Thanh
Ngân chuyển ngữ, CTV
Phía Trước
11/11/2013
Trong vài tuần gần đây, một nhà hoạt động nhân quyền
và ca sĩ nhạc rap người Cuba, Angel Yunier Remon hay còn được gọi là “El
Critico”, đã tuyệt thực để chống lại việc anh bị giam giữ và gần mất mạng. Anh
là một nghệ sĩ sáng tạo với số lượng người hâm mộ khá đông, đa phần là giới trẻ
Cuba nghèo khổ. Anh đã bị lực lượng của Castro dàn dựng bắt giam tại tư gia
ngày 26 tháng Ba, 2013 nhằm buộc anh phải im lặng. Nhưng thay vào đó, anh đã
kiên quyết và chống lại việc bị bắt giam tùy tiện này.
Gần đây, bạn bè và những người ủng hộ Remon đã tổ
chức các chiến dịch trên mạng xã hội nhằm kêu gọi thế giới chú ý đến hoàn cảnh
của anh. Nhưng những vụ bắt giam và đàn áp ở Cuba vẫn không ngừng lại. Ủy ban
về Nhân quyền và Hòa giải Quốc gia Cuba báo cáo rằng chỉ riêng trong tháng Mười
đã có đến 909 vụ bắt giữ liên quan đến chính trị, số cao nhất trong nhiều tháng
qua. Nhiều người trong số những người bị bắt giữ có liên quan đến phong trào
“Những phụ nữ trắng”, những người vợ và các bà mẹ của các tù nhân chính trị đã
bị bắt giữ vào các ngày Chủ nhật khi họ đi bộ đến và về từ Mass.
Trong một biểu hiện đạo đức giả, Cuba đang tìm kiếm
một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc gồm 47 nước thành viên. Đại
Hội đồng sẽ bỏ phiếu vào ngày 12 tháng Mười một để bầu chọn 14 nước thành viên
mới.
Gần đây, Rosa Maria Paya – con gái của người bất
đồng chính kiến nổi tiếng người Cuba Oswaldo Paya – người đã qua đời trong một tai nạn xe hơi đáng ngờ hồi năm ngoái, đã kêu gọi các nước thành viên không nên bầu chọn Cuba. Bà cũng lưu ý các nước rằng những mối đe dọa giết người, bắt giữ tùy tiện và bạo lực
thường được sử dụng để đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Theo một nghị quyết Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, các
ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền được cho là những quốc gia “duy trì các
tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền”. Nhưng Cuba không
đáp ứng được tiêu chí đó. Một số các chế độ khác dựa vào sự tàn ác và bạo lực
bởi vì họ thiếu tính hợp pháp chính trị cũng đang ứng cử vào hội đồng này. Phải thừa nhận rằng, hội đồng
không phải là lực lượng hiệu quả nhất, nhưng tại sao phải cho phép cho các nước
thành viên – những nước cai trị thô bạo và vi phạm nguyên tắc cơ bản về phẩm
giá con người, đại diện cho hội đồng?
Có nên cho Trung Quốc, một nước không cho phép các tổ
chức chính trị khác thách thức quyền lực và sự độc quyền của Đảng Cộng sản cũng
như giam giữ hàng loạt các tù nhân chính trị và là nơi kiểm duyệt Internet lớn
nhất thế giới, được ngồi vào hội đồng để phán xét về nhân quyền? Nhiều người
không muốn nói ra bởi vì quyền lực kinh tế khổng lồ của Trung Quốc. Điều này
thật đáng xấu hổ.
Nga cũng vậy. Nước này cũng muốn có một ghế trong hội đồng. Nhưng trình độ
chuyên môn của Nga là gì? Hai phụ nữ trẻ thuộc nhóm nhạc nữ Pussy Riot vẫn còn
bị giam cầm vì dàn dựng một cuộc biểu tình tại một nhà thờ; cả chục người bị
truy tố vì tham gia vào các cuộc biểu tình ở Quảng trường Bolotnaya; ông trùm
dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky đang bước vào năm thứ 10 sau song sắt; và một làn
sóng thoái lui trong hệ thống pháp luật đang tiếp tục gây sức ép lên phong trào
xã hội dân sự.
