25.11.2013
Trong chuyến đi thăm Việt Nam
của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Nhân quyền, Dân chủ và Lao động
Scott Busby mới đây, ông Busby đã gặp nhiều thành viên của xã hội dân sự để tìm
hiểu về hiện tình Việt Nam. Ông Busby không trực tiếp gặp bác sĩ Nguyễn Đan
Quế, một phần do lịch làm việc bận rộn và một phần do những hạn chế đối với sự
đi lại của bác sĩ Quế, nhưng bác sĩ Quế cho biết, ông Busby đã gọi điện thoại
để trao đổi ý kiến với ông. Hoài Hương phỏng vấn Bác sĩ Quế về cuộc tiếp xúc
này, và về bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp sắp được quốc hội Việt Nam thông qua
vào ngày thứ Năm 28 tháng 11 sắp tới.
Một trong những nhân vật được Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ Nhân quyền và Lao động Scott Busby tiếp xúc là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Cao Trào Nhân Bản. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho biết đây là một cuộc tiếp xúc rất bất ngờ bởi vì ông Busby chỉ gọi cho ông sau khi đã tới Saigon, giờ hẹn đã phải dời lại 2,3 lần và rốt cuộc hai ông đã phải nói chuyện qua điện thoại, bác sĩ Quế chia sẻ ấn tượng đầu tiên của ông về ông Scott Busby:
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Ông ấy rất là nhiệt tình, tuy chưa được gặp mặt nhưng qua buổi nói chuyện, tôi thấy ngay đây là một người rất là tích cực, hăng say trong vấn đề nhân quyền và đặc biệt là vấn đề tự do internet.
Trước khi sang Việt Nam, ông Scott Busby đã cùng hai nhà ngoại giao khác của Mỹ là Đại sứ Daniel Sepulveda, phối hợp viên phụ trách thông tin quốc tế và chính sách thông tin, và Christopher Painter, Phối hợp viên của Bộ Ngoại giao về các vấn đề Không gian Ảo, đã dự một hội nghị về tự do internet toàn cầu ở Indonesia. Vì thế, một trong những vấn đề mà Bác sĩ Quế đề cập tới trong cuộc tiếp xúc là nghị định 72 của Việt Nam, quy định việc quản lý, cung cấp, và sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Khi tôi đề cập tới nghị định 72 của chính phủ Việt Nam có hiệu lực từ mồng 1 tháng 9 năm 2013 thì chúng tôi bảo rằng chúng tôi không thể chấp nhận nghị định này và nhất định các anh em sẽ có những tranh đấu thích ứng để giành lại tự do internet, tự do viết lách trên internet, thì ông ấy bảo ông hoàn toàn đồng ý và ủng hộ.
Về tình hình Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói với ông Busby rằng Việt Nam là một quốc gia độc đảng, nơi mà hành pháp, tư pháp và lập pháp đều nằm trong tay của một đảng duy nhất:
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Hệ thống cai trị gồm có hai hệ thống song hành, một hệ thống là chính quyền, luôn luôn tuyên bố hứa hẹn tôn trọng nhân quyền, một hệ thống song hành bên cạnh là Đảng Ủy thì có quyền hành hơn nhiều, là hệ thống chỉ đạo bên trong, ngầm, làm cho lúc vào thi hành cái nào mà có hại cho cái quyền thống trị (của Đảng) , thì họ sẽ ra lệnh ngầm cho phía chính quyền tìm cách thoái thác hoặc làm ngược lại.”
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhấn mạnh với ông Busby về tầm quan trọng thiết yếu của internet ở Việt Nam. Ông nói trong tình hình tất cả báo chí, đài truyền thanh, truyền hình, đều nằm trong tay của một đảng độc nhất, thì giới đấu tranh chỉ còn lại một loại vũ khí duy nhất để đấu tranh.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Chúng tôi chỉ còn một vũ khí chiến lược để đấu tranh thiết lập nền dân chủ tại Việt Nam. Đó là internet, và bằng mọi giá, chúng tôi phải chiến thắng bằng được trận chiến này. Cái nhân quyền hàng đầu cần nhất lúc này ở Việt Nam là tự do thông tin, tự do phát biểu, và tự do đòi nhân quyền và dân chủ.
