Bùi Ngọc
Tấn
08-11-2013
NQL: Nhà văn Bùi Ngọc Tấn cũng là một
tù oan. Ông bị tóng tù 5 năm (1968-1973). 45 năm sau, tháng 7 vừa rồi gặp ông ở
Sài Gòn, mình hỏi đến bây giờ anh đã biết vì sao anh bị tóng tù không? Anh cười
hiền lành nói không. Án tù nhà văn còn khốn nạn hơn án tù của ông Chấn. Ông
Chấn biết mình bị kết án thế nào để mà kêu oan còn nhà văn thì không.
Những ngày bị bắt, nhà văn Bùi Ngọc Tấn chỉ được nghe kể lại, giám đốc ty công an Hải Phòng hồi đó là ông Trần Đông nói: "Giam cho nó bớt chủ quan!", thế thôi, rất đơn giản. Cái gọi là ưu việt vạn lần hơn của bà Doan đơn giản như thế đó.
Những ngày bị bắt, nhà văn Bùi Ngọc Tấn chỉ được nghe kể lại, giám đốc ty công an Hải Phòng hồi đó là ông Trần Đông nói: "Giam cho nó bớt chủ quan!", thế thôi, rất đơn giản. Cái gọi là ưu việt vạn lần hơn của bà Doan đơn giản như thế đó.
*
*
Già rồi, tôi chẳng mảy may chú ý đến ý nghĩa của từng ngày, những ngày thời trai trẻ thường mong mỏi như 1 tháng 5, 19 tháng 8, 2 tháng 9. Những ngày lễ trọng của dân tộc. Giờ đây quá mệt mỏi, với thời gian chỉ có một ý nghĩ duy nhất: Sao nó đi nhanh thế. Đã 80 tuổi. Đã là một ông lão 80 già lụ khụ mặc dù từ đáy lòng không chịu công nhận cái thực tế phũ phàng tàn nhẫn ây.
Sáng nay trở dậy bóc lịch. Giật mình: 8 tháng 11.
Lại cả thứ sáu nữa. Ba yếu tố trùng
nhau. Thật hiếm hoi. Thứ sáu 8 tháng 11
năm 1968 tôi bị bắt. Đúng 45 năm. Không biết 45 năm có bao ngày thứ 6 trùng hợp
cả ba yếu tố ấy nhỉ.
* Thứ sáu mồng 8 tháng 11 năm 1968 rét lắm. Không
nóng như hôm nay. Đọc lệnh, khám nhà xong khoảng 10 giờ. Vào Trần Phú với cái
bụng đói. Khoảng nửa giờ sau, từ xà lim ra nhận suất cơm đặt ngay dưới đất,
nguội ngắt, nước uống trong bô sắt han rỉ, không sao nuốt được.
* 7 ngày trước, 1 thang 11, cũng thứ sáu, tình cờ mở
tivi, nghe tin ông Trần Đông, nguyên giám đốc công an thành phố Hải Phòng,
người hạ lệnh (khác với ký lệnh) bắt tôi, đã từ trần. Ông là thứ trưởng bộ Công
an, suýt nữa lên bộ trưởng. Báo Nhân Dân đã đưa tin và ảnh ông dưới măng sét:
“Đồng chí Trần Đông thăm trụ sở Bộ Biên Tập báo Nhân Dân.” Một kiểu đưa tin dọn
đường dư luận. Ai cũng hiểu ông sẽ lên bộ trưởng. Nhưng rồi ông phải chuyển
sang làm thứ trưởng bộ Tư Pháp.
Người ta nói rằng ông đã dám vuốt râu …Lê Đức Thọ!
Thật may cho tôi cái cú vuốt râu ấy của ông. Chứ không đời tôi biết ra sao?
Ông đã qua đời. Dù không muốn, tôi cũng phải buộc
lòng có mấy nhận xét về ông:
- Biết bắt tôi là sai, ông cho tôi đi tập trung cải
tạo. Tạm công nhận là được đi vì bắt người dễ, tha người khó. Nhưng sao ông lại
đuổi vợ tôi khỏi trường đại học? Khi ông Hoàng Hữu Nhân xếp việc làm cho tôi,
sao ông lại kiên quyết chống lại? Rõ ràng ông định tận diệt tôi.
* Sáng nay, 8 tháng 11 lại là ngày Luật Pháp đầu
tiên của nước ta, để mọi người thượng tôn pháp luật, tất cả cùng sống và làm
việc theo hiến pháp và pháp luật. Cái khẩu hiệu Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật này ông Trần Đông đã
cho căng đỏ rực đường phố Hải Phòng từ mấy chục năm nay rồi. Tôi cũng đã biết
nó là thế nào rồi. Trong tủ của tôi có hơn chục ki lô đơn, kêu đủ cả các Bộ
(không có Bộ Binh Bộ Hộ Bộ Hinh đâu nhé). Lần gần nhất là trực tiếp gặp ông
Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân tối cao!!!!!! Và thuộc cả tên bà chủ nhiệm
Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội Lê Thị Thu Ba!!
Tôi không hiểu sao luật pháp không được thực thi mà
có lắm bộ, Viện, ngành liên quan thế????
* Thương ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) tù oan 10
năm quá. Và mong được như ông. Nhưng mình chẳng có ai tự thú cả. Mình đã tự thú
bằng tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000.
Người ta bỏ tù tiếp bản tự thú của mình. Giá ông Trần Đông tự thú thì tốt.
Nhưng ông ấy chết rồi.
* Ngày bị bắt 35 tuổi. Nay 80 tuổi kỷ niệm 45 năm
ngày bị bắt. Chả thấy gì khác. Cố sống 5 năm nữa, đến năm 85, kỷ niệm tròn 50
năm ngày bị bắt, xem có gì mới không? Chắc không. Bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng nói hết thế kỷ 21 chưa xây dựng xong chủ nghĩa xã hội cơ mà.
* Ông Nguyễn Ngọc Giao (Pháp) bình về Truyện ngắn
Người Chăn Kiến của mình khá quá: Cái
vòng tròn ấy không giữ nổi mấy con kiến nhưng giam trọn một đời người.
Không nhớ nguyên văn. Đại ý là như vậy.
Tác giả gửi Quê Choa
No comments:
Post a Comment