama của cử tri độc lập và của giới
phụ nữ.
Phạm Trần: Thông thường cử tri không quan tâm lắm đối
với ứng cử viên Phó Tổng thống, nhưng có vẻ như “định kiến” này đã thay đổi
trong dư luận đối với Phó Tổng thống Joe Biden vì có thể ông sẽ là Ứng viên Tổng
thống của đảng Dân chủ vào năm 2016 trong khi đối thủ của ông là Dân biểu Paul
Ryan, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ, một người trẻ, năng động và được
phe Bảo thủ của đảng Cộng Hòa ủng hộ, và điều này có thể giúp liên danh
Romney-Ryan thắng cử, Giáo sư nghĩ sao ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng : Ông Biden lúc ấy quá già để ra tranh cử Tổng
Thống. Ông Ryan được sự
ủng hộ của phe bảo thủ quá khích, thành phần tôn giáo cực đoan, và tea party.
Đó là đóng góp của ông cho liên danh Romney-Ryan. Ngược lại chính sách thuế
khóa cứng rắn của ông –cắt thuế, giảm chi–khiến ông trở thành đe dọa cho thành
phần chính trị ôn hòa ở trong cả hai đảng.
Cuối cùng thì ưng cử viên TT chứ không phải
ứng viên PTT đóng vai trò quyết định.
TEA PARTY- CỬ TRI DA MẦU
Phạm Trần: Thưa Giáo sư, trong cuộc tranh cử Tổng
thống năm nay tôi không thấy nói nhiều đến Tea Party và như ông cũng biết là
trong cuộc tranh cử Quốc hội năm 2010, nhiều người cùa Tea Party đã thắng cử
vào Quốc hội giúp cho đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ viện và cũng chính những
người này đã gây khó khăn cho ông Obama trong hài năm qua, vậy tại sao Tea
Party đã bị “lu mờ” trong cuộc tranh cử năm nay ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng : Tea Party bị coi là cực đoan, hành động của họ
trong Quốc Hội cản trở sự hợp tác lưỡng đảng, đặc biệt là thỏa hiệp về ngân
sách lúc đầu giữa Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Hạ Viện Boehner. Họ vẫn còn ảnh
hưởng và đưa ra được nhiều người ra ứng cử vào Quốc Hội năm nay, đồng thời cũng
là một lực lượng quan trọng mà Romney cần sự ủng hộ. Vì Romney muốn lấy phiếu
của phần tử ôn hòa trong đảng cộng hòa và các cử tri độc lập nên không muốn họ
có vai trò nổi bật.
Phạm Trần: Nhân khi ông nói đến những tiếng nói và
họat động tích cực nhưng thầm kín của Tea Party trong cuộc tranh cử hiện nay
thì nhân đây tôi muốn ông cho biết về ảnh hưởng của các cư trị người da mầu
trong cuộc tranh cử Tổng thống vì theo các cuộc thăm diò dư luận thì chắc chắn
là liên danh Cộng Hòa Romney-Ryan sẽ không được phiếu của người da mầu, đặc
biệt mà người Mỹ gốc Phi Châu. Ông có nghĩ như vậy không ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng : Người da mầu ở Mỹ
thuộc nhiều chủng tộc khác nhau. So với người da trắng thì đa số họ thuộc thành
phần yếu kém trong xã hội nên họ thường bỏ phiếu cho đảng dân chủ vì họ tin
rẳng đảng này có chính sách giúp họ hơn. Người Mỹ da đen gốc Phi Châu thường bỏ
phiếu cho đảng dân chủ . Thêm vào đó, lần này cũng như lần trước, đại đa số ủng
hộ cho Obama vì ông là người da đen. Romney không tranh phiếu này được. Những
sắc dân da màu khác, hoặc đến từ Nam Mỹ, hoặc đến từ Á châu thường bỏ phiếu
theo quyên lợi của họ, hoặc vì lý do kinh tế, hoặc vì chính sách ngoại giao,
hoặc vì lý do tôn giáo. Về phương diện kinh tế, người nghèo thường bỏ phiếu cho
dân chủ, người giàu thường bỏ phiếu cho cộng hòa, tuy rằng cũng có trường hợp
biệt lệ.
