Phát
hành : 15/11/2013
Đinh Đăng Định đã bị chuyển từ bệnh viện về trại giam Bình Dương. Để chờ
chết trong lao tù sau khi bị phát hiện đã lâm bệnh ung thư di căn. Khó có thể
có trường hợp nào đáng phẫn nộ cho lương tâm con người và lương tâm Việt Nam
hơn.
Đinh Đăng Định là ai và đã làm
gì để phải chịu số phận này? Phải trả lời ngay lập tức và một cách dứt khoát:
anh hoàn toàn vô tội và hơn nữa còn đáng tôn vinh vì sự dũng cảm, sự lương
thiện và lòng yêu nước.
Sinh năm 1963 trong một gia
đình cộng sản, chính anh cũng là một đảng viên cộng sản, Đinh Đăng Định sau khi
tốt nghiệp đại học đã là một sĩ quan, một giảng viên trường sĩ quan phòng hỏa,
rồi làm kỹ sư trong nhiều công ty hóa chất trước khi trở thành giáo viên trung
học. Với thành phần và trình độ đó Định đã có thể rất thành công nhưng trên
thực tế anh đã bị hắt hủi từ cơ quan này đến cơ quan khác, không vì thiếu
khả năng hay đạo đức mà trái lại vì anh là một người lương thiện trong một xã
hội gian trá, một người có nhân cách trong một xã hội vô liêm sỉ, một người yêu
nước và trách nhiệm trong một chế độ chỉ biết có quyền và tiền.
Đinh Đăng Định bị bắt ngày
21/10/2011 chỉ vì anh phản đối một cách quả quyết dự án Bôxít Tây Nguyên. Anh
tố giác dự án này là một sai lầm về kinh tế và đồng thời, nghiêm trọng hơn,
cũng là một tai họa về môi trường. Không phải chỉ có một mình Định Đăng Định
nghĩ như vậy mà tuyệt đại đa số những người có kiến thức cũng nghĩ như anh. Đã
có cả một trang báo điện tử uy tín, trang
boxitvn.net được lập ra để chủ yếu báo động về những sai lầm nguy hiểm
của dự án này. Tuy vậy Đinh Đăng Định đã được chọn làm nạn nhân để bị đàn áp dã
man bởi vì anh là người phản kháng tích cực nhất dự án cực kỳ vô lý và độc hại
này. Anh đi từng nhà giải thích và vận động đồng bào Đắk Nông, nơi anh dạy học,
tham gia phản đối. Đinh Đăng Định đã hành động một cách có trách nhiệm đối với
đất nước và anh đã hành động một cá anh là người phản kháng tích cực nhất dự án
cực kỳ vô lý và độc hại này. Anh đi từng nhà giải thích và vận động đồng bào
Đắk Nông, nơi anh dạy học, tham gia phản đối. Đinh Đăng Định đã hành động một
cách có trách nhiệm đối với đất nước và anh đã hành động một cách hoàn toàn hợp
pháp. Dù vậy anh đã bị buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước" và
bị xử 6 năm tù. Phiên tòa sơ thẩm ngày 8-9-2012 đã diễn ra chớp nhoáng, phiên
tòa phúc thẩm ngày 21/11/2012 đã phá mọi kỷ lục của sự tùy tiện và chỉ kéo dài
15 phút. Lúc đó sức khỏe Đinh Đăng Định đã rất suy kiệt. Ngày 9-9-2013 anh được
chở khẩn cấp vào bệnh viện; cuộc giải phẫu ngày 18-9 xác nhận anh bị ung thư di
căn. Gia đình xin cho anh được về nhà trị liệu, chủ yếu là để anh được sống yên
ổn trong những ngày cuối cùng. Dầu vậy đơn đã không có hồi âm và ngày 8-11 anh
bị đưa trở lại nhà tù, dù chính quyền thừa biết Định vô tội và hơn nữa trong
tình trạng hiểm nghèo hiện nay anh không còn là một đe dọa cho chế độ nữa. Tội
ác thô bỉ hơn khi nó vô tác dụng. Càng thô bỉ vì Đinh Đăng Định hoàn toàn
có lý. Giờ này không còn ai, kể cả các cấp lãnh đạo cộng sản, phủ nhận rằng dự
án bôxít Tây Nguyên là một sai lầm.
Trường hơp Đinh Đăng Định còn
đáng phẫn nộ hơn cả trường hợp ông Nguyễn Thanh Chấn bị 10 năm tù oan đang gây
sôi nổi vì ít ra trong vụ nhà cầm quyền còn nhận sai lầm. Với Đinh Đăng Định
chính quyền này đã cố tình đầy đọa đến cùng một con người dũng cảm, lương thiện
và yêu nước hiếm hoi còn lại trên đất nước này.
Lương tâm con người và lương
tâm Việt Nam buộc ta phải thét lên: "Trả tự do cho Đinh Đăng
Định!"
Ban Biên Tập Tổ Quốc
Liên lạc: toquocmagazine@yahoo.com
*
*
HT, VRNs :
Bà Đinh Đăng Định : “Lệnh này giống như là lệnh giết người vậy” (Theo Dòng
Chúa Cứu Thế)
Nguyễn Thanh
Giang : Đất đai – Nguồn sống và Hiểm họa
Vương Trí Dũng : Dân
chủ hình thức, ngụy dân chủ, dân chủ côn đồ
Phan Châu Thành : Thư
gửi một bạn học đang họp Quốc hội
Phạm Chí Dũng : Việt
Nam: Ba kịch bản Hội đồng Nhân quyền
Phạm Hồng Sơn : Tôi
không trách ông Chấn
Việt Hoàng : Sau
vụ án Nguyễn Thanh Chấn, bao giờ VN hết án oan sai
Cánh Cò : Cả
tàu ngựa đau, hai con vẫn thản nhiên ăn cỏ
Hoàng Tâm
Nguyên : Cẩm nang chính trị - Bài
3. Vai trò trí thức
Phạm Đình Trọng : Viếng
cụ Tôn Thất Tần
Phạm Thị Hoài : Văn
minh Sicagô
Hoàng Ngọc Tuấn : Làm
sao để hòa giải dân tộc?
Tưởng Năng Tiến : Một
lời xin lỗi
------------------------------
No comments:
Post a Comment