12.11.2013
Ba ngày trước, đêm thứ sáu, ngày
8 tháng 11, tôi và Tuấn y như hẹn đã đến tham dự một buổi tiệc ngay trung tâm
thủ đô Manila, Philippines. Trời đã đổ mưa từ trưa nhưng không nặng hạt cho
lắm. Tài xế cho biết một số đường phố đã bị ngập lụt, nhưng trên đường đến nơi
dự tiệc thật sự tôi thấy nó cũng không tồi tệ cho lắm. Có lẽ một phần vì cơn
bão Haiyan được cho là mạnh nhất lịch sử được dự báo sẽ đổ bộ vào miền Trung
của Philippines, cách xa Manila gần 600 cây số.
Nhưng đến nơi, vừa ra khỏi xe, tôi đã thấy có điều không ổn. Gió giật mạnh đến độ những hạt mưa bị tạt xéo đi tưởng chừng như nó bay ngang mình chứ không phải là từ trên xuống. Vừa đi, vừa chạy trốn mưa, tôi bảo Tuấn: chắc là bão vô rồi đó.
Nhưng rồi bước vào buổi tiệc trong một khu trung tâm thương mại sầm uất và cả ngày thứ bảy hôm sau ngồi họp trong khách sạn cùng với nhiều cơ quan, giới chức khác nhau, kể cả Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cả nhóm chúng tôi vẫn nghĩ là cơn bão đã qua và chắc đã không gây nhiều thiệt hại đáng kể. Nhìn ra ngoài, tuy bầu trời trông vẫn còn khá ảm đạm và nóng hơn nhiều so với tháng 11, nhưng mọi việc đã trở lại bình thường. Thủ đô Manila vẫn nhộp nhịp, ồn ào và kẹt xe vào giờ cao điểm.
Riêng tôi vì phải thức sớm hôm trước nên hôm qua, chủ nhật tôi ngủ dậy muộn. Đến 9 giờ sáng tôi mới lò mò, mở laptop xem tin tức trên mạng. Và những gì tôi thấy và đọc được làm tôi sững sờ.
Cả thành phố Tacloban hầu như bị san bằng. Xác người nằm hàng hàng, lớp lớp. Những chiếc tàu hàng sắt lớn bị sóng biển dâng cao đánh vào đất liền nằm chơ vơ trên đường phố. Và hàng ngàn, hàng vạn ngôi nhà bị quét sạch.
Xem một đoạn video ngắn trên CNN quay lại cảnh nước biển tràn vào khách sạn, lên đến lầu một. Nghe lời than khóc của một người cha mất con vì gió mạnh đến độ nó đã kéo bé ra khỏi tay ông. Thật sự đến lúc đó tôi mới cảm nhận được sự tàn khốc của cơn bão Haiyan mà không một ai ở đây có thể lường trước được. Kể cả những người có quyền uy nhất ở đất nước này.
Có thể nói vài giờ sau đó tôi chỉ biết ngồi ôm máy để xem và đọc tất cả những tin tức liên quan đến cơn bão thế kỷ Haiyan. Cho đến hôm nay, hơn ba ngày sau khi cơn bão Haiyan đổ bộ vào Philippines, chính Tổng thống Aquino cũng không thể xác nhận được có bao nhiêu người bị thiệt mạng và sự thiệt hại tổng cộng lên đến dường nào.
Theo ước lượng mới nhất của tổ chức quốc tế Red Cross, số người thiệt mạng có thể lên đến 10,000 người. Tuy nhiên không một ai hoặc tổ chức nào có thể kiểm chứng vì cho đến nay, vẫn còn rất nhiều làng, xã ở Leyte, Samar đã bị hoàn toàn tiêu huỷ và không liên lạc được.
Không điện. Không nước. Không thực phẩm. Không một mái che.
Xác người trên đường. Trên cầu. Trên cây. Trên nước. Đó là những gì chủ tịch của Philippine Red Cross, ông Richard Gordon, vừa chính mắt trông thấy ở Tacloban hôm nay.
Cả một vùng miền Trung Philippines đã bị tàn phá. Hàng trăm, hàng ngàn đảo lớn nhỏ với biết bao sinh linh giờ sẽ ra sao?
Đã đến lúc tôi cần phải hành động. Vì thứ nhất, đây là đất nước đã mang đến cho tôi nhiều kỷ niệm nhất, là nơi tôi đã trưởng thành. Từ 16 năm trước.
Thứ hai, đất nước Philippines là nơi đã cưu mang, bảo bọc gần 500,000 người tỵ nạn từ Đông Dương trong đó phần lớn đến từ Việt Nam, chuyển tiếp ở hai trại tỵ nạn Bataan và Palawan trong suốt gần 3 thập niên. Từ cuối thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1990.
Nhưng đến nơi, vừa ra khỏi xe, tôi đã thấy có điều không ổn. Gió giật mạnh đến độ những hạt mưa bị tạt xéo đi tưởng chừng như nó bay ngang mình chứ không phải là từ trên xuống. Vừa đi, vừa chạy trốn mưa, tôi bảo Tuấn: chắc là bão vô rồi đó.
