Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
(VienDongDaily.Com -
09/11/2013)
Vài năm gần đây, ở VN thường có hiện tượng người dân
đứng ra tự xử những sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống người
dân. Những sự việc lẽ ra chính quyền có bổn phận phải giải quyết nhưng chờ đợi
“mòn răng” cũng chẳng cơ quan nào chịu ngó tới. Thế nên họ phải đứng ra “tự
xử,” bởi tự xử là tự cứu mình. Hiểu theo nghĩa mạnh hơn là không tự cứu là tự
tử. Người ta không thể đứng nhìn quyền lợi của mình từ tinh thần đến miếng ăn,
bỗng dưng bị cướp đoạt mà không ai can thiệp. Sống như thế khác gì thú rừng, kẻ
mạnh cứ việc ăn thịt kẻ yếu. Sống trong xã hội loài người, có tổ chức, có pháp
luật, vậy mà pháp luật ngó lơ hay xử theo kiểu muốn xử sao cũng được, như thế
người dân gọi là “luật rừng” chẳng sai tí nào.
Chờ
được vạ má đã sưng
Vì chà đạp, vì phẫn nộ, người dân phải cùng nhau
đứng lên tự bảo vệ mình, bất cần tới pháp luật, bởi họ chẳng thể tin vào cái gì
bảo vệ cho mình nữa. Ăn cướp của họ thì họ giết, xử oan cho họ thì họ trả thù,
đánh họ thì họ đánh lại. Họ thừa biết như thế là phạm pháp, nhưng họ vẫn phải
làm. Họ sẵn sàng đứng trước pháp luật nói rằng chúng tôi đã làm đúng. Từ đời
ông cha chúng ta đã có câu “chờ được vạ má đã sưng,” nếu cứ để kẻ cắp xông vào
nhà không kháng cự, chờ tới lúc quan đến thì đã mất mạng rồi. Tình thế đó buộc
họ phải làm như vậy. Nếu pháp luật nghiêm minh, các ông được gọi là cơ quan
công quyền chịu khó đến gần dân hơn, giải quyết kịp thời từ việc nhỏ đến việc
lớn thì chuyện “tự xử” đã không xảy ra. Và ngày càng nhiều nơi người dân tự xử
càng lan rộng. Người dân hết đường rồi, buộc phải cùng nhau giải quyết một sự
việc nào đó có liên quan tới cuộc sống thiết thân của mình.
Từ
một việc nhỏ
Một sự việc rất nhỏ như mất trộm một con chó, chủ
nhà gửi đơn đến thưa Ủy Ban Nhân Dân phường, xã, nhưng Ủy Ban coi đây là chuyện
thường ngày, chẳng thèm để ý đến. Từ một việc nhỏ không thèm giải quyết, nạn
trộm chó lan ra khắp làng, khắp xã. Mười nhà có chó thì đến 7-8 nhà bị bọn “đạo
chó” đánh bả và cướp mất tăm. Bọn này rất nhanh, chỉ trong vài phút là chú chó
khôn tới đâu cũng nằm gọn trong bao đưa về quán “Cày tơ 7 món” ngay. Những con
chó ở vùng nông thôn thường được coi như một vật nuôi trong nhà, không khác gì
người thân. Một nhà xót xa rồi đến trăm nhà xót xa, chính quyền vẫn “trơ như đá
vũng như đồng.” Người dân phẫn chí, bèn tự tổ chức “đôi quân chống giặc trộm
chó.” Họ mai phục theo kiểu đánh du kích, chờ chú trộm vào cuộc là nhảy ra bắt,
trộm chạy khó thoát với cả làng cả xóm bao vây. Có người mất chú chó quá tinh
khôn, quá thân thuộc nên không nén được tức giận, cầm gậy phang tới tấp. Một
người đánh rồi cả làng cùng xúm lại đấm đá tơi bời cho hả giận.
Như ở Nghệ An,bắt được chú trộm chó, dân không đợi chính quyền đến xử mà họ tự xử bằng cách đốt xe của chú trộm và đánh chết luôn. Khi công an vào cuộc, cả 300 người cùng ký đơn nhận tội. “Cả làng tôi có tội giết người đấy, các ông có bỏ tù thì cho cả làng tôi cùng đi tù.”
Chính quyền sẽ xử ra sao? Và lỗi tại ai mới xảy ra cớ sự này? Những anh già lẩm cẩm như tôi không trả lời được. Có lẽ phải nhờ đến “ba tòa quan lớn” VN trả lời giùm.
