Tuesday, 12 November 2013

KÝ ỨC CỦA MAO KHÔNG CÓ LÊ DUẨN (Huỳnh Tâm - Thông Luận)




Chi tiết
Được đăng ngày Thứ ba, 12 Tháng 11 2013 11:21

“…Lê Duẩn đáp: ‒ Thưa đồng chí, chúng tôi luôn nghĩ rằng Trung Quốc là anh lớn của chúng tôi, người bạn đáng tin cậy nhất, hỗ trợ của Trung Quốc chúng tôi xem rất trọng và đương nhiên có vay thì phải có trả, có ai cho không bao giờ!...”

*

Tháng 7 năm 1966, Hồ Chí Minh đọc lời "Hiệu triệu quốc dân đồng bào", tố cáo Mỹ mở rộng các phi vụ chiến tranh đánh bom Hà Nội và Hải Phòng. Vài ngày sau, đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức cuộc biểu tình tại Hà Nội.

Đồng thời tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông (泽东), Lưu Thiếu Kỳ (刘少奇), Chu Ân Lai (周恩来), Chu Đức (朱德), Đặng Tiu Bình (邓小平), và các nhà lãnh đạo Trung ương đảng Cng Sn Trung Quc bước lên khán đài Thiên An Môn, tuyên b lp trường và xác định :

‒ Đảng Cộng Sản Việt Nam bảo vệ phía Nam (có nghĩa là đánh thuê) cho Trung Hoa, nay kêu gọi nhân dân Trung Hoa, đáp ứng lời cầu cứu ngoài biên cương, hỗ trợ cho Việt Nam chống Mỹ. Tức nhiên đây là nhiệm vụ của toàn nhân dân cứu nước Trung Hoa, "nước nhà lâm nguy có toàn dân ứng chiến cứu nước". (整个国家的人口处于危险之中,要争取挽救国家- Chnh cá quc đích nhân khu x v nguy him chi trung hiếu tranh th vãn cu quc gia).

Ngày 25 tháng 7 năm 1966 tại Bắc Kinh, Bộ chính trị Trung Quốc cùng Mao Trạch Đông chụp hình lưu niệm, nhân dịp bis Hồ Chí Minh tuyên bố: "Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải hùng mạnh để bảo vệ đứa em Việt Nam". Đặc biệt trong Bộ chính trị Trung Quốc gồm có Hồ Chí Minh và Hoàng Văn Hoan đang hoạt động ở hải ngoại. Ảnh: Hoa Nam.

Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố:

‒ Chúng tôi đáp ứng lời cầu viện của Hồ và Duẩn, như đã phản ứng trước đây vào lúc 13h55, ngày 07 tháng 2 năm 1965, về nội vụ một tàu sân bay Mỹ xuất hiện tại Biển Đông với một số lượng lớn máy bay chiến đấu cất cánh. Sau đó, đột nhiên Mỹ chạy trốn khỏi Bắc Việt Nam, những vụ đánh bom của Mỹ, nay đã trở nên mờ nhạt tại khu vực Vĩnh Lăng thuộc tỉnh Quảng Bình và một số nơi khác.

Dù sau đó, hạm đội thứ Bảy của Mỹ, và hai tàu sân bay, tàu khu trục, đánh vùng biển Bắc Bộ Việt Nam. Hải quân Mỹ và Không quân chia ra làm hai hướng tiếp cận Vịnh Bắc Bộ để khiêu khích Trung Quốc và Việt Nam, mỗi ngày càng nhiều phi vụ đánh bom, mở rộng phạm vi tấn công.

Do đó, Trung Quốc cần bảo vệ Việt Nam, được xem như một người hàng xóm thân thiết nhất, bảo vệ phía Nam của Trung Quốc, và lập tức tỏ thái độ. Sau một ngày Mỹ cho nhiều phi vụ đánh bom ở miền Bắc Việt Nam, chính phủ Trung Quốc phản ứng thường xuyên, nhắc đi nhắc lại hơn trăm lần tuyên bố:

‒ Gây hấn với Việt Nam tức là xâm lấn Trung Quốc, và Trung Quốc kiên định thực hiện tất cả các biện pháp có thể để hỗ trợ cho nhân dân Việt Nam, trong cuộc đấu tranh chống Mỹ hiện nay, chúng tôi có toàn dân đồng tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mỹ. Ngày 10 tháng Hai 1967 tại Bắc Kinh có hơn trên 1 triệu người biểu tình. Mao Trạch Đông (泽东), Lưu Thiếu K (刘少奇), Chu Ân Lai (周恩来), Đặng Tiu Bình (邓小平) hn h, hài lòng đi đầu trong cuc biu tình này.