DO THÁI – IRAN
Phạm Trần: Ông có thể giải thích tại sao trong tất cả
các cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ thì ứng cử viên của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân
Chủ đều rất quan tâm đến việc bảo vệ Do Thái. Tại sao, thưa Giáo sư ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng : Vì hai lý do
chính. Thứ nhất là mặc cảm tội lỗi vì trong thời Thế Chiến II, Tây phương,
trong đó có Mỹ, đã gần như làm ngơ đê cho Hitler thi hành chính sách diệt chủng
đối với dân Do Thái. Thứ hai, vì người Mỹ gốc Do Thái có ảnh hưởng lớn trong
giới tài phiệt và truyền thông ở Mỹ. Vì cần tiền và cần được quảng cáo, không
một chính trị gia nào muốn bị lực lượng này chống đối.
Phạm Trần: Trong cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai
ông Obama và Romney hôm 22/10 vừa qua, Tổng thống Obama thì nói đe dọa đối với
nước Mỹ hiện nay là “lực lượng khủng bố”, trong khi ông Romney lại coi Iran là
mối đe dọa đối với nước Mỹ. Tại sao lại có sự khác nhau như thế ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng : Từ biến cố 9/11,
suốt từ chính quyền Bush đến chính quyền Obama, “khủng bố xuyên quốc gia”
(international terrorism) luôn được coi là mối đe dọa cho nền an ninh của Mỹ.
Chương trình nguyên tử của Iran đã là mối quan tâm của Mỹ từ thời Bush, một mặt
vì sợ một khi Iran có vũ khí nguyên tử, họ có thể chuyến vũ khí này cho quận
khủng bố; mặt khác Do Thái coi một Iran có bom nguyên tử như là mối đe dọa sinh
tử của họ. Obama nói đến đe dọa khủng bố để nhắc đến công ông đã giết được
Osama bin Laden, và cũng nói đến công của ông đã chấm dứt chiến tranh ở Iraq và
rút quân ở Afghanistan đề có thể tái phối trí lực lượng sang vùng Á châu Thái
Bình Dương, một trung tâm kinh tế và chiến lược đang lên. Ông Romney không có
gì để khoe và cũng khó chỉ trích chính sách của Obama một cách thuyết phục nên
nêu ra mối đe dọa Iran, ngầm chỉ trích Obama chưa đủ ủng hộ Do Thái hầu lấy
phiếu và tiền của nhóm quyền lợi Do Thái.
QUỐC PHÒNG – BIỂN ĐÔNG
Phạm Trần: Sau 3 cuộc tranh luận truyền hình, Ông đánh
giá chính sách Ngọai giao và Quốc phòng của hai ông Obama và Romney giống nhau
ở điểm nào và khác nhau như thế nào ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng : Trong cuộc tranh
luận cuối cùng, ông Romney gần như đồng ý với ông Obama trong các chính sách
ngoại giao quan trọng, bởi vì người ta khó mà chỉ trích một đường lối ngoại
giao chín chắn và tương đối thành công. Romney cũng muốn tránh bị mang tiếng
“diều hâu” sẵn sàng đưa Hoa Kỳ vào một cuộc phiêu lưu quân sự mới.
Về quốc phòng, Romney chủ trương giảm thuế,
giảm mức công chi, nhưng lại tăng ngân sách quốc phòng. Chính sách này sẽ đưa
đến hoặc thâm thủng ngân sách quốc gia hoặc cắt giảm các chương trình cần thiết
cho người già, người nghèo, và những người đi học, chưa làm ra tiền.
Một điểm đặc biệt khác là, nhiều cố vấn ngoại
giao của Romney thuộc thành phần tân bảo thủ từng làm việc với Tổng Thống Bush,
đặc biệt là Dick Bolton, một diều hâu nổi tiếng, từng tuyên bố trụ sở Liên Hiệp
Quốc có 38 tầng, nếu 10 tầng bị sập cũng không sao cả. Nhóm tân bảo thủ dưới
thời Bush đã đưa nước Mỹ vào vũng lầy Iraq. Với Romney, họ có thể dẫn nước Mỹ
vào một sa lầy mới ở Trung Đông.
