25.11.2013
Happy & Proud. Đây là hai
chữ mà tôi thường dùng nhất trong tuần này. Bởi thật sự tôi cảm nhận như vậy.
Chỉ trong vòng 10 ngày, kể từ ngày 11 tháng 11 hôm tôi đại diện cho VOICE khởi
động chiến dịch gây quỹ cho các nạn nhân của cơn bão lịch sử Haiyan cho đến hôm
nay ngày 21 tháng 11 năm 2013, cộng đồng chúng ta đã gây quỹ cho VOICE được
trên 240,000 đô Mỹ.
Đấy là chưa kể đến con số cũng gần 200,000 đô Mỹ các khán thính giả Việt Nam của Đài SBTN gửi về đài chỉ trong vòng 5 tiếng đồng hồ vào chủ nhật tuần qua. Cũng dành cho các nạn nhân của Haiyan và lũ lụt ở miền Trung. Và hàng chục, hàng trăm ngàn đô do các hội đoàn, tổ chức người Việt ở nhiều nơi trên toàn thế giới gây quỹ cho Hội Hồng Thập Tự và những NGOs khác đang giúp đỡ đất nước Philippines trong cơn túng quẫn.
Sẽ không ngoa nếu tôi cho rằng sẽ có ít nhất nửa triệu đô được cộng đồng người Việt ở hải ngoại trực tiếp đóng góp để giúp đỡ người dân Philippines, những người đang lâm cảnh màn trời, chiếu đất, không thức ăn, không nước uống, mất cả gia đình, thân nhân, bè bạn.
Đây là một con số khổng lồ so với sự đóng góp của quốc gia luôn muốn lột xác để trở thành siêu cường mang tên Trung Quốc.
Một con số khổng lồ nếu so với tổng số người Việt có mặt ở hải ngoại chưa đến 3 triệu người.
Và là một bằng chứng tuyệt vời chứng minh cho cả thế giới thấy được rằng mặc dù cộng đồng Việt Nam là một cộng đồng trẻ, chỉ mới được thành lập trong 4 thập niên vừa qua, và hầu hết mọi người đều bắt đầu từ một con số không, nhưng nếu cần thiết, chúng ta sẽ sẵn sàng chia sẻ.
Rất hết mình. Rất ân cần. Và rất trân trọng.
Nhất là đối với những ai đã dang tay cứu vớt chúng ta khi chúng ta cần họ nhất.
Bởi thế nếu tôi cảm thấy hạnh phúc và hãnh diện thì âu cũng là điều bình thường. Không hãnh diện mình là người Việt Nam mới là lạ.
Cũng nhờ có dịp này mà tôi mới cảm nhận được một cách rõ nét nhất câu nói mà tôi vẫn thường nghe mẹ tôi nhắc nhở: cha ăn mặn, con khát nước. Nhưng có lẽ trong thời đại 4G của Internet, câu nói này đã không còn hoàn toàn chính xác. Vì tôi thấy nếu cha đã lỡ ăn mặn thì cũng chính cha sẽ bị khát nước. Chứ không cần đợi đến đời con. Chưa chắc còn nước để mà uống!
Mười năm trước, những thuyền nhân Việt Nam cuối cùng ở Philippines đã phải nhờ vào sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, hội đoàn và nhà thờ người Phi để có được một cuộc sống tạm bợ. Để họ có cơ hội ở lại, chờ đợi xin đi định cư ở một nước thứ ba.
Mười năm sau, từ những quốc gia thứ ba, từ Úc, Mỹ sang Na Uy, Canada, họ đã cùng nhau chia sẻ những khó khăn của quốc gia đã một thời cưu mang họ. Gần 20,000 đô từ Úc. Hơn 12,000 đô từ Na Uy. Từ Boston, Washington DC và Virginia, Houston, Atlanta, South Carolina, Orange County thủ phủ của người Việt tỵ nạn... cho đến các đài Radio VNCR, báo Người Việt, các anh chị em nghệ sĩ như chị Ý Lan, Hương Lan, Quỳnh Hương, Thanh Hà, Thái Châu, Don Hồ, Bằng Kiều, Quốc Khanh, Nguyễn Hồng Nhung, Lâm Thuý Vân, Lưu Việt Hùng, Minh Tuyết và cả nhà hàng Tren mới mở của cặp vợ chồng son này và nhiều, nhiều mạnh thường quân khác, mỗi công ty, mỗi người, nhiều con heo đất đã được đập ra để ghi lại một điểm son trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Ngay trong hôm nay đã có hàng ngàn phần thức ăn được các thiện nguyện viên của VOICE cùng phối hợp với tổ chức phi chính phủ Asian Bridge Philippines trực tiếp trao tặng những nạn nhân của Haiyan ngay tại thủ đô Manila, nơi họ vừa được quân đội Mỹ di tản từ thành phố chết Tacloban nằm ngay tâm bão.
Cũng nhờ vào số tiền đã được đóng góp mà cho đến hôm nay, VOICE đã tìm ra được 38 người Việt sống sót đang gặp cảnh thiếu ăn, thiếu mặc để giúp đỡ họ. Hơn bao giờ hết, tôi cảm nhận được sự sốt sắng của những tấm lòng Việt Nam hảo tâm trên toàn thế giới và thấm từng lời nhạc của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng trong nhạc phẩm “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng”:
Hãy nói cho mọi người cùng nghe. Người đã cứu người.
Trước đây bài hát này chỉ nói lên tình cảm của dân tộc Philippines dành cho tỵ nạn Việt Nam. Họ đã quyết định không cưỡng bách hồi hương bất kỳ thuyền nhân nào đã liều mình bỏ nước ra đi. Nhưng bây giờ nó lại bao hàm một ý nghĩa sâu xa hơn. Chúng ta đã cứu ngược lại được hàng trăm, hàng ngàn người khác. Trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.
Sẽ còn rất nhiều việc chúng ta cần làm. Phải làm trong thời gian tới. Vì vậy tôi mong chúng ta sẽ sớm thấy một nhóm thân hữu của VOICE được thành lập để cùng nhau sang Philippines chia sẻ công việc thiết thực này.
Mong lắm thay bạn ạ.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đấy là chưa kể đến con số cũng gần 200,000 đô Mỹ các khán thính giả Việt Nam của Đài SBTN gửi về đài chỉ trong vòng 5 tiếng đồng hồ vào chủ nhật tuần qua. Cũng dành cho các nạn nhân của Haiyan và lũ lụt ở miền Trung. Và hàng chục, hàng trăm ngàn đô do các hội đoàn, tổ chức người Việt ở nhiều nơi trên toàn thế giới gây quỹ cho Hội Hồng Thập Tự và những NGOs khác đang giúp đỡ đất nước Philippines trong cơn túng quẫn.
Sẽ không ngoa nếu tôi cho rằng sẽ có ít nhất nửa triệu đô được cộng đồng người Việt ở hải ngoại trực tiếp đóng góp để giúp đỡ người dân Philippines, những người đang lâm cảnh màn trời, chiếu đất, không thức ăn, không nước uống, mất cả gia đình, thân nhân, bè bạn.
Đây là một con số khổng lồ so với sự đóng góp của quốc gia luôn muốn lột xác để trở thành siêu cường mang tên Trung Quốc.
Một con số khổng lồ nếu so với tổng số người Việt có mặt ở hải ngoại chưa đến 3 triệu người.
Và là một bằng chứng tuyệt vời chứng minh cho cả thế giới thấy được rằng mặc dù cộng đồng Việt Nam là một cộng đồng trẻ, chỉ mới được thành lập trong 4 thập niên vừa qua, và hầu hết mọi người đều bắt đầu từ một con số không, nhưng nếu cần thiết, chúng ta sẽ sẵn sàng chia sẻ.
Rất hết mình. Rất ân cần. Và rất trân trọng.