Như ở Nghệ An,bắt được chú trộm chó, dân không đợi chính quyền đến xử mà họ tự xử bằng cách đốt xe của chú trộm và đánh chết luôn. Khi công an vào cuộc, cả 300 người cùng ký đơn nhận tội. “Cả làng tôi có tội giết người đấy, các ông có bỏ tù thì cho cả làng tôi cùng đi tù.”
Chính quyền sẽ xử ra sao? Và lỗi tại ai mới xảy ra cớ sự này? Những anh già lẩm cẩm như tôi không trả lời được. Có lẽ phải nhờ đến “ba tòa quan lớn” VN trả lời giùm.
Đến
chuyện lớn
Chiều 29/10 vừa qua, thảo luận về công tác phòng
chống vi phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng dẫn lại vụ nhà máy thuốc
sâu chôn chất độc xuống lòng đất của Công ty Nicotex (Thanh Hóa) và cho rằng,
không thể nói chính quyền, công an không biết bởi nhiều lần thanh tra, kiểm tra
nhưng kết quả vẫn bảo đảm an toàn. Còn người dân đã thưa gửi nhiều năm, phản
ánh lên nhiều cấp nhưng đều không được giải quyết. (Tôi đã tường thuật với bạn
đọc chi tiết sự “vô cảm” này trong bài viết ngày 20-9-2013).
Ông Hồng nói, “Đây là một vụ việc điển hình, nhiều nơi khác đang diễn ra những sự việc tương tự. Những vi phạm trong khai thác khoáng sản, vàng... rõ ràng có sự bao che, tiếp tay của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý. Hoặc họ thờ ơ, sợ va chạm nên không phát hiện hoặc nếu có thì cũng không xử lýnghiêm,”
Ông kết luận “Tất cả đều dẫn đến hệ lụy niềm tin của nhân dân vào chính quyền địa phương, cơ quan chức năng ngày càng suy giảm. Từ đó, dẫn đến việc người dân tự xử trong một số vụ vi phạm pháp luật mà không để chính quyền, công an xét xử.”
Ông Hồng nói, “Đây là một vụ việc điển hình, nhiều nơi khác đang diễn ra những sự việc tương tự. Những vi phạm trong khai thác khoáng sản, vàng... rõ ràng có sự bao che, tiếp tay của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý. Hoặc họ thờ ơ, sợ va chạm nên không phát hiện hoặc nếu có thì cũng không xử lýnghiêm,”
Ông kết luận “Tất cả đều dẫn đến hệ lụy niềm tin của nhân dân vào chính quyền địa phương, cơ quan chức năng ngày càng suy giảm. Từ đó, dẫn đến việc người dân tự xử trong một số vụ vi phạm pháp luật mà không để chính quyền, công an xét xử.”
Không
chỉ bao che mà còn là hợp tác
Ông Hồng đã nói đúng về sự bao che, tiếp tay của
chính quyền địa phương. Hãy nhìn vào vụ án Dương Chí Dũng thì đủ rõ. Sau khi
tham nhũng bị lộ, Dương Chí Dũng được những quan có đầy đủ quyền hành và giang
hồ “có số có má” tại TP Hải Phòng tổ chức cho Dương Chí Dũng đi trốn. Đó là sự
liên kết của “xã hội đen” với các quan to.
Từ vụ án này, ai cũng thấy được rất rõ “đường dây” liên hệ mật thiết giữa những người có quyền và bọn cầm đầu đám du đãng, ma cô, đầu gấu, buôn lậu ma túy... gọi chung là “xã hội đen.” Giữa “xã hội nhà quan” và “xã hội đen” có mối liên kết chặt chẽ, cứu giúp nhau tận tình. Nhiều chuyện làm ăn phi pháp có “bảo kê” vững chắc phía sau. Nhìn lại vụ án Năm Cam hơn 10 năm trước sẽ thấy cụ thể hơn.
Với sự hợp tác kín đáo, có tổ chức, có quyền hành như thế thì đừng hỏi tại sao dân đi thưa mà các quan làm ngơ. Chẳng phải chỉ có ở Hải Phòng, đó chỉ là đám bèo nổi qua một vụ án, còn cả một tảng băng dầy đang trôi ngầm từ tỉnh này sang thành phố khác. Chỉ có anh dân đen là chịu thiệt. Không “tự xử” thì làm cách nào đây? Cho nên nhận xét của ông đại biểu Nguyễn Thanh Hồng là hoàn toàn đúng.