Cách đây 8 năm, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã đưa ra một bản lộ trình 9 điểm để thực hiện dân chủ hóa Việt Nam một cách hòa bình. Ông cho rằng bây giờ đã tới thời điểm tốt nhất để thực hiện bản lộ trình đó.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam đòi nhân quyền và dân chủ là giữa sức mạnh quần chúng muốn nhân quyền và dân chủ với sự thống trị của Bộ Chính Trị (Đảng Cộng Sản Việt Nam). Sự thống trị càng ngày càng đi xuống trong nhiều năm nay trong khi sức mạnh quần chúng ngày càng đi lên, đặc biệt là sự ra đời của giai tầng trung lưu có sử dụng mạnh mẽ internet để nói lên lập trường, để chỉ trích những sai trái về đường lối của chính quyền. Sức thống trị đi xuống và sức mạnh quần chúng đi lên đến khi nào hai bên gặp nhau là lúc áp dụng cái lộ trình 9 điểm để giải quyết tốt đẹp nhất cho vấn đề Việt Nam.
Tóm tắt hiện tình Việt Nam ông nói trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã suy sụp, trong xã hội có nhiều sai trái, và thế yếu của Việt Nam trong cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc đã gây nhiều bức xúc, và rằng giới trẻ không còn tin tưởng vào chủ nghĩa Mác Lê.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Mất biển đảo dân chúng không bằng lòng thái độ họ cho là quá ươn hèn trước Trung Quốc. Những sai trái về nhiều mặt từ y tế cho tới giáo dục... Tôi phải nói rằng sinh viên học sinh bây giờ họ không thể chấp nhận học chủ nghĩa Mác-Lênin, chẳng qua bắt buộc không có thì không thi được thì họ phải học thôi nhưng họ nói là rất chán rồi.
Một trong những nhân vật được Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ Nhân quyền và Lao động Scott Busby tiếp xúc là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Cao Trào Nhân Bản. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho biết đây là một cuộc tiếp xúc rất bất ngờ bởi vì ông Busby chỉ gọi cho ông sau khi đã tới Saigon, giờ hẹn đã phải dời lại 2,3 lần và rốt cuộc hai ông đã phải nói chuyện qua điện thoại, bác sĩ Quế chia sẻ ấn tượng đầu tiên của ông về ông Scott Busby:
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Ông ấy rất là nhiệt tình, tuy chưa được gặp mặt nhưng qua buổi nói chuyện, tôi thấy ngay đây là một người rất là tích cực, hăng say trong vấn đề nhân quyền và đặc biệt là vấn đề tự do internet.
Trước khi sang Việt Nam, ông Scott Busby đã cùng hai nhà ngoại giao khác của Mỹ là Đại sứ Daniel Sepulveda, phối hợp viên phụ trách thông tin quốc tế và chính sách thông tin, và Christopher Painter, Phối hợp viên của Bộ Ngoại giao về các vấn đề Không gian Ảo, đã dự một hội nghị về tự do internet toàn cầu ở Indonesia. Vì thế, một trong những vấn đề mà Bác sĩ Quế đề cập tới trong cuộc tiếp xúc là nghị định 72 của Việt Nam, quy định việc quản lý, cung cấp, và sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Khi tôi đề cập tới nghị định 72 của chính phủ Việt Nam có hiệu lực từ mồng 1 tháng 9 năm 2013 thì chúng tôi bảo rằng chúng tôi không thể chấp nhận nghị định này và nhất định các anh em sẽ có những tranh đấu thích ứng để giành lại tự do internet, tự do viết lách trên internet, thì ông ấy bảo ông hoàn toàn đồng ý và ủng hộ.