Đến ngày 29 tháng 3 năm 1967, các vụ đánh bom tạm thời dừng ở đường ranh giới quân sự vĩ tuyến 17, và Mỹ chỉ vượt qua bởi các phi vụ đánh bom cần thiết bên dòng Bắc vĩ tuyến 20. Mỹ hứa hẹn, nếu Trung Quốc đưa quân vào đường mòn Hồ Chí Minh, sẽ mở rộng phi vụ về phía trước thủ đô Hà Nội. Lúc này tình hình Việt Nam-Trung Quốc rất phức tạp. Cùng ngày Chu Ân Lai (周恩来), đang viếng thăm Pakistan, phát biu:

‒ Tôi mạnh mẽ lên án chủ nghĩa đế quốc Mỹ, ngang nhiên mở rộng cuộc chiến tranh tại Việt Nam, nhất là các vụ đánh bom liên tục miền Bắc Việt Nam, nhân dân Trung Quốc sẽ dành tất cả mọi hỗ trợ về vật chất cần thiết cho nhân dân Việt Nam, bao gồm tất cả những vũ khí và trang thiết bị chiến tranh. Nhưng cũng nói rằng nhân dân Trung Quốc, đã đến lúc gửi quân đội nhân dân Trung Quốc, đến Việt Nam tham chiến.

Trung Quốc chuẩn bị kế hoạch thanh trừng Lê Duẩn trước khi Hồ Chí Minh qua đời. Nguồn Hoa Nam

Ngày 07 tháng 4 năm 1967. Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, thay mặt Hồ Chí Minh và đảng Lao động Việt Nam đứng đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam bí mật đến Bắc Kinh, yêu cầu Trung Quốc viện trợ khẩn cấp. Các cuộc đàm phán cấp cao Trung-Việt tại Đại lễ đường hội trường Nam tổ chức trọng thể.

Cuộc hội đàm "chiến tranh" liên tục nhiều ngày, đến ngày lấy quyết định chiến tranh, mọi người chờ đợi Lưu Thiếu Kỳ (刘少奇), ông ta thay mt Ch tch Mao Trch Đông (泽东) bước vào, tt c đồng tình đứng lên, t bày kính cn, Lưu Thiếu K vui v bước đến bt tay từng người, và đi thẳng đến ngai vàng dành riêng cho chủ lễ, ông ta mở lời chúc mừng chào tất cả những nhân vật trọng yếu trong bộ chính trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, tiếp theo chào Lê Duẩn, không một lời nào chúc Hồ Chí Minh sống lâu trăm tuổi. Điều này cho thấy Hồ Chí Minh không còn trong ký ức của Mao !

Lê Duẩn được xem như một thượng khách danh dự, tuy nhiên ban nghi lễ ngoại giao Trung Quốc lại phối trí cho ông ta ngồi gần cánh cửa trong đại sảnh đường. Theo dự kiến, Lê Duẩn có hai phút chào nhau​​ với Lưu Thiếu Kỳ. Thường lệ họ ôm nhau dùng cánh tay choàng lấy nhau, nồng nhiệt, họ đón nhận đồng đảng máu lưu trong một cơ thể người Cộng Sản, thế mà Lê Duẩn chỉ ôm Lưu Thiếu Kỳ được một phút, chưa kịp nồng nhiệt đã bị lạnh lùng buông ra một cách phủ phàng.

Bất ngờ Lưu Thiếu Kỳ di chuyển đột ngột tỏ ý xem thường Lê Duẩn Bí thư thứ nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Với phong cách trịch thượng độc đáo của Lưu Thiếu Kỳ, mọi người tập trung đôi mắt nhìn Lê Duẩn. Nhưng người ta không thể trách cứ Lưu Thiếu Kỳ bởi vì ông đứng ở địa vị anh cả của những kẻ cướp. Lê Duẩn có thể cảm thấy một bàn tay to lớn của viện trợ, ông ta khó có phản ứng nào, bởi kẻ đi cầu viện có giá trị riêng của nó, Lê Duẩn được chỉ thị đứng bên trái sảnh đường.

