Tuesday, November 26, 2013 4:25:56 PM
HÀ
NỘI (NV) - Năm nay, Việt Nam không thể đạt mục tiêu xuất
cảng 7.5 triệu tấn gạo. Gạo xuất cảng giảm cả về số lượng lẫn giá. Trung Quốc
trở thành cứu tinh và vì vậy, gạo sẽ phụ thuộc Trung Quốc.
Tuy là một trong những nguồn thu ngoại tệ quan trọng, đồng thời là sinh kế của hàng triệu gia đình nông dân, đặc biệt là những gia đình nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, song gạo xuất cảng của Việt Nam mỗi ngày một giảm cả về lượng lẫn giá.
Tuy là một trong những nguồn thu ngoại tệ quan trọng, đồng thời là sinh kế của hàng triệu gia đình nông dân, đặc biệt là những gia đình nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, song gạo xuất cảng của Việt Nam mỗi ngày một giảm cả về lượng lẫn giá.
Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA) vừa đề nghị giảm
mục tiêu về lượng gạo xuất cảng của năm nay từ 7,5 triệu tấn xuống còn 6.8
triệu tấn. Giá gạo xuất cảng cũng đã giảm khoảng 50 USD/tấn so với cùng kỳ năm
ngoái.
Trong bối canh như vừa kể, Trung Quốc trở thành cứu tinh của gạo Việt Nam. Lượng gạo xuất cảng sang Trung Quốc đang tăng. Tính từ đầu tháng 11 đến nay, Trung Quốc đã mua khoảng 30% tổng lượng gạo xuất cảng của tháng này. Chưa kể lượng gạo xuất cảng sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch (mua bán trực tiếp, không cần hạn ngạch) đang tăng rất mạnh.
Ðối với xuất cảng chính ngạch, tuy gạo xuất cảng sang Trung Quốc tăng hơn 5% về số lượng nhưng kim ngạch xuất cảng gạo chỉ tăng chừng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. VFA thú nhận, các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội này phải chấp nhận bán giá thấp, bán lỗ để xuất cảng được gạo.
Ngoài việc mua gạo theo đường chính ngạch, thương lái Trung Quốc đang tìm nhiều cách để nâng cao số lượng gạo nhập cảng từ Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Thực tế này khiến các chuyên gia về kinh tế và nông nghiệp hết sức lo ngại. Xuất cảng gạo theo phương thức tiểu ngạch sẽ khiến bên bán lệ thuộc hoàn toàn vào bên mua cả về số lượng, giá cả lẫn chuyện nhận hay không nhận hàng đặt mua vào giờ chót. Bên bán không được bảo vệ bởi không có hợp đồng mua-bán.
Một số chuyên gia kinh tế cảnh báo, việc thương lái Trung Quốc ồ ạt mua nông sản theo kiểu tiểu ngạch không những làm cho cả doanh giới lẫn nông dân Việt Nam thiệt thòi đủ đường mà còn thường xuyên bị thương lái Trung Quốc chèn ép nhưng không biết kêu ai và cũng chẳng có ai bảo vệ.
Báo giới và nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, sở dĩ thương lái Trung Quốc thành công trong việc đẩy chuyện mua bán các loại nông sản Việt Nam, trong đó có cả gạo vào con đường tiểu ngạch vì chính quyền Việt Nam vẫn tìm mọi cách bảo vệ độc quyền xuất cảng gạo của VFA và vì thủ tục xuất cảng quá rườm rà. Một số cá nhân, doanh nghiệp đang tham gia xuất cảng gạo sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch thú thật, họ chọn con đường nhiều rủi ro này vì chỉ cần điền một tờ khai và nộp phí biên mậu, không nhức đầu do phải hoàn tất các loại giấy tờ, thủ tục nếu xuất cảng theo kiểu chính ngạch.
Càng ngày càng có nhiều cảnh báo về tình trạng kinh tế Việt Nam càng lúc càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Hồi tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Trân, một cựu đại biểu của Quốc Hội Việt Nam, từng lên tiếng cảnh báo về sự lũng đoạn của thương lái Trung Quốc đối với Việt Nam.
Qua bài viết có tựa là “Một nhiệm vụ không thể trì hoãn,” đăng trên tờ Tuổi Trẻ, ông Trân hệ thống các hoạt động, thủ đoạn và tác hại của việc để cho thương lái Trung Quốc tung hoành trên khắp Việt Nam.
Ông Trân lên án chiến lược “cột chặt” các doanh nghiệp Việt Nam vào mạng lưới thu mua của Trung Quốc để đẩy hoạt động xuất cảng hàng hóa sang Trung Quốc chỉ theo “con đường tiểu ngạch,” đã tạo điều kiện cho thương lái Trung Quốc dễ quịt nợ, dễ “lật kèo.”
Viên cựu đại biểu của Quốc Hội Việt Nam nhận định, phải xem việc thương lái Trung Quốc tận thu mọi thứ là có thâm ý: tận diệt các loại thực vật, động vật quý hiếm, thúc đẩy tiến trình phá rừng, làm đất sớm bạc màu, khiến quá trình rửa trôi đất đồi núi diễn ra nhanh hơn, phá hoại môi sinh, môi trường. Không chỉ tác động để hủy diệt tự nhiên, những chiến dịch thu mua của thương lái Trung Quốc còn đánh vào các doanh nghiệp Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu nguyên liệu, mất uy tín vì không còn khả năng thực hiện đúng hợp đồng.
Ông Trân khẳng định, không ai nghĩ rằng, thương lái Trung Quốc chỉ là những cá nhân vào Việt Nam làm ăn riêng lẻ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ thấy lợi trước mắt mà “bắt tay” với thương lái Trung Quốc. Ðặc biệt đáng trách là chính quyền Việt Nam đã bỏ ngỏ vấn đề này. Ông Trân kêu gọi, phải xem chuyện giải quyết tình trạng thương lái Trung Quốc đang phá hoại kinh tế Việt Nam là “một nhiệm vụ không thể trì hoãn.”
Ông Trân không phải là người đầu tiên cảnh báo về thảm họa kinh tế-xã hội đến từ phương Bắc.
Trước đó vài tháng, nhiều chuyên gia kinh tế đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo tình trạng kinh tế Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào hàng Trung Quốc.
Trong bốn tháng đầu năm 2013, Việt Nam chi 40.2 tỷ USD cho việc nhập cảng. Trong đó có tới 10 tỷ USD chỉ để nhập cảng nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, hàng hóa của Trung Quốc.
Ông Võ Trí Thành, một chuyên gia kinh tế, khẳng định, điều đó cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu, phụ liêu của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngừng xuâ t cảng chúng sang Việt Nam, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam hấp hối vì không kịp ứng phó. Ông Thành than rằng, cả khả năng cạnh tranh lẫn công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam quá yếu, vì vậy Việt Nam đang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về hàng trung gian lẫn hàng tiêu dùng cuối cùng.
Các cảnh báo đó giống như những tiếng kêu trong sa mạc. Sau đủ loại nông sản, nay tới lượt gạo Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc. (G.Ð)
Trong bối canh như vừa kể, Trung Quốc trở thành cứu tinh của gạo Việt Nam. Lượng gạo xuất cảng sang Trung Quốc đang tăng. Tính từ đầu tháng 11 đến nay, Trung Quốc đã mua khoảng 30% tổng lượng gạo xuất cảng của tháng này. Chưa kể lượng gạo xuất cảng sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch (mua bán trực tiếp, không cần hạn ngạch) đang tăng rất mạnh.
Ðối với xuất cảng chính ngạch, tuy gạo xuất cảng sang Trung Quốc tăng hơn 5% về số lượng nhưng kim ngạch xuất cảng gạo chỉ tăng chừng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. VFA thú nhận, các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội này phải chấp nhận bán giá thấp, bán lỗ để xuất cảng được gạo.
Ngoài việc mua gạo theo đường chính ngạch, thương lái Trung Quốc đang tìm nhiều cách để nâng cao số lượng gạo nhập cảng từ Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Thực tế này khiến các chuyên gia về kinh tế và nông nghiệp hết sức lo ngại. Xuất cảng gạo theo phương thức tiểu ngạch sẽ khiến bên bán lệ thuộc hoàn toàn vào bên mua cả về số lượng, giá cả lẫn chuyện nhận hay không nhận hàng đặt mua vào giờ chót. Bên bán không được bảo vệ bởi không có hợp đồng mua-bán.
