“Nhưng không, Tư duy của người phương Tây nhân văn
hơn chúng ta tưởng. Họ có cách suy nghĩ như cô giáo tôi đối với học sinh yếu
kém. Như mạ tôi với người hàng xóm nghèo hèn. Như chính phủ Thụy Điển và nhiều
nước khác tài trợ không hoàn lại cho nhà cầm quyền VN, với mục đích nhân đạo.
Bởi họ nghĩ rằng thế giới này nhỏ bé lắm, chúng ta là con người hãy sống cho
tốt hơn đi. Vâng, tôi mời anh vào Hội đồng nhân quyền không phải vì anh có
thành tích nhân quyền mà chỉ để anh hiểu rõ hơn nhân quyền là như thế nào.”
*
Chuyện cũ: Hồi học cấp I, cấp II, tôi thường nằm trong danh sách học phụ đạo. Hồi ấy, những năm 70’s, đầu 80’s học phụ đạo không có nghĩa học thêm như bây giờ. Đại loại là em nào học - học kém môn gì thì cô giáo động viên học sinh (học kém môn đó) học phụ đạo thêm để cô ôn tập kiến thức cơ bản, hướng dẫn thêm cho kịp nắm vững tiếp thu bài giảng cùng các bạn trong lớp. Cô giáo cũng khổ, vì phải dạy thêm mà không có thù lao như bây giờ. Học sinh như tôi cũng khổ vì trong khi các bạn được chơi thì mình phải đến lớp. Học phụ đạo là nỗi xấu hổ của mỗi học sinh thời ấy. Năm nào tôi cũng trong danh sách học sinh “bị” phụ đạo. Năm thì môn toán, năm thì môn sử, năm thì môn môn địa lý. Nhưng sau khóa phụ đâọ tôi được phân về nhóm học tập gồm toàn những bạn giỏi kèm cặp riêng cho tôi thêm. Cô giáo phân công như vậy. Được học nhóm với các bạn học giỏi trong lớp là vinh dự rất lớn (hồi ấy) với tôi. Dần dần tôi học khá hơn nhờ học nhóm chung với các bạn học sinh giỏi của lớp.
*
Chuyện cũ: Hồi học cấp I, cấp II, tôi thường nằm trong danh sách học phụ đạo. Hồi ấy, những năm 70’s, đầu 80’s học phụ đạo không có nghĩa học thêm như bây giờ. Đại loại là em nào học - học kém môn gì thì cô giáo động viên học sinh (học kém môn đó) học phụ đạo thêm để cô ôn tập kiến thức cơ bản, hướng dẫn thêm cho kịp nắm vững tiếp thu bài giảng cùng các bạn trong lớp. Cô giáo cũng khổ, vì phải dạy thêm mà không có thù lao như bây giờ. Học sinh như tôi cũng khổ vì trong khi các bạn được chơi thì mình phải đến lớp. Học phụ đạo là nỗi xấu hổ của mỗi học sinh thời ấy. Năm nào tôi cũng trong danh sách học sinh “bị” phụ đạo. Năm thì môn toán, năm thì môn sử, năm thì môn môn địa lý. Nhưng sau khóa phụ đâọ tôi được phân về nhóm học tập gồm toàn những bạn giỏi kèm cặp riêng cho tôi thêm. Cô giáo phân công như vậy. Được học nhóm với các bạn học giỏi trong lớp là vinh dự rất lớn (hồi ấy) với tôi. Dần dần tôi học khá hơn nhờ học nhóm chung với các bạn học sinh giỏi của lớp.
Lại
một chuyện nữa: Hồi xưa, thời bao cấp đói lắm, nhà tôi chẳng mấy
khi đủ cái ăn. Nhưng thỉnh thoảng (thường là đầu tháng) mạ tôi vẫn mang thức ăn
“tươi” cho nhà hàng xóm, vì nhà bên ấy đông con, mẹ là lao công, bố đạp xích
lô, lại nghiện ngập, quanh năm neo túng. Chúng tôi không vui vì điều đố, nhưng
mạ tôi (người Huế), rất vui vì được giúp đỡ hàng xóm, cho dù họ chẳng coi chúng
tôi ra gì. Khi chúng tôi lớn lên hỏi lại mạ, vì sao có chuyện (vô lý) như vậy.