Tương tự, Việt Nam cũng đang ứng cử vào Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc. Việt Nam trong thời gian qua đã liên tục trấn áp những
nhân vật bảo vệ nhân quyền, những người bất đồng chính kiến, luật sư, nhà báo, các blogger, những người ủng hộ dân chủ, các nhà hoạt động tôn giáo và nhiều người khác.
Ngoài ra, Saudi Arabia cũng muốn một ghế trong hội đồng
này mặc dù chính phủ nước này đã thường xuyên ném người vào tù mà không cần
thông qua xét xử. Hà khắc hơn, chính quyền Saudi Arabia còn cấm phụ nữ lái xe.
Nếu các nước này được vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì
sẽ gửi đi những thông điệp như thế nào đến phần còn lại của thế giới? Những
người như El Critico hoặc những người dũng cảm dám đứng lên chống lại sự đàn
áp?
©
2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
----------------------------------------
The Post’s View
Keep the human rights abusers off U.N.
council
By Editorial
Board, Published: November 9
IN RECENT WEEKS, an imprisoned
Cuban human rights activist and rapper, Angel Yunier Remón, known as “El
Critico,” has been on a hunger strike against his incarceration, and is reported
to be near death. An innovative artist with an underground following among
impoverished Cuban youth, he was jailed March 26 after an altercation at his
home staged by Castro’s goons, a gambit to coerce him into silence. But instead
he has been resolute, and fought back.
Recently, friends and
supporters organized a campaign
in social media to call attention to his plight. But the pace of repression in
Cuba is not slowing. The Cuban
Commission for Human Rights and National Reconciliation reports
909 political arrests in October, the highest in months. Many of those detained
have been part of the “Ladies
in White” movement, wives and mothers of political prisoners who are
arrested on Sundays as they walk to and from Mass.
In an expression of rank
hypocrisy, Cuba
is seeking a seat on the 47-member United Nations
Human Rights Council. The General Assembly votes Nov. 12 for 14
new members . Recently, Rosa Maria Payá, daughter of the Cuban dissident
Oswaldo Payá, who died in a suspicious car wreck last year, appealed
to the body to reject Cuba, noting that death threats, arbitrary arrests and
violence are routinely used to repress dissent.
According to a General Assembly
resolution, candidates for the council are supposed to be
countries that “uphold the highest standards in the promotion and protection of
human rights.” Cuba does not meet that criterion. Other regimes that resort to
brutality and violence because they lack genuine political legitimacy are also
bidding for seats. Admittedly, the council is not the most effective force, but
why bestow membership on those who brazenly violate basic principles of human
dignity?
Should China, which brooks no
challenge to the ruling party’s monopoly on power and maintains a gulag of
political prisoners and the largest Internet censorship operation in the world,
be sitting in judgment about human rights? Many are reluctant to speak out
because of China’s vast economic power. This is shameful. Russia, too, wants a
place. Its qualifications? Two
young women of Pussy Riot, the girl band, remain imprisoned for staging a
protest in a cathedral; a dozen people face arbitrary prosecution for
participating in the Bolotnaya
square demonstrations; oil magnate Mikhail
Khodorkovsky is entering his 10th year behind bars; a regressive wave of
legislation in recent months has further suffocated civil society.
Also seeking a seat is Vietnam,
which has been rounding
up human rights defenders, political dissidents, lawyers, journalists,
bloggers, democracy advocates, religious activists and others. Saudi Arabia
wants to be on the council, even though it has routinely thrown people into
prison without charge or trial, and refuses to allow women to drive on their
own.
If these countries are given
seats, what message does it send to the rest of the world? To those like El
Critico, bravely standing up to repression?
No comments:
Post a Comment