Một số chuyên gia kinh tế cảnh báo, việc thương lái Trung Quốc ồ ạt mua nông sản theo kiểu tiểu ngạch không những làm cho cả doanh giới lẫn nông dân Việt Nam thiệt thòi đủ đường mà còn thường xuyên bị thương lái Trung Quốc chèn ép nhưng không biết kêu ai và cũng chẳng có ai bảo vệ.
Báo giới và nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, sở dĩ thương lái Trung Quốc thành công trong việc đẩy chuyện mua bán các loại nông sản Việt Nam, trong đó có cả gạo vào con đường tiểu ngạch vì chính quyền Việt Nam vẫn tìm mọi cách bảo vệ độc quyền xuất cảng gạo của VFA và vì thủ tục xuất cảng quá rườm rà. Một số cá nhân, doanh nghiệp đang tham gia xuất cảng gạo sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch thú thật, họ chọn con đường nhiều rủi ro này vì chỉ cần điền một tờ khai và nộp phí biên mậu, không nhức đầu do phải hoàn tất các loại giấy tờ, thủ tục nếu xuất cảng theo kiểu chính ngạch.
Càng ngày càng có nhiều cảnh báo về tình trạng kinh tế Việt Nam càng lúc càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Hồi tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Trân, một cựu đại biểu của Quốc Hội Việt Nam, từng lên tiếng cảnh báo về sự lũng đoạn của thương lái Trung Quốc đối với Việt Nam.
Qua bài viết có tựa là “Một nhiệm vụ không thể trì hoãn,” đăng trên tờ Tuổi Trẻ, ông Trân hệ thống các hoạt động, thủ đoạn và tác hại của việc để cho thương lái Trung Quốc tung hoành trên khắp Việt Nam.
Ông Trân lên án chiến lược “cột chặt” các doanh nghiệp Việt Nam vào mạng lưới thu mua của Trung Quốc để đẩy hoạt động xuất cảng hàng hóa sang Trung Quốc chỉ theo “con đường tiểu ngạch,” đã tạo điều kiện cho thương lái Trung Quốc dễ quịt nợ, dễ “lật kèo.”
Viên cựu đại biểu của Quốc Hội Việt Nam nhận định, phải xem việc thương lái Trung Quốc tận thu mọi thứ là có thâm ý: tận diệt các loại thực vật, động vật quý hiếm, thúc đẩy tiến trình phá rừng, làm đất sớm bạc màu, khiến quá trình rửa trôi đất đồi núi diễn ra nhanh hơn, phá hoại môi sinh, môi trường. Không chỉ tác động để hủy diệt tự nhiên, những chiến dịch thu mua của thương lái Trung Quốc còn đánh vào các doanh nghiệp Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu nguyên liệu, mất uy tín vì không còn khả năng thực hiện đúng hợp đồng.
Ông Trân khẳng định, không ai nghĩ rằng, thương lái Trung Quốc chỉ là những cá nhân vào Việt Nam làm ăn riêng lẻ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ thấy lợi trước mắt mà “bắt tay” với thương lái Trung Quốc. Ðặc biệt đáng trách là chính quyền Việt Nam đã bỏ ngỏ vấn đề này. Ông Trân kêu gọi, phải xem chuyện giải quyết tình trạng thương lái Trung Quốc đang phá hoại kinh tế Việt Nam là “một nhiệm vụ không thể trì hoãn.”
Ông Trân không phải là người đầu tiên cảnh báo về thảm họa kinh tế-xã hội đến từ phương Bắc.
Trước đó vài tháng, nhiều chuyên gia kinh tế đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo tình trạng kinh tế Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào hàng Trung Quốc.
Trong bốn tháng đầu năm 2013, Việt Nam chi 40.2 tỷ USD cho việc nhập cảng. Trong đó có tới 10 tỷ USD chỉ để nhập cảng nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, hàng hóa của Trung Quốc.
Ông Võ Trí Thành, một chuyên gia kinh tế, khẳng định, điều đó cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu, phụ liêu của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngừng xuâ t cảng chúng sang Việt Nam, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam hấp hối vì không kịp ứng phó. Ông Thành than rằng, cả khả năng cạnh tranh lẫn công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam quá yếu, vì vậy Việt Nam đang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về hàng trung gian lẫn hàng tiêu dùng cuối cùng.
Các cảnh báo đó giống như những tiếng kêu trong sa mạc. Sau đủ loại nông sản, nay tới lượt gạo Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc. (G.Ð)
No comments:
Post a Comment