Wednesday 20 November 2013

TS NGUYỄN QUANG A : ÁP ĐẶT QUỐC HỘI THÔNG QUA HIẾN PHÁP CHO THẤY NGÀY TÀN CỦA CHẾ ĐỘ KHÔNG CÒN XA (Diễn Đàn Việt Nam 21)




Posted by diendanxahoidansu on 18/11/2013

17/11/2013 (Diễn Đàn Việt Nam 21) – Ngày 28/11 sắp tới kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII sẽ tiến hành thủ tục thông qua bản dự thảo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013. Trước đó, cũng theo chương trình nghị sự, trong phiên họp toàn thể ngày mai 18/11, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013, theo dự trù phiên họp này sẽ được tường thuật trực tiếp trên truyền hình và truyền thanh.

Nhưng đột ngột, ngày 16/11 Văn phòng Quốc hội ra thông báo cho biết phiên họp tại hội trường ngày 18/11 để thảo luận công khai về dự thảo Hiến pháp đã bị hủy bỏ, các đại biểu QH phải góp ý bằng văn bản. Sự kiện này đã khiến nhiều người trong nước đặt câu hỏi Đảng đang bịt miệng Quốc hội?

Ngày 15/11, nhiều trang mạng trong và ngoài nước đồng loạt phát đi Lời kêu gọi dừng thông qua Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2013) với 165 người ký tên gửi đến các đại biểu Quốc hội. (DĐVN21 đã đưa tin 11/11).

Cũng buổi sáng 15/11 TS Nguyễn Quang A đã thay mặt 165 người ký tên gửi đến ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng toàn văn Lời kêu gọi kèm theo đầy đủ danh sách, để ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng kịp thời thông báo tới tất cả các vị đại biểu Quốc hội đang họp tại Hà Nội. (*)

7 giờ sáng Chủ nhật 17/11/2013, trang mạng Anh Ba Sam thăm dò dư luận về Lời kêu gọi này. Đến 15 giờ đã có 843 ngưới tán thành Lời kêu gọi chiếm tỷ lệ 96,12%. (**) 

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những người ký tên vào Lời kêu gọi đã có nhận định trên trong cuộc trao đổi dài 27 phút với nhà báo Trần Quang Thành sau đây:

Bổ sung phần bóc tiếng, 19/11/2013:

Nhà báo Trần Quang Thành (TQT): Xin chào Tiến sĩ Nguyễn Quang A!
Tiến sĩ Nguyễn Quang A (NQA): Chào anh!

TQT: Thưa Tiến sĩ, ngày 15 tháng 11 vừa qua, một số tri thức tiến sĩ đã gửi lời kêu gọi đến Quốc hội đề nghị dừng việc thông qua Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2013. Tiến sĩ là người thay mặt những người ký vào LỜI KÊU GỌI đó đã gửi thư đến ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội, yêu cầu ông phổ biến toàn bộ LỜI KÊU GỌI này đến toàn thể Quốc hội. Thưa ông, tại sao lại có chuyện ra lời kêu gọi như vậy trong lúc này?
NQA: Sở dĩ mà chúng tôi ra LỜI KÊU GỌI trước khi người ta có thể là bỏ phiếu thông qua Hiến pháp này khoảng 10 – 11 ngày, 12 – 13 ngày là bởi vì chúng tôi thấy cái bản Hiến pháp mà sắp sửa được thông qua này là một bản Hiến pháp rất là tồi. Và cái bản Hiến pháp tồi thì nó sẽ làm cho đất nước thêm lụi bại. Sở dĩ nó tồi là nó so với bản Dự thảo Hiến pháp đầu tiên đưa ra cho nhân dân góp ý kiến thì nó tồi hơn rất là nhiều và thậm chí nó còn tồi hơn cả Hiến pháp hiện hành nữa.

