Người dịch : Phạm Hồng Sơn
Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập (ICPC) vừa vinh
danh hai nhà văn bị cầm tù, Tan Zuoren (Trung Hoa) và Nguyễn Xuân Nghĩa (Việt
Nam). Hai tác giả này được trao tặng Giải thưởng Lưu Hiểu Ba Can Đảm Viết
năm 2013. Lưu Hiểu Ba (Liu Xiao Bo), Giải Nobel Hòa Bình năm 2010, là nhà
văn, nhà đấu tranh nhân quyền cũng đang bị cầm tù. Sự vinh danh này nhằm ghi
nhận sự bền bỉ và lòng dũng cảm của những người cầm bút bất chấp đe dọa tù đày.
Ngoài ra, bốn nhà văn Liu Benqi, Xu ZhiYong, Liu Hu và Yang Maodong vừa được
Văn Bút Trung Hoa Độc Lập bầu làm hội viên danh dự của Trung Tâm.
Tính tới nay, Văn Bút Trung Hoa Độc Lập có 6 hội
viên vẫn đang bị cầm tù, đó là YANG Tongyan, LƯU Hiểu Ba, ZHU Yufu, ZHAO
Changqing, ZHANG Lin and LI Huaping. Và 24 hội viên danh dự của Trung Tâm vốn
là cựu tù nhân cũng đang bị giam cầm tại Trung Cộng: KONG Youping, Nurmuhemmet
YASIN, QI Chonghuai, XU Wanping, LU Jianhua, GUO Quan, TAN Zuoren, Hailaite
Niyazi, LIU Xianbin, CHEN Wei, LI Tie, Memetjan Abdulla, Jangtse Donkho,
Buddha, Dokru Tsultrim, WEN Yan, CHEN Xi, GAO Zhisheng, Tashi Rabten, Kunchok
Tsephel Gopey Tsang, Kunga Tseyang, Gangkye Drubpa Kyab, RAO Wenwei and LI
Bifeng. Trong khi đó 62 hội viên danh dự và cựu tù nhân đã ra khỏi nhà tù.
“Giải thưởng Lưu Hiểu Ba Can Đảm Viết” của Trung Tâm
Văn Bút Trung Hoa Độc Lập được thành lập năm 2006, với tên ban đầu là “Giải
thưởng Nhà Văn bị Cầm tù”. Từ năm 2006 đến 2009, đã có những người sau đây được
trao giải: YANG Tongyan, ZHANG Lin, Lü Gengsong, DU Daobin and XU Zerong. Bắt
đầu từ tháng 3 năm 2010, Giải thưởng đã được mang tên Tiến sĩ Lưu Hiểu Ba, cựu
chủ tịch và chủ tịch danh dự của Trung Tâm, nhằm ghi nhận sự dũng cảm của ông
trong các bài viết suốt 20 năm qua và sự ủng hộ không mệt mỏi của ông cho Giải
thưởng này. Tiến sĩ Lưu Hiểu Ba bị bắt giam ngày 8 tháng 12 năm 2008 và đang
chịu hình phạt nặng nề 11 năm tù kể từ năm 2009 tới nay. Từ năm 2010 đến 2012,
Giải thưởng này đã vinh danh những nhân vật sau: LIU Xianbin, Zarganar (Miến
Điện), Hada, QIN Yongmin, CHEN Wei, Dolma Kyab and WU Yilong.
Ông Tan Zuoren, 59 tuổi, là một nhà hoạt động vì môi trường, một nhà văn và cựu biên
tập tạp chí Literati. Sau trận động đất xảy ra tại Tứ Xuyên năm 2008, ông đã
chất vấn về việc tại sao rất nhiều trường học đã bị sụp đổ trong thảm họa này,
trong khi có nhiều tòa nhà gần chúng vẫn không đổ. Ông đã kêu gọi các công dân
mạng và những người đã mất con trong những vụ sụp đổ đó giúp ông thu thập thông
tin chi tiết về các nạn nhân. Ông cũng đề nghị những người tình nguyện giúp ông
tập hợp các chứng cứ chi tiết liên quan tới sự cẩu thả, bớt xén trong việc xây
dựng các trường học. Ngày 28 tháng 3 năm 2009, Tan Zuoren bị bắt giữ với cáo
buộc kích động lật đổ chính quyền vì một bài ông viết trên mạng năm 2007 có
nhan đề “1989: Chứng kiến cho Người Đẹp cuối cùng: Nhật ký Thiên An Môn của một
nhân chứng’’. Trong bài báo đó ông Tan Zuoren đã chỉ trích sự đàn áp đẫm máu
của nhà cầm quyền trong vụ biểu tình đòi dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn
tháng 6 năm 1989. Sau đó ông Tan Zuoren đã bị đưa ra xét xử tại một Tòa án Nhân
dân Trung cấp ở thành phốChengdu vào ngày 12 tháng 8 năm 2009. Trong phiên tòa,
lúc cuối cùng ông Tan Zuoren đã nói: “Tất cả những gì tôi làm là để thực thi
bổn phận của một công dân, để nói lên tiếng nói của lương tâm và sự thật.” Luật
sư bào chữa cho bị cáo, ông Pu Zhiqiang cho rằng việc lật tẩy nguyên nhân phía
sau sự đổ nát có thể đã làm cho chính quyền bị bẽ mặt. Và nói rõ rằng: “Họ đã
bỏ hết mọi chi tiết liên quan tới động đất ra ngoài cáo buộc vì họ sợ động chạm
đến những điều nhạy cảm đó.” Vợ của ông Tan Zuoren, người không được tham dự
phiên tòa, đã đánh giá phiên tòa là một “trò cười” và là sự xúc phạm công lý.