Lưu Thiếu Kỳ mỉm cười nói:
‒ Tôi rất hạnh phúc được gặp lại đồng chí, chào mừng đồng chí đến thăm Trung Quốc.
Lê Duẩn gật đầu, với đôi mắt đục nhìn họ Lưu đáp:
‒ Cảm ơn đồng chí, chúng tôi đang đến với bạn để xin giúp đỡ.

Lưu Thiếu Kỳ chỉ gật gù thể hiện đồng ý. Lúc này Lê Duẩn bước đến với tư thế chầu bái thượng hoàng. Nhân tiện đôi tay Lưu Thiếu Kỳ siết chặt tay Lê Duẩn trong một khoảnh khắc không phát động, có vẻ đây là cách duy nhất để thể hiện tinh thần đoàn kết mong manh này, và không tin tưởng Việt Nam như các dân tộc đang làm thần dân Hán. Thực chất Trung Quốc  không có "Tình đồng chí và anh em" hay "Tình bạn sâu sắc", một khi Trung Cộng là kẻ mạnh, đứng ở vị trí kẻ cả.

Các cuộc đàm phán bắt đầu, mỗi bên ngồi đối diện. Bên Trung Quốc có Lưu Thiếu Kỳ, bên Việt Nam có Lê Duẩn, cả hai mỉm cười, nhìn nhau lấy đôi mắt thể hiện biểu cảm, xem mối tương quan bất thường làm cái tạm cho cảm thông.

Lưu Thiếu Ký nói:
‒ Hỗ trợ cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Hoa Kỳ, đây là nghĩa vụ của chúng tôi. Trước sau rồi đây, đảng cộng sản của đồng chí cũng chiếm được miền Nam Việt Nam, khi thống nhất Việt Nam cũng có cái giá phải trả, đó là cái nợ nhân dân Trung Quốc.

Lê Duẩn đáp:
‒ Thưa đồng chí, chúng tôi luôn nghĩ rằng Trung Quốc là anh lớn của chúng tôi, người bạn đáng tin cậy nhất, hỗ trợ của Trung Quốc chúng tôi xem rất trọng và đương nhiên có vay thì phải có trả, có ai cho không bao giờ !

Lưu Thiếu Kỳ hít vào phổi một khói thuốc để đánh giá lời hứa của Lê Duẩn. Theo lời đáp của Lê Duẩn vừa rồi, ông chỉ thị cập nhật vào hồ sơ ghi rõ việc Lê Duẩn hứa trả nợ cho nhân dân Trung Quốc, ông nói tiếp:

‒ Chúng ta tiếp tục làm một công ty hữu hạn, xây dựng vị trí đảng Cộng sản Trung Quốc lên hàng đầu, có vậy chúng tôi làm tất cả các việc bạn đang cần. Chúng tôi ở đây, phải cố gắng giúp bạn. Chúng tôi đã luôn tin tưởng lời bạn, có thể trực tiếp cung cấp cho các bạn được ý nguyện và đời sống sinh hoạt mới. Cần thiết nhất là các bạn không thể chết trước khi Trung Quốc chưa nhận được hoàn nguyên viện trợ. Hãy nhớ chúng tôi không phải là Liên Xô.

Đặng Tiểu Bình gặp Hoàng Văn Hoan

Dự  kiến Trung Quốc sẽ đưa Hoàng Văn Hoan kế nhiệm khi Hồ Chí Minh

Lê Duẩn có những suy nghĩ táo bạo về việc mãi quốc, và đặc biệt bỏ cảm ý ngoài trái tim, như để đáp ứng lập trường viện trợ của Trung Quốc, nhưng cũng để mở đường cho các cuộc đàm phán sau này. Lê Duẩn thay đổi một giai điệu mới, để cầu xin ông chủ nợ:

‒ Chúng tôi khẩn cấp mời một số phi công tình nguyện, chiến sĩ tình báo, nhân viên công lộ, và cả quân đội nhân dân Trung Quốc.

Lưu Thiếu Kỳ am hiểu tình hình Việt Nam, và nhận thấy đây là vấn đề cốt lõi của các cuộc đàm phán hôm nay. Trước khi về nước Lê Duẩn đến thăm Chủ tịch Mao Trạch Đông và tiếp nhân đườc lời phủ dụ của họ Mao:

‒ Chúng tôi chỉ có một đáp ứng, nhờ Lưu Thiếu Kỳ bởi ông ta là thiên tài về chiến lược cũng khá quyết đoán.

