Ngọc
Lan/Người Việt
Tuesday, November 12, 2013 7:56:04 PM
*Trong 2 ngày, VOICE quyên góp hơn $46,000
WESTMINSTER
(NV) - Hơn $20,000 là số tiền mặt và ngân phiếu mà chỉ
trong vòng 1 tiếng đồng hồ đầu tiên độc giả nhật báo Người Việt mang đến tòa
soạn để gửi đến đóng góp cho nạn nhân bão Haiyan ở Philippines do tổ chức
VOICE, mà đại diện là Luật Sư Trịnh Hội, đứng ra kêu gọi vào tối Thứ Ba, 12
Tháng Mười Một.
Có mặt tại tòa soạn nhật báo Người Việt trước khi
buổi quyên góp bắt đầu, Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Phó Thượng Thủ Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới kiêm viện chủ chùa Liên Hoa, Garden Grove, nói
một cách hiền lành, “Lúc còn ở trong nước, đầu óc mình đóng kín, cái gì cũng
chỉ biết có gia đình, làng xóm chung quanh. Nhưng ra đến ngoài này, đầu óc mở
rộng hơn, mình hiểu phải biết vượt qua sự hạn hẹp của chủng tộc, quốc gia, để
giúp đỡ cho hết mọi người cùng khổ, hoạn nạn.”
“Số tiền nhỏ” mà vị hòa thượng này gửi đến VOICE để
góp thêm hơi ấm cho những người dân Philippines đang trong cơn khốn khó là tấm
ngân phiếu $4,000.
Hòa Thượng Thích Chơn Thành (trái) và Luật Sư Trịnh
Hội tại buổi gây quỹ cho nạn nhân bão Haiyan tổ chức tại nhật báo Người Việt
tối Thứ Ba. (Hình: Uyên Việt/Người Việt)
Cùng đi với Hòa Thượng Thích Chơn Thành đến đóng góp
cho nạn nhân bão Haiyan là ông Trần Dật, một cựu sĩ quan QLVNCH.
Từ Glendale, lái xe về Bolsa vào giờ cao điểm, người
đàn ông đã quá tuổi 75 này phải đi sớm để “không muốn bị trễ,” bởi vì “cứu
người là việc phải làm ngay, làm liền chứ không thể chần chờ chụp hình chụp
ảnh, thế cho nên, đọc tin trên báo Người Việt xong lúc gần 3 giờ là tôi gọi
điện thoại cho hay và mời hòa thượng đi ngay.”
Vợ chồng ông Trần Dật lấy từ số tiền hưu dành dụm ra
$1,000 để gửi đến những người dân Philippines mà ông nghĩ là “người Việt mình nợ họ một món nợ
ân tình.”
Số người đến dự, ngồi xem tin tức từ các slide show,
nghe Luật Sư Trịnh Hội,
người vừa từ Philippines bay về Orange County sáng nay, cập nhật tình
hình về sự tàn phá của bão Haiyan, không đông, chỉ khoảng 40-50 người, nhưng
khó mà đếm đủ số người chỉ kịp chạy vào đưa ngân phiếu, đưa tiền, rồi chạy đi
ngay, không cần ghi tên.
Có người phụ nữ gương mặt tỏ rõ sự mệt mỏi, tất bật
chạy đến, móc từ trong túi ra $30 đóng góp rồi lại lẹ làng quàng lấy bảng tên
lên cổ chạy đi tiếp đến nơi làm việc. Chị không muốn nêu tên.
Có ba chị em đến hùn nhau được $150 cũng “thôi,
không cần ghi tên đâu.”
Có những tấm ngân phiếu $100, $200, $500 được ký
sẵn, chỉ chờ hỏi, “Ghi tên nơi nhận như thế nào ạ?” rồi họ ghi vào và lại ra
đi, tiếp tục những công việc riêng của mình.
Có người chỉ kịp tạt ngang nhật báo Người Việt trên
đường đi làm để gửi lại $20, $100, $200 và nói nhanh “giúp Philippines.” Vậy
thôi. Không cần biết thêm gì nữa.
Có chị làm thợ nail, trên đường lái xe đi làm, kịp
gọi điện thoại nhờ người nhà “nghe nói chỗ báo Người Việt có tổ chức quyên góp
giúp nạn nhân bão tối nay, mang ra đó gửi dùm $100, đi làm sợ tối về không
kịp.”
Nhà văn Huy Phương kêu gọi hết con cháu trong nhà
góp lại và mang đến chiếc bao thư đựng $400.
Cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, chủ tịch Hội HO
Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, cũng gửi kèm $100.
