Thứ ba 26 Tháng Mười Một 2013
Không quân Mỹ sẽ tiếp tục các
phi vụ trên không phận biển Hoa Đông, không tuân thủ đòi hỏi của Trung Quốc và
sẽ tự vệ khi cần thiết. Trên đây là phản ứng của Bộ Quốc phòng Mỹ liên quan đến
quyết định áp đặt « vùng nhận dạng và phòng không » gây căng thẳng với
Nhật Bản và Hàn Quốc.
Quyết định đơn phương của Bắc
Kinh thiết lập « vùng nhận dạng và phòng không » trên biển Hoa Đông bị
lên án gây bất ổn vô ích cho an ninh khu vực.
Siêu cường số một Hoa Kỳ lên tiếng cùng với Nhật không
công nhận quyết định của Trung Quốc.
Hôm nay 26/11/2013, trung tá Steve
Warren, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố là quân đội Hoa Kỳ không thay
đổi bất cứ hoạt động nào trên trên không phận Hoa Đông và các phi công Mỹ không
thông báo cho phía Trung Quốc bản đồ phi hành hay tần số liên lạc vô tuyến cũng
như không mở máy điện đàm trong khi bay ngang khu vực này.
Bình luận về « vùng nhận
dạng và phòng không » mà Trung Quốc thông báo có hiệu lực kể từ ngày 23/11
bao trùm phần lớn biển Hoa Đông , phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ gọi đây là
một yếu tố gây « bất ổn » và cảnh báo rằng các phi công Mỹ sẽ phản ứng
để tự vệ.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh
Earnest cũng phê phán Trung Quốc gây căng thẳng một cách vô ích thay vì tìm
cách giải quyết tranh chấp biển đảo bằng ngoại giao.
Chính quyền Trung Quốc đe dọa
là « quân đội sẽ có biện pháp khẩn cấp » nếu phi cơ nước ngoài không
tuân thủ yêu sách, nhưng không nói rõ là sẽ có biện pháp cụ thể như thế nào.
Úc phản đối Trung Quốc lập « vùng phòng không »
Hôm nay, 25/11/2013, Úc triệu
đại sứ Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh đột ngột tuyên bố lập một « vùng
phòng không » tại khu vực biển Hoa Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie
Bishop khẳng định : « Úc bày tỏ rõ ràng quan điểm đối lập với mọi hành động
vũ lực hoặc đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông ».
Ngoại trưởng Úc giải thích : « Thời
điểm và cách thức mà Trung Quốc đưa ra tuyên bố kể trên không thuận lợi, trong
bối cảnh có nhiều căng thẳng hiện nay tại khu vực, và không đóng góp gì vào ổn
định tình hình tại khu vực này ».
Từ ba ngày nay, Bắc Kinh đơn
phương quyết định áp đặt một « vùng phòng không » tại khu vực biển Hoa
Đông bị các nước láng giếng Đông Bắc Á và Hoa Kỳ phản đối.
Phản ứng của Nhật Bản đặc biệt
dữ dội, vì vùng phòng không này bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật
kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Hàn Quốc sẽ thảo luận với Trung Quốc
Ngày hôm qua, 25/11, đài phát
thanh Hàn Quốc KSB dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng nước này, theo đó,
lãnh đạo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ thảo luận vấn đề này với phía Trung Quốc,
trong khuôn khổ cuộc Đối thoại chiến lược quốc phòng song phương ngày 28/11 ở
Seoul. Theo Hàn Quốc, «vùng nhận dạng phòng không» mà Trung Quốc
đòi hỏi lấn vào không phận Hàn Quốc tại phía tây đảo Jeju, đảo Ieodo và một bãi
đá ngầm ở phía tây nam bán đảo Triều Tiên.
Theo đài KSB, « vùng phòng
không » mà Trung Quốc đòi hỏi riêng tại đảo Jeju, bao phủ một khu vực rộng
20km và dài 115km tức lấn sâu vào không phận Hàn Quốc đến 2300 km vuông.
Seoul khẳng định không để cho «
vùng phòng không » của Trung Quốc ảnh hưởng đến vùng trời thuộc chủ
quyền Hàn Quốc và làm tăng thêm mối căng thẳng tiềm tàng giữa hai nước.
26.11.2013
Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản
cho biết Tokyo đang làm việc chặt chẽ với Washington sau khi Trung Quốc thiết
lập một khu vực phòng không trên vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa.