TQT: Thưa ông, ông có thể phân tích sâu thêm những cái bản mà theo ông là tụt lùi và tồi hơn bản Hiến pháp hiện hành cũng như với cái bản dự thảo đưa ra?
NQA: Nó tồi hơn, tôi chỉ nêu nó ra 2 cái ví dụ quan trọng là nó tồi hơn cả Hiến pháp hiện hành. Hiến pháp hiện hành không quy định là nhà nước có quyền thu hồi đất cho các dự án kinh tế xã hội. Tuy nhiên, Luật đất đai đã quy định cái việc thu hồi cho dự án kinh tế xã hội nói cách cái khác của Luật đất đai là Luật vi hiến chính là trong quy định đấy của nó. Và lần này người ta muốn hợp hiến hóa cái quy định sai, cái việc làm sai của người ta. Cho nên là cái Dự thảo Hiến pháp lần này có quy định là nhà nước được quyền thu hồi đất cho các dự án kinh tế xã hội. Mà chúng ta biết rằng đấy là quy định sai trái và đã gây ra hàng triệu cái khiếu nại về đất đai, hàng ngàn cuộc chống đối làm gây… có thể dẫn đến những hỗn loạn xã hội rất là nguy hiểm. Đấy, thí dụ đấy là một điểm tồi hơn Hiến pháp hiện hành.
Một điểm tồi hơn cái Hiến pháp hiện hành nữa là người ta quy định các lực lượng vũ trang phải trung thành với ĐCSVN đầu tiên rồi sau mới đến Tổ quốc, nhân dân..v..v… ở trong Dự thảo đầu tiên, sau bị phản đối hết sức kịch liệt thì đến bản Dự thảo này người ta tìm cách đưa ĐCSVN vào thứ ba là lực lượng vũ trang trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, ĐCSVN và Nhà nước. Thế thì lèo một cái chuyện lực lượng vũ trang phải trung thành với một đảng chính trị là một điều hết sức là nguy hiểm là quân đội, lực lượng vũ trang luôn luôn phải trung thành với Tổ quốc chứ không thể trung thành với một đảng chính trị được. Thì đấy là một điểm tồi hơn Hiến pháp hiện hành rất nhiều. Và nó tồi hơn cả Dự thảo Hiến pháp đầu tiên đưa ra cho nhân dân thảo luận, ví dụ cái bản Dự thảo đầu tiên đưa ra cho nhân dân thảo luận thì còn có cái gọi là Hội đồng Hiến pháp. Đến cái Dự thảo mà sắp sửa được thông qua này thì đến cả một cái gọi là tiến bộ nhỏ nhoi gọi là Hội đồng Hiến pháp tuy không có mấy quyền quyết định cả mà chỉ có quyền tư vấn thôi thì đến cái điểm đó người ta cũng vẫn sợ và người ta cũng dẹp luôn. Thí dụ một vài điểm như thế!