Phạm Trần: Bây giờ tôi muốn quay qua Á Châu. Như Giáo
sự đã biết, cả hai ông Obama và Romney đếu có nhắc đến Trung Quốc trong cuộc
tranh luận về Ngọai giao hôm 22/10, nhưng cả hai đếu chú trọng đến chuyện mậu
dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như chuyện Trung Quốc không chịu hạ thấp
giá trị của đồng Nhân Tệ, đồng bạc của Trung Quốc, khiến Mỹ bị thiệt thòi khi
buôn bán với Trung Quốc. Ngược lại, tôi không thấy họ bàn đến tình hìngh an
ninh ở Biển Đông và mối đe quân sự của Trung Quốc ở vùng biển này, nơi mà các
nước Đông Nam Á, trong đó có CViệt Nam rất quan tâm.
Ông có thể giải thích tại sao vấn đề Biển
Đông không được hai ông Obama và Romney thảo luận, thưa Giáo sư ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng : Họ không thảo
luận vì điều hợp viên không hỏi, và thời gian trả lời bị giới hạn. Trên thực
tế, chính quyền Obama rất quan tâm đến vùng Á châu Thái Bình Dương. Điều này
được thể hiện qua chính sách “quay” sang A Châu (pivot to Asia) và nhiều cuộc
công du của các viên chưc cao cấp nhất của Mỹ sang nhiều nước Á châu đê củng cố
những quan hệ chiến lược cũ hoặc đặt những quan hệ chiến lược mới. Tranh chấp
Biển Đông cũng là một mối quan tâm của Mỹ nhưng chưa phải là đe dọa sinh tử, và
Mỹ cũng không muốn bị lôi cuốn vào một cuộc đụng độ quân sự với Trung Quốc.
Tranh chấp về thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ không phải là một điều mới, và
cũng chỉ là điều nhỏ so với vấn đề chiến lược. Nhưng nhu cầu tranh cử khiến ông
Romney nêu chính sách “kìm lãi suất thấp’ của Trung Quốc để liên kết nó với
tình trạng thiếu công ăn việc làm dưới thời Obama, và ông Obama phải trả lời.
AI CÓ CƠ MAY ?
Phạm Trần: Sau cùng, dựa trên những điều ông nói trong
cuộc phỏng vấn này và dư luận của cử tri thì cho đến thời điểm này liệu Giáo sư
có thể đóan được Tổng thống Obama hay Thống đốc Romney có nhiều yếu tố thuận
lợi trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng : Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đây là một cuộc tranh
cử sát nút, không ai giành được phần thắng rõ rệt. Nhưng con đường đi đến Bạch
Cung của Romney khó hơn. Trong quá khứ, tiểu bang nào có nhiều cử tri dân chủ
thì dân chủ thắng, tiểu bang nào có nhiều cử tri cộng hòa thì cộng hòa thắng.
Căn cứ vào mô hình ấy thì hiện nay Obama có chắc 237 phiếu cử tri đoàn và
Romney có chắc 191 phiếu. Muốn thắng phải có 270 phiếu cử tri đoàn. Trong số
những tiểu bang còn đang trong vòng tranh chấp, Obama chỉ cần thắng thêm Ohio
(18 phiếu) và Wisconsin (10 phiếu) là những nơi ông đang dẫn đầu. cộng với Iowa
(6 phiếu) là đủ; trong khi đó thì Romney phải thắng ở Florida (29 phiếu) North
Carolina (15 phiếu), Virginia (13 phiếu), và Ohio (18 phiếu) mới tới 266 phiếu.
Tình hình thất nghiệp lợi cho Romney, nhưng
ông không khai thác được tối đa vì chính sách tài chính, thuế khóa, và ngoại
giao của ông, trong những nét chính, chỉ lặp lại chính sách thất bại thời Bush,
cộng thêm với ảnh hưởng của phe Tea party đối với ông khiến nhiều n gười quan
ngại.
Nếu người dân chỉ nghỉ đến vấn đề thất nghiệp
thì điều này lợi cho ông Romney. Nếu người dân nghĩ xa đến hậu quả mà chính
sách của ông Romney có thể đem lại cho Mỹ thì ông Obama có lợi thế.
Phạm Trần: Tôi xin cảm ơn Giáo sư
No comments:
Post a Comment