Từ vụ án này, ai cũng thấy được rất rõ “đường dây” liên hệ mật thiết giữa những người có quyền và bọn cầm đầu đám du đãng, ma cô, đầu gấu, buôn lậu ma túy... gọi chung là “xã hội đen.” Giữa “xã hội nhà quan” và “xã hội đen” có mối liên kết chặt chẽ, cứu giúp nhau tận tình. Nhiều chuyện làm ăn phi pháp có “bảo kê” vững chắc phía sau. Nhìn lại vụ án Năm Cam hơn 10 năm trước sẽ thấy cụ thể hơn.
Với sự hợp tác kín đáo, có tổ chức, có quyền hành như thế thì đừng hỏi tại sao dân đi thưa mà các quan làm ngơ. Chẳng phải chỉ có ở Hải Phòng, đó chỉ là đám bèo nổi qua một vụ án, còn cả một tảng băng dầy đang trôi ngầm từ tỉnh này sang thành phố khác. Chỉ có anh dân đen là chịu thiệt. Không “tự xử” thì làm cách nào đây? Cho nên nhận xét của ông đại biểu Nguyễn Thanh Hồng là hoàn toàn đúng.
Đời
sống văn hóa, xã hội của đất nước đang có quá nhiều bất công
Chính vì những nhận xét này mà phiên thảo luận những
vấn đề kinh tế - xã hội ngày 30-10 đã nóng hẳn lên. Các ông đại biểu Quốc Hội
bày tỏ lo lắng trước tình trạng người dân “tự xử” thay cơ quan thực thi pháp luật
đã và đang xảy ra khắp nơi, mà nguyên nhân không nhỏ xuất phát từ sự thiếu niềm
tin vào chính quyền sở tại.
Vài ngày trước phiên họp ngày 30-10 của Quốc hội, hàng ngàn người dân đã tập trung trước cổng UBND huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) để phản đối việc nạo hút cát gây nên tình trạng sạt lở khiến tuyến Quốc lộ 1A bị kẹt trong nhiều giờ.
Kêu ca, đề nghị, khiếu kiện nhiều song không được chính quyền nơi đó giải quyết thỏa đáng đã dẫn tới việc người dân một số địa phương ở Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa... dựng lều lán phong tỏa đường ra vào của các doanh nghiệp gây ô nhiễm.
Ông Huỳnh Ngọc Đáng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương nói: Thực trạng dân “tự xử” ngày càng nhiều và trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận này phải thốt lên rằng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước đang có quá nhiều bất công. “Đó là tâm trạng bất an và suy giảm niềm tin của người dân với những cán bộ nhà nước mà đỉnh điểm là hiện tượng người dân “tự xử.”
Vài ngày trước phiên họp ngày 30-10 của Quốc hội, hàng ngàn người dân đã tập trung trước cổng UBND huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) để phản đối việc nạo hút cát gây nên tình trạng sạt lở khiến tuyến Quốc lộ 1A bị kẹt trong nhiều giờ.
Kêu ca, đề nghị, khiếu kiện nhiều song không được chính quyền nơi đó giải quyết thỏa đáng đã dẫn tới việc người dân một số địa phương ở Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa... dựng lều lán phong tỏa đường ra vào của các doanh nghiệp gây ô nhiễm.
Ông Huỳnh Ngọc Đáng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương nói: Thực trạng dân “tự xử” ngày càng nhiều và trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận này phải thốt lên rằng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước đang có quá nhiều bất công. “Đó là tâm trạng bất an và suy giảm niềm tin của người dân với những cán bộ nhà nước mà đỉnh điểm là hiện tượng người dân “tự xử.”
Tại
sao lòng dân không yên
Theo ông Bùi Văn Phương, Phó trưởng Đoàn Đại biểu
Quốc hội tỉnh Ninh Bình, kẽ hở của pháp luật đang khiến “lòng dân không yên.”
Ông Phương lấy ví dụ tình hình tội phạm băng nhóm, đâm thuê chém mướn phát
triển mạnh trong thời gian qua gây bức xúc dư luận có liên quan đến câu chuyện
cho vay nặng lãi, cá độ. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay chưa xem xét đằng sau
của câu chuyện đó là gì, kịp thời phát hiện để điều chỉnh. Tình trạng cho vay
nặng lãi, cầm đồ hiện nay khi xảy ra tranh chấp, đưa nhau ra tòa vẫn được coi
là tranh chấp dân sự chứ chưa phải hình sự.
