Tuesday, 19 November 2013

NỢ CÔNG CỦA CHÍNH PHỦ MỸ: PHẦN NỔI CỦA TẢNG BĂNG CHÌM (Tài liệu tham khảo của TTXVN)




Tài liệu tham khảo đặc biệt của TTXVN
Posted by basamnews on November 19th, 2013

Theo mạng “Tin Toàn cầu”, nước Mỹ đã phải trải qua một cuộc khủng hoảng ngân sách trầm trọng. Đạt được thỏa thuận về quy mô, cơ cấu nợ ngân sách là điều cần thiết nhưng không đủ cho nước Mỹ thở phào nhẹ nhõm. Một yếu tố quan trọng là phải nâng được trần nợ công lên trước ngày 17/10 vì nếu không nâng được trần nợ công, doanh thu từ thuế sẽ không đủ để đáp ứng chi tiêu chính phủ. Sự thiếu hụt ngân sách chỉ có thể được đảm bảo bằng các khoản vay mượn mới từ chính phủ, điều đó có nghĩa sẽ làm gia tăng thêm nợ công của chính phủ.

Do đó, vấn đề quy mô nợ, tính toán khoản nợ đó như thế nào và những con số thống kê chính thức của Chính phủ Mỹ có thể tin tưởng được ở mức độ bao nhiêu là điều đáng phải chú ý trong bài phân tích dưới đây.

Nợ Chính phủ Mỹ: Những con số chính thức

Hiện tại, mỗi người dân Mỹ đều biết rằng con số nợ của chính phủ ở mức khoảng 17 nghìn tỷ USD. Theo những gì người dân Mỹ còn nhớ thì con số này thậm chí còn vượt quá tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ (106% GDP theo con số thống kê gần đây). Bộ Tài chính Mỹ có nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ của chính phủ đã công bố thông tin về quy mô của gói nợ này trên trang mạng của Bộ Tài chính. Thậm chí thông tin về nợ công còn được cập nhật một tháng một lần. Giá trị nợ của chính phủ cũng được hiển thị thực tế trên Đồng hồ nợ của Mỹ vốn dễ dàng truy cập trên Internet.

Khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang được giới truyền thông nói đến là khoản nợ của Chính phủ liên bang hay còn được gọi là nợ quốc gia của Mỹ. Khoản nợ của từng bang, từng công ty, từng cá nhân, thậm chí cả những người được chính phủ bảo đảm cũng như cam kết của chính phủ đối với những người nhận an ninh xã hội trong tương lai không liên quan gì đến khoản nợ của Chính phủ Mỹ. Con số thống kê về nợ công chính phủ thậm chí trở nên ít nhiều đáng tin cậy hơn trong thế kỷ qua. Năm 1910, con số về khoản nợ này vào khoảng 2,65 tỷ USD hay xấp xỉ 8% GDP. Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2006, khoản nợ này là 8.500 tỷ USD, chiếm 65% GDP. Trong vòng 7 năm qua, nợ của Chính phủ Mỹ đã tăng lên gấp đôi, tăng từ 65% lên đến 104% GDP. Nói cách khác, Chính phủ Mỹ đang trong tình trạng nợ công tồi tệ hơn bao giờ hết, thậm chí hơn cả thời kỳ trước thềm khủng hoảng tài chính. Nước Mỹ đã không học được gì từ cuộc khủng hoảng này.

Tổng nợ của Mỹ: Những con số chính thức

Nợ của chính phủ chỉ là một phần của khoản nợ chung hay còn gọi là tổng nợ của Mỹ. Các phương tiện truyền thông hiếm khi đưa tin về số liệu chính thức của tổng nợ này. Nợ chính phủ chỉ là một phần trong khoản tổng nợ này bởi vì những con số trên không mấy tin cậy. Đây là lý do chính tạo nên tất cả sai lầm của giới chức Mỹ và các phương tiện truyền thông bởi vì họ đã không cho thấy một bức tranh thực tế của nền kinh tế hàng đầu thế giới. Và hóa ra là bức tranh này chẳng mấy dễ chịu, nó làm gia tăng nghi ngờ về việc liệu Mỹ có thực sự là nền kinh tế hàng đầu thế giới hay không.

Các thành phần chính cấu thành tổng nợ của Mỹ bao gồm: (1) nợ chính phủ; (2) nợ của các chính quyền bang (nợ tiểu bang); (3) nợ của chính quyền địa phương (nợ địa phựơng); (4) nợ của các cá nhân (nợ cá nhân); (5) nợ của các công ty phi tài chính (nợ doanh nghiệp); (6) nợ của các khu vực tài chính trong nền kinh tế (nợ khu vực tài chính).

Một trong những nguồn chính thức công bố về tổng nợ của Mỹ là ấn phẩm định kỳ hàng quý của Hệ thống Ngân hàng Dự trữ liên bang (FRS). Theo số liệu công bố từ nguồn này, vào giữa năm 2013, tổng nợ của Mỹ lên tới mức 41,04 nghìn tỷ USD. Bên cạnh nợ chính phủ thì yếu tố cấu thành lớn nhất trong khoản nợ tổng (lên đến hàng nghìn tỷ USD) là nợ hộ gia đình (gần như tương đương với nợ cá nhân) là 12,97 nghìn tỷ USD; nợ doanh nghiệp là 13,10 nghìn tỷ USD; nợ bang và địa phương là 3,01 nghìn tỷ USD và nợ khu vực tài chính là 13,91 nghìn tỷ USD. Theo con số mà FRS đưa ra, nợ của lĩnh vực tài chính và phi tài chính của nền kinh tế Mỹ lên đến 27 nghìn tỷ USD, chiếm 2/3 tổng nợ của nước Mỹ. Giá trị kết hợp của tổng nợ của Mỹ cao gấp 2,4 lần so với nợ Chính phủ của Mỹ. Tổng nợ của Mỹ (theo con số ước tính của Ngần hàng dự trữ liên bang – FED) tương đương xấp xỉ 250% GDP.

