Thế
Kha (Nguoi Lao Dong)
Thứ Năm, 14/11/2013 23:11
Dựng
lại hiện trường bằng những nhân vật đóng thế là các chiến sĩ công an và cho
phép bị can, người nhà bị hại gặp nhau lập biên bản thỏa thuận là những bất
thường
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày
14-11, bà Vũ Thị Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Luật
sư Việt Nam, cho biết chiều 14-11, bà đã báo cáo trực tiếp với Chủ tịch Liên
đoàn Luật sư Việt Nam về vụ án “Giết người”, “Hiếp dâm trẻ em” của tử tù Hàn
Đức Long (SN 1959, ngụ xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; Báo Người
Lao Động đã thông tin)
Bị cáo Hàn Đức Long sau một phiên xử. (Ảnh tư liệu của Báo Công an Nhân dân)
“Nhiều dấu hiệu cho thấy cơ quan điều tra (CQĐT) đã vi phạm quy định về
tố tụng hình sự”- luật sư Nga nói và dẫn chứng trong quá trình điều
tra, CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã để ông Nguyễn Văn Báu, bác ruột của cháu
Yến (nạn nhân bị sát hại trong vụ án), vào trại tạm giam gặp ông Long dàn xếp,
hứa hẹn bảo đảm chuyện gia đình bị hại sẽ không làm điều gì ảnh hưởng tới tính
mạng, sức khỏe của người nhà ông Long.
“Trong quá trình điều tra, chỉ cho phép bị can tiếp xúc để làm rõ dấu
hiệu phạm tội mà thôi. Hành động cho phép hai bên gặp gỡ để dàn xếp như thế có
nhằm mục đích đấu tranh với tội phạm nào không, ai cho phép việc đó? Ông Báu là
người nhà của bị hại, việc cho họ gặp nhau để dàn xếp là điều bất thường. Bình
thường, nếu phạm tội thì người nhà của ông Long phải tới tận nhà bị hại, thậm
chí phải quỳ xuống để xin, rồi xem xét bồi thường. Tại sao người nhà bị hại lại
tới tận trại giam để cam kết với ông Long như vậy?”- luật sư Nga đặt vấn đề.
Hơn nữa, khi khám phòng làm việc của ông Dương
Khương Duy (điều tra viên chính của vụ án, đã đột tử chết), cơ quan chức năng
phát hiện 49 bút lục để ngoài hồ sơ vụ án. Trong đó có những đoạn của ông Long
viết dở, viết đi viết lại rất nhiều lần. “Nếu
viết đơn tự thú một cách nhuần nhuyễn thì tại sao lại có nhiều bản viết đi viết
lại như vậy? Điều này cần được ráp nối với chi tiết tại các phiên tòa, ông Long
liên tục cho biết có việc hướng dẫn khai” - luật sư Nga đặt nghi vấn và còn
cho biết một điểm rất bất hợp lý là khi dựng lại hiện trường, CQĐT đã sử dụng
những người đóng thế là các cán bộ công an.
Theo luật sư Nga, những chứng cứ ngoại phạm của Hàn
Đức Long đã không được chú ý, xem xét thấu đáo trong quá trình truy tố, xét xử.
“Bản án mới nhất do Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao xử
hồi tháng 11-2011 đã có hiệu lực, xác định ông Long giết cháu Yến vào thời điểm
chị Nguyễn Thị Yên và chị Đặng Thị Sổ (ngụ cùng thôn) xay xát gạo. Ông Long
vắng mặt thời điểm đó để đi sát hại cháu Yến (điểm xay xát gạo cách nhà cháu
Yến khoảng 70 m; nhà cháu Yến chếch một đầu ao, còn điểm xay xát ở một đầu ao -
PV). “Tuy nhiên trong hồ sơ điều tra thì
chị Sổ khai trong lúc chị Yên xát gạo, chị Sổ ngồi chờ chị Yên thì ông Long
ngồi ở bụi tre. Chị Sổ còn nói với ông Long rằng cho chị xát trước và ông Long
nói: “Tao không xát à”. Tức lúc đó có cả 3 người ở đó chứ không phải ông Long
vắng mặt như trong bản án gần nhất đã kết tội ông Long tử hình - sau khi
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hủy án sơ thẩm, phúc thẩm lần 1 yêu cầu điều
tra, xét xử lại từ đầu - nói ông Long đã vắng mặt để thực hiện phạm tội hình
sự”- luật sư Nga chỉ ra điểm bất hợp lý.
Có
chứng cứ ngoại phạm?
Luật sư Ngô Ngọc Trai, Trưởng Văn phòng Luật Ngô
Ngọc Trai và cộng sự (TP Hà Nội), cung cấp thêm thông tin trong lúc chờ đến
lượt xay xát, ông Long ngồi uống nước chè, hút thuốc lào tại cửa ngách thông
giữa hai gian xay xát và bán hàng tạp hóa nhỏ của gia đình chủ cơ sở xay xát.
Ông Long về đến nhà lúc 19 giờ 47 phút (số liệu giờ giấc do CQĐT thu thập).
Khi vụ án xảy ra, CQĐT hỏi chủ cơ sở xay xát có những ai đến xay gạo chiều đó
thì được kể tên 7 người, trong đó có ông Long.
|
THẾ
KHA
No comments:
Post a Comment