TQT: Quốc hội dự kiến sẽ đưa ra thông qua Hiến pháp vào ngày 28 tháng 11, vào ngày gần chót của kỳ họp thứ 6 Quốc hội lần thứ 13. Và trong khi đó cũng có dự kiến trước là sẽ có một phiên họp khoáng đại tại hội trường để các đại biểu quốc hội công khai tỏ rõ thái độ ý kiến của mình về bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi này để toàn dân có thể giám sát và nghe xem thái độ của các đại biểu quốc hội như thế nào. Nhưng đến ngày 16 tháng 11 thì đột ngột Văn phòng Quốc hội trên webside của mình thông báo là phiên họp khoáng đại ngày 18 tháng 11 đã bị hủy bỏ, ông nghĩ sao về vấn đề này?
NQA: Tôi không rõ là Quốc hội đã có một nghị quyết khác phủ những định nghị quyết thông qua chương trình nghị sự của bản thân Quốc hội được đưa ra vào đầu kỳ họp hay không? Bởi vì chương trình nghị sự, vấn đề thủ tục là một vấn đề mà cũng phải được thông qua ở Quốc hội. Nếu mà Quốc hội đã thông qua cái việc sửa đổi bằng cách là hủy bỏ cái cuộc thảo luận ở hội trường ngày mai thì tôi nghĩ rằng Quốc hội đã phạm một sai lầm rất là nghiêm trọng và chứng tỏ Quốc hội hoàn toàn là bộ máy GẬT mà thôi. Người ta lệnh thế nào thì làm như thế.
Còn ngược lại nếu mà Quốc hội chưa thông qua một cái nghị quyết để thay đổi chương trình nghị sự thì ai đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội hay là Chủ tịch Quốc hội hay là cái ông chủ của bên trên Quốc hội nữa là đã ra lệnh là dừng cái cuộc họp toàn thể thảo luận tại hội trường về Dự thảo Hiến pháp và thay vào đó là việc các đại biểu quốc hội cho ý kiến nhưng của mình bằng văn bản về một số những vấn đề mà ban thảo luận thì lúc đó cái người ra cái quyết định đấy đã vi phạm, đã không coi Quốc hội ra gì, và đã vi phạm cái thủ tục rất là nghiêm trọng. Trong lần đó thì phải xem xem là cái việc thay đổi cái chương trình nghị sự của Quốc hội như thế thì cái tính pháp lý của nó như thế nào? Nhưng mà cái điều đấy có thể không phải là quan trọng lắm bằng cái ý nghĩa của cái sự thay đổi tưởng là nhỏ này. Đây là nó biểu hiện một sự sợ sệt hết sức dám quan tâm của một số vị lãnh đạo của ĐCSVN đối với bản thân Quốc hội của họ mà nơi họ chiếm tuyệt đại đa số với tỷ lệ 97%, 98% là đảng viên của họ. Họ nghĩ họ sợ đưa ra toàn bộ Quốc hội họp mà có một ý kiến nào đấy phản đối, có một ý kiến nào đấy nói như là nhân dân nói thì lúc đó sẽ động viên nhiều đại biểu quốc hội khác lên tiếng theo và lúc đó họ mất cái sự kiểm soát, thì tôi nghĩ rằng là có lẽ cái giả thiết cho rằng là họ sợ bản thân các đại biểu quốc hội và phải tìm cách bịt miệng họ một cách bằng những mánh khóe, bằng những cái thủ đoạn mà thực sự cũng không lạ gì ở tất cả các chế độ cộng sản cả. Và trong trường hợp đấy thì nó báo hiệu một cái sự yếu hết chỗ nói và những cái dấu hiệu cho thấy ngày tàn của chế độ này không còn xa nữa.

TQT: Ông TBT Nguyễn Phú Trọng, ông Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, ông Trưởng ban soạn thảo bản sửa đổi Hiến pháp Phạm Trung Lý đều nói lúc đầu là không có vùng cấm trong thảo luận việc sửa đổi dự thảo Hiến pháp, kể cả Điều 4. Thế rồi dần dà trong các phát ngôn sau này thì họ lại lên án ai mà xâm phạm nói phê phán Điều 4 là mắc mưu của những thế lực thù địch. Ông đánh giá sao về cái sự lật lọng này của họ?
NQA: Cái hay của màn kịch này là bản thân những người dối trá họ tự lật mặt nạ của họ và tôi nghĩ với người dân thì người ta biết cái này tỏng từ lâu rồi. Nhưng mà người ta tìm cách gọi là giả vờ đóng một cái màn kịch có vẻ bề ngoài dân chủ là cũng cho thảo luận, thậm chí là cũng để cho Quốc hội bỏ phiếu, nói với nhân dân là góp ý thoải mái và góp ý họ nói có đến hàng chục triệu ý kiến họ đã tập hợp rất là đúng, rất là chính xác, phản ánh nguyện vọng của người dân. Và cuối cùng chỉ có phản ánh nguyện vọng của một vài người, những người… vài người đầu tiên mà như ông vừa nói đến. Và bây giờ đến ngay cả các đại biểu quốc hội nữa thì họ cũng tách các đại biểu quốc hội đó ra, không cho thành một bó đũa nữa, mỗi một người đứng tách riêng ra, cho ý kiến bằng văn bản và ý kiến đấy không phải là dạng bỏ phiếu nữa, hay là dạng góp ý nữa, mà là góp ý bằng văn bản thôi chứ không thể tranh luận, không thể thảo luận. Thì những cái ý kiến riêng lẻ của các đại biểu quốc hội ý thì sẽ lại được Ban soạn thảo đó tập hợp lại và họ lại tập hợp lại theo ý hoàn toàn của họ thôi và rất có thể là ngày 28 này họ đưa ra một cái trọn gói và trọn gói họ lệnh cho các đại biểu quốc hội chỉ có đưa các nút đồng ý thôi chẳng hạn. Thì đấy là một cái màn kịch họ tự lột mặt nạ ra trong cái trường hợp này nó là như vậy!

