26/11/2013
Vụ công an-côn đồ tấn công nhà
tôi ngày 25/9, mặc dù Công an Thanh Trì thực hiện nhưng không phải là họ manh
động mà là có sự tổ chức, phối hợp chặt chẽ. Có thể là do Công an Bình Thuận
phối hợp với Công an Hà Nội, có thể do Bộ Công an tổ chức. Bằng chứng là việc
chúng tách riêng mẹ con chị Nhung ra để tiếp tục đánh và áp giải về Bình Thuận
và tại sân bay Nội Bài đã có sự phối hợp với các lực lượng cảnh sát, an ninh
khác. Vì thế, trong kỳ 5, tôi gọi đó là “trận đánh đẹp”, bắt chước cách gọi của
ông Ca, giám đốc Công an Hải Phòng. ”Trận đánh đẹp” ấy là một trận đánh
trong một “chiến dịch đẹp”. Chiến dịch này hình thành bắt đầu từ khi họ phát
hiện thấy dấu chân của Phương Uyên ở đất Bắc. Phương Uyên đã đi khắp nơi: Hải
Phòng, Vịnh Hạ Long, Đền Hùng, các thắng cảnh tại Hà Nộị và đến các cơ quan
ngoại giao quốc tế.
Mục tiêu của chiến dịch này
nhằm áp giải một cô bé 21 tuổi về nơi cư trú (ngoài ra còn có thể nhằm thêm mục
đích khác chúng tôi sẽ nói dưới đây). Thực ra, Phương Uyên và đoàn ra Bắc không
có ý định giấu nên mới đưa thông tin lên mạng, cũng vì thế mà họ mới biết.
Trong chiến dịch này còn một “trận đánh đẹp” thứ hai ở sân bay Nội Bài, theo
lời kể của những người chứng kiến thì họ huy động khoảng vài chục cảnh sát, an
ninh. Chiến dịch được kết thúc bằng việc lập tức ra ngay quyết định thi hành án
khi đưa được Phương Uyên về nơi cư trú. Lễ giao quyết định thi hành án theo chị
Nhung kể thì khá rinh rang, có tới khoảng 300 người gồm công an xã, huyện, tỉnh
và bộ và đủ thành phần khác chực sẵn tham gia.
Như vậy, nếu tính cả hai trận
trước thì lực lượng tham chiến lên tới một tiểu đoàn, với phương tiện ô tô, máy
bay và mọi sự hỗ trợ khác. Trong khi đó, về phía đối phương, chỉ có vài chục
người, gồm lực lượng phản đối và lực lượng ủng hộ, tay không có một tấc sắt,
trong đó có cả người già, đàn bà và trẻ con. Nói thế để mọi người dễ so sánh
tương quan lực lượng giữa hai bên và họ áp dụng chiến thuật biển người như thế
nào.
Chiến dịch đã kết thúc bằng
“thắng lợi”: bắt được Phương Uyên về quê, tiêu hủy của đối phương một điện
thoại, một bộ chốt cửa, làm bị thương một số đối tượng. Chiến lợi phẩm thu được
gồm thẻ nhớ máy ảnh, một túi xách gồm tiền, điện thoại và một số thứ khác.
Trong số 10 người bị bắt, chỉ
có việc bắt Phương Uyên chúng có thể nại ra lý do, còn lại 9 người chẳng có lý
do gì, chỉ là bắt chơi, đánh cho đỡ ngứa tay rồi thả ra.
Với một người đang thi hành án
treo, việc đi khỏi nơi cư trú, người ta chỉ cần nhắc nhở, phạt hành chính
là được (theo điều 11, nghị định số 73/2010/NĐ-CP thì mức phạt là 100000
đến 200000 đồng). Thế nhưng tại sao, ngành công an VN lại tốn công nhọc sức huy
động một lực lượng khổng lồ người và phương tiện, chỉ để đưa được Uyên về nơi
cư trú.