Ông Phương nói, “Nếu cứ nhìn nhận dưới góc độ dân sự thì cực kỳ phức tạp, không răn đe được, của đau con xót sẽ nảy sinh việc thuê người đòi nợ và chuyện băng nhóm xã hội đen tự xử nhau. Nhiều chuyên gia luật và cá nhân tôi cũng cho rằng phải sửa cái này đi, phải hình sự nó để tránh những vấn đề phức tạp.”
Nói thẳng ra, đã từng có rất nhiều vụ nhà các ông được gọi là “lãnh đạo” bị ném đá, bị đốt, bị phá phách và cũng không ít trụ sở bị “kẻ xấu” xông vào đập phá, thậm chí hành hung. Chẳng người dân nào bỗng dưng muốn gây sự với các quan cả. Tất nhiên phải có những nguyên nhân sâu xa, bị chèn ép, bị đè đầu cưỡi cổ, uất ức quá nên đành phải liều “tự xử” thôi.
Ông Phương nói, “Nếu cứ nhìn nhận dưới góc độ dân sự thì cực kỳ phức tạp, không răn đe được, của đau con xót sẽ nảy sinh việc thuê người đòi nợ và chuyện băng nhóm xã hội đen tự xử nhau. Nhiều chuyên gia luật và cá nhân tôi cũng cho rằng phải sửa cái này đi, phải hình sự nó để tránh những vấn đề phức tạp.”
Nói thẳng ra, đã từng có rất nhiều vụ nhà các ông được gọi là “lãnh đạo” bị ném đá, bị đốt, bị phá phách và cũng không ít trụ sở bị “kẻ xấu” xông vào đập phá, thậm chí hành hung. Chẳng người dân nào bỗng dưng muốn gây sự với các quan cả. Tất nhiên phải có những nguyên nhân sâu xa, bị chèn ép, bị đè đầu cưỡi cổ, uất ức quá nên đành phải liều “tự xử” thôi.
Trách
nhiệm của Quốc Hội đến đâu?
Thật ra trong những phiên thảo luận vừa qua của các
ông bà đại biểu quốc hội VN đã chỉ ra hàng loạt điểm yếu kém trong bộ máy hành
pháp, có cả những lời chỉ trích rất gay gắt với những tội tham nhũng, cồng
kềnh, trì trệ... Nhưng cũng có người bàn rằng có làm thì có sai, những ông
không làm chỉ đứng ngó thì chẳng có gì sai cả.” Điều đó cũng đúng. Nhưng ông
đai biểu Dương Trung Quốc lại có một ý kiến khác. Ông nói, “Lâu nay, mọi thất
thoát lãng phí hay tham ô ngân sách của nhà nước chỉ dồn hết trách nhiệm vào
Chính phủ, Quốc hội và đại biểu Quốc hội luôn tự cho mình vô can trong những
sai phạm của bộ máy hành pháp.”
Ông Quốc nhấn mạnh đến trách nhiệm của Quốc Hội phải chịu trách nhiệm trước nhân dân như người được ủy thác. Còn Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội.
Đó là lời “nhận lỗi” của ông Dương Trung Quốc. Cho nên các đại biểu không phải chỉ nói “cho sướng miệng,” nói để lấy điểm với nhân dân rồi lại cho qua, mọi thứ vẫn y như cũ. Quốc Hội cũng phải chịu trách nhiệm về mọi tệ nạn xã hội đã và đang xảy ra.
Nhưng còn nhiều vụ dân muốn “tự xử” cũng không được, bởi bị kết án nằm trong tù rồi, làm sao tự xử được! Phải nhờ công lý xử cho mình. Vác đơn đi kiện như kiện củ khoai, từ đó xảy ra nhiều vụ án oan sai rất đau lòng. Một vụ án oan hiện đang làm chấn động dư luận cả nước, người dân hết dám tin vào công lý.
(Đọc tiếp kỳ 2 đăng thứ Hai, 11/11/2013)
Ông Quốc nhấn mạnh đến trách nhiệm của Quốc Hội phải chịu trách nhiệm trước nhân dân như người được ủy thác. Còn Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội.