Thông tín viên VOA Luis Ramirez tường thuật rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản thề quyết
không công nhận khu vực phòng không mà Bắc Kinh đòi tất cả các máy bay quân sự
và dân sự bay trong đó phải thông báo lý lịch và tuân hành mệnh lệnh của họ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Itsunori Onodera, hôm nay (26-11-2013) nói rằng Lực lượng Tự vệ Nhật đang làm việc với quân đội Mỹ và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lãnh thổ của nước Nhật.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Itsunori Onodera, hôm nay (26-11-2013) nói rằng Lực lượng Tự vệ Nhật đang làm việc với quân đội Mỹ và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lãnh thổ của nước Nhật.
Ông nói:"Bộ Quốc phòng và Lực lượng tự vệ sẽ xem xét tình hình và sẽ làm
tất cả những việc cần thiết để bảo vệ lãnh thổ và không phận của mình. Chúng
tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về những gì cần phải làm để tiếp tục giám sát và
tuần tiễu khu vực này dựa trên luật tự vệ và luật pháp quốc tế."
Trong lúc lên án hành động của Trung Quốc, các giới chức Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng nhấn mạnh rằng hành động đó không ảnh hưởng gì tới cách thức hoạt động của họ trong khu vực.
Chánh văn phòng Nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, hôm nay nói rằng các chuyến bay thương mại của Nhật sẽ “tiếp tục hoạt động dựa trên những qui định cố hữu.”
Hôm qua, một người phát ngôn của Ngũ giác đài, Đại tá Steve Warren, khẳng định hành động của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi cách thức mà Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động quân sự trong khu vực.
Trong lúc lên án hành động của Trung Quốc, các giới chức Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng nhấn mạnh rằng hành động đó không ảnh hưởng gì tới cách thức hoạt động của họ trong khu vực.
Chánh văn phòng Nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, hôm nay nói rằng các chuyến bay thương mại của Nhật sẽ “tiếp tục hoạt động dựa trên những qui định cố hữu.”
Hôm qua, một người phát ngôn của Ngũ giác đài, Đại tá Steve Warren, khẳng định hành động của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi cách thức mà Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động quân sự trong khu vực.
Đại tá Warren nói: "Khi chúng tôi bay vào vùng trời đó chúng
tôi sẽ không khai báo kế hoạch bay. Chúng tôi sẽ không xác định số máy thu phát
tín hiệu của mình, tần số vô tuyến của mình và biểu tượng của mình."
Đó là 4 việc mà ông Warren cho biết Trung Quốc giờ đây đòi hỏi tất cả các máy bay bay vào vùng đó phải thực hiện. Ông nói thêm như sau: "Tuần trước, đó không phải là những chuyện phải làm. Các lực lượng Mỹ có thể bay qua đó mà không phải làm bất kỳ chuyện nào trong những chuyện đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục không làm những chuyện đó."
Hoa Kỳ nói rằng khu vực đó là không phận quốc tế và họ sẵn sàng hành động để bảo vệ máy bay của mình trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.
Các phi cơ của quân đội Mỹ bay trong khu vực đó thường là để tham gia các chương trình huấn luyện và không vũ trang.
Các giới chức Ngũ giác đài cho biết các lực lượng Mỹ luôn luôn duy trì khả năng tự bảo vệ, nhưng họ không nói rõ những khí tài quân sự nào mà Hoa Kỳ sẽ sử dụng trong trường hợp Trung Quốc có những hành vi xâm lấn.
Khu vực phòng không mới của Trung Quốc chồng lấn với không phận Nhật trên nhóm đảo mà hai nước đều tuyên bố có chủ quyền. Quần đảo không người ở này Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Hoa Kỳ công nhận quyền kiểm soát của Nhật đối với quần đảo này, nhưng tuyên bố không có lập trường đối với vấn đề chủ quyền tối hậu của các đảo.
Hôm thứ bảy tuần trước, ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập khu vực phòng không mới, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đưa ra một thông cáo để chỉ trích điều mà ông gọi là “một mưu toan gây bất ổn để thay đổi hiện trạng”.
Bắc Kinh đã bác bỏ những sự chỉ trích và nói rằng họ có quyền hành động như vậy để bảo vệ chủ quyền và không phận của Trung Quốc. Hôm qua, các giới chức ở Bắc Kinh cũng đưa ra kháng nghị ngoại giao cho Đại sứ Gary Locke của Mỹ và Đại sứ Kitera Masato của Nhật. Các giới chức này yêu cầu Washington và Tokyo “sửa chữa những sự sai lầm” và ngưng đưa ra điều mà họ cho là “những lời phát biểu vô trách nhiệm.”
Mặc dù chính phủ ở Tokyo tuyên bố việc Trung Quốc thiết lập khu vực phòng không mới không ảnh hưởng tới các chuyến bay thương mại của Nhật, một số hãng máy bay Nhật cho biết họ đã bắt đầu thông báo cho Trung Quốc khi máy bay của họ tiến vào khu vực đó.
Một số người cho rằng đây là một sự thừa nhận đối với quyền kiểm soát của Trung Quốc, nhưng ông Scott Harold, một chuyên gia Trung Quốc của tổ chức RAND Corporation, nói rằng đó không phải là mục tiêu chính của Trung Quốc.
Đó là 4 việc mà ông Warren cho biết Trung Quốc giờ đây đòi hỏi tất cả các máy bay bay vào vùng đó phải thực hiện. Ông nói thêm như sau: "Tuần trước, đó không phải là những chuyện phải làm. Các lực lượng Mỹ có thể bay qua đó mà không phải làm bất kỳ chuyện nào trong những chuyện đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục không làm những chuyện đó."
Hoa Kỳ nói rằng khu vực đó là không phận quốc tế và họ sẵn sàng hành động để bảo vệ máy bay của mình trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.
Các phi cơ của quân đội Mỹ bay trong khu vực đó thường là để tham gia các chương trình huấn luyện và không vũ trang.
Các giới chức Ngũ giác đài cho biết các lực lượng Mỹ luôn luôn duy trì khả năng tự bảo vệ, nhưng họ không nói rõ những khí tài quân sự nào mà Hoa Kỳ sẽ sử dụng trong trường hợp Trung Quốc có những hành vi xâm lấn.
Khu vực phòng không mới của Trung Quốc chồng lấn với không phận Nhật trên nhóm đảo mà hai nước đều tuyên bố có chủ quyền. Quần đảo không người ở này Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Hoa Kỳ công nhận quyền kiểm soát của Nhật đối với quần đảo này, nhưng tuyên bố không có lập trường đối với vấn đề chủ quyền tối hậu của các đảo.
Hôm thứ bảy tuần trước, ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập khu vực phòng không mới, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đưa ra một thông cáo để chỉ trích điều mà ông gọi là “một mưu toan gây bất ổn để thay đổi hiện trạng”.
Bắc Kinh đã bác bỏ những sự chỉ trích và nói rằng họ có quyền hành động như vậy để bảo vệ chủ quyền và không phận của Trung Quốc. Hôm qua, các giới chức ở Bắc Kinh cũng đưa ra kháng nghị ngoại giao cho Đại sứ Gary Locke của Mỹ và Đại sứ Kitera Masato của Nhật. Các giới chức này yêu cầu Washington và Tokyo “sửa chữa những sự sai lầm” và ngưng đưa ra điều mà họ cho là “những lời phát biểu vô trách nhiệm.”
Mặc dù chính phủ ở Tokyo tuyên bố việc Trung Quốc thiết lập khu vực phòng không mới không ảnh hưởng tới các chuyến bay thương mại của Nhật, một số hãng máy bay Nhật cho biết họ đã bắt đầu thông báo cho Trung Quốc khi máy bay của họ tiến vào khu vực đó.
Một số người cho rằng đây là một sự thừa nhận đối với quyền kiểm soát của Trung Quốc, nhưng ông Scott Harold, một chuyên gia Trung Quốc của tổ chức RAND Corporation, nói rằng đó không phải là mục tiêu chính của Trung Quốc.
Ông nói: "Mục tiêu thật sự của khu vực phòng không
này không phải là tìm cách đối phó với các hãng máy bay dân sự, bởi vì những
hãng máy bay lúc nào cũng sẵn sàng cho biết máy bay của họ ở đâu và định bay
tới đâu. Mục tiêu thật sự của Trung Quốc là tìm cách không cho máy bay quân sự
của Nhật, của Mỹ hoặc của Hàn Quốc, và thậm chí là của Đài Loan, bay trong khu
vực đó mà không có sự cho phép của Trung Quốc."
Theo nhận định của ông Harold, mục đích tối hậu của chính sách này là buộc Nhật Bản ngồi vào bàn hội nghị qua việc đe dọa sẽ có những hành động chống lại những máy bay quân sự của Nhật.
Ông Yoichiro Sato, một nhà phân tích an ninh của Đại học Á châu Thái bình dương Ritsumeikan ở Nhật Bản, cho đài VOA biết rằng hành động của Trung Quốc làm cho Washington phải gia tăng sự hậu thuẫn đối với Nhật Bản trong vấn đề liên quan tới quần đảo Senkaku.
Theo nhận định của ông Harold, mục đích tối hậu của chính sách này là buộc Nhật Bản ngồi vào bàn hội nghị qua việc đe dọa sẽ có những hành động chống lại những máy bay quân sự của Nhật.
Ông Yoichiro Sato, một nhà phân tích an ninh của Đại học Á châu Thái bình dương Ritsumeikan ở Nhật Bản, cho đài VOA biết rằng hành động của Trung Quốc làm cho Washington phải gia tăng sự hậu thuẫn đối với Nhật Bản trong vấn đề liên quan tới quần đảo Senkaku.
Ông nhận định: "Hành động mạnh mẽ này của Trung Quốc được
thực hiện sau khi xuất hiện tình trạng mà một số người nghĩ là sự cam kết yếu
ớt của Mỹ đối với mối quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật và sự phòng vệ của quần đảo
Senkaku. Trung Quốc đang
chơi một trò chơi rất nguy hiểm."
Giáo sư Sato nói thêm rằng vào thời điểm này, Hoa Kỳ không có lựa chọn nào khác hơn là tăng cường sự cam kết đối với Nhật Bản, vì nếu không như vậy, Washington sau này sẽ phải đối mặt với một vấn đề rất lớn.
Giáo sư Sato nói thêm rằng vào thời điểm này, Hoa Kỳ không có lựa chọn nào khác hơn là tăng cường sự cam kết đối với Nhật Bản, vì nếu không như vậy, Washington sau này sẽ phải đối mặt với một vấn đề rất lớn.
----------------------------------
Cập nhật: 11:40 GMT -
thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Việc Trung Quốc đưa ra “vùng nhận dạng phòng không”
tại Biển Hoa Đông để khẳng định tuyên bố về chủ quyền trước Nhật Bản là một
cuộc chơi dài hơi, theo giới quan sát.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
đã dùng từ “nguy hiểm” để mô tả việc Trung Quốc thành lập “vùng nhận dạng
phòng không” trên vùng biển Hoa Đông.
Vùng nhận dạng phòng không
mà Bắc Kinh mới tuyên bố bao phủ cả quần đảo có tranh chấp mà hiện do
Nhật quản lý với tên gọi Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Trung Quốc nói các máy bay đi vào khu vực này phải tuân theo các quy
tắc của họ.
Chính quyền Tổng thống Obama
từng tuyên bố tự vệ cho Nhật tại quần đảo này.
Giới ngoại giao nước ngoài nói Trung Quốc đang đánh giá thấp cả năng lực
hải quân Nhật lẫn cam kết hỗ trợ của Washington cho Tokyo.
Động thái của Trung Quốc đang
gây phản ứng mạnh từ các nước láng giềng, kể cả Hoa Kỳ hiện đang đồn trú hơn
70.000 binh lính tại Nhật Bản và Nam Hàn.
Washington, với hàng trăm phi
cơ quân sự đóng trong vùng, nói họ không có kế hoạch tuân thủ các qui định mà
Bắc Kinh mới tuyên bố.
Cả Đài Loan và Nam Hàn là những
nơi thân Hoa Kỳ đều bác bỏ bước đi này của Trung Quốc.
'Lợi ít hại nhiều'
Ông Dương Ngọc Quân, phát
ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cuối tuần qua đã yêu cầu Hoa Kỳ "thật lòng tôn trọng an ninh quốc
gia của Trung Quốc và ngừng đưa ra những phát ngôn thiếu trách nhiệm
về việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không trên Biển Hoa
Đông.
“Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Nhật Bản chấm
dứt toàn bộ các động thái phá hoại chủ quyền lãnh thổ cũng như
những lời bình luận thiếu trách nhiệm đánh lạc hướng dư luận quốc
tế và gây ra căng thẳng trong khu vực,” ông Dương nói.
Nam Hàn đã phản đối Trung Quốc
về vùng nhận dạng phòng không vì bao trùm cả một số khu bãi cạn mà Seoul
kiểm soát nhưng Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền.