Về tình hình Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói với ông Busby rằng Việt Nam là một quốc gia độc đảng, nơi mà hành pháp, tư pháp và lập pháp đều nằm trong tay của một đảng duy nhất:
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Hệ thống cai trị gồm có hai hệ thống song hành, một hệ thống là chính quyền, luôn luôn tuyên bố hứa hẹn tôn trọng nhân quyền, một hệ thống song hành bên cạnh là Đảng Ủy thì có quyền hành hơn nhiều, là hệ thống chỉ đạo bên trong, ngầm, làm cho lúc vào thi hành cái nào mà có hại cho cái quyền thống trị (của Đảng) , thì họ sẽ ra lệnh ngầm cho phía chính quyền tìm cách thoái thác hoặc làm ngược lại.”
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhấn mạnh với ông Busby về tầm quan trọng thiết yếu của internet ở Việt Nam. Ông nói trong tình hình tất cả báo chí, đài truyền thanh, truyền hình, đều nằm trong tay của một đảng độc nhất, thì giới đấu tranh chỉ còn lại một loại vũ khí duy nhất để đấu tranh.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Chúng tôi chỉ còn một vũ khí chiến lược để đấu tranh thiết lập nền dân chủ tại Việt Nam. Đó là internet, và bằng mọi giá, chúng tôi phải chiến thắng bằng được trận chiến này. Cái nhân quyền hàng đầu cần nhất lúc này ở Việt Nam là tự do thông tin, tự do phát biểu, và tự do đòi nhân quyền và dân chủ.
Cách đây 8 năm, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã đưa ra một bản lộ trình 9 điểm để thực hiện dân chủ hóa Việt Nam một cách hòa bình. Ông cho rằng bây giờ đã tới thời điểm tốt nhất để thực hiện bản lộ trình đó.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam đòi nhân quyền và dân chủ là giữa sức mạnh quần chúng muốn nhân quyền và dân chủ với sự thống trị của Bộ Chính Trị (Đảng Cộng Sản Việt Nam). Sự thống trị càng ngày càng đi xuống trong nhiều năm nay trong khi sức mạnh quần chúng ngày càng đi lên, đặc biệt là sự ra đời của giai tầng trung lưu có sử dụng mạnh mẽ internet để nói lên lập trường, để chỉ trích những sai trái về đường lối của chính quyền. Sức thống trị đi xuống và sức mạnh quần chúng đi lên đến khi nào hai bên gặp nhau là lúc áp dụng cái lộ trình 9 điểm để giải quyết tốt đẹp nhất cho vấn đề Việt Nam.
Tóm tắt hiện tình Việt Nam ông nói trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã suy sụp, trong xã hội có nhiều sai trái, và thế yếu của Việt Nam trong cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc đã gây nhiều bức xúc, và rằng giới trẻ không còn tin tưởng vào chủ nghĩa Mác Lê.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Mất biển đảo dân chúng không bằng lòng thái độ họ cho là quá ươn hèn trước Trung Quốc. Những sai trái về nhiều mặt từ y tế cho tới giáo dục... Tôi phải nói rằng sinh viên học sinh bây giờ họ không thể chấp nhận học chủ nghĩa Mác-Lênin, chẳng qua bắt buộc không có thì không thi được thì họ phải học thôi nhưng họ nói là rất chán rồi.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Bác sĩ
Nguyễn Đan Quế
Về quyết định tu chính Hiến
Pháp năm 1992 để soạn ra một dự thảo Hiến Pháp mới, mà theo dự kiến sắp được
các đại biểu quốc hội thông qua trong tuần này, ông cho rằng lãnh đạo trong
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có thái độ quá chủ quan.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Họ tưởng là mang bản Hiến Pháp ra, dân chúng sẽ ủng hộ và họ có chính danh để điều hành đất nước. Phản ứng của dân chúng Việt Nam cho họ thấy rằng dân tộc này đang quay lưng với họ và quá chán ghét sự thống trị, cần phải có sự thay đổi.