Tổng nợ của Mỹ: Những con số ước tính khác

Những ước tính không chính thức khác về tổng nợ của Mỹ thậm chí còn cao hơn nhiều so với số liệu FRS nêu trên. Đa phần đều ước tính con số này ở mức khoảng 60 đến 70 nghìn tỷ USD trong năm 2013.

Số liệu trên có thể tham khảo trên Đồng hồ nợ của Mỹ. Đây không phải là một món đồ chơi nhiều người nghĩ mà là một sản phẩm thông minh dựa trên phương pháp tính toán nghiêm túc. Ngày 6/10/2013, Đông hồ nợ của Mỹ đã đưa ra con số xác định tổng nợ của Mỹ là khoảng 60 nghìn tỷ USD. Ngoài ra, Đồng hồ này còn đưa ra các yếu tố cấu thành tổng nợ: Nợ chính phủ là 16,97 nghìn tỷ USD; nợ tiểu bang là 1,19 nghìn tỷ USD; nợ địa phương là 1,79 nghìn tỷ USD; nợ cá nhân là 15,87 nghìn tỷ USD. Phần còn lại của tổng nợ vào khoảng 24,18 nghìn tỷ USD, bao gồm nợ của lĩnh vực tài chính và phi tài chính của nền kinh tế. Đồng hồ nợ cũng cho thấy bức tranh chi tiết về nợ cá nhân, bao gồm, nợ thế chấp là 12,92 tỷ USD; nợ cho sinh viên vay là 1,03 tỷ USD; nợ tín dụng là 0,85 tỷ USD. Đồng hồ cũng cung cấp thông tin về mức tổng nợ tương đối của Mỹ tương đương 377% GDP,

Ngoài ra, theo con số ước tính không chính thức về tổng nợ do Khoa Kinh tế trường Đại học California (San Diego) thực hiện theo hướng dẫn của Giáo sư Jemes Hamilton công bố vào tháng 8/2013 thì con số này vào khoảng 70 nghìn tỷ USD. Tổng nợ này cũng bao gồm giao dịch ngoại bảng và nợ ngoại bảng của chính phủ liên bang, của các bang và địa phương. Một ví dụ về giao dịch ngoại bảng có thể là khoản chi tiêu phải trả sử dụng các quỹ đặc biệt (Quỹ ngoài ngân sách). Đây là một định chế tài chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập với mục đích tập trung các nguồn lực để đáp ứng một số nhiệm vụ chi được xác định. Quỹ này tập trung chủ yếu trong lĩnh vực an sinh xã hội, chăm sóc y tế, giao thông, lương hưu… và không được phản ánh trong ngận sách liên bang; bang và địa phương. Tuy nhiên, mức độ phát triển, quy mô và cơ chế quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách ở từng cấp cũng khác nhau. Nghiên cứu trên của các chuyên gia kinh tế thuộc trường đại học California cũng bao gồm cả chương trình nhà nước khác nhau mà ở đó khoản tài trợ cho các chương trình không được tính trong ngân sách như các nợ ngoại bảng. Mức tổng nợ tương đối theo ước tính của các nhà kinh tế Đại học California là gần 440% GDP.

Nợ xã hội

Tuy nhiên, ngay cả những ước tính của các nhà kinh tế Đại học California cũng chưa đưa ra được bức tranh toàn cảnh về tổng nợ của Mỹ. Các nhà kinh tế và luật sư thường gọi tất cả các loại hình nợ đã nêu ở trên là “nợ thị trường” hay “nợ hợp đồng”… Đây là những loại hình nghĩa vụ tài chính được ghi nhận trong các thỏa thuận, hợp đồng, văn bản luật… Rõ ràng khi nói đến các loại hình nợ này thì hồ sơ tài liệu tỉ mỉ được lựu giữ rất cẩn thận, cac khoản nợ hợp đồng được đánh giá khi cần thiết theo tình hình thị trường (thay đổi tỷ lệ lãi suất, cơ cấu lại thị trường chứng khoán…).

Ngoài ra, còn có những khoản nợ được gọi là “nợ xã hội”. Đó là nhũng cam kết của chính phủ đối với người dân của mình liên quan đến trợ cấp hưu trí, chăm sóc y tế và những lợi ích khác cung cấp cho người dân (như thất nghiệp, hoàn cảnh khó khăn, mẹ nuôi nhiều con…). Hơn nữa, đó không chỉ là những cam kết hiện tại mà phần nhiều là cam kết cho tương lai (những cam kết này thể hiện trong ngân sách và ước tính chi phí của quỹ ngoài ngân sách). Nó cũng bao gồm cả những cam kết đối với thế hệ tương lai thậm chí chưa được sinh ra. Việc đáp ứng được những nghĩa vụ trong tương lai có thể liên quan đến việc tạo ra các quỹ đặc biệt (thuộc ngân sách và quỹ ngoài ngân sách) có tính chất tích lũy.

