Friday, 15 November 2013

CHỦ TỊCH VĂN BÚT ĐỨC : "CÁC BLOGGER BỊ BỊT MIỆNG"! (DPA)




Người phỏng vấn: Joachim Baier / dpa

Bản dịch: Trần Việt (Forum Vietnam 21)
Posted by diendanxahoidansu  on 16/11/2013

Ngày 15 tháng 11 là “Ngày các tác giả bị cầm tù”, một ngày truyền thống hằng năm của tổ chức Văn Bút Quốc Tế, nhân dịp này, ông Josef Haslinger, chủ tịch Trung tâm Văn Bút Đức đã dành cho ký giả Joachim Baier của thông tấn xã dpa một cuộc phỏng vấn.

Ông Josef Haslinger

Theo nhận định của Trung tâm Văn Bút Đức, những nước độc tài càng ngày càng kiểm soát gắt gao các thông tin đưa lên mạng Internet để dập tắt tiếng nói trái chiều của các tác giả. Trung Quốc và Việt Nam cực kỳ nghiêm ngặt, chủ tịch Văn Bút Đức Josef Haslinger (58 tuổi) nói với thông tấn xã dpa nhân “Ngày các tác giả bị cầm tù” (15 tháng 11). Sau đây là bài phỏng vấn do Trần Việt dịch.

Tại những nước nào các tác giả bị đàn áp nhiều nhất?
Ở Syria, năm nay tình hình đã trở nên khá phức tạp. Dẫn đầu trước sau vẫn là Trung Quốc. Ở đó khôi nguyên Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba đang ngồi tù, ngoài ra còn ít nhất 40 tác giả, nhà báo và blogger mà tên tuổi đuợc biếr rõ, trong đó Kunchok Tsephel Gopey Tsang, người đang thụ án tù 15 năm về tội đã bảo hành một trang mạng Tây Tạng. Trong số các nước châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Bạch Nga (Belarus) có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất. Tại Bạch Nga thì Lohvinau, một nhà xuất bản văn học quan trọng nhất vừa bị đóng cửa và nhà văn nữ Swetlana Alexijewitsch vẫn không được xuất bản những tác phẩm của bà đã được dịch tại nhiều nơi trên thế giới.

Tự do của những tác giả mạng?
Khó khăn của các blogger trên toàn thế giới đã tăng lên, nhất là tại Trung Quốc, Việt Nam và các xứ Ả Rập. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Fazil Say bị kết tội lăng mạ tôn giáo bởi vì ông đã tuýt (twitt) lên mạng những lời văn học của ông. Tại Iran, các blogger đang bị giam giữ hy vọng tình trạng sẽ biến đổi với tổng thống mới Hassan Ruhani.

Đối với các tác giả sách in thì sao?
Đó là những tác giả mà trong tình huống đặc biệt chưa bao giờ đuợc phổ biến sách hay một bài báo nào. Họ bị trừng trị vì đã phát biểu ý kiến trên mạng.

Đâu là đặc điểm ở các blog?
Họ dùng ngôn ngữ (cú pháp) rất thoáng, gần với lời nói hơn. Những rào cản trong việc phổ biến cũng thấp hơn. Các blogger tìm cách nói chuyện với độc giả của mình. Các diễn đàn đang thực sự trở nên hiệu quả và có tính hướng dẫn dư luận. Mùa xuân Ả Rập đã chỉ ra điều đó. Và bây giờ tình báo Ả Rập cho thấy họ bịt miệng các blogger như thế nào. Các blogger bị trả thù không phải là điều ngẫu nhiên.

Tình trạng đàn áp ra sao?
Các trang mạng bị phá và ngăn chặn bằng tường lửa. Các tác giả bị tấn công, bị hỏi cung, bị bắt giam. Họ cũng bị tịch thu hộ chiếu hay bị quản thúc tại gia, nhiều trường hợp thân nhân trong gia đình cũng bị như thế. Từ nhiều nước đã có báo cáo về sự tra tấn, từ Triều Tiên (Bác Hàn), Trung Quốc, Việt Nam, từ Thổ Nhĩ Kỳ cũng có. Và ai cũng biết là ngay CIA cũng thường có những phương pháp tra tấn mới.

Nguồn: bài phỏng vấn của Joachim Baier / thông tấn xã dpa được nhiều báo Đức đăng.


Ảnh DPA: Ông Josef Haslinger, chủ tịch Trung tâm Văn Bút Đức: ”Trung Quốc và Việt Nam cực kỳ nghiêm ngặt.


No comments:

Post a Comment

View My Stats