Ông nói tiến trình tham khảo ý dân cho có lệ để rồi rốt cuộc không sửa đổi Hiến Pháp ngoại trừ một số thay đổi có tính cách hình thức, đã đẩy dân Việt Nam tới 2 điểm
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Thứ nhất, họ không còn muốn một hiến pháp dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin cộng sản nữa, dù anh dùng danh từ nào, ngôn từ nào để che đậy, bây giờ dân Việt Nam không muốn một bản Hiến Pháp Mác-Lênin nữa vì nó không phù hợp với thế giới ngày nay, không thể phát triển được. Thứ hai, chính vì chuyện Bộ Chính Trị với lại quốc hội ở Ba Đình đưa ra chuyện sửa Hiến Pháp rồi không sửa nữa để nó thành cái trò hề đó, thứ nhất người ta thấy ngay rằng cái Hiến Pháp cộng sản nó không được nữa, nhưng điểm thứ hai là quần chúng nói chung, từ cá nhân cho tới những trí thức, học sinh sinh viên, những đoàn thể đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam, họ tập trung hướng đấu tranh vào một đòi hỏi rất rõ ràng, đòi hỏi phải bầu cử tự do đa nguyên đa đảng quốc hội lập hiến để thảo một bản Hiến Pháp mới thực sự dân chủ cho Việt Nam chứ không chấp nhận cái kiểu Hiến Pháp cộng sản rồi các anh ban bố một vài hình thức dân chủ giả hiệu từ bên trên xuống.
Về vụ tranh chấp Biển Đông, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói lập trường của ông là: dân chủ hóa sẽ giải quyết được cả hai vấn đề, chính danh trong nước, và chính danh trên trường quốc tế để đấu tranh đòi hỏi các quyền lợi quốc gia.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Phải dân chủ hóa Việt Nam thì mới có chính danh, thứ nhất trong nước để có sự hậu thuẫn của quần chúng, để phát triển kinh tế, văn hóa, ra khỏi nghèo đói rồi phát triển dân chủ. Trên vấn đề Biển Đông, phải dân chủ hóa Việt Nam mới có chính danh để đấu tranh đòi hỏi quyền lợi cho dân tộc chúng ta trong vấn đề tranh chấp không những đối với Trung Quốc mà còn với các nước khác.
Ngày thứ Năm 28 tháng 11 sắp tới quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ thông qua Hiến Pháp mới được sửa đổi. Đây là một sự kiện quan trọng sẽ mang lại những hệ quả lâu dài đối với tương lai của Việt Nam.” Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho rằng đã đến lúc các đại biểu quốc hội Việt Nam nên nhận ra vai trò lịch sử của mình để đưa đến thay đổi
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Tôi nghĩ rằng trong những ngày tới trước cái sức mạnh quần chúng tăng nhanh, và Bộ Chính Trị càng ngày càng kém, càng tê liệt, quốc hội Việt Nam mặc dù là rất nhiều người là đảng viên Đảng Cộng Sản, phải thấy được cái cơ hội lịch sử, lấy lại cái quyền từ tay Bộ Chính Trị, là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước. Đây là lúc Bộ Chính Trị dưới áp lực của sức mạnh quần chúng, của cử tri, để buộc họ làm một xoay chuyển lịch sử.
**
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế sáng lập Cao Trào Nhân Bản vào ngày 11 tháng 5 năm 1990, ngày sau này được quốc hội Hoa Kỳ chọn làm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam, tổ chức hàng năm tại trụ sở quốc hội Hoa Kỳ để nói lên lập trường của chính phủ Mỹ ủng hộ việc cổ vũ và bảo vệ các quyền căn bản của con người. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã bị chính quyền Việt Nam bỏ tù nhiều lần, thời gian bị giam cầm tổng cộng lên tới 20 năm. Hiện nhất cử nhất động của ông vẫn bị công an theo dõi rất sát, và những sự đi lại của ông bị giới hạn nặng nề.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Họ tưởng là mang bản Hiến Pháp ra, dân chúng sẽ ủng hộ và họ có chính danh để điều hành đất nước. Phản ứng của dân chúng Việt Nam cho họ thấy rằng dân tộc này đang quay lưng với họ và quá chán ghét sự thống trị, cần phải có sự thay đổi.