Hai năm trước, giáo sư Laurence Kotlikoff tại trường Đại học Boston đã cố gắng đánh giá tổng nợ của Mỹ trong bối cảnh nợ xã hội của chính phủ cho các thế hệ tương lai. Phạm vi nghiên cứu của giáo sư Laurence Kotlikoff chỉ giới hạn trong phạm trù kinh tế nhân khẩu học. Kotlikoff đã xây dựng phương pháp phân tích kinh tế của riêng mình (một phép tính nhân khẩu học) dựa trên dự đoán kế hoạch ngân sách nhà nước trong khoảng thời gian tương lai và biến động dân số. Theo kết quả nghiên cứu này, tổng nợ của Chính phủ Mỹ thậm chí vượt mức 220 nghìn tỷ USD (2011). Dường như giáo sư Kotlikoff đã tính cả khoản nợ của chương trình cải cách y tế do Tổng thống Barack Obama khởi xướng. Ngoài nợ xã hội, tính toán của Kotlikoff còn tính gộp cả chi phí quân sự và một số chương trình khác của chính phủ (như hợp đồng và mua bán công của chính phủ). Theo quan điểm của giáo sư Laurence Kotlikoff, nếu Chính phủ Mỹ có trách nhiệm với xã hội và mong muốn thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình trong tương lai gần thì Chính phủ Mỹ cần phải điều chỉnh ngân sách hiện tại theo cách mạnh mẽ nhất có thể. Việc điều chỉnh này chiếm tới 12% GDP (khoảng 1,8 nghìn tỷ USD kể từ năm 2011). Trên thực tế, điều này có nghĩa chính phủ sẽ phải tăng các loại thuế hoặc giảm chi tiêu ngân sách ở mức độ bằng con số trên. Tuy nhiên, cũng có thể kết hợp cả hai hình thức này. Theo giáo sư Kotlikoff, không chính phủ nào sẵn sàng thực hiện thay đổi đáng kể chính sách tài chính của mình. Và kết luận mà ông đưa ra rất ngắn gọn: “Trên phương diện quan điểm ngân sách của Chính phủ Mỹ như hiện nay, Mỹ hoàn toàn phá sản”.

Công bằng mà nói phương pháp tính toán tổng nợ của Laurence Kotlikoff không phải là duy nhất. Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng sử dụng yếu tố nhân khẩu học và nợ xã hội vào trong nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu của Laurence Kotlikoff chỉ đầy đủ hơn, chi tiết hơn và sâu sắc hơn mà thôi. Đúng như dự đoán, cùng với nợ hợp đồng tích lũy, Đồng hồ nợ của Mỹ đã nêu ở trên cũng đưa ra thông số ước tính về nợ xã hội của Mỹ. Theo con số hiển thị trên Đồng hồ nợ Mỹ ngày 6/10/2013, tổng nợ xã hội (của Chính phủ Mỹ) tương đương 126 nghìn tỷ USD. Tổng nợ này bao gồm các khoản sau: nợ chăm sóc y tế: 87,41 nghìn tỷ USD; nợ tiền thuốc: 21,98 nghìn tỷ USD; nợ an sinh xã hội: 16,61 tỷ USD. Rõ ràng Đồng hồ nợ của Mỹ cũng tính cả các khoản nợ lên quan đến cải cách chăm sóc y tế của Chính phủ Mỹ. Đồng hồ nợ của Mỹ cho chúng ta thấy tổng quy mô nợ hợp đồng của Mỹ khoảng ở mức 60 nghìn tỷ USD và khối lượng nợ xã hội khoảng 126 nghìn tỷ USD. Do đó, chúng ta thấy được quy mô toàn bộ khoản nợ của Mỹ là 186 nghìn tỷ USD. Khoản tổng nợ này vượt mức trung bình GDP hàng năm của Mỹ 11,6 lần.

Tóm lại, Quốc hội Mỹ có quyền kiểm soát (hoặc tạo cho người khác ấn tượng về việc có quyền kiểm soát) ngân sách nhà nước chỉ là một phần nhỏ trong tổng nợ của Mỹ. 90% khoản nợ trong tổng nợ của Mỹ không phải do Quốc hội kiểm soát. Thậm chí nhiều nghị sỹ Quốc hội, “đại biểu dân cử của nhân dân”, không hiểu biết hết về quy mô thực sự tổng nợ của Mỹ.

*** 

Quốc hội Mỹ vừa chấp thuận nâng trần nợ công thêm một lần nữa nhằm cứu vãn nước Mỹ rơi vào tình trạng tê liệt hoàn toàn. Tuy nhiên, liệu có giới hạn nâng trần nợ công hay không? Phải sử dụng những phương pháp gì để sao lưu dự phòng nợ? Và liệu Mỹ có đủ khả năng hoàn nợ? Tạp chí “Toàn cảnh thế giới” có bài phân tích về vấn đề này, nội dung như sau:

Sự dối trá về GDP của Mỹ

Thường gánh nặng về nợ được đo bằng tương quan giữa nợ và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm. Theo con số chính thức của Bộ Tài chính, tại thời điểm này, nợ của Mỹ vào khoảng 106% GDP. Nói cách khác, ngay cả khi người dân Mỹ không sử dụng bất kỳ nhu cầu thiết yếu nào của sự sống (không ăn, không uống, không xây dựng, không lái xe, sưởi ấm, sản xuất vũ khí…) thì Mỹ cũng không thể đủ khả năng trả khoản nợ này trong vòng một năm.

Không giống như nhiều nước khác, cơ cấu GDP của Mỹ bao gồm tổng mức tiêu thụ của mọi lĩnh vực tiêu dùng do nền kinh tế quốc dân tạo ra. Chỉ có những nước tiêu dùng ít hơn sản xuất mới có thể tiết kiệm đủ để chi trả cho các khoản nợ. Rất nhiều nước tiêu biểu cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trên thế giới có các khoản nợ chiếm 20-30% GDP. Họ trang trải nghĩa vụ nợ theo cách duy trì chia sẻ với GDP (trả lãi suất và phần chính của các khoản nợ). Đối với Mỹ, việc duy trì chia sẻ GDP bằng không thậm chí còn ở mức âm và tình trạng này đã diễn ra trong một thời gian dai. Điều này có nghĩa tiêu dùng của Mỹ nhiều hơn sản xuất và việc sống trong nợ nần khiến Mỹ mất uy tín với các quốc gia khác. GDP của Mỹ không đủ để tạo ra khoản dư để trả nợ. Thậm chí ngay cả khi tiết kiệm được từ 20-30% GDP và sử dụng phần còn lại để trả nợ thì nước Mỹ cũng khó có thể tìm ra lối thoát khỏi mê cung nợ nần.

Thứ nhất, nợ quốc nội chỉ là phần nổi của tảng băng chìm hay nói cách khác đó chỉ là một phần trong khối tổng nợ của nước Mỹ. Với các khoản nợ trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế (hộ gia đình, tiểu bang và thành phố, các lĩnh vực tài chính và phi tài chính, trong đó có cả nợ ngoại bảng và nợ phúc lợi xã hội), tổng nợ của Mỹ ít nhất là 100% GDP.

Thứ hai, phần lớn các khoản nợ của Mỹ là nợ bong bóng. Khu vực kinh tế thực chỉ chiếm khoảng 1/5 GDP. Phần còn lại tập trung vào các ngành dịch vụ, hình thức trung gian của tất cả các loại hình kinh tế và tư vấn. Các chính trị gia Mỹ gọi đó là một “xã hội hậu công nghiệp”. Trên thực tế, loại hình này hoàn toàn lừa đảo. Các cơ quan Mỹ chịu trách nhiệm thống kê về các đối tượng lừa đảo tài chính điều khiển và thổi phồng bong bóng số liệu về chứng khoán, bất động sản cũng như các thị trường khác. Những người cho vay (ám chỉ những người kinh doanh nghiêm túc thực sự) hiểu rõ làm thế nào để phân biệt “bong bóng” từ “sự cân bằng thực sự”. Do đó, họ yêu cầu thanh toán bằng những giá trị thực tế chứ không bằng “tiền ảo”. Trên thực tế, thống kê “bong bóng” tồn tại trong chỉ số kinh tế của nhiều nước (nhờ những nỗ lực tích cực của các chuyên gia kinh tế Quỹ Tiên tệ Quốc tế” đã giúp để “hoàn thiện” hệ thống tài chính nội địa). Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy số liệu thống kê của Mỹ còn lớn hơn cả những số liệu giả mạo, thổi phồng mà chính họ đã đưa ra. Nếu GDP của Mỹ và Trung Quốc được so sánh không bằng chỉ số trên danh nghĩa mà trên cơ sở các giá trị thực (hàng hóa, các ngành dịch vụ thực tế của nền kinh tế) thì có thể nói rằng Trung Quốc là nền kinh tế hàng đầu trên thế giới từ rất lâu trước đó.

Khi tài sản của nền kinh tế Mỹ là biện pháp hỗ trợ

Những chủ nợ thực sự ưu tiên hàng đầu cho khả năng hỗ trợ chứ không phải khả năng nhận viện trợ để tạo ra dòng tài chính thực hiện trả nghĩa vụ trả nợ. Đó có thể là bảo lãnh của ngân hàng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đó là thế chấp tài sản. Mỹ đã chi tiêu hầu như toàn bộ GDP của mình cho các nhu cầu hàng ngày. Vậy liệu Mỹ có còn tài sản để trả nợ không? Tổng giá trị của những gì nền kinh tế Mỹ đã sản xuất ra trong nhiều năm qua cùng với tài nguyên thiên nhiên (một món quà của Chúa), tất cả cộng lại với nhau được gọi là tài sản quốc gia. Không có con số thống kê tài sản quốc gia đáng giá của Mỹ mà chỉ có đánh giá của các chuyên gia. Khoảng 10 năm trước, các chuyên gia thuộc Khoa Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga đã tính toán (dựa trên phương pháp tính toán khoa học được Ngân hàng Thế giới sử dụng) để đánh giá tài sản quốc gia của Mỹ (vào năm 2000). Cùng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì tài sản quốc gia của Mỹ tương đương ở mức 24 nghìn tỷ USD. Đối với Nga, con số đó cao gấp 2,5 lần (chủ yếu tính về giá trị tài nguyên). Rõ ràng, nếu ước tính theo giá cả những năm gần đây thì con số này có thể còn tăng thêm khoáng 4,5 lần nữa do sự mất giá của đồng USD. Thực tế, con số đó sẽ vào khoảng 100 nghìn tỷ USD, đủ để mua lại cái gọi là phát sinh nợ. Tuy nhiên, nó không đủ để mua lại các khoản nợ, bao gồm cả chi tiêu xã hội dành cho y tế và lương hưu (nợ hợp nhất)
.
Ngoài ra, còn có những ước tính khác được thể hiện trong một số nghiên cứu của các nhà kinh tế Mỹ về một số yếu tố riêng biệt trong tài sản quốc gia của Mỹ. Ví dụ, năm 2012, một số nghị sỹ Quốc hội Mỹ đã công bố nghiên cứu có tên “Mỹ – một con nợ quốc gia đơn thuần” của tác giá Jemes k.Jackson, chuyên gia thương mại và tài chính quốc tế. Ngày 8/11/2012, cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ đã công bố tài sản của nước này tính bằng nghìn tỷ USD trong năm 2011, như sau:

- Vốn tư nhân cố định: 35,2 nghìn tỷ USD
- Vốn chính phủ cố định: 11,2 nghìn tỷ USD
- Tài sản tài chính: 44,8 nghìn tỷ USD

Khoảng một nửa tài sản trên (47%) là “bong bóng”, giá trị ảo. Tài sản cố định (tài sản chính) là 46,4%. Đây là những ước tính thận trọng nhất về tình trạng nợ của Mỹ. Ngoài ra, không có tài sản để trang trải chi phí cho phúc lợi xã hội.

Đồng hồ hiển thị nợ của Mỹ cho thấy tổng tài sản quốc gia của Mỹ trong tháng 10/2013 ở mức 104,9 nghìn tỷ USD, trong đó bao gồm: doanh nghiệp nhỏ là 8,5 nghìn tỷ USD; các tập đoàn là 20,1 nghìn tỷ USD; hộ gia đình là 76,3 nghìn tỷ USD. Rõ ràng con số trên đã không đề cập đến “bong bóng” trong “tài chính bong bóng” bởi vì đồng hồ nợ đã không phân tách tài sản thực và tài sản tài chính. Theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư Laurence Kotlikoff, tổng nợ của Mỹ đã vượt mức 220 nghìn tỷ USD vào năm 2011. Nếu đồng hồ hiển thị nợ công của Mỹ là đúng về tài sản của nền kinh tế Mỹ (bao gồm cả tài sản tài chính) thì nó cũng không đủ để trang trải một phần nợ bong bóng của nước Mỹ.

Liệu Mỹ có thể gánh vác các khoản nợ?

Nợ là khoản tiền đòi hỏi phải trả trong một khoảng thời gian nhất định cho lãi và gốc của một khoản nợ. Không chỉ người Mỹ nói chung mà nhiều chính trị gia Mỹ nói riêng đều rất mơ hồ về khả năng trả nợ quốc gia. Đây không phải là vấn đề phức tạp nhất và hãy cùng tìm hiểu mặt trái của nhận định sau đây: Nước Mỹ có thể chi bao nhiêu để trả nợ quốc gia chính thức? Khoản tiền này được chi trả từ ngân sách nhà nước Mỹ. Năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/9. Nước Mỹ đã phải chi 200 tỷ USD để trả lãi suất. Ngân sách liên bang chỉ có 3,5 nghìn tỷ USD thì khoản trả lãi đã chiếm đến 6,2%. Thực tế, đó là một con số khá khiêm tốn, từng có những thời điểm còn tồi tệ hơn trong lịch sử Mỹ. Năm tài khóa 1929/1930, con số trả lãi chiếm đến 21,2% ngân sách. Đại suy thoái đã tác động đến nước Mỹ và chính phủ cố gắng tăng chi ngân sách để cứu vãn nền kinh tế. Chi phí nhà nước không ngừng tăng kéo theo tỷ lệ lãi suất lên cao. Năm tài khóa 1947/1948, chi phí cho lãi suất là 15,7%. Đây là kết quả của tình trạng vay nhà nước đột biến trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Giờ đây, chúng ta hãy cùng nhìn vào những điều trước đó đang diễn ra tương tự như hiện nay. Chi phí dành cho lãi suất là 454 tỷ USD hay 12,6% ngân sách liên bang. Thế cũng là quá nghiêm trọng. Để so sánh, cùng trong năm tài khóa đó phân bổ ngân sách dành cho quân sự đã ở mức xấp xỉ 18,8%. Tỷ lệ lãi suất phải trả tương đương 2/3 chi tiêu quân sự.

Trong giai đoạn từ năm tài khóa 2010/2011 đến 2012/2013, nợ quốc gia Mỹ đã tăng thêm hàng nghìn tỷ USD trong khi lãi suất phải trả giảm 2,5 lần. Điều này thật đơn giản. Lãi suất của chính phủ đối với các khoản vay của chính phủ giảm xuống bởi vì Ngân hàng Dự trữ liên bang đã điều hành cách thức kiểm, soát gọi là “nới lỏng định lượng”, Nếu lượng cung tiền tăng thì giá trị đồng tiền chắc chắn sẽ bị giảm xuống. Có nhiều lý giải khác nhau về vấn đề nước Mỹ cần phải “nới lỏng định lượng” đề làm gì. Nhìn chung hành động trên tạo cho chính phủ chỉ phải trả lãi suất thấp hoặc bằng không (tỷ lệ lãi suất của Ngân hàng Dự trữ liên bang ở mức 0,25% trong một thời gian dài). Tuy nhiên, việc nới lỏng định lượng không thể kéo dài mãi. Đó là tất cả những gì mà Ben Bernanke, người đứng đầu Ngân hàng Dự trữ liên bang tuyên bố rất nhiều lần. Khi chương trình nới lỏng định lượng kết thúc, lãi suất tăng cao sẽ kéo theo chi phí lên cao. Nhiều chuyên gia giầu kinh nghiệm nhận định trong điều kiện bình thường (không bị tác động bởi điều kiện nới lỏng định lượng), khoản thanh toán lãi suất mà Chính phủ Mỹ phải trả lên đến một nghìn tỷ USD vào năm 2020. Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ dự báo năm 2021 chi phí lãi suất phải trả sẽ vượt mức chi tiêu quân sự. Chuyên gia của những dự báo này tuyên bố các tính toán của họ đều dựa trên giả thuyết. Khả năng Chính phủ Mỹ bị lâm vào tình trạng trả nợ lãi suất cao vào đầu năm 2020 chắc chắn đến 100%. Khả năng giả định trên xẩy ra là rất cao và hoàn toàn không thể dự đoán được hậu quả của nó tác động thế nào đến xã hội, kinh tế và chính trị.

Tổng chi trả cho lãi suất đã vượt quá giới hạn nợ quốc gia của Mỹ khi các thành phố, tiểu bang, ngân hàng, tập đoàn và hộ gia đình đang có các khoản nợ của riêng mình. Trong những năm qua, -các chuyên gia đã nhiều lần cố gắng ước tính tổng chi phí nợ dịch vụ của Mỹ. Con số gần đây nhất mà họ đưa ra là 2,8 nghìn tỷ USD, tương đương 17,5% GDP của Mỹ. Điều này nhằm ngăn ngừa Mỹ lún sâu thêm vào vũng lầy nợ và Washington cần phải có mức tăng trưởng kinh tế 17,5%. Mỹ không tăng trưởng chút nào từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007. Không cần phải là một nhà tiên tri cũng có thể kết luận rằng: Nước Mỹ đang trong tình trạng vỡ nợ mà không chỉ đối với nợ quốc gia mà còn đối với tất cả các loại hình nợ mà nước này đã tích lũy đến nay.

***

Cũng theo mạng “Tin Toàn cầu ”, một phần trong vở kịch nâng trần nợ công của Mỹ đã kết thúc. Vở kịch này đã được diễn trong nhiều năm qua. Gần ba tuần khủng hoảng ngân sách của Mỹ, có thể đưa đến hậu quả vỡ nợ, là tâm điểm nóng nhất trên phương tiện truyền thông, tập trung vào hai vấn đề chính: (1) Chính phủ Mỹ đóng cửa từ ngày 1/10; (2) Đạt được giới hạn nâng trần nợ công. Vào đêm ngày 16/10, Hạ viện Mỹ mới chấp thuận thỏa thuận ngân sách nhằm tránh để nước Mỹ rơi vào tình trạng “mặc định vỡ nợ” và tái mở cửa hoạt động của các cơ quan chính phủ. Thỏa thuận trên được thông qua với tỷ lệ đồng thuận 144/285. Cùng ngày trước đó, Dự luật trên đã được Thượng viện thông qua.

Vấn đề chính đằng sau kịch bản này là Mỹ có thể và sẽ bị tăng thêm nợ quốc gia. Điều này dường như đã trở nên quá quen thuộc. Người dân Mỹ đã bị nhồi nhét vào đầu tư tưởng quen thuộc rằng không có lựa chọn nào khác ngoài nâng trần nợ công và đây là cách duy nhất để thoát khỏi khủng hoảng tài chính. Họ bị “nhồi sọ” rằng nếu trần nợ công được nâng lên thì chính phủ sẽ được tự do phát hành trái phiếu ở trong và ngoài nước. Số tiền thu được từ bán trái phiếu sẽ dùng để bù đắp vào ngân sách nhà nước. Thậm chí không ai thảo luận về tính động cơ cá nhân trong nâng trần nợ công. Những tranh cãi chủ yếu tập trung vào các vấn đề tiểu tiết kiểu như hạn định của trần nợ mới và đảng Cộng hòa sẽ được gì để đổi lấy sự chấp thuận nâng trần nợ, hay việc nâng, trần nợ phục vụ mục đích gì nếu trần nợ bị hủy bỏ và chính phủ được rảnh tay chi tiêu theo ý thích của mình. Cả hai đảng chủ chốt trên chính trường Mỹ, Dân chủ và Cộng hòa, đều đã đồng thuận nâng trần nợ công. Các ông chủ ngân hàng tại Wall Street và London City đều kêu gọi xem xét giới hạn trần nợ ngay lập tức. Lời kêu gọi của họ cũng được Trung Quốc, Nhật Bản phụ họa. Đây là hai nước đang nắm giữ hơn 2,4 nghìn tỷ USD trái phiếu của Kho bạc Mỹ và lo sợ số trái phiếu này sẽ bị mất giá. Theo các số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, Nhật Bản sở hữu 1,135 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ và Trung Quốc sở hữu 1,277 tỷ USD. Trong các diễn đàn chính thức và gặp gỡ riêng rẽ, Nhật Bản và Trung Quốc đều bầy tỏ sự lo ngại của họ đối với những tác động mà khủng hoảng ngân sách của Mỹ có thể gây ra cho các khoản đầu tư của họ vào trái phiếu của Mỹ và những tổn hại có thể có đối với kinh tế của nước họ. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso đã hối thúc các nhà lãnh đạo chính trị ở Washington giải quyết vụ tranh chấp trước thời hạn chót là ngày 17/10/2013. Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu cũng kêu gọi giới lãnh đạo Mỹ nên rút ra bài học của quá khứ. Ông nhắc lại sự kiện trong vụ tranh chấp lần trước về mức trần nợ vào năm 2011, công ty xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s đã hạ thấp xếp hạng tín dụng của Mỹ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng muốn nâng trần nợ vì cho rằng nếu không hành động như vậy sự phá sản nợ của Chính phủ Mỹ sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

Trong khi đó, lại có luồng quan điểm ngược lại cho rằng ý tưởng nâng trần nợ là sai lầm, các khoản nợ đã tăng vọt trong những năm gần đây. Đúc kết kinh nghiệm về những diễn biến tương tự từng xẩy ra trước đây, xem xét triển vọng trung và dài hạn, có thể suy ra rằng nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng sụp đổ, Nợ quốc gia được tạo ra từ sự mất cân đối ngân sách liên bang. Nợ quốc gia Mỹ tại bất kỳ thời điểm nào cũng là tổng thặng dư và thâm hụt tích lũy trong quá khứ. Lịch sử đã chứng kiến nhiều lần thâm hụt ngân sách của Mỹ để tạo thặng dư giảm nợ ngân sách nhà nước. Ví dụ, vào cuối những năm 1930 đến những năm 1940, Mỹ đã phải đối mặt với thâm hụt ngân sách liên bang do tăng cường chi phí quân sự. Khoản nợ này liên tục gia tăng, từ mức 16,6% GDP năm 1930 lên 52,2% năm 1940 và đạt mức kỷ lục 121,2% năm 1946. Thặng dư thời kỳ hậu chiến đã tạo điều kiện cho Mỹ giảm dần khoản nợ xuống còn 94% năm 1950, 56% năm 1960 và 37,6% năm 1970.

Vào cuối những năm 1960, nước Mỹ bước vào thời kỳ thâm hụt ngân sách. Tình trạng này được bồi đắp thêm bằng cuộc chiến tranh tại Việt Nam và sự tăng vọt ngân sách dành cho quốc phòng. Khi Ronald Reagan nắm quyền tại Nhà Trắng, nước Mỹ chuyển sang chính sách kinh tế mới với tên gọi “Reaganomics” hay gọi cách khác là “Thuyết kinh tế của Reagan (Chính sách kinh tế của Reagan). Đây được xem là một trong những thuyết kinh tế chủ đạo trong lịch sử phát triển kinh tế của do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đưa ra. Nội dung chính của học thuyết là kết hợp các biện pháp giảm thuế với chi tiêu mạnh cho quốc phòng. Điều này giúp nền kinh tế tăng trưởng nhưng lại khiến nợ của quốc gia tăng gấp nhiều lần. Theo lập luận của học thuyết “Reaganomics”, một khi giảm thuế, người lao động hoặc nhà đầu tư sẽ có thêm một khoản tiền trong thu nhập của họ và đổ sang chi tiêu, giúp tăng cầu cho sản xuất. Điều này dẫn tới thêm đầu tư và công ăn việc làm. Sản lượng tăng, sức ép lạm phát giảm và tiền tệ lưu thông giúp kiểm soát thâm hụt ngân sách. Và học thuyết này được xây dựng dựa trên tốc độ tăng trưởng nợ của Mỹ.

Một phép tính so sánh đơn giản sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn điều này. Năm 1980, nợ của Mỹ tăng từ 909 USD lên 3.206 tỷ USD vào năm 1990, gấp 3,5 lần. Tốc độ tăng tương ứng từ 33,4% lên đến 55,9% GDP. Một số chuyên gia phân tích đã nghiên cứu kỹ lưỡng và chứng tỏ rằng không có tăng trưởng kinh tế tại thời điểm đó. Số liệu thống kê tăng trưởng GDP chính thức hoàn toàn là con số ma. Các số liệu không ăn nhập gì với tăng trưởng sản xuất và dịch vụ mà chủ yếu là tăng trưởng tiêu dùng. Tất cả hàng hóa và dịch vụ mà Mỹ có đều lấy từ các khoản vay nợ nước ngoài.

Trong vòng 45 năm qua, Mỹ chỉ có 4 lần thặng dư ngân sách, Đó là trong nhiệm kỳ Tổng thống của Clinton năm 1998, 1999, 2000 và 2001. Sau đó, có một thời gian không tăng nợ (mang tính tương đối, không phải tuyệt đối) thậm chí con số nợ còn giảm xuống đôi chút. Ví dụ, năm 2000, tỷ lệ nợ từ 58% đã giảm xuống còn 57,4% trong năm 2001.

Trong hơn 10 năm qua, nước Mỹ đã chứng kiến một bước nhẩy vọt về quy mô tăng nợ. Trong điều kiện tuyệt đối, các khoản nợ đã tăng từ 5,77 nghìn tỷ USD năm 2001 lên đến 15,14 nghìn tỷ USD trong năm 2011, gấp 2,6 lần. Trong điều kiện tương đối, khoản nợ này tăng từ 57,4% lên 100% GDP. Trong nhiệm kỳ của George W. Bush và Barack Obama, nên kinh tế Mỹ đã phóng tay quá đà cho các khoản vay tiêu dùng không phải vì mục đích hữu ích và đã bị thất thoát nhiều cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế. Năm 2001, một số nghị sỹ đảng Cộng hòa đã khẳng định việc nâng trần nợ công lên mức 2,5 nghìn tỷ USD cần phải đặt trong điều kiện giảm tổng chi ngân sách trong toàn bộ thời điểm nâng trần nợ công có hiệu lực, Đó là một điều kiện cần được chính phủ tôn trọng và được đảng Dân chủ chấp nhận. Chính phủ Mỹ không giữ đúng cam kết đã hứa và một lần nữa gây nên tình trạng bế tắc giữa hai đảng trong Quốc hội về nâng trần nợ công trong thời điểm tháng 10 vừa qua.

Một số chuyên gia nhận định không thể giảm hoặc thậm chí đóng băng các khoản nợ của Mỹ thêm nữa. Thâm hụt ngân sách liên bang hàng năm đều vượt mức 1 nghìn tỷ USD. Gần đây, con số này thậm chí tương đương với 1/3 ngân sách liên bang. Điều này có nghĩa cần phải giảm 1/3 ngân sách để cân bằng ngân sách, không cho vay mới bất kỳ khoản vay nào nữa. Những tính toán này của các chuyên gia cho thấy điều này hoàn toàn có thể đạt được. Mục tiêu trên có thể đạt được để không dẫn đến tình trạng “phá sản mặc định”. Đây là một điều đáng tiếc nhưng không còn lựa chọn nào khác để đạt mục đích đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng ngân sách và tài chính từng gây nên tranh cãi kịch liệt không phải trong Quốc hội hay chính phủ mà trong chính giới chuyên gia. Các chuyên gia hoàn toàn hiểu được các phương án mà họ đưa ra: (1) tăng thuế (2) giảm chi tiêu nhà nước; (3) trang trải thâm hụt ngân sách với việc phát hành trái phiếu của Bộ Tài chính.

Đa số các nghị sỹ Mỹ đều có “trí nhớ tồi”. Họ thậm chí không nhớ nổi những bộ luật có hiệu lực trong thời gian gần đây. Trước hết, đó là Luật kiểm soát thâm hụt khẩn cấp và cân bằng ngân sách Gramm-Rudman- Hollings năm 1985 (Luật Gramm-Rudman-Hollings). Nội dung chính của luật này áp dụng hạn chế ràng buộc đối với chi tiêu ngân sách liên bang đến năm 1998. Mức thâm hụt cho phép được tính toán nhằm hướng đến loại bỏ thâm hụt ngân sách liên bang. Nếu ngân sách vượt quá mức thâm hụt cho phép thì tự động bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu. Sau đó, luật này đã được sửa đổi bằng Luật Hòa giải ngân sách tổng hợp. Dù Luật Gramm-Rudman- Hollings vẫn có hiệu lực nhưng ngày nay, chẳng hiểu bằng cách nào, không còn nghị sỹ nào nhắc đến đạo luật này. Để chứng tỏ ý chí chính trị, tổng thống và quốc hội không thể đóng băng mức tăng nợ mà còn phải bắt đầu giảm nợ. Đã có quá đủ tiền lệ trong lịch sử nước Mỹ để chứng tỏ quan điểm này. Một trong số đó là sự giảm nợ quốc gia tuyệt đối sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Ngoài ra, còn có ví dụ khác đầy ấn tượng hơn diễn ra vào những năm 1930. Tổng thống Andrew Jackson là người phản đối quyết liệt việc thành lập ngân hàng trung ương của Mỹ. Ông đã đi vào lịch sử là một tổng thống đã đóng cửa ngân hàng trung ương. Ngoài ra, ông cũng đã thực hiện các biện pháp kiên quyết giảm nợ quốc gia về con số không. Ngày nay, tên của ông không được đề cập nhiều lắm tại nước Mỹ. Thực sự thông tin về người anh hùng Mỹ này đã bị phong tỏa mặc dù lịch sử cuộc chiến của ông chống lại các nhà băng có thể lý giải nhiều điều cho người dân Mỹ về những gì đang xẩy ra tại Quốc hội Mỹ trong năm 2013. Giờ đây, đã hoàn toàn rõ ràng tại sao mọi phương án đều ở trên bàn trong khi những phương án khác lại bị loại bỏ khi đề cập đến các cuộc tranh luận về việc tìm cách thoát khỏi khủng hoảng tài chính. Câu trả lời thật đơn giản: Sự thỏa hiệp hòa giải được Quốc hội Mỹ thông qua chỉ là một quyết định dưới áp lực do Ngân hàng dự trữ liên bang đưa ra. Nợ quốc gia chỉ là một công cụ hiệu quả do những ông trùm tài phiệt tài chính thực hiện nhằm kiểm soát tổng thống, chính phủ và các nghị sỹ trong Quốc hội Mỹ./.



No comments:

Post a Comment

View My Stats