Đó là lời “nhận lỗi” của ông Dương Trung Quốc. Cho nên các đại biểu không phải chỉ nói “cho sướng miệng,” nói để lấy điểm với nhân dân rồi lại cho qua, mọi thứ vẫn y như cũ. Quốc Hội cũng phải chịu trách nhiệm về mọi tệ nạn xã hội đã và đang xảy ra.
Nhưng còn nhiều vụ dân muốn “tự xử” cũng không được, bởi bị kết án nằm trong tù rồi, làm sao tự xử được! Phải nhờ công lý xử cho mình. Vác đơn đi kiện như kiện củ khoai, từ đó xảy ra nhiều vụ án oan sai rất đau lòng. Một vụ án oan hiện đang làm chấn động dư luận cả nước, người dân hết dám tin vào công lý.
(Đọc tiếp kỳ 2 đăng thứ Hai, 11/11/2013)
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
(VienDongDaily.Com - 10/11/2013)
Mười
năm tù oan, vợ điên, con thất học bị cả làng khinh bỉ
Vụ án này đang tràn ngập trên khắp các trang báo,
bạn đọc báo nào ở VN cũng thấy nhiều chi tiết rất đáng chú ý. Nhưng điều đáng
chú ý nhất lại là tâm trạng của người dân, một “người dân thực thụ” đang sống
trên đất nước VN này. Tức là anh dân đen, không hề quen biết một thế lực nào,
chỉ biết làm ăn chân chỉ. Bên cạnh sự phẫn nộ tất nhiên của con người, có lúc
người dân cay đắng và tự đặt mình vào trường hợp bị bắt oan. Thoáng một chút lo
sợ là tâm trạng chung. Họ biết trông cậy vào đâu?
Nếu bị bức cung, ép cung, họ phải nhận bừa một tội
nào đó để khỏi bị đánh, rồi cũng như ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan tới 10
năm, vác đơn đi từ cửa nhỏ đế cửa lớn vẫn chẳng có kết quả gì. Chỉ đến khi kẻ
gây ra tội ác tự đứng ra đầu thú mới được minh oan. Khi đó khi gia đình đã tan nát
rồi, vợ phát điên, con bỏ học, cả làng khinh bỉ xa lánh.
Nỗi tủi nhục ấy rất có thể rơi vào bất kỳ một người
dân nào đó đang sống yên lành. Nỗi lo tuy có vẻ mơ hồ nhưng có thật. Số phận
của một con người đã bị vùi dập đến tận cùng bởi cách làm tắc trách của một số
cơ quan công quyền. Ông Chấn là con của liệt sĩ còn bị tù oan thì anh dân đen,
trên không chằng, dưới không rễ còn dễ dàng bị tù oan hơn nhiều.
Thật ra phải coi ông Chần đã bị thi hành án tử hình
rồi nhưng là con liệt sĩ nên được giảm án còn tù chung thân. Một độc giả đã
viết trên báo Người Lao Động, “Khủng khiếp quá, lỡ một ngày không may mình cũng
giống như ông Chấn thật, thì sao nhỉ.” Nỗi lo đó của người dân là có thật.
Vụ án đi lòng vòng qua nhiều cửa, nhiều cấp, nhiều
tòa nên nó rối tinh rối mù, dài lòng thòng với hàng chục lời vừa nhận lỗi vừa
trần tình và hàng ngàn ý kiến của mọi người dân... Tôi chỉ tóm tắt rất gọn nội
dung để bạn đọc dễ hiểu.
Vụ
án hiếp dâm, giết người 10 năm trước xảy ra như thế nào?
Theo thông báo của Viện Kiểm Sát Nhân Dân (KSND) Tối
Cao, ngày 15-8-2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, (tỉnh Bắc
Giang) xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan. Nạn nhân bị
nhiều vết thương ở đầu, mặt, bụng làm đứt động mạch, chảy máu và mất máu cấp...
dẫn đến tử vong.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang sau
đó đã ra quyết định khởi tố vụ án “giết người” và đến ngày 29-9-2003 ra quyết
định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Chấn về tội
danh giết người.
Ngày 26-3-2004, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa sơ
thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thanh Chấn và đã ra bản án tuyên bị cáo phạm tội giết
người với mức án tù chung thân. Tiếp đó, ngày 26 và 27-7-2004, Tòa phúc thẩm,
Tòa án (TAND) tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án, tuyên y án sơ thẩm.