TQT: Quốc hội của ĐCSVN đã nhiều lần đưa ra việc trưng cầu ý kiến nhân dân về vấn đề sửa đổi Hiến pháp và đã nhiều lần sửa đổi nhưng mà dư luận đánh giá rằng chưa có lần đưa ra bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sửa đổi nào mà nó đầy kịch tính như hiện nay, từ lúc đáng lẽ chỉ làm chớp nhoáng trong 3 tháng rồi kéo dài trong 9 tháng, rồi 9 tháng từ một cái bản gọi là có tương đối một vài nét tiến bộ thì lại tụt lùi. Ông đánh giá sao về cái kỳ lấy ý kiến toàn dân về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013?
NQA: Ở đây nó có 2 vấn đề, một cái thứ nhất là mới đầu người ta cũng nghĩ rằng là sẽ làm được như những lần trước, tức là thực ra người ta làm theo cách gọi là giả vờ làm và hy vọng là nhân dân cũng sẽ xuề xòa không có ai để ý cả, không ai quan tâm, rồi họ sử dụng chính bộ máy của họ… rồi các thứ này khác rồi điền vào đồng ý, hoan hô. Và họ cũng nghĩ đơn giản thế và họ hoàn toàn có thể áp đặt cái ý định của mình lên nhân dân. Rất đáng tiếc giống như họ là lần này đông người dân có ý kiến hơn và đấy là một cái sự trưởng thành tuy còn ở cái mức độ rất là khiêm tốn của người dân. Lẽ ra người dân còn phải tham gia tích cực hơn, mạnh mẽ hơn và đấy chính là cái sự khác biệt giữa gọi là mời nhân dân tham gia ý kiến lần này với những lần khác. Một mặt, để cho thấy rằng, họ không còn có thể dùng được các cái biện pháp mà họ tưởng rằng đã từng dùng nữa. Và một cái ý nghĩa khác nữa tức là người dân cũng đã khác xưa nhiều rồi.

TQT: Trong dư luận có nói rằng Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013 bộc lộ rõ ràng đây là một bản đảo pháp chứ không còn là một bản Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam do ĐCSVN quyết định. Ông đánh giá sao về vấn đề này?
NQA: Tôi nghĩ đánh giá như thế không có sai nhưng có lẽ nếu mà nói như thế có thể là hơi oan cho rất nhiều đảng viên của ĐCSVN, ĐCSVN có trên 3 triệu đảng viên. Tôi nghĩ rằng nếu mà tiến hành nghiêm túc, hỏi nghiêm túc chỉ để cho 3 triệu người này mà họ bỏ phiếu riêng thôi thì tôi nghĩ rằng có thể họ giỏi lắm chỉ được… không thể thông qua được. Tôi dám khẳng định không được quá bán là chắc chắn ở trong số 3 triệu đảng viên này. Nếu không nói là …(không nghe rõ) của những đảng viên cũng bãi bỏ hay nói một cách khác là gì, là Hiến pháp này là Hiến pháp của ông Đảng trưởng tức là của ông Nguyễn Phú Trọng, bởi vì ông ý là người kiên trì nhất Mác – Lenin, ông ý là người kiên trì nhất tất cả những điều có thể nói rằng rất là bảo thủ của Hiến pháp và ông ý là người kiên định nhất trong cái việc thông qua cái Hiến pháp mang nặng dấu ấn Nguyễn Phú Trọng này. Có thể nói tóm lại đây là bản Hiến pháp Nguyễn Phú Trọng.
Bản thân chính phủ cũng có nhiều người có những ý kiến khác, thậm chí có những kiến nghị bằng giấy và ở các nước khác ngay bản thân trong đảng ở cấp cao của nó cũng thế. Nhưng mà với tư cách là một ông Đảng trưởng thì ông ý đã dùng mọi biện pháp có thể kể cả những mánh khóe như là việc tách Quốc hội để mà cương quyết thông qua cái Hiến pháp theo ý định của ông ta. Và tôi nghĩ chính xác phải gọi Hiến pháp này là Hiến pháp Nguyễn Phú Trọng, không phải là Hiến pháp của ĐCSVN này, lại càng không phải là Hiến pháp của nhân dân Việt Nam.

TQT: Người ta nói rằng là một đất nước mà luôn luôn nói rằng có dân chủ nhưng ngược lại thì chỉ dân chủ với một vài người lãnh đạo cao nhất của ĐCS mà thôi còn dân chúng luôn luôn bị bịt miệng. Khi mà mở cuộc vận động lấy ý kiến toàn dân về sửa đổi Hiến pháp thì TBT Nguyễn Phú Trọng đã ký một cái chỉ thị của Bộ chính trị, nói rất rõ là tôn trọng quyền, lắng nghe ý kiến quyền góp ý của dân và hoan hô dân góp ý về bản Dự thảo Hiến pháp. Các vị còn nói rằng là không có điều cản trong vấn đề các điều gọi là vùng cấm. Nhưng vừa thảo luận chưa được một tháng thì ông Nguyễn Phú Trọng tại Vĩnh Phú đã dội ngay một gáo nước lạnh nói rằng ai mà nói những cái điều mà trái với những điều Đảng đã nói như là vấn đề Điều 4 Hiến pháp, quân đội là của Đảng ý nên là mắc mưu vào các thế lực thù địch và cần phải cảnh giác với các thế lực thù địch. Ông đánh giá sao về vấn đề này khi cho đó là một vấn đề người ta gọi là bịt miệng quần chúng. Đến bây giờ Quốc hội chuẩn bị một phiên họp khoáng đại vào ngày 18 tháng 11 thảo luận công khai các ý kiến để toàn dân giám sát ý kiến đại biểu quốc hội về vấn đề trước khi thông qua Hiến pháp thì cái phiên họp khoáng đại đó cũng lại được bịt mồm. Việt Nam vừa tham gia Ủy ban Hội đồng nhân quyền của LHQ, mà hội đồng nhân quyền LHQ rất là tôn trọng cái quyền con người. Vậy thì cái nhân quyền đó còn ở chỗ nào thưa ông?
NQA: Tất cả những điều anh nói nó chỉ bộc lộ lên một điều là những người lãnh đạo chóp bu của ĐCS này là bộ máy tuyên truyền của nó sử dụng một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ thường ngày của người dân thường dùng. Người ta nói dân chủ thì phải hiểu là độc tài, người ta nói là góp ý thì phải hiểu rằng chỉ có thể được góp ý theo ý kiến của họ thôi, tức là góp ý là gật đầu, đồng ý và toàn bộ những từ ngữ mỹ miều của họ thì người nghe nhất là người dân không còn ai tin ở những lời mỹ miều đấy nữa.

TQT: Như vậy là phiên họp ngày 18 tháng 11 để nghe các đại biểu quốc hội tỏ thái độ của mình đã khép lại, đại biểu quốc hội đã bị bịp mồm, bây giờ từ một bó đũa được chẻ ra từng một chiếc đũa hay người ta nói từ một bó bút trở thành một chiếc bút tự viết những câu nghĩa của mình để rồi lưu bút lại sẽ bị soi xét sau này một cách hậu quả không biết đâu với họ. Như vậy tức là vào ngày 28 tháng 11 sắp tới đây, sẽ diễn ra cái việc thông qua cái bản Hiến pháp này thì theo ông nó có thể diễn biến theo chiều hướng nào, theo ông kịch bản có thể như thế nào, ông có thể trình bày một số kịch bản có khả năng diễn ra không ạ?
NQA:  Nếu mà giả sử vẫn có cái cuộc thảo luận ngày mai ở hội trường về dự thảo Hiến pháp ý thì tôi nghĩ rằng là nó sẽ vẫn có 2 kịch bản. Một kịch bản mà có khả năng rất là cao là người ta vẫn cố tình thông qua cái bản Hiến pháp tồi tệ này. Nhưng mà cũng vẫn có một xác suất nhỏ là các đại biểu quốc hội sẽ có thể thông qua nhưng mà với số phiếu không phải là cao như thường vẫn thấy. Trước kia thì cái gì cũng phải là 85, 86 hoặc là 90% chẳng hạn thì với cái cách làm như thế này thì có thể nó sẽ chỉ 80% thôi hoặc 75% thôi, đấy là khả năng thứ nhất là cái khả năng mà người ta vẫn cố, vẫn thông qua được cái Hiến pháp đấy.
Nhưng vì cái việc bịt miệng quốc hội này tôi nghĩ rằng nếu mà các đại biểu quốc hội là những người vẫn còn có lương tâm và có nhân cách, tôi hy vọng là như vậy, chính là có mươi mười lăm người mà tôi thấy họ rất là xứng đáng và nếu những người mà chưa phát biểu hoặc là còn đang chần chừ cũng cảm thấy là mình bị làm nhục bởi vì cái chuyện là ngày mai không được phát biểu nữa thì họ có thể thấy được: à hóa ra như vậy là mấy ông chóp bu này ông ý khinh mình đến như vậy thì họ có thể nổi loạn lên, họ không thể chấp nhận được một kiểu như thế này nữa, cái lá nho như thế là nó rơi đi rồi, tất cả vua như vậy là ở truồng mất rồi, thì họ không thể chấp nhận được nữa. Và khi mà bỏ phiếu ấn nút thì họ lại bày tỏ cái sự bực của họ ra. Thì trong trường hợp đấy vẫn có thể có một khả năng là chưa chắc đã được thông qua với những xác suất không phải là lớn lắm. Nhưng mà trong trường hợp đấy thì để thấy rằng là cái việc bịt mồm các đại biểu quốc hội là một biện pháp “gậy ông lại đập lưng ông”. Tất nhiên nếu mà cái kịch bản thứ hai mà nó xảy ra, tôi thì dự đoán kịch bản thứ hai này ít có khả năng xảy ra hoặc nếu có khả năng xảy ra thì xác suất không phải là cao nhưng mà không loại trừ cái khả năng đó. Và nếu mà tất cả người dân cũng đều thấy những cái sự dối trá như thế này, mình, người dân gọi điện, thúc, vận động với gia đình của các đại biểu quốc hội để họp họ có một cái ứng xử đúng với lương tâm họ, họ quay trở về với nhân dân.
Tôi nghĩ rằng là nếu mà còn chục ngày nữa, người dân Việt Nam mà chịu khó làm cái công việc đấy, tích cực làm cái công việc đấy thì xác suất cho kịch bản thứ hai, tức là cái kịch bản mà các đại biểu quốc hội ấn nút không thông qua cái dự thảo Hiến pháp này có thể là cao hơn lên, cái đấy là hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người dân có hành động hay không, có tích cực hay không, có làm công việc gọi là quốc hội vận hay không và bản thân các đại biểu quốc hội có tỉnh ra hay không. Nếu mà hai cái việc này làm nhịp nhàng với nhau, tích cực trong tuần tới thì chương trình kịch bản thứ hai nó sẽ xảy ra. Tất nhiên là không ai có thể đoán chính xác nó xảy ra như thế nào nhưng mà tóm lại theo tôi kịch bản vẫn thông qua cao hơn còn kịch bản không thông qua có xác suất nhỏ hơn nhưng tùy thuộc vào sự tích cực của chúng ta thì kịch bản ít có khả năng xảy ra này vẫn có thể xảy ra.

TQT: Thưa ông, như vậy là chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào những cái khả năng tích cực đột biến có thể xảy ra vào phút chót khi mà các đại biểu quốc hội bấm nút hoặc bỏ phiếu kín thông qua bản Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013 có phải như vậy không thưa ông Tiến sĩ Nguyễn Quang A?
NQA: Tất nhiên, đấy là một khả năng và như tôi nói khả năng đấy tùy thuộc vào mỗi một người chúng ta, mỗi một công dân Việt Nam có lên tiếng, có vận động những đại biểu quốc hội mà chúng ta biết, vạch ra rõ cho họ là họ đang bị đối xử một cách rất là …(không nghe rõ) và họ cũng phải lên tiếng, không thể chấp nhận một cái …(không nghe rõ) chỉnh như thế này nữa.

TQT: Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, chúc ông khỏe và chúng ta sẽ gặp nhau trong những lần tới ạ.
NQA: Vâng, chào anh.

—-

* Xem Kính báo.

** Đính chính: “Thăm dò dư luận” về Lời kêu gọi là do Diễn đàn XHDS thực hiện, không phải trang Ba Sàm.






No comments:

Post a Comment

View My Stats