Mạ chỉ cười, giải thích, đừng để hàng xóm đói khổ quá mà không có sự trợ giúp.
Nếu không, một ngày nào đó, chính họ sẽ gây tai họa xuống đầu mình. Sống cạnh
người nghèo hèn phải nhớ như vậy.
Tiếp
tục thêm một chuyện nữa: Đọc báo thấy mấy nước tư bản
(đứng đầu là Thụy Điển) cho Việt Nam (chính xác là là cho chính thể cộng sản)
rất nhiều tiền để cải cách tư pháp, để cải thiện hệ thống hành chính, để hoàn
thiện thiết chế xã hội… Ừ, nói nó, tư bản. trợ giúp cái ăn, cái mặc cho bà con
vùng sâu vùng xa, thì một nhẽ. Đây nó cho tiền, để chính thể này (Cộng sản VN)
ứng xử với người dân nhân văn hơn, đàng hoàng hơn, minh bạch hơn, thị mới thấy
chính thể này hèn hạ đến thế nào.
Hôm nay nghe trên TV, Phạm Bình Minh, huênh hoang
việc VN được bầu vào hội đồng nhân quyền LHQ, sực nhớ mấy câu chuyện trên. Ngẫm
lại mới hiểu rằng:
- Bạn được học nhóm với mấy bạn giỏi vì bạn học quá
kém, vào nhóm đó học thêm để các bạn khác kèm cặp mà tiến bộ.
- Bạn nghèo hèn, rất nhiều tật xấu, cư xử với hàng
xóm không ra gì. Nhưng bạn vẫn được sự trợ giúp của hàng xóm vì họ hy vọng rằng
bạn sẽ sống tốt hơn, và nguy cơ bạn gây tội ác được giảm thiểu.
- Nền chính trị của bạn là cực kỳ phản động, nhưng
tôi không nói toẹt ra điều đó, tôi cũng không đả phá nó, vì từ bé đến lớn tôi
đã được dạy không nên đụng chạm đến tư tưởng của người khác. Nhưng hệ quả của
của thứ tư tưởng ấy là một thể chế vô nhân tính, tôi sẽ sẵn sàng chi tiền để
bạn cải cách (hay vứt nó đi) cái thể chế ấy. Bạn ngửa tay ra nhận ư? Rõ ràng
bạn thừa nhận thể chế của bạn như thế nào.
Đôi
dòng cùng các bạn thân của tôi nhóm 258: Các bạn đã
làm được rất nhiều ngõ hầu cộng đồng quốc tế thấy rõ tình trạng vi phạm nhân
quyền của nhà cầm quyền cộng sản VN. Và cái nhà nước này, cái thể chế này không
xứng đáng nhận được một ghế. Vâng các bạn đúng. Và một ghế trong hội đồng ấy
không dành cho quan chức các nước cộng sản. Cũng như không dành cho một cựu
trung tá KGB của nước Nga thời hậu cộng sản, hay một ghế cho thằng em Phidel
Castro.
Nhưng không, Tư duy của người phương Tây nhân văn
hơn chúng ta tưởng. Họ có cách suy nghĩ như cô giáo tôi đối với học sinh yếu
kém. Như mạ tôi với người hàng xóm nghèo hèn. Như chính phủ Thụy Điển và nhiều
nước khác tài trợ không hoàn lại cho nhà cầm quyền VN, với mục đích nhân đạo.
Bởi họ nghĩ rằng thế giới này nhỏ bé lắm, chúng ta là con người hãy sống cho
tốt hơn đi. Vâng, tôi
mời anh vào Hội đồng nhân quyền không phải vì anh có thành tích nhân quyền mà
chỉ để anh hiểu rõ hơn nhân quyền là như thế nào.
No comments:
Post a Comment