Monday 4 November 2013

CHUYỆN DẠY "ĐỨC DỤC" THỜI VNCH (FB Mạnh Kim)





Đọc một stt ngắn của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thấy nhắc lại một môn học cũ tại miền Nam trước 1975 có tên “Đức Dục” bỗng nhớ lại một thời huy hoàng lộng lẫy của nền giáo dục VNCH. “Đức Dục” khiến lập tức liên tưởng đến một môi trường giáo dục mà đạo đức, liêm sỉ, lòng tự trọng, sự xấu hổ… luôn được nhắc đi nhắc lại với học sinh tiểu học. Vẫn còn nhớ như in những “điều răn” căn bản từ môn “Đức Dục” thời đó: ra ngoài đường thấy đám tang phải lập tức dừng chân kính cẩn và gỡ nón khỏi đầu nếu đang đội; không bao giờ đứng trước cửa nhà người khác nhìn chòng chọc vào; bất kỳ khi nào gặp người lớn (hàng xóm láng giềng, bạn bè bố mẹ và thậm chí người lạ…) phải lễ phép chào hỏi; không bao giờ được phép “ngồi trong miệng” người lớn (nói leo); bất kỳ khi nào thấy người bị nạn ngoài đường phải lập tức giúp đỡ…

Những điều răn này nếu kể đầy đủ phải đến cả chục trang nhưng gần như chẳng học sinh tiểu học nào phải vất vả học thuộc. Cần gì phải học mới thuộc, bởi tất cả đều rút ra từ những nền tảng căn bản của ứng xử và giao tiếp. Chúng nằm trong một nguyên tắc chung được qui ước và chuẩn hóa trong một môi trường mà tôn ti trật tự xã hội được tôn trọng và nền nếp lễ giáo gia đình được vun vén thường xuyên. Bố mẹ dạy con, anh dạy em, chú dạy cháu… Thế hệ trước dạy thế hệ sau. Rất nghiêm cẩn! Nhà này dạy như thế và nhà láng giềng cũng dạy tương tự. “Khoanh tay” và “cúi đầu” là hình ảnh thường thấy nhất ở những đứa trẻ tiểu học thời này. Lối giáo dục như vậy, xuất phát từ cái gốc đạo đức căn bản, cuối cùng tạo nên một nền tảng văn hóa và văn minh. Nó luôn làm cho người ta sống có ý thức đạo đức. Nó tạo ra một cái “phanh” trong tiềm thức giúp người ta không dám vượt qua lằn ranh của điều xấu và cái ác...

Đó là cái chuyện “Đức Dục” của một thời…

------------------------

Xem thêm :




No comments:

Post a Comment

View My Stats