Nhiều cô giáo thuộc Trung Tâm Văn Hoá Hồng Bàng cũng
rủ nhau đến tiếp một bàn tay, dù "không có mối dây ràng buộc ân tình gì
với đất nước này."
Độc giả đứng chờ tại nhật báo Người Việt đế đóng góp
tiền cho nạn nhân bão Haiyan ở Philippines. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Cứ vậy, người có tên, người không tên, ai biết tin
trước làm trước, ai còn lỡ việc thì đến sau. Chỉ trong 1 tiếng đồng hồ sau khi
bắt đầu gây quỹ, hơn $20,000 đã được công bố. Và người ta cứ tiếp tục đến, với
những tấm lòng không toan tính màu da mái tóc, có cùng dòng máu hay không. Nỗi
đau nhân loại, có chừa riêng ai.
Luật Sư Trịnh Hội cho biết, “Dù đã có thông báo đề
phòng bão từ 3 ngày trước, nhưng đến khi bão tràn đến tối Thứ Sáu thì không ai
hay biết gì hết. Toàn bộ các phương tiện liên lạc bị cắt đứt nên phải đến sáng
sớm Chủ Nhật mọi người mới hay tin một cách tương đối đầy đủ về sự tàn phá của
cơn bão này đối với thành phố Tacloban, các vùng và đảo lân cận miền Nam
Philippines.”
“Phải làm một điều gì đó cho
người dân Philippines, cho quốc gia Philippines, nơi đã từng cưu mang những
người Việt tị nạn từ bao nhiêu năm qua.” Luật Sư Trịnh
Hội nghĩ và gọi cho chủ bút nhật báo Người Việt Phạm Phú Thiện Giao để bàn về
buổi gây quỹ tại tòa soạn báo vào tối Thứ Ba.
Đồng thời, trên Facebook, vị luật sư này cùng bạn
bè, những người từng là dân tị nạn Philippines, cũng lên tiếng kêu gọi hướng về
Philippines.
Và chỉ sau hai ngày kêu gọi trên Facebook từ Úc, Na
Uy, Canada, Houston, và Boston, số tiền gửi về cho VOICE để góp một bàn tay
giúp những người đang chịu cơn bão tàn khốc nhất lên đến gần $26,000.
Hiện tại, chưa biết chính xác số người chết trong
trận bão kinh hoàng này là bao nhiêu, có thể là 10,000, cũng có thể đến 12,000
hoặc hơn thế nữa.
Cuộc vận động của VOICE đợt đầu tiên còn kéo dài đến
Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Một.
“Số tiền đóng góp đầu tiên chúng tôi muốn để cho những người Việt Nam
từng là dân tị nạn được Philippines cưu mang đi cùng những thiện nguyện viên
tại Philippines mang đến tận nơi bị bão tàn phá. Bởi đó là nghĩa cử mà chúng ta
nhất định phải làm, không thể khác được.” Luật Sư
Trịnh Hội cho biết.
Ngoài
những đóng góp ngay trong buổi gây quỹ, đồng hương ở xa có thể gởi ngân phiếu
đề: (Paid to) VOICE (c/o Sang Nguyen), địa chỉ: 245 E
Pepper Dr., Long Beach, CA 90807.
Nếu
đóng góp theo phương cách chuyển khoản: Paid to: VOICE -
Citibank, số trương mục: 205273162; Routine: 322271724; Zipcode: 20009.
Nếu
đóng góp qua Paypal: Paid to: SangN@pcbinc.com.
Mọi đóng góp cho VOICE đều được miễn thuế.
*
Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com
---------------------------------------
VienDongDaily.Com
11/11/2013
LOS ANGELES – Giữa lúc những hình ảnh của đảo quốc
bị tàn phá tan hoang được phát sóng trên khắp thế giới, và với số lượng tử vong
lên tới 10,000 người, những người Phi Luật Tân trên khắp miền nam California đã
tề tựu vào cuối tuần qua, để quyên góp tiền bạc gởi về quê nhà.
Trong một trường hợp, họ mở rộng một cuộc lạc quyên
từ thiện đã được dự trù tổ chức để giúp đỡ các nạn nhân của trận động đất mạnh
7.2 độ Richter, xảy ra tại nước này trong tháng qua.
Hơn 300 người tập trung tại Van Nuys vào sáng sớm
Chủ Nhật, để tham gia một cuộc đi bộ 5 cây số, dưới sự bảo trợ của Tổ Chức Cứu
Trợ Thiên Tai Phi Luật Tân. Sự kiện này được dự trù trước khi trận bão Haiyan
đánh vào nước này. Giờ đây tổ chức bất vụ lợi dự định hiến tặng $7,000 Mỹ kim –
và một số thùng đồ hộp mà những người tham gia mang tới – cho những nạn nhân
của trận động đất tuần trước và trận bão vừa qua.
Ông Bing De La Vega, chủ tịch của tổ chức cứu trợ và
là chồng của bà Hellen Barber De La Vega, tổng lãnh sự Phi Luật Tân tại Los
Angeles, cho biết, “Nam California là nơi có dân số Phi Luật Tân đông nhất ở
bên ngoài của Phi Luật Tân. Chúng tôi là một đại gia đình.”
Hơn 300,000 người Phi Luật Tân sống trong khu vực
này.
Tại Long Beach – nơi có một số lượng lớn những di
dân gốc Phi Luật Tân – Liên Minh Quốc Gia vì Lợi Ích Phi Luật Tân đã tổ chức
một cuộc họp báo vào hôm Chủ nhật, để gây ý thức và quyên tiền cho các nỗ lực
cứu trợ.
Đối với ông Alex Montances, điều phối viên khu vực
của liên minh đặc trách cho miền nam California, sự tàn phá của cơn bão đã ảnh
hưởng đến cá nhân ông.
Những tin tức cuối cùng ông nhận được từ Tacloban,
thành phố nằm trên đảo Leyte bị tàn phá nặng nhất và là nơi mẹ ông lớn lên. Ông
cho biết rằng trận bão đã làm tốc mái nhà của chú ông. Trong một lúc, những
người bà con của ông đã đăng tin tức cập nhật trên Facebook. Sau đó họ ngưng
mất.
Ông nói, “Chúng tôi mất liên lạc với Tacloban. Lúc
này chúng tôi thậm chí không biết chắc làm thế nào để liên lạc với những người
anh em họ của tôi. Thật là rối rắm.”
Ông cho biết ông bận rộn thu xếp buổi gây quỹ, nhưng
khi nghỉ tay một lát thì đầu óc ông quay cuồng – với những hình ảnh của Lễ
Giáng Sinh ông đã trải qua ở Tacloban khi mới lên 12 tuổi, và với những kỷ niệm
của sân bay nhỏ và những ngôi nhà làm bằng những mảnh gỗ, tấm thiếc và gạch.
Ông nói, “Tôi lo lắm. Không phải tất cả những căn
nhà ấy đều hoàn toàn an toàn.”
Tại giáo đường Filipino Christian Church, Lura
Henderson nhìn chằm chằm vào một tấm bản đồ Phi Luật Tân trên máy điện thoại
của bà. Bà bấm vào quê hương mình là thành phố Cebu, nơi một tòa nhà hải cảng
cá bị sập trong trận động đất hồi tháng 10, và lắc đầu.
Bên kia căn phòng, hai đứa con gái nhỏ của bà đi từ
bàn này sang bàn khác, mang theo một thúng lạc quyên. Một người đàn ông bỏ vào
thúng một tờ 5 Mỹ kim, và một người khác đặt vào đó một tấm ngân phiếu được gấp
lại.
--------------------------------
11/13/2013
TACLOBAN - TT Aquino đã đưa ra ước lượng cập
nhật về tử vong do bão Haiyan gây ra tại miền trung Philippines, là 2000
đến 2500 người chết - cùng ngày, chiến hạm Hoa Kỳ và Anh trực chỉ
quần đảo Philippines.
Ông Aquino tuyên bố "10,000 tôi nghĩ là quá nhiều". Trả lời phỏng vấn của CNN, ông nói chính quyền đang thu thập thông tin. Con số tử vong chính thức công bố hôm Thứ Ba là 1774.
Thủ phủ Tacloban của tỉnh Leyte đã trở thành bình địa - các viên chức sợ rằng 10,000 người chết tại tỉnh này, gồm nhiều người chết đuối vì sóng dâng cao như sóng thần.
Mẫu hạm USS Washington đã lên đường với 5000 binh sĩ và 80 phi cơ sẽ giúp tăng tốc nỗ lực cứu trợ - Ngũ Giác Đài loan báo: 4 chiến hạm khác sẽ đến trong 2 đến 3 ngày.
Cứu trợ đã tới Tacloban trên những con đường còn rải rác tử thi 2 bên trong lúc mưa trở lại.
Khoảng 660,000 người di tản tránh bão nay thiếu luơng thực, nước uống và thuốc men, theo thông báo của LHQ.
Anh đang gửi 1 chiến hạm sang với máy lọc nước biển - tàu HMS Daring đã rời Singapore, sẽ tới Philippines trong 2 hay 3 ngày.
Bộ trưởng nội vụ Manuel Roxas báo cáo: chính quyền Tacloban không còn - các viên chức chết, mất ích hay mất tinh thần không thể làm việc. Chỉ 20 người trong lực lượng cảnh sát Tacloban trình diện nhận việc - ông tuyên bố: tình hình đã ổn định, không còn hôi của, luơng thực tiếp tế đang tới, mỗi ngày nhận đuợc 50,000 bao. Mỗi bao gồm 15 phần ăn. Bộ trưởng xã hội xác nhận cứu trợ đã tới 1/3 trong số 45,000 gia đình tại Tacloban.
Bộ trưởng tài chính Cesar Purisima cho hay thiệt hại kinh tế do siêu bão Haiyan gây ra là giảm 1% GDP năm tới.
Tổ chức phân tích tai họa tại Đức uớc luợng thiệt hại kinh tế là giữa 8 tỉ và 19 tỉ MK.
Tình hình thê thảm tại vùng thiên tai chưa giảm bớt, theo nhận xét của phóng viên. Tại phi trường của thành phố Tacloban, chỉ còn đài kiểm soát không lưu đứng vững, không còn cửa kính - nhưng, chuyên viên không lưu vẫn làm việc, thận trọng điều khiển phi cơ dân sự và quân sự lên xuống. Gần bên bãi đậu xe, mùi tử khi bốc lên - 1 tử thi vô thừa nhận đang thối rữa, tuy đã đuợc gói trong bao xác. Quang cảnh tại phi trường là hình ảnh tuyệt vọng hàng ngày, với hàng ngàn hành khách chờ lên phi cơ, nóng lòng muốn trốn khỏi điều kiện tang thương mà siêu bão Haiyan để lại.
Ông Aquino tuyên bố "10,000 tôi nghĩ là quá nhiều". Trả lời phỏng vấn của CNN, ông nói chính quyền đang thu thập thông tin. Con số tử vong chính thức công bố hôm Thứ Ba là 1774.
Thủ phủ Tacloban của tỉnh Leyte đã trở thành bình địa - các viên chức sợ rằng 10,000 người chết tại tỉnh này, gồm nhiều người chết đuối vì sóng dâng cao như sóng thần.
Mẫu hạm USS Washington đã lên đường với 5000 binh sĩ và 80 phi cơ sẽ giúp tăng tốc nỗ lực cứu trợ - Ngũ Giác Đài loan báo: 4 chiến hạm khác sẽ đến trong 2 đến 3 ngày.
Cứu trợ đã tới Tacloban trên những con đường còn rải rác tử thi 2 bên trong lúc mưa trở lại.
Khoảng 660,000 người di tản tránh bão nay thiếu luơng thực, nước uống và thuốc men, theo thông báo của LHQ.
Anh đang gửi 1 chiến hạm sang với máy lọc nước biển - tàu HMS Daring đã rời Singapore, sẽ tới Philippines trong 2 hay 3 ngày.
Bộ trưởng nội vụ Manuel Roxas báo cáo: chính quyền Tacloban không còn - các viên chức chết, mất ích hay mất tinh thần không thể làm việc. Chỉ 20 người trong lực lượng cảnh sát Tacloban trình diện nhận việc - ông tuyên bố: tình hình đã ổn định, không còn hôi của, luơng thực tiếp tế đang tới, mỗi ngày nhận đuợc 50,000 bao. Mỗi bao gồm 15 phần ăn. Bộ trưởng xã hội xác nhận cứu trợ đã tới 1/3 trong số 45,000 gia đình tại Tacloban.
Bộ trưởng tài chính Cesar Purisima cho hay thiệt hại kinh tế do siêu bão Haiyan gây ra là giảm 1% GDP năm tới.
Tổ chức phân tích tai họa tại Đức uớc luợng thiệt hại kinh tế là giữa 8 tỉ và 19 tỉ MK.
Tình hình thê thảm tại vùng thiên tai chưa giảm bớt, theo nhận xét của phóng viên. Tại phi trường của thành phố Tacloban, chỉ còn đài kiểm soát không lưu đứng vững, không còn cửa kính - nhưng, chuyên viên không lưu vẫn làm việc, thận trọng điều khiển phi cơ dân sự và quân sự lên xuống. Gần bên bãi đậu xe, mùi tử khi bốc lên - 1 tử thi vô thừa nhận đang thối rữa, tuy đã đuợc gói trong bao xác. Quang cảnh tại phi trường là hình ảnh tuyệt vọng hàng ngày, với hàng ngàn hành khách chờ lên phi cơ, nóng lòng muốn trốn khỏi điều kiện tang thương mà siêu bão Haiyan để lại.
No comments:
Post a Comment