Ông nói tiếp: "Được rồi, làm thế nào chúng ta có thể ngồi lại bàn thảo việc chung mà tiết kiệm được thời gian, hôm nay dù bạn không yêu cầu chúng tôi, chúng tôi cũng có một phần kế hoạch tiêu diệt kẻ thù ghê gớm ấy, hy vọng bạn là kiến trúc sư đại tài có nhiều sáng tạo trên tay, thí quân để chiến thắng cũng là một trong những sáng tạo của Trung Quốc.

Đã từ lâu Lê Duẩn mong muốn có trên tay nhiều vũ khí, nay được Mao mở kho và sau khi nghe những lời hứa của Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ, lập tức trên khuôn mặt trở nên hồng hào. Từ lúc này Lê Duẩn nhận được chỉ dụ của triều đình Hán. Ông vội vã thay mặt Trung ương quân ủy và Hồ Chí Minh, đa tạ Chủ tịch Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc bày tỏ cảm ơn chân thành lớn nhất của Việt Nam!

Lê Duẩn hội đàm tiếp theo với Lưu Thiếu Kỳ và được họ Lưu thông báo:

‒ Hôm nay Trung Quốc đã gửi một lực lượng đặc nhiệm hỗ trợ cho Việt Nam, gồm những sĩ quan ưu tú, quân dụng, quân lương, vật tư, và tuyến đường sắt đã hoạt động di chuyển về hướng Việt Nam, và hai Quân Đoàn tổng cộng tham chiến là 323.000 binh sĩ, vừa lên đường.

Lê Duẩn đề nghị hàng loạt công tác cụ thể, Lưu Thiếu Kỳ gật đầu với một nụ cười ngoại giao và nói:

‒ Vâng, hôm nay chúng tôi có được một nguyên tắc rộng lớn cũng đã đưa ra một thông cáo về vũ khí, cấp số quân, làm sao ta đánh Mỹ như Pháp. Tôi là người có trách nhiệm tham vấn quân sự cụ thể giữa hai nước.

Hiệp định ký kết, cuộc đàm phán cấp cao Trung-Việt thông qua trong bầu không khí "mạnh thắng yếu thua", và trao đổi hồ sơ "mua bán lãnh thổ" kết thúc thành công.

Ngày 11 tháng 5 năm 1970. Mao Trạch Đông (泽东), Lâm Bưu (林彪), và Bí thư th nht Lê Dun, thay mt đảng Lao động Vit Nam, đi x cu vin (t trái sang th tư). nh: Tân Hoa Xã.

Ngày 20 tháng 4 năm 1967, cuộc họp Quốc hội nhân dân toàn quốc lần thứ ba của Trung Quốc thông qua nghị quyết, nhắc lại toàn dân cương quyết lựa chọn hoàn hảo hỗ trợ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Lực lượng trên bộ, biển và không quân của Trung Quốc, đang được lệnh chiến đấu, bảo đảm chất lượng tốt từ khắp mọi nơi trên cả nước để tiến vào biên giới Tây Nam (lãnh thổ Việt Nam ), bao gồm phòng không, kỹ thuật, đường sắt, hậu cần và các lực lượng khác, tổng cộng 323.000 binh sĩ ứng chiến. Trước đây tháng 6 năm 1965 và trở đi, trong đợt chiến tranh Việt Nam chống lại Hoa Kỳ bắt tay vào cuộc hành trình mới.

Sau khi Hồ Chí Minh qua đời Lê Duẩn thắp lên ngọn nến le lói đưa dân tộc Việt Nam vào xã hội chũ nghĩa vô sản! Lê Duẩn tự đính trên ngực một mảnh mề-đay chiến sĩ cách mạng trung kiên với đảng Cộng Sản. Nhưng rồi có những hứa hẹn tuyệt vời không bao giờ thấy đảng cộng sản thực hiện. Ông Duẩn hướng dẫn cả dân tộc Việt Nam đi lên vô sản hay đang đi xuống tuyệt vọng. Với quyền lực trên tay, ông được phép hiện đại hóa lịch sử Việt Nam qua lăng kính vô sản.

Từ đó trở đi, mọi việc lớn nhỏ của chính quyền, đảng và nhà nước đều do Lê Duẩn quyết định.

Ngoài ra, một hồ sơ khác tiết lộ :

‒ Lê Duẩn đề nghị với Mao Trạch Đông nên cho Hồ về hưu. Mặc dù Hồ Chí Minh vẫn còn sống nhưng coi như đã chết rồi và cần phải chấm dứt vài trò của Hồ, bằng không Việt Nam sẽ trả về đất Hán một Hồ Chi Minh đã chết.

