Sunday 17 November 2013

THẤY GÌ QUA VIỆC : VIỆT NAM GIA NHẬP HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ (Nguyễn Dư - Danlambao)




17.11.13             0 Comments http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Tôi biết, chắc không ít người đã bất bình về việc Việt Nam được vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhất là những người hiện đang đấu tranh đòi nhân quyền cho Việt Nam. Và cũng có không ít người vui mừng vì đã có lớp áo khoác mới, có bộ mặt mới trẻ trung hơn cho đảng của họ được sống lâu để dễ lãnh đạo, thao túng đất nước (và chúng ta biết, chiếc áo chưa chắc làm nên thầy tu, nhưng ít ra cũng “nhắc nhở” được thầy tu). Trong hai lớp người vừa nêu, đích thực thì ai đáng lo và ai thì đáng mừng hơn ai?

Như chúng ta biết, biết rất rõ nên bất bình và đặt câu hỏi thắc mắc rằng: có không ít quốc gia và các tổ chức theo dõi nhân quyền Việt Nam đều biết chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với người dân của họ rất nghiêm trọng mà sao vẫn được đứng vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc! Những câu hỏi thắc mắc và bất bình này không có gì sai nhưng do người ta có quan niệm khác và ngược lại với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Nếu tính theo cách bầu bán bình thường: Tôi lấy thí dụ trường hợp của đảng cộng sản Việt Nam hiện thời. Nếu một người nào đó muốn đứng vào hàng ngũ đảng, thì trước hết họ phải cố gắng phấn đấu, có thể chỉ là đóng kịch để che mắt mọi người, hoặc vì quyền lợi cá nhân mà kéo bè, kết cánh đề bạt để trở thành một người tốt (!), đạt tiêu chuẩn theo điều lệ đảng đưa ra chẳng hạn, thì mới được gia nhập.

Còn Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì khác. Trường hợp như vừa qua thì chúng ta đã thấy gần như họ không có bầu bán gì cả, hoặc nếu có thì cũng chỉ là hình thức đã định sẵn. Không có nghĩa là anh phải phấn đấu để đạt tiêu chuẩn nhất định về nhân quyền mới được vào.

Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chọn Việt Nam và các quốc gia độc tài khác vào đứng chung trong Hội Đồng là trường hợp lấy “con trâu đặt trước cái cày”. Còn trường hợp bầu bán đảng cộng sản Việt Nam như đã nêu là trường hợp “lấy cái cày đặt trước con trâu” Thế mới có cái chuyện, khi anh tham gia, trước và sau đó Hội Đồng Nhân Quyền mới từng bước tổ chức cho người dân của anh anh học tập, làm quen, tiếp cận cụ thể về Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Đây cũng là một cơ hội cho những người muốn quảng bá bản tuyên ngôn về nhân quyền ở Việt Nam.

Để cho người dân Việt Nam nói riêng hay chính quyền các cấp hiểu thế nào về nhân quyền không phải chuyện ngày một ngày hai mà là cần phải có một thời gian khá dài. Vì nhân quyền là một đề tài rộng lớn bị ràng buộc ảnh hưởng chi phối khá nhiều bởi thói quen, phong tục, tập quán, và cả ngay quan niệm có khác nhau của mỗi quốc gia; thế cho nên không thể một sớm một chiều mà quảng bá để mọi người hiểu, ý thức thế nào là nhân quyền. Do đó, khi anh đã là thành viên đó rồi thì người ta mới từng bước mà dễ dàng gọt dũa thì hợp lý hơn. Còn trường hợp nếu để anh “phấn đấu”, có giám sát đủ để đạt được tiêu chuẩn kết nạp thì chắc không khả thi, và cũng không thể tìm cho ra được một quốc gia nào đạt tiêu chuẩn vì chưa chắc quốc gia nào vi phạm ít hơn quốc gia nào. Không có quốc gia nào là không vi phạm nhân quyền cả!

Bây giờ vấn đề chúng ta đặt ra là khi chính quyền Việt Nam đã nằm trong Hội Đồng Nhân Quyền, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Dầu muốn dầu không thì chính họ cũng bị ràng buộc bởi những điều luật qui định. Ràng buộc, nhưng chưa chắc và cũng không có nghĩa là họ phải tuân thủ tuyệt đối. Chúng ta thấy họ đã ký cam kết về Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền từ lâu nhưng thử nhìn lại đi, từ ông chủ tịch nước cho tới ông thủ tướng có ai chấp hành ra hồn, đã vậy còn quanh co cãi chày cãi cối khi bị chất vấn.

Nhưng cái lợi cho những người đấu tranh về nhân quyền là họ có cái cớ để mà hạch sách; có cái cớ để tố cáo khi chính quyền vi phạm. Còn cái bất lợi cho chính quyền đảng cộng sản Việt Nam là từ nay về sau có lẽ cũng phần nào bị hạn chế nên phải dè dặt khi xúi dục đàn em dở cái thói côn đồ đối với người dân của họ. Tôi chỉ nói là hạn chế chứ chưa chắc là không xảy ra bởi vì nhìn lại trong suốt thời gian từ khi Việt Nam ký kết bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đến nay thì chắc chúng ta không thể nào kể ra cho hết là chính quyền Việt Nam đã bao nhiêu lần vi phạm đến thậm tệ. Những gì muốn cấm thì họ bày ra những nghị định, những bộ hình luật tùy tiện phản nhân quyền để ngăn chận bất chấp liêm sỉ với những gì họ đã ký kết. Họ còn nói đó là luật của họ, để khi những người bị bắt vì đòi nhân quyền thì họ bảo là vi phạm pháp luật Việt Nam (sic).

Nói chung Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chỉ là tổ chức hình thức để kêu gọi mọi quốc gia tôn trọng và bảo vệ về quyền con người. Kêu gọi là một chuyện, còn thực thi hay không lại là một chuyên khác.

Nếu quyền lực kinh tế không đủ mạnh để phải ngăn cấm, chế tài một quốc gia khi mà quốc gia đó vi phạm thì đừng bao giờ đòi hỏi quá nhiều đến chuyện nhân quyền. Chỉ là hình thức mà thôi.




No comments:

Post a Comment

View My Stats