Nhất là đối với những ai đã dang tay cứu vớt chúng ta khi chúng ta cần họ nhất.
Bởi thế nếu tôi cảm thấy hạnh phúc và hãnh diện thì âu cũng là điều bình thường. Không hãnh diện mình là người Việt Nam mới là lạ.
Cũng nhờ có dịp này mà tôi mới cảm nhận được một cách rõ nét nhất câu nói mà tôi vẫn thường nghe mẹ tôi nhắc nhở: cha ăn mặn, con khát nước. Nhưng có lẽ trong thời đại 4G của Internet, câu nói này đã không còn hoàn toàn chính xác. Vì tôi thấy nếu cha đã lỡ ăn mặn thì cũng chính cha sẽ bị khát nước. Chứ không cần đợi đến đời con. Chưa chắc còn nước để mà uống!
Mười năm trước, những thuyền nhân Việt Nam cuối cùng ở Philippines đã phải nhờ vào sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, hội đoàn và nhà thờ người Phi để có được một cuộc sống tạm bợ. Để họ có cơ hội ở lại, chờ đợi xin đi định cư ở một nước thứ ba.
Mười năm sau, từ những quốc gia thứ ba, từ Úc, Mỹ sang Na Uy, Canada, họ đã cùng nhau chia sẻ những khó khăn của quốc gia đã một thời cưu mang họ. Gần 20,000 đô từ Úc. Hơn 12,000 đô từ Na Uy. Từ Boston, Washington DC và Virginia, Houston, Atlanta, South Carolina, Orange County thủ phủ của người Việt tỵ nạn... cho đến các đài Radio VNCR, báo Người Việt, các anh chị em nghệ sĩ như chị Ý Lan, Hương Lan, Quỳnh Hương, Thanh Hà, Thái Châu, Don Hồ, Bằng Kiều, Quốc Khanh, Nguyễn Hồng Nhung, Lâm Thuý Vân, Lưu Việt Hùng, Minh Tuyết và cả nhà hàng Tren mới mở của cặp vợ chồng son này và nhiều, nhiều mạnh thường quân khác, mỗi công ty, mỗi người, nhiều con heo đất đã được đập ra để ghi lại một điểm son trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Ngay trong hôm nay đã có hàng ngàn phần thức ăn được các thiện nguyện viên của VOICE cùng phối hợp với tổ chức phi chính phủ Asian Bridge Philippines trực tiếp trao tặng những nạn nhân của Haiyan ngay tại thủ đô Manila, nơi họ vừa được quân đội Mỹ di tản từ thành phố chết Tacloban nằm ngay tâm bão.
Cũng nhờ vào số tiền đã được đóng góp mà cho đến hôm nay, VOICE đã tìm ra được 38 người Việt sống sót đang gặp cảnh thiếu ăn, thiếu mặc để giúp đỡ họ. Hơn bao giờ hết, tôi cảm nhận được sự sốt sắng của những tấm lòng Việt Nam hảo tâm trên toàn thế giới và thấm từng lời nhạc của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng trong nhạc phẩm “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng”:
Hãy nói cho mọi người cùng nghe. Người đã cứu người.
Trước đây bài hát này chỉ nói lên tình cảm của dân tộc Philippines dành cho tỵ nạn Việt Nam. Họ đã quyết định không cưỡng bách hồi hương bất kỳ thuyền nhân nào đã liều mình bỏ nước ra đi. Nhưng bây giờ nó lại bao hàm một ý nghĩa sâu xa hơn. Chúng ta đã cứu ngược lại được hàng trăm, hàng ngàn người khác. Trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.
Sẽ còn rất nhiều việc chúng ta cần làm. Phải làm trong thời gian tới. Vì vậy tôi mong chúng ta sẽ sớm thấy một nhóm thân hữu của VOICE được thành lập để cùng nhau sang Philippines chia sẻ công việc thiết thực này.
Mong lắm thay bạn ạ.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment