Các bậc trí thức đẳng cấp bảo, không
có văn hóa khai phóng thì không có giáo dục khai phóng, không có sự phát triển.
Theo định nghĩa chân thật nhất về khai phóng là: mở rộng và buông thả. Đó chính
là tự do vậy.
Người
ta hiện đang nhấn mạnh vai trò của giáo dục khai phóng. Mục đích của nền giáo dục khai phóng không phải là sản sinh
ra những nhà khoa học mà là phát triển những con người tự do biết sử dụng trí
tuệ của mình và suy nghĩ độc lập. Ngoài mục đích đào tạo chuyên môn thì giáo
dục khai phóng sản sinh ra những công dân biết sử dụng quyền tự do chính trị
của mình có trách nhiệm. Đó là nền giáo dục cho tất cả những người tự do chứ
không thể khác.
Đúng thế. Để có văn hóa khai phóng
thì phải có những người khai phóng. Những con người mang cái đầu tự do cởi mở.
Vì thế nhiều người với cái đầu khai phóng đã chịu cảnh tù đày dưới chế độ toàn
trị. Những cái đầu còn chưa vấp phải cảnh này có chịu khai phóng tiếp hay lui
về ở ẩn, sống mòn kiếp lưu đày, tù tội ngay tại ngôi nhà mình, quê hương mình?
Mỗi người hãy tự chọn cho mình con đường khai phóng. Mà theo giáo sư Cao Huy
Thuần là “trả cái đầu về cho cái đầu”.
Hôm vừa rồi mình được nghe hai câu
chuyện như là bằng chứng của sự khai phóng – một sự khai phóng tâm linh. Chuyện
thật trăm phần trăm nhé.
Một quí thầy kể cho mình nghe đã từng
để rắn hổ mang quấn quanh người. Theo thầy con rắn đó đã được cảm hóa, hiền lắm
lắm. Nó không ăn động vật sống. Nhìn thấy chuột, gà sống nó chỉ đứng nhìn. Và
chỉ ăn khi các con vật kia đã chết…Nó như có tánh linh tựa con người. Tức là sự
khai phóng tâm linh đến mức nó bỏ hẳn tập quán hại người.
Thầy lại kể tiếp ngày trước ở chùa
Thiền Tôn (Huế) có một con chó khôn lắm. Nó biết đi ăn giỗ tổ ở các chùa Tổ. Mà
nó sướng lắm nhé. Đến nơi nó tìm đến bàn có Hòa thượng ngồi vì biết được Hòa
thượng thương yêu nó. Lại nữa bàn ấy có nhiều đồ ăn cúng dường ngon hơn bàn
khác. Con chó này chỉ ăn chay thôi vì sống trong chùa mà. Chưa hết, ngày 2 buổi
các thầy lên tụng kinh, nó đi theo lên nghe, hết giờ tụng kinh thì xuống. Buổi
khuya, tới giờ thỉnh chuông, mấy chú điệu ngủ quên, nó cắn quần thức mấy chú
dậy…
Chắc hàng ngày rắn và chó này sống
nơi cửa Thiền môn nên học được cách vượt ra ngoài mọi
khuôn mẫu, tự do không ngằn mé. Con đường khai phóng tâm linh là thế!
Mình bèn hỏi thầy: làm sao để giúp
những kẻ vô minh nhưng hay phải đi giảng đạo đức cho dân chúng tu được như con
rắn, con chó đó nhỉ?…Thầy trách mình cứ thích gây sự. Hihi…
Để “khai phóng” mình khỏi sự bực bội,
chán nản, thất vọng, bèn tầm chương trích cú chuyện xưa. Hihi…
Chuyện kể cách đây 25 thế kỷ: Khi Lão
Tử trở nên nổi tiếng khắp đất nước, vua cho vời ông vào cung và mời làm quan
tòa xử án. Bởi theo vua không ai có thể hướng dẫn luật pháp của đất nước tốt
hơn Lão Tử. Ông đã cố gắng thuyết phục vua nhưng vua vẫn không nghe.
Lão Tử nói: “Nếu bệ hạ không nghe
ta thì chỉ một ngày ở tòa án thôi thì bệ hạ sẽ được thuyết phục, ta không phải
là người đúng. Do khiêm tốn ta không nói ra chân lý với bệ hạ. Hoặc là ta có
thể tồn tại, hoặc là luật pháp của bệ hạ, trật tự của bệ hạ và xã hội của bệ hạ
cố thể tồn tại. Giờ ta hãy thử điều đó”.
Ngày đầu tiên tên trộm đánh cắp tài
sản của người giàu nhất kinh đô phải ra tòa. Lão Tử nghe vụ án và xử cả hai đều
phải vào ngục sáu tháng.
Nhà giàu ngạc nhiên: “Sao lại có
chuyện đó? Tôi vừa bị mất của, vừa bị tống vào ngục bằng thời gian bằng tên ăn
cắp sao?”.
Lão Tử nói: “Ta chắc chắn không
công bằng với tên trộm. Đáng lẽ ông phải bị tống vào ngục nhiều hơn bởi vì ông
đã thu gom nhiều tiền bạc cho bản thân. Ông đã tước đoạt tiền của của bao nhiêu
người…Hàng ngàn người đã bị áp bức để ông thu gom tiền của. Chính lòng tham của
ông đang tạo ra những tên trộm. Và ông phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Đó là
tội của ông”.
Nhà giàu nói: “Trước khi ông tống
tôi vào ngục, cho tôi gặp nhà vua. Bởi vì đây không phải là phép nước”.
Láo Tử nói: “Đó là lỗi của phép
nước, là lỗi của luật lệ quốc gia. Ta không chịu trách nhiệm về nó. Đi mà gặp
nhà vua”.
Nhà giàu tâu với vua: “Tâu bệ hạ,
nên phế bỏ người này ngay lập tức vì ông ta vô cùng nguy hiểm. Hôm nay tiện dân
bị tống vào ngục, ngày mai đến lượt bệ hạ đó. Nếu bệ hạ muốn tự cứu mình thì
phải tống cổ ông ta đi ngay. Nguy hiểm nhất là ông ta nói đúng. Điều ông ta nói
đúng mà thần có thể hiểu được là ông ta có thể tiêu diệt chúng ta”.
Nhà vua đã hiểu ra: “Nếu nhà giàu
kia mà là tội đồ thì ta là tội đồ lớn nhất cả nước. Lão Tử sẽ không ngần ngại
tống ta vào ngục”.
Thế là Lão Tử được giải nhiệm vị trí
quan tòa. Lão Tử nói với nhà vua: “Ta đã cố gắng nói cho bệ hạ trước rồi, bệ
hạ làm phí công ta không cần thiết. Ta đã bảo ta không phải là người đúng. Thực
tế là xã hội của bệ hạ, luật lệ của bệ hạ, phép nước của bệ hạ là không đúng.
Thế nên bệ hạ cần người sai để cai quản toàn thể hệ thống sai này”.
Đó là một thực tế: một xã hội hỗn
loạn đã tạo ra đến nay mạnh tới mức không muốn để con người tự do trưởng thành.
Một cá nhân tự do trưởng thành, tỉnh táo, biết nhận biết, có ý thức sẽ không
cần đến họ - những người có quyền lực nữa.
Vậy nên một nền giáo dục khai phóng
vừa ngả ra bàn xem chừng còn lâu mới thành hiện thực.
Nhưng mỗi cá nhân có thể làm mạnh
mình, mạnh nội tại, phát triển tâm thức mình dể thoát khỏi sự lộn xộn bên
ngoài. Điều này không ai có thể đè bẹp và ngăn cản được bạn.
Thay đổi được bản thể bên trong thì
không còn bị cầm tù bởi thể chế nữa.
--------------------------------
ĐỂ
CÓ MỘT NỀN GIÁO DỤC - KHOA HỌC HIỆN ĐẠI, CẦN MỘT NỀN VĂN HÓA KHAI PHÓNG ( Phạm
Xuân Yêm) 25-10-2012
Giáo sư Cao Huy Thuần: "TRẢ CÁI ĐẦU LẠI
CHO CÁI ĐẦU"
VHNA / 21-10-2012
No comments:
Post a Comment