Blog tổng hợp tin
tức nhận định về kinh tế Việt Nam
Chúng
tôi đã có bài viết về Chiến dịch tịch thu tài sản nhân dân lần thứ 3 từ cuối
năm 2011. Bài viết nêu rõ rằng với động thái tuyên bố rằng nhà nước sẽ độc
quyền vàng miếng và tiến hành huy động vàng của ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình,
1 chiến dịch tịch thu tài sản nhân dân sẽ xảy ra không sớm thì muộn. (Dự đoán kinh tế, 27/11/2011)
Nay chúng ta cùng
điểm lại vài mốc sự kiện kể từ năm ngoái đến nay (Tuổi trẻ, 26/10/2012):
* 6-10-2011:
NH Nhà nước cho phép Công ty SJC và năm NH gồm Eximbank, ACB, Sacombank,
Techcombank và Đông Á bán 5 tấn vàng cùng một mức giá để can thiệp thị trường. Ngoài
ra, theo thông tư 32 của NH Nhà nước, một số NH đủ điều kiện được bán vàng huy
động, đồng thời mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái.
*
10-10-2011: NH Nhà nước ra quy định cấm NH thế chấp, cầm cố vàng cho mục đích
đầu cơ.
*
25-11-2011: tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình tuyên
bố: “SJC trở thành nhãn hiệu vàng của NH Nhà nước”.
*
4-2012: Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, trong
đó cho phép mua bán vàng miếng nhưng không được dùng làm phương tiện thanh
toán.
*
24-8-2012: Công ty SJC được cho gia công và chuyển đổi hơn 418.000 lượng vàng
(gần 16 tấn).
*
22-10-2012: Công ty SJC tung ra bao bì chống giả cho loại vàng miếng 5 phân, 1
chỉ, 2 chỉ và 5 chỉ. Trước đó ngày 24-10-2011, bao bì chống giả đã được dùng
cho vàng miếng loại 1 lượng.
ĐỘC QUYỀN VÀNG
ĐỘC QUYỀN VÀNG
Kể
từ khi vàng SJC được coi là nhãn vàng độc quyền của nhà nước, biết bao chuyện
trớ trêu, éo le đã xảy ra với người nắm giữ vàng.
Đầu
tiên là chuyện nhãn vàng của các hãng khác, có cùng chất lượng thì nhưng do SJC
độc quyền nên bị ép giá thấp hơn so với vàng SJC. Nhân dân được bận tất tả mang
đi đổi sang vàng SJC, lại còn bị ép giá mất vài triệu/cây vàng.
SJC
còn tuyên bố không thu mua vàng bị móp méo, làm nghẽn mạch lưu thông của thị
trường vàng. Trước đó, vàng móp méo khi thu mua đều được gia công lại và chỉ bị
trừ 1 khoản phí rất nhỏ.
Gần
đây nữa là sự kiện vàng nhái SJC, thông tin chưa rõ thế nào. Chỉ biết là SJC
được quyền phán đâu là vàng nhái và khi thu mua vào sẽ trừ 3 triệu đồng/lượng.
(Thanh Niên, 26/10/2012)
Nghiêm
trọng hơn, nghị định 95 sửa đổi cho phép công an tịch thu toàn bộ lượng vàng mà
SJC “cho là nhái” và người dân bán vàng nhái sẽ bị phạt đến 100 triệu cho hành
vi này. (Dự đoán kinh tế, 11/04/2012)
Vì thế, các hiệu vàng SJC độc quyền có thêm sức mạnh để
ép người dân bán cho họ vàng với giá thấp. Đó là 1 thủ đoạn ĂN CƯỚP TRẮNG TRỢN.
Về
nguyên tắc, vàng miếng khác nhau chỉ ở độ tuổi của vàng chứ không phải do cái
nhãn “độc quyền” mà SJC được nhận. Chỉ có khác biệt về độ tuổi thì vàng mới có
giá khác nhau được.
Vậy
mà kể từ khi Thống đốc Bình ban cho SJC nhãn hiệu độc quyền, họ đã lợi dụng
điều này để làm đủ thủ đoạn, cướp đoạt trắng trợn số tiền người dân đáng được
hưởng khi bán vàng cho họ.
THUẾ VÀNG
Sau
việc lạm dụng sự độc quyền trong kinh doanh vàng miếng của SJC là 1 động thái
mới của Ngân hàng Nhà nước nhằm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào vàng.
Thuế
suất tiêu thụ đặc biệt dao động từ 10% đến 65%. Nếu tiến hành đánh thuế tiêu
thụ đặc biệt thì người dân sẽ hạn chế giao dịch vàng tại các cửa hàng mà rút
vào chợ đen để tránh thuế này.
Toàn
bộ các công ty, cửa hàng kinh doanh vàng miếng có thể phải đóng cửa hay phá
sản.
Giới
kinh doanh vàng cũng như người dân không khỏi bàng hoàng. Đây chính là sự kiện
đánh vào tiền tích cóp của người dân.
Về
bản chất, những hành động này không hề mới.
Sau khi Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam
Việt Nam, họ cũng đã sử dụng các chiêu bài tương tự, tuyên truyền rằng vàng
không có giá trị và tổ chức đánh tư sản, tịch thu vàng bạc, ngoại tệ của nhân
dân, những nhà buôn, công ty lớn nhỏ dẫn tới sự sụp đổ của kinh tế miền Nam, đẩy
cả nước vào tình trạng nghèo đói sau năm 1975.
Trước
năm 1975, Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông. Vậy mà sau khi Cộng sản “giải phóng”
vài năm, nhân dân thành phố phải đi lao động, tự trồng trọt, chăn heo trong nhà
để cải thiện cuộc sống.
Nay
lịch sử đang lặp lại, và những chính sách kinh tế sai lầm của Cộng sản đang đẩy
nền kinh tế quốc gia ta đến bờ vực sụp đổ.
Những
người dân còn tỉnh táo, suy xét được thì đừng dại gì bán vàng ra. Không sớm thì
muộn, mạng lưới chợ đen chuyên thu mua vàng miếng sẽ được tái lập như cách đây
25 năm, thời kỳ ĐCSVN quy định cấm buôn bán vàng, thấy là tịch thu.
NGU XUẨN
Phải
gọi những hành động, mệnh lệnh kinh tế từ cấp cao của ĐCSVN là hoàn toàn ngu
xuẩn. Trong khi tiền Việt Nam không 1 chút uy tín nào, thì phải cho người ta
giữ vàng, đô la, tự do, từ đó mới bôi trơn nền kinh tế 1 chút. Rồi tiền Việt
Nam mới ráng lấy lại uy tín, hy vọng sau 20 năm.
Chứ
phá vào vàng, đô la, thì nền kinh tế kẹt cứng, do KHÔNG VÌ CẤM VÀNG, ĐÔ LA, MÀ
VND TĂNG UY TÍN!
Việc
này chỉ cần học 1 câu của Pháp: “Không ai trở thành thánh nhân vì tội
của người khác”. Kẻ thù mình có tội, là kẻ gian, thì cũng KHÔNG VÌ VẬY
mà mình là người tốt.
Mình
tốt hay không, là do tự mình tốt, không vì đối thủ xấu. Hạ thấp đối thủ, để từ
đó nâng mình lên, là hành động bẩn thỉu, đê tiện, hèn.
Trong thời gian qua, CSVN tốn rất nhiều
thời gian mưu toan hạ thấp uy tín vàng, đô la, để nâng giá trị VND lên.
Đây trước hết là 1 sự HÈN HẠ, BẨN THỈU,
cạnh tranh không công bằng.
Sau
đó, là 1 sự sai lầm ngu xuẩn, vì càng cấm thì vàng, USD sẽ càng TĂNG giá trị
chứ không giảm, và người ta sẽ dùng đủ mọi cách mánh mung để giữ vàng, đô la;
quan chức sẽ ăn hối lộ đổi lại việc khỏi bố ráp đi bắt, và NỀN KINH TẾ từ đó mà
kẹt cứng, vì quá nhiều thời gian bị bỏ vào việc mua bán lén lút, cất giấu, v.v…
Do
đó mà TÍN DỤNG sẽ khan hiếm, làm lãi suất tăng cao, do người ta không cho vay
vàng, đô la vì sợ bị bắt, trừ khi tiền lời THẬT CAO – high risk thì phải high
yield, bằng không thì no deal!
CSVN
đang co cụm, như HAGL nay “rút lui khỏi giang hồ”, chui vô vỏ ốc, làm rùa rụt
đầu.
CSVN
không dám ra biển lớn, nay rút về thời bao cấp, kinh tế co rút như Bắc Hàn.
Làm
khó dân, được thôi, vì Việt Cộng có súng, nhưng không thể ép dân phải làm ăn,
phát minh được điều gì.
Dân
đơn giản là bán hết các doanh nghiệp, dẹp tiệm, ai xui thì phá sản.
Bên
Việt Nam cứ nói là muốn tiến bộ, nhưng không làm gì cho giống ai cả. Thử hỏi,
Facebook, Apple, Microsoft, YouTube, Google, đã có thể khởi nghiệp hoặc ngay cả
hoạt động tại Việt Nam hôm nay hay không?
Còn
Đảng cướp mãi chỉ là đảng cướp mà thôi, kể từ năm 1945 cho tới nay vẫn vậy.
———————
Dự đoán kinh tế Việt
Nam, Chiến dịch tịch thu tài sản nhân dân toàn quốc lần thứ 3, 27/11/2011, https://dudoankinhte.wordpress.com/2011/11/27/chien-dich-tich-thu-tai-san-nhan-dan-lan-3/
Tuổi trẻ, Vàng phải
chịu thuế như ô tô, rượu?, 26/10/2012, http://tuoitre.vn/kinh-te/517657/vang-phai-chiu-thue-nhu-oto-ruou.html
Dự đoán kinh tế Việt
Nam, Hình phạt cho hành vi giao dịch bằng vàng miếng, 11/04/2012, http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/04/11/hinh-phat-giao-dich-vang-mieng/
Thanh Niên, Vàng
giả, nhái SJC tăng,
26/10/2012, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121026/vang-gia-nhai-sjc-tang.aspx
--------------------------------------------
Tháng Mười 28, 2012
Tham nhũng vẫn có thể cười khẩy khi cái việc tối thiểu
nhất là buộc những tập đoàn tham nhũng ít nhất phải rửa tiền, cũng còn bị nền
kinh tế tiền mặt vô hiệu hóa.
“Tại sao chế độ lương của cán bộ,
công chức hiện nay rất thấp nhưng họ lại rất muốn trở thành cán bộ, công
chức?”. Câu hỏi ngược này đã được cố vấn chính sách của UNDP tại
Việt Nam JairoAcuna-Alfaro đặt ra khi ông trả lời VietNamNet về vấn đề chống
tham nhũng. Và sau đó ông cũng tự trả lời: “Việc người dân giàu lên là điều có
lợi cho đất nước. Nhưng không phải giàu từ tham nhũng”.
“Tôi cho rằng trách nhiệm của các nhà chức trách ở Việt Nam là phải chứng minh rằng tất cả tài sản mình sở hữu đều là hợp pháp”- Jairo nói. Duy chỉ có điều ông không hiểu, rằng ở Việt Nam, việc này hoặc là dễ ợt, hoặc không thể thực hiện được, nói thế nào cũng đúng, do tình trạng “nền kinh tế tiền mặt”. Dễ ở chỗ một bản kê khai tài sản, và chứng minh số tiền trong kê khai đó thật ra một học sinh lớp một, trình độ biết đọc biết viết cũng có thể làm được. Còn sự khó nằm ở những chi tiết “chỉ có ở Việt Nam”, đại loại “vác bao tài tiền đi mua nhà. Vàng chôn kênh cột giường”. Rửa tiền trong một nền kinh tế tiền mặt là việc dễ nhất trên đời, bởi người bán, chỉ quan tâm bạn trả bao nhiêu, chứ không bao giờ chịu sự kiểm soát để phải hỏi đó là tiền gì, ở đâu ra.
Jairo chắc không biết chỉ vài tháng trước, ở Việt Nam xảy ra câu chuyện “biệt thự triệu đô” của con trai một vị bí thư tỉnh ủy- một cán bộ cấp phòng. Chuyện xới ra to như con voi, và có cái kết mất tăm không bằng cái đuôi con chuột. Rõ như thế còn chẳng làm rõ nổi, cho nên, không phải là không có lý khi dự thảo luật Phòng chống tham nhũng được đưa ra Quốc hội hôm qua đã nhận không ít ánh mắt nghi ngờ. Chẳng hạn quy định về việc kê khai tài sản mở toang: Ngoài những người có chức vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành còn được bổ sung thêm những cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên. Thậm chí, “Tất cả những người có chức vụ, quyền hạn”. Nhưng mở rộng mà làm gì khi báo cáo đánh giá của cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tư pháp khẳng định: Việc kê khai, minh bạch tài sản trên thực tế nhìn chung là hình thức, hiệu quả của việc phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện tham nhũng là rất thấp.
Vì sao lại hình thức?
Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo một lần nữa nhắc lại
điểm yếu cốt tử của cuộc chiến chống tham nhũng đó là việc minh bạch tài sản không thể thực hiện được do
“nền kinh tế tiền mặt”.
Ngày 29-12-2006, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 291 phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010. Chỉ sau vài năm, những mục tiêu cơ bản nhất đã rất nhanh chóng và dễ dàng hoàn thành: Hơn 15 triệu thẻ đã được phát hành, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán đã vượt cả chỉ tiêu đến năm 2020 là không quá 15%.
Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Bởi một thực tế được Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận: 80% giao dịch qua ATM là để… rút tiền mặt.
Trong buổi tiếp xúc cử tri ngay trước thềm kỳ họp quốc hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói về “một sự thật, nói ra thật đau lòng”: “Tham nhũng một bộ phận, rồi một bộ phận không nhỏ, nói như cử tri là cả họ hàng, cả tập đoàn tham nhũng, mức độ hết sức nghiêm trọng”. Chủ tịch nước không thể không đau lòng, cử tri không thể không bức xúc, bởi ngay trong phiên khai mạc, báo cáo của Thanh tra Chính phủ thừa nhận: Công tác PCTN chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Còn Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo PCTN thì nói về việc giáo dục “lòng tự trọng” đối với cán bộ, công chức, như là một biện pháp chống tham nhũng bằng “vấn đề con người”.
Nhưng mặc nhiên tham nhũng vẫn có thể cười khẩy khi cái việc tối thiểu nhất là một khung pháp lý để những con sâu, những bộ phận không nhỏ, những tập đoàn tham nhũng ít nhất phải rửa tiền, cũng còn bị nền kinh tế tiền mặt vô hiệu hóa.
No comments:
Post a Comment