Theo anh Phạm Bá Hải, chính
công an nói với anh, chúng đã biết cụ thể lịch bay là 9 giờ 10 phút tối, hoàn
toàn khớp với giờ bay ghi trên vé máy bay của 4 người. Điều đó có nghĩa rằng,
đằng nào thì Phương Uyên cũng rời Hà Nội vào giờ đó để về Sài Gòn. Nếu họ không
bày trò cưỡng chế thì mẹ con chị Nhung về tới Sài Gòn ngay từ 11 giờ đêm. Trên
thực tế thì do chị Nhung bị ngất tại sân bay nên phải đình lại đi chuyến bay 6
giờ sáng hôm sau.
Phải chăng họ làm thế vì ảnh
hưởng của Phương Uyên quá lớn và trong việc buộc phải thả Uyên ra khỏi nhà tù,
họ quá cay cú nên đây là cơ hội để họ trả thù.
Ngoài lý do đó ra, liệu có
chuyện họ muốn khủng bố tinh thần, gieo rắc nỗi sợ hãi cho kẻ khác. Nhưng thử
nhìn danh sách 10 người bị bắt hôm ấy, ai là người sợ hãi trước việc làm bạo
tàn, chà đạp lên pháp luật của ngành công an? Hay họ muốn hăm dọa những ai sắp
bước qua ngưỡng của sự sợ hãi?
Rốt cuộc, để đổi lấy việc đưa
được cô bé nhãi con về quê, ngành công an đã phải trả giá quá đắt. Chỉ sau khi
trận đánh đầu tiên bắt đầu được mấy phút, thông tin về việc này đã ầm ỹ trên
công luận. Và sau đó, rất nhiều cuộc phỏng vấn của các cơ quan truyền thông
quốc tế, rất nhiều bài viết phản đối cuộc đàn áp, bắt bớ này. Điều này, hẳn là
ngành công an đã tính được từ trước nhưng tại sao họ vẫn cứ làm, vẫn cứ say sưa
lao vào một việc mà họ hoàn toàn biết trước hậu quả. Đấy là một điều vô cùng
khó hiểu đối với công an Việt Nam hiện nay. Hay là họ đã lâm vào thế làm cho họ
lú lẫn?
Trong bài CÀNG KHỦNG BỐ
CÀNG LÀM XẤU MẶT NHÀ NƯỚC, Thạc sĩ Đào Tiến Thi nhận định
rất chính xác rằng
“các hành động khủng bố đã làm
mất đi tính chính danh của chính quyền. Mục đích của các hành động khủng bố là
làm cho nhân dân sợ hãi và khuất phục. Nhưng thực ra, nó luôn mang kết quả
ngược lại. Trong lịch sử Đông Tây kim cổ, chưa có nhà nước nào tồn tại lâu dài
nhờ khủng bố. Trái lại càng khủng bố càng chóng sụp đổ. Chỉ trong khoảng vài
chục năm vừa qua nhân loại đã chứng kiến sự ra đi của các chế độ khủng bố:
Polpot (Campuchia), Pinochet (Chile), Taliban (Afghanistan), Saddam Hussein
(Iraq) và ngay vừa đây là một loạt các chế độ độc tài ở Bắc Phi. Còn trước đây
chưa lâu, một chính quyền khủng bố khổng lồ là Hitler cũng sụp đổ thảm hại.
Những người bị khủng bố, đàn áp
ở Việt Nam mấy năm qua, chưa thấy ai từ bỏ đấu tranh. Những người thân của họ,
ban đầu có khi dửng dưng, đứng ngoài cuộc, nhưng rồi chính những sự khủng bố,
đàn áp dã man mà họ chứng kiến, đã làm cho họ kiên quyết đứng về phía người
thân để chống lại nhà cầm quyền”.
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho rằng:
“Hành vi cướp của đánh người,
bắt bớ vô cớ cả gia đình công dân tự do và khách mời cơm tối của gia đình về
đồn công an tra khảo đánh đập, cướp bóc chính là CÁT TÁT ĐAU NHẤT VÀO MẶT CHẾ
ĐỘ CỘNG SẢN…”
Liệu chiến dịch bắt Phương Uyên
về nơi cư trú với các “trận đánh đẹp” có đủ tiêu chuẩn “viết thành sách” trưng
bày ở phòng truyền thống cho ngành công an học tập?
4/10/2013
NTT
Các kỳ trước:
No comments:
Post a Comment