Ông còn tuyên bố tại Bắc Kinh rằng:
‒ Cái áo choàng Hồ Chí Minh chỉ là mãnh chiến bào đã mục nát, nay không còn trên lưng chiến lược quân sự và chính trị tại Việt Nam, tại sao Trung Quốc không chọn lựa một phiên bản mới bền vững hơn?

Qua lời tuyên bố này Lê Duẩn bắn tin hiệu cho giới lãnh đạo Trung Quốc là ông đã biết rõ tẩy của Hồ Chí Minh và Hoàn Văn Hoan.

Huỳnh Tâm



5 comments:

  1. Câu chuyện này nghe mà sao hoang đường vô lý vậy. Trung Quốc từ lâu đã là một kẻ tham lam luôn có những ảnh hưởng xấu đối với Việt Nam, từ trước đến nay đều như vậy. Trước kia thì có 1000 năm Bắc thuộc, nay thì tranh chấp vấn đề biển Đông, với quan hệ không mấy tốt đẹp như vậy chẳng có lý do gì mà Bác Hồ hay Đảng của ta thời bấy giờ tin tưởng mà nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc. Cậu chuyện trên đây không biết lấy nguồn từ đâu mà lại có những sự việc vô lý như vậy. Cần có công tác kiểm tra lại câu chuyện trước khi đăng bài để tránh gây hiểu lầm.

    ReplyDelete
  2. Với con đường kháng chiến của Bác thì nước ta hầu như là tự lực trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước của mình, tự đứng lên đại diện cho bản thân, chứ không hề giống bài viết nói là nhờ Trung Quốc, người anh cả, anh hai gì đó, rồi lại còn nói rằng Việt Nam là người bảo vệ phía Nam của Trung Quốc. Nếu nghe thấy điều này nhất định chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ Đảng ta sẽ không đồng ý, phản bác kịch liệt. Trong cuộc kháng chiến chúng ta thật sự chỉ được viện trợ vũ khí từ Liên Xô cũ, đó cũng là một sự giúp đỡ không nhỏ, nhưng vấn đề chính vẫn là tự chúng ta xoay xở. Còn việc cầu cứu Trung Quốc thì không có, mà có thì cũng chẳng được đồng ý.

    ReplyDelete
  3. Làm gì có chuyện bác Lê Duẩn có những lời nói xúc phạm, lời nói sau lưng như vậy với Bác Hồ, người mà bác Duẩn hết sức kính trọng, yêu mến. Tài liệu mà bài viêt này dựa vào liệu có đáng tin hay không đây, hay tác giả cố tình viết như vậy với mục đích chống phá chính quyền, gây mất lòng tin giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Còn về việc trong ký ức của Mao có hay không có bác Lê Duẩn hay có hay không Bác Hồ thì cũng có sao đâu, có ai quan tâm đâu. Mao là kẻ tự cao tự đại, gần như là kẻ đối đầu, nên ai ở trong ký ức của hắn thì càng tốt, hắn càng không để ý đến t tức là hắn càng ít có ý định đánh chúng ta.

    ReplyDelete
  4. Những thôi tin mà bài viết đăng lên chỉ có nội dung chung chung, mang tính nói xấu, xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ của cơ quan Đảng Cộng Sản Việt Nam nước ta những ngày đầu thành lập. Thông tin không có rõ nguồn gốc thì làm sao có tính thuyết phục, làm sao người đọc có thể tin được những nội dung từ thông tin ấy. Tác giả cần nói rõ các thông tin ấy ở đâu ra, để người đọc tìm hiểu, chứ không post lên cũng chỉ tốn công vô ích.

    ReplyDelete
  5. Đọc những chuyện kể, những sự kiện của bài viết, nói thật là nghe như chuyện viễn tưởng, không có chi tiết nào đáng tin cả. Nào là việc Lê Duẩn có những lời nói xúc phạm sau lưng Bác, người mà toàn thể nhân dân Việt Nam đều tôn kính hết lòng. Rồi bác Lê còn muốn phục vụ dưới quyền của Trung Quốc, sao mà những chuyện phi lý ấy có thể có được. Nếu thật thì phải có căn cứ, cơ sở rõ ràng, chứ cứ nói thế ai chả nói được.

    ReplyDelete

View My Stats