Bộ Ngoại giao Nam Hàn đã triệu
tập tùy viên quân sự Trung Quốc ở Seoul tới và nói vùng này là không thể chấp
nhận bởi được đơn phương vẽ ra.
Seoul nói sẽ không thông báo
cho Trung Quốc về các phi cơ bay qua vùng này.
Về ngắn hạn, động thái này gây
ảnh hưởng tiêu cực cho nỗ lực của Bắc Kinh muốn gây ảnh hưởng cấp vùng,
Bonnie Glaser, chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược tại
Washington, D.C. cho biết.
“Gây căng thẳng cho quá nhiều láng giềng cùng lúc
chẳng mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc,” bà Glaser nói.
Denny Roy, một chuyên gia an ninh tại Trung Tâm Đông Tây ở Hawaii, nói rằng Trung
Quốc nhiều khả năng chọn giải pháp to tiếng trước.
“Trung Quốc nay có thể bắt đầu đếm và đưa tin về
điều họ gọi là sự vi phạm của Nhật, và biện luận rằng phía Trung Quốc đã kiềm
chế bằng việc họ gọi là không thực hiện quyền bắn hạ, sau đó biện luận tiếp là
Trung Quốc không thể nhẫn nại mãi được,'' ông Roy nói.
Các bài liên quan
-----------------------------------------------------------------------
Thứ ba 26 Tháng Mười Một 2013
Vì lý do an toàn cho hành khách và thương mại, ba công ty
hàng không Nhật Bản thông báo tuân thủ yêu sách của Trung Quốc trên không phận
biển Hoa Đông, đi ngược lại quyết tâm của chính phủ.
Japan Airlines (JAL) và All
Nippon Airways (ANA) , hai công ty hàng không dân dụng quốc tế của Nhật cho
biết là từ nay cung cấp bản đồ phi hành cho chính quyền Trung Quốc, trong không
phận biển Hoa Đông, mà Bắc Kinh vừa tuyên bố lập vùng « nhận dạng và phòng
không ».
Tin này đã được phát ngôn viên
của All Nippon Airways thông báo hôm nay 26/11/2013, một ngày sau quyết định
tương tự của đồng sự Japan Airlines.
Chủ nhật, hãng Peach Aviation,
một chi nhánh nhỏ của All Nippon Airways, là hãng hàng không đầu tiên của Nhật
nhượng bộ Trung Quốc.
Theo AFP, quyết định của Trung
Quốc lập vùng phòng không bao trùm phần lớn biển Hoa Đông, kể cả quần đảo
Senkaku do Nhật quản lý, bị Tokyo xem là không có giá trị, nhưng vì lý do an
toàn cho khách hàng và lý do thương mại, doanh nghiệp hàng không Nhật Bản đã
vội vã nhượng bộ hành động bắt chẹt của Trung Quốc.
Họ giải thích là muốn tránh tối
đa «kịch bản thãm họa» cho hành khách nếu quân đội Trung Quốc thực hiện
lời đe dọa .
Bộ Giao thông Nhật Bản cho biết
đã tiếp xúc với các công ty hàng không dân dụng này để giải thích là các biện
pháp của Trung Quốc không có giá trị đối với Nhật Bản. Lập trường của chính phủ
là phi cơ Nhật Bản phải tiếp tục bay theo nguyên tắc từ trước đến giờ. Bộ Giao
thông Nhật Bản hy vọng là các hãng hàng không quốc gia và tư nhân sẽ quan tâm đến
ý kiến của Nhà nước.
Tình hình căng thẳng tại Hoa
Đông có lẽ đã làm giới đầu tư lo ngại. Trên thị trường chứng khoán Nikkei, cổ
phần của hai công ty JAL và ANA đều bị sụt giảm theo thứ tự 1,33% và 1,42% vào
ngày hôm nay 26/11/2013.
------------------------------
Đông
Á đồng loạt phản đối Bắc Kinh áp đặt «vùng phòng không» (RFI 25/11/2013)
Nhật
Bản chỉ trích qui định mới về vùng phòng không của TQ (VOA 25/11/2013)
Căng
thẳng giữa Nhật - Trung tiếp tục gia tăng
(RFA 25/11/2013)
Tụ
xác định vùng phòng không TQ gây căng thẳng ở Biển Đông (RFA
24/11/2013)
No comments:
Post a Comment