Nhưng rồi bước vào buổi tiệc trong một khu trung tâm thương mại sầm uất và cả ngày thứ bảy hôm sau ngồi họp trong khách sạn cùng với nhiều cơ quan, giới chức khác nhau, kể cả Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cả nhóm chúng tôi vẫn nghĩ là cơn bão đã qua và chắc đã không gây nhiều thiệt hại đáng kể. Nhìn ra ngoài, tuy bầu trời trông vẫn còn khá ảm đạm và nóng hơn nhiều so với tháng 11, nhưng mọi việc đã trở lại bình thường. Thủ đô Manila vẫn nhộp nhịp, ồn ào và kẹt xe vào giờ cao điểm.
Riêng tôi vì phải thức sớm hôm trước nên hôm qua, chủ nhật tôi ngủ dậy muộn. Đến 9 giờ sáng tôi mới lò mò, mở laptop xem tin tức trên mạng. Và những gì tôi thấy và đọc được làm tôi sững sờ.
Cả thành phố Tacloban hầu như bị san bằng. Xác người nằm hàng hàng, lớp lớp. Những chiếc tàu hàng sắt lớn bị sóng biển dâng cao đánh vào đất liền nằm chơ vơ trên đường phố. Và hàng ngàn, hàng vạn ngôi nhà bị quét sạch.
Xem một đoạn video ngắn trên CNN quay lại cảnh nước biển tràn vào khách sạn, lên đến lầu một. Nghe lời than khóc của một người cha mất con vì gió mạnh đến độ nó đã kéo bé ra khỏi tay ông. Thật sự đến lúc đó tôi mới cảm nhận được sự tàn khốc của cơn bão Haiyan mà không một ai ở đây có thể lường trước được. Kể cả những người có quyền uy nhất ở đất nước này.
Có thể nói vài giờ sau đó tôi chỉ biết ngồi ôm máy để xem và đọc tất cả những tin tức liên quan đến cơn bão thế kỷ Haiyan. Cho đến hôm nay, hơn ba ngày sau khi cơn bão Haiyan đổ bộ vào Philippines, chính Tổng thống Aquino cũng không thể xác nhận được có bao nhiêu người bị thiệt mạng và sự thiệt hại tổng cộng lên đến dường nào.
Theo ước lượng mới nhất của tổ chức quốc tế Red Cross, số người thiệt mạng có thể lên đến 10,000 người. Tuy nhiên không một ai hoặc tổ chức nào có thể kiểm chứng vì cho đến nay, vẫn còn rất nhiều làng, xã ở Leyte, Samar đã bị hoàn toàn tiêu huỷ và không liên lạc được.
Không điện. Không nước. Không thực phẩm. Không một mái che.
Xác người trên đường. Trên cầu. Trên cây. Trên nước. Đó là những gì chủ tịch của Philippine Red Cross, ông Richard Gordon, vừa chính mắt trông thấy ở Tacloban hôm nay.
Cả một vùng miền Trung Philippines đã bị tàn phá. Hàng trăm, hàng ngàn đảo lớn nhỏ với biết bao sinh linh giờ sẽ ra sao?
Đã đến lúc tôi cần phải hành động. Vì thứ nhất, đây là đất nước đã mang đến cho tôi nhiều kỷ niệm nhất, là nơi tôi đã trưởng thành. Từ 16 năm trước.
Thứ hai, đất nước Philippines là nơi đã cưu mang, bảo bọc gần 500,000 người tỵ nạn từ Đông Dương trong đó phần lớn đến từ Việt Nam, chuyển tiếp ở hai trại tỵ nạn Bataan và Palawan trong suốt gần 3 thập niên. Từ cuối thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1990.
Và có gần 3,000 thuyền nhân Việt Nam cuối cùng đã không bị cưỡng bức hồi hương về Việt Nam, được ở lại tạm trú cho đến lúc họ được các nước Úc, Mỹ, Na Uy và Canada nhận định cư chỉ cách đây vài năm về trước.
Vì vậy chúng ta, trong đó có tôi, nợ họ một ân tình vô giá. Vì họ đã dang tay ra giúp đở chúng ta khi chúng ta cần họ nhất.
Bắt đầu từ hôm qua cho đến hết chủ nhật 17 tháng 11 sắp tới, tổ chức thiện nguyện VOICE và tôi, cùng các anh em tỵ nạn trước đây ở Philippines sẽ tổ chức gây quỹ cho các nạn nhân của cơn bão Haiyan. Toàn bộ số tiền đóng góp sẽ được VOICE và các anh chị em thiện nguyện viên đang làm việc tại Philippines trực tiếp chuyển đến cứu giúp các nạn nhân cùng với các tổ chức phi chính phủ địa phương.
Nếu muốn dùng credit card và đóng góp online, xin nhấn vào link này:
https://onevietnam.org/donate/voice
Nếu ở Mỹ, xin gửi check về cho VOICE, địa chỉ: 245 E Pepper Drive, Long Beach, CA 90807.
Nếu ở Úc, Canada hay ở những nơi khác, xin vui lòng vào trang mạng Facebook của tôi ở đây:
https://www.facebook.com/hoitrinh
Tôi sẽ cập nhật tin tức mỗi ngày và cho các bạn biết nên liên lạc với ai để đóng góp. Thành thật cảm ơn tất cả các bạn.
Manila, đêm 11 tháng 11 năm 2013 - Trịnh Hội
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment