Saturday, 16 November 2013

ĐƯỜNG MIỀN NÚI MÀ NGẬP THÌ HỌA TỚI RỒI - AI GÂY NÊN CẢNH ĐÓ CHÍNH LÀ BỌN PHẢN QUỐC ! (Trần Hùng)




16/11/2013

Quan chức các cấp đã tiếp tay cho các tập đoàn cá mập tàn phá rừng, làm thuỷ điện gây sạt lở, ngập lụt tắc đường Hồ Chí Minh, Tây Nguyên thì tới hồi đại hoạ cho dân Việt rồi ! - Chớ đổ thừa do ông trời hoặc khí hậu toàn cầu nóng lên, chúng chính là những kẻ bán nước, phản quốc .

Điểm vài tin giật mình:





*
CỨ XẢ HẾT VÀO NHÂN DÂN ĐI
Từ Huế vào Bình Định ngập trắng trong lũ.
Lũ trời 1, lũ do xả nước từ các đập thủy điện lên 2, 3.
Thủy điện là của ai? Của các doanh nghiệp.
Khi phát điện thu tiền từ ai? Từ nhân dân.
Tới khi lũ thì xả nguy hiểm về a? Về nhân dân.
Xả đồng loạt cả 15 đập thủy điện, xả hết lên đầu nhân dân 15 mối nguy hại, mặc người chết, mặc nhà trôi, nhà ngập, mặc cầu gãy, đường đứt. mặc mùa màng.
Mấy năm qua, 15 nhà máy thủy điện này thu lợi nhuận không bằng tí ti cái mất mát vô cùng vô tận của nhân dân, của nhà nước.
Nhưng cái lợi nhuận ấy là của chúng nó- nhóm lợi ích.
Mất mát to lớn là của nhân dân.
Vài lời như thế để thấy, hậu quả của chúng nó vẫn sẽ tiếp tục xả vào nhiều năm nữa, nhiều thế hệ nữa.
Cho nên, Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng đã không thể trả lời một cách rõ ràng những chất vấn của đại biểu về các dự án thủy điện đã được chính Bộ này cấp phép hoặc duyệt cấp phép, khiến đại biểu quốc hội đã phải kêu lên: Tôi không hiểu Bộ trưởng nói gì. Không hiểu vì Bộ trưởng sẽ nói gì khi vây quanh ông là những nhóm lợi ích, vây quanh ông là những hồ sơ dự án thủy điện, mà hồ sơ nào cũng rành rọt, thảnh thót, toen hoét, nhoen nhoét những trang đánh giá tác hại môi trường và cấp thẩm định của các Bộ, trong đó có Bộ ông đều phê chuẩn: Tốt tốt tốt.
Tốt như thế, mạ mình ngày xưa hay nói lái: Tốt làm là táp....L.
Bực và căm phẫn.
--------------------------
Một nhân dân bé nhỏ, chỉ còn tài sản này đây, con chó nhỏ, những kẻ nằm trong " phe thủy điện" sẽ nghĩ sao?

*

LẦN ĐẦU TIÊN TẮC ĐƯỜNG 19 VÌ LŨ - NÓI ĐỂ MÀ NÓI THÔI
Trong lịch sử, chỉ trừ chiến tranh và những trường hợp bất khả kháng, đường 19 nối Pleiku với Bình Định chưa bao giờ bị tắc vì lũ. Thế mà hôm qua, chuyện ấy đã xảy ra, đường 19 tắc đã cắt đứt hoàn toàn sự thông thương từ Cao Nguyên xuống đồng bằng.

Sự kiện hy hữu này xảy ra là điều đã được tiên lượng trước. Ấy là hệ quả của việc phá rừng và thủy điện. Phá rừng đầu nguồn thì Miền Trung hưởng lụt, mà hiện tại thì Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... đang lóp ngóp trong nước, suốt đêm qua dân và các lực lượng cứu hộ đã thức trắng để chạy, chống và cứu người.

Thủy điện thì mấy năm nay đã bộc lộ tất cả những gì đã được cảnh báo. Bỏ qua việc phá rừng, việc tàn phá môi trường, cả tự nhiên và văn hóa, việc sinh ra hàng loạt những khu tái định cư như ấp chiến lược xưa... thì chỉ việc xả lũ mấy năm nay đã khiến dân rất khốn khổ, đã khiến mối quan hệ giữa chính quyền tỉnh Gia Lai với ngành điện khá căng thẳng...

Khi tôi viết những dòng này thì mới chỉ tìm được xác của 1 cô giáo ở huyện K'bang, còn một cô nữa dù gia đình và chính quyền rất cố gắng nhưng vẫn chưa tìm ra. Chết đã kinh hoàng rồi, nhưng chết mà tìm chưa ra xác còn kinh hoàng hơn. Chừng nào chưa tìm được xác thì nỗi kinh hoàng ấy còn tiếp tục kinh hoàng. Cả 2 cô giáo đều còn rất trẻ, dẫu mưa gió nhưng vẫn đi vào trường dạy, và nước xả từ thủy điện An Khê Ka Nak ào ào xả xuống, họ đã không kịp chạy khi đanh đi trên đường. Chính ông Phạm Thế Dũng, chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đang có mặt tại hiện trường đã khẳng định: xả lũ mà báo trước quá gấp nên dân trở tay không kịp. Ngoài 2 cô giáo chết tức tưởi như trên thì rất nhiều gia đình chỉ kịp chạy tháo thân mà không kịp mang theo gì, tất cả tài sản bị nhấn chìm dưới nước, không kể hoa màu lúa má...

Sáng đọc báo thấy bộ trưởng KHĐT khẳng định: Việc dừng mấy trăm dự án thủy điện không ảnh hưởng đến vốn của nhà đầu tư, trừ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, theo đâu thì khoảng chục tỉ vốn đã đổ vào để chuẩn bị. Nhưng nghe "dư âm" bên ngoài thì số vốn của chủ đầu tư bỏ ra đã vượt xa con số ấy. Cũng trong lúc ấy, một ĐBQH khác, ông Nguyễn Đình Xuân thì nói: Thủy điện đã vượt tầm kiểm soát. "Phong trào làm thủy điện rầm rộ 20 năm qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, chúng ta không phủ nhận những mặt có lợi của nó. Tuy nhiên tác hại của nó, đặc biệt là mất rừng ở thượng nguồn làm gia tăng lũ lụt, hạn hán bất thường ở hạ nguồn đã diễn ra nhiều hơn. Hiện nay, các công trình thủy điện đã vượt quá tầm kiểm soát của các cơ quan nhà nước, nhiều công trình kém chất lượng, hồ đập không an toàn.
Tôi cho rằng chúng ta phải rà soát lại xem phải làm gì để bớt đi những rủi ro đối với những đập thủy điện đã làm rồi. Vì một công trình thủy điện chỉ có tuổi thọ nhất định, thường là 50 năm. Trên thế giới có những công trình thủy điện đã phải tháo dỡ trước hạn để trả lại đất rừng và sự thông suốt cho dòng sông...

Vừa rồi xảy ra việc thủy điện chỉ có ôtô đâm vào mà đã nứt vỡ, chứng tỏ thiết kế và thi công rất kém. Cũng may là đã được phát hiện kịp thời, chứ nếu không có thể sẽ là một quả bom nước. Rõ ràng tính rủi ro rất lớn và điều này cần phải tính trong đánh giá chi phí lợi ích của quốc gia khi thực hiện các công trình thủy điện. Vừa qua, một số thủy điện đã gây tác động xấu như mùa khô thì không xả nước khiến đồng bằng thiếu nước, ngược lại mùa lũ thì xả ồ ạt khiến người dân không kịp đối phó... Lưu ý là có nhiều công trình thủy điện lẽ ra thuộc thẩm quyền của Quốc hội chứ không phải là của các cơ quan khác. Tuy nhiên bằng cách nào đó, chủ đầu tư đã lách luật để dự án của họ không đưa ra Quốc hội. Do đó, Quốc hội cần lắng nghe ý kiến cử tri, các nhà khoa học đối với những sự việc như vậy.".
Lại nhớ đến phong trào làm xi măng lò đứng, phong trào mía đường... dạo nào, rồi cũng huề cả làng. Tôi nhớ có mấy ông bảo: biết là nó vớ vẩn, nhưng phong trào thế, tỉnh người ta làm được chả lẽ mình lại kém miếng. Ai cũng biết phía sau những dự án ấy là gì, không ai tay trắng mà ký những cái vớ vẩn ấy cả. Biết nhưng đành tặc lưỡi. Cũng như ông Nguyễn Đình Xuân nói, người ta đã lách để các dự án thủy điện không phải đưa ra quốc hội...

Chao ơi, sẽ còn nhiều hệ lụy nặng nề đến từ cái thói vô trách nhiệm, thói vì miếng ăn trước mắt mà quên ngày mai, thói chỉ biết mình mà quên nhân dân. Tin mới nhất, quốc lộ 1 đoạn qua cầu Bà Gi, ngã ba lên Tây Nguyên theo đường 19 vẫn tắc trầm trọng, xe nằm hàng đoàn dài từ 1h30 tối đến giờ vẫn chưa  đi được.

Và đèo An Khê vẫn tắc.

Và còn một cô giáo ở huyện K'bang vẫn chưa tìm thấy xác, còn một cô giáo thì gia đình đã đưa về an táng.

Và không ai dám nói là sang năm sẽ không, ít nhất là như năm nay, nếu không muốn nói nó sẽ nặng hơn. Bởi mấy năm nay toàn thế, lũ lụt năm sau bao giờ cũng lớn hơn, tàn khốc hơn năm trước. Nó có vẻ tỉ lệ nghịch với vài thứ nằm trong tiến độ phát triển...
Và thực ra, nói để mà nói thôi, mọi sự thì đã rồi, và sẽ đã rồi.

(Nói thêm: Báo Thanh Niên đưa tin: 15 thủy điện ở MTTN đang đồng loạt xả lũ. Huhu, thế thì bằng giết người hàng loạt rồi, ác như phát xít rồi).




No comments:

Post a Comment

View My Stats