Đáng chú ý, trong khi bị điều tra bị cáo có khai
nhận hành vi giết người nhưng tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo
không nhận tội. Trong trại giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn tiếp tục kêu oan
và bị ép cung. Trong đơn kêu oan đề gửi Thanh tra Bộ Công an, ông Chấn viết rõ:
Ngày 30/8/2003, ông nhận được giấy mời lần 1 đến
Công an huyện Việt Yên để làm việc. Cụ thể, cơ quan điều tra lấy dấu chân và
dấu vân tay, đồng thời hỏi ông có biết gì về cái chết của cô Hoan, ông trả lời
không biết gì cả. Đến 20/9/2003, ông nhận được giấy triệu tập lần 2 và vẫn trả
lời không biết gì về cái chết của cô Hoan. Sáng hôm sau, ông đến theo hẹn thì
cán bộ Nguyễn H.T. lại lấy dấu chân, dấu tay nhiều lần rồi tra hỏi, đánh ông
rất đau. Từ đó, khoảng 6 cán bộ thay nhau canh ông suốt đêm này sang đêm khác
không cho về và không cho ngủ, dọa nạt, ép buộc ông. Đơn viết:
“Cán bộ Trần N.L bắt tôi vẽ dao, tôi không vẽ loại
dao gì lại bảo cho mày cái búa vào đầu cho mày chết bây giờ. Cán bộ H.T trên
tay lúc nào cũng cầm dao hăm dọa, ép buộc tôi phải nhận. Tiếp đó, cán bộ Ngô
Đ.D đọc và bắt tôi viết đơn tự thú ngày 28/9/2003. Thế là đến chiều chuyển tôi
về trại Kế - Bắc Giang.”
Nguyên do xảy ra vụ án
Luật sư Nguyễn Đức Biền, người bào chữa cho anh Chấn
cho biết:
Theo cáo trạng, ngày 15/8/2003 tại thôn Me, xã Nghĩa
Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang tổ chức bóng đá giao hữu, vợ chồng Nguyễn
Thanh Chấn bán nước ở sân. Khi tan trận, chị Chiến (vợ anh Chấn) bảo chồng đi
múc nước. Trên đường đi qua nhà Hoan, nhìn thấy cô từ nhà tắm đi ra, Chấn vào
sàm sỡ. Bị Chấn khống chế, Hoan đập vỡ chai bia để tự vệ. Chấn rút dao bấm
trong người ra đâm nhiều nhát và dùng tay đập đầu Hoan xuống đất cho đến chết.
Toàn bộ vụ án chỉ có vậy.
‘Cơ
quan tố tụng hồ đồ’
Luật sư Biền nói, “Đọc và nghiên cứu hồ sơ, tôi thấy
những chứng cứ trên "lỏng lẻo,” hơn nữa nhân chứng không có. Viện kiểm sát
cho rằng dấu chân hung thủ để lại hiện trường khớp với dấu chân của Chấn, nhưng
kết luận này là hồ đồ vì đó là dấu chân chứ không phải vân chân. Với những
người có khổ bàn chân tương đương nhau, khi ướm vào sẽ vẫn vừa.
Còn một tình tiết quan trọng là theo cáo trạng, Chấn
khai có dùng con dao trong người để đâm hung thủ, dao bị gãy tại hiện trường,
Chấn cầm chuôi về sau đó vứt tại một bãi sắt vụn. Thế nhưng cơ quan điều tra
lại không tìm được hung khí đó.
Thời điểm xảy ra vụ án mạng, có người chứng kiến
Chấn cho người gọi nhờ điện thoại, bảng kê cuộc gọi do bưu điện cung cấp cũng
xác định cuộc gọi lúc hơn 7 giờ chiều. Đó là một chứng cứ ngoại phạm.
Nhận định nhân chứng vụ giết người không có, các
chứng cứ thì lỏng lẻo, tôi đề nghị tuyên bị cáo vô tội nhưng tòa không chấp
nhận.”
Hậu quả của bản án này khiến bốn đứa con của anh
Chấn đều phải bỏ học vì không chịu được búa rìu dư luận. Vợ anh Chấn phải nhập
viện tâm thần cách đây 2 năm sau hơn 8 năm kêu oan cho chồng. Vừa nuôi con nhỏ
vừa vị cả làng khinh bỉ.
Một người đàn ông sống cùng làng, không muốn nêu
tên, cho hay: Mẹ con chị Chiến khổ vô cùng. Nhiều người tin anh Chấn bị oan
nhưng họ sợ vạ lây điều tiếng, nên chẳng còn dám đi lại như trước, chứ chưa nói
tới chuyện giúp đỡ. Ngoài ra, người nhà anh Chấn đi tới đâu cũng bị người làng
bàn tán sau lưng. Năm mẹ con cứ thui thủi với nhau ngày này qua ngày khác.
Người này kể, “Tội gì tôi không biết, nhưng cái tội hiếp dâm, cướp của rồi giết
người thì nó kinh khủng vô cùng. Như ở quê tôi thì có gột rửa tới mấy đời cũng
không hết tai tiếng.” Nỗi oan khổ, nhục nhằn đó ai chịu trách nhiệm?
Thủ
phạm chính đầu thú
Sự việc chỉ sáng tỏ khi bất ngờ ngày 25-10-2013, tên
tội phạm thực thụ là Lý Nguyễn Chung (người cùng thôn) đã ra đầu thú và khai
nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối ngày 15-8-2003 để
cướp tài sản. Tại cơ quan điều tra, Lý Nguyễn Chung khai nhận đã giết bà Hoan
để lấy tiền và hai chiếc nhẫn vào tối 15/8/2003. Sau khi giết bà Hoan, Chung về
nhà thay quần áo dính máu ra ngâm ở chậu. Đến khoảng 4g sáng hôm sau, mẹ Chung
(bà Nguyễn Thị Lành) giặt quần áo thấy trong nước ngâm bộ quần áo của Chung có
màu hồng nên gọi Chung dậy hỏi, “Có phải hôm qua mày làm chuyện đó không?,”
Chung đã thừa nhận. Bà Lành và ông Chúc (bố Chung) đã bảo Chung về quê ở Lạng
Sơn. Chung về Lạng Sơn kể lại sự việc và đưa hai chiếc nhẫn cho Lý Văn Phúc. Số
tiền lấy được của chị H. đếm được 59,000 đồng, Chung tiêu hết, sau đó trốn vào
Đắk Lắk làm ăn.
Nhờ vậy ông Chấn được minh oan. Chiều 6-11, 2 bản án
sơ thẩm và phúc thẩm tuyên ông Nguyễn Thanh Chấn tội giết người đã chính thức
được hủy bỏ xong để chính thức trở thành người vô tội ông Chấn còn phải đợi kết
thúc điều tra, xét xử vụ án giết người, tuyên đúng người có tội.
Đến
bù cho ông Nguyễn Thanh Chấn
Chủ tịch nước yêu cầu khẩn trương minh oan, đền bù,
khôi phục đầy đủ quyền lợi hợp pháp của người bị oan; điều tra, làm rõ, xử lý
nghiêm minh người phạm tội và những sai phạm của các tập thể, cá nhân thuộc các
cơ quan tiến hành tố tụng đã điều tra, truy tố, xét xử oan đối với ông Nguyễn
Thanh Chấn và báo cáo chủ tịch nước kết quả đã giải quyết.
Chúng ta hãy đợi kết quả này. Tuy nhiên nếu tội phạm
thực thụ đó trốn biệt tăm hoặc lăn ra chết thì vụ án mãi mãi đi vào đêm tối. Đó
là cách làm việc thiếu trách nhiệm, vô cảm của các cơ quan, viện kiểm sát và
các cấp tòa án tại tỉnh Bắc Giang. Số phận của một con người đã bị vùi dập đến
tận cùng. Không thể có thứ gì đền bù lại cho danh dự và 10 năm tù dài đằng đẵng
đầy đau khổ mất mát kia.
Văn
Quang (8-11-2013)
Các
tin khác
• Ngoại
cảm thật và ngoại cảm dởm (kỳ 1) (01-11-2013)
• Những
chuyện ly kỳ trong vụ án Dương Chí Dũng (kỳ 2) (27-10-2013)
• Những
chuyện ly kỳ trong vụ án Dương Chí Dũng (kỳ 1) (26-10-2013)
• Những
chuyện quái đản ở bệnh viện VN (kỳ 2) (20-10-2013)
• Những
chuyện quái đản ở bệnh viện VN (kỳ 1) (19-10-2013)
• Kế
hoạch xây dựng thật hay đùa? (kỳ 2) (13-10-2013)
• Kế
hoạch xây dựng thật hay đùa? (kỳ 1) (12-10-2013)
No comments:
Post a Comment