Ông nói tiến trình tham khảo ý dân cho có lệ để rồi rốt cuộc không sửa đổi Hiến Pháp ngoại trừ một số thay đổi có tính cách hình thức, đã đẩy dân Việt Nam tới 2 điểm
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Thứ nhất, họ không còn muốn một hiến pháp dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin cộng sản nữa, dù anh dùng danh từ nào, ngôn từ nào để che đậy, bây giờ dân Việt Nam không muốn một bản Hiến Pháp Mác-Lênin nữa vì nó không phù hợp với thế giới ngày nay, không thể phát triển được. Thứ hai, chính vì chuyện Bộ Chính Trị với lại quốc hội ở Ba Đình đưa ra chuyện sửa Hiến Pháp rồi không sửa nữa để nó thành cái trò hề đó, thứ nhất người ta thấy ngay rằng cái Hiến Pháp cộng sản nó không được nữa, nhưng điểm thứ hai là quần chúng nói chung, từ cá nhân cho tới những trí thức, học sinh sinh viên, những đoàn thể đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam, họ tập trung hướng đấu tranh vào một đòi hỏi rất rõ ràng, đòi hỏi phải bầu cử tự do đa nguyên đa đảng quốc hội lập hiến để thảo một bản Hiến Pháp mới thực sự dân chủ cho Việt Nam chứ không chấp nhận cái kiểu Hiến Pháp cộng sản rồi các anh ban bố một vài hình thức dân chủ giả hiệu từ bên trên xuống.
Về vụ tranh chấp Biển Đông, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói lập trường của ông là: dân chủ hóa sẽ giải quyết được cả hai vấn đề, chính danh trong nước, và chính danh trên trường quốc tế để đấu tranh đòi hỏi các quyền lợi quốc gia.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Phải dân chủ hóa Việt Nam thì mới có chính danh, thứ nhất trong nước để có sự hậu thuẫn của quần chúng, để phát triển kinh tế, văn hóa, ra khỏi nghèo đói rồi phát triển dân chủ. Trên vấn đề Biển Đông, phải dân chủ hóa Việt Nam mới có chính danh để đấu tranh đòi hỏi quyền lợi cho dân tộc chúng ta trong vấn đề tranh chấp không những đối với Trung Quốc mà còn với các nước khác.
Ngày thứ Năm 28 tháng 11 sắp tới quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ thông qua Hiến Pháp mới được sửa đổi. Đây là một sự kiện quan trọng sẽ mang lại những hệ quả lâu dài đối với tương lai của Việt Nam.” Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho rằng đã đến lúc các đại biểu quốc hội Việt Nam nên nhận ra vai trò lịch sử của mình để đưa đến thay đổi
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Tôi nghĩ rằng trong những ngày tới trước cái sức mạnh quần chúng tăng nhanh, và Bộ Chính Trị càng ngày càng kém, càng tê liệt, quốc hội Việt Nam mặc dù là rất nhiều người là đảng viên Đảng Cộng Sản, phải thấy được cái cơ hội lịch sử, lấy lại cái quyền từ tay Bộ Chính Trị, là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước. Đây là lúc Bộ Chính Trị dưới áp lực của sức mạnh quần chúng, của cử tri, để buộc họ làm một xoay chuyển lịch sử.
**
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế sáng lập Cao Trào Nhân Bản vào ngày 11 tháng 5 năm 1990, ngày sau này được quốc hội Hoa Kỳ chọn làm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam, tổ chức hàng năm tại trụ sở quốc hội Hoa Kỳ để nói lên lập trường của chính phủ Mỹ ủng hộ việc cổ vũ và bảo vệ các quyền căn bản của con người. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã bị chính quyền Việt Nam bỏ tù nhiều lần, thời gian bị giam cầm tổng cộng lên tới 20 năm. Hiện nhất cử nhất động của ông vẫn bị công an theo dõi rất sát, và những sự đi lại của ông bị giới hạn nặng nề.
No comments:
Post a Comment