Ngày 9 tháng 2 năm 2010, ông Tan Zuoren đã bị kết án 5 năm tù cùng 3 năm bị
tước bỏ quyền chính trị. Ngày 09 tháng 6 năm 2010, Tòa án Nhân dân Tối cao tỉnh
Tứ Xuyên đã bác kháng án và giữ nguyên bản án vừa nói đối với ông Tan Zuoren.
Hiện nay ông đang bị giam tại nhà tù Ya’an ở tỉnh Tứ Xuyên và sẽ hết hạn tù vào
ngày 27 tháng 3 năm 2014.
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa là một nhà thơ Việt Nam, đồng thời còn là nhà báo, nhà viết truyện và
luận đề, một hội viên của Hội nhà văn Hải Phòng và là thành viên sáng lập của
tổ chức dân chủ bị cấm đoán Bloc 8406. Ông cũng là biên tập viên cho Tổ Quốc –
một tờ báo dân chủ phải xuất bản chui. Là một nhà báo, ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã
viết cho nhiều tờ báo lớn của nhà nước cộng sản cho tới năm 2003 khi ông bị cấm
vì những hoạt động cổ xúy cho dân chủ. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, sau một phiên
xử chớp nhoáng trong vài giờ đồng hồ, ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị kết tội tuyên
truyền chống nhà nước theo điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam và kết án 6 năm
tù giam. Điều 88 cấm “mọi tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa” cũng
như cấm “mọi hành vi gây hại cho an ninh quốc gia, trật tự xã hội, niềm tin của
nhân dân với Đảng.” Cáo trạng chống lại ông đề ngày 3 tháng 7 năm 2009 liệt kê
59 bài viết của ông Nguyễn Xuân Nghĩa từ năm 2007 cho tới khi ông bị bắt vào
năm 2008, bao gồm thơ, truyện ngắn, các bài báo, với cáo buộc đã cố tình “xúc
phạm Đảng Cộng sản Việt Nam, làm sai lệch tình hình đất nước, thóa mạ, bôi xấu
lãnh đạo đất nước, đòi hỏi đa nguyên, đa đảng…và kích động, lôi kéo người khác
tham gia phong trào chống đối.” ông Nguyễn Xuân Nghĩa thuộc số hơn 10 người
hoạt động ôn hòa đã bị bắt trong chiến dịch đàn áp khoảng tháng 9 năm 2008.
Ngày 21 tháng giêng năm 2010, một phiên tòa phúc thẩm diễn ra trong một ngày
tại Hải Phòng (thành phố cảng phía bắc Việt Nam), vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm
đối với ông. Các phóng viên ngoại quốc không được tham dự phiên xét xử này.
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa ban đầu bị giam tại trại tạm
giam bộ Công An B14 thuộc tỉnh Hà Đông, phía nam Hà Nội. Một số nguồn tin cho
biết ông bị biệt giam. Theo vợ ông Nguyễn Xuân Nghĩa thì chồng bà không được
gặp gia đình vì ông bị trả thù do đã phản đối một cách ôn hòa các điều kiện
giam cầm. Tháng 3 năm 2012, trong một lần vào thăm trong trại giam, gia đình
mới biết ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã bị chuyển đến một nhà tù gần biên giới với
Lào, cách nhà hơn 400 Km, điều này đồng nghĩa với việc các khó khăn và chi phí
cho gia đình ông sẽ tăng thêm khi đi thăm ông. Sau đó vợ ông đã đi thăm ông sau
hai ngày đường và cho biết ông Nguyễn Xuân Nghĩa đang có nhiều vấn đề về sức
khỏe, tình trạng tinh thần bị ảnh hưởng nặng, ông đã có nhiều lần nghĩ đến tự
vẫn. Tháng 7 năm 2013, cộng đồng quốc tế biết được tác giả nhựt ký điện tử
(blogger) Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cày) đã tuyệt thực tới ngày thứ 30 để
phản đối tình trạng giam giữ và việc đối xử hà khắc thô bạo của nhân viên nhà
tù đối với bản thân ông và các tù nhân khác. Gia đình ông Nguyễn văn Hải và dư
luận bên ngoài biết được tin tức tuyệt thực đó là do ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã
quên những hiểm nguy đối với bản thân báo cho vợ của ông biết trong một cuộc
thăm gặp ở nhà tù mà hai ông cùng bị giam giữ. Theo tin tức thuật lại, ông
Nguyễn Xuân Nghĩa đã bị bịt mồm ngay lập tức và bị lôi đi ngay khi ông vừa nói
ra tin tuyệt thực của ông Nguyễn Văn Hải. Sau đó ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị biệt
giam với thời hạn có thể ít nhất là 3 tháng. Vài tuần sau, có tin “phạt kỷ
luật” được bỏ tạm thời. Không bao lâu sau đó, vợ ông khi đi thăm đã biết được
ông không còn bị biệt giam nhưng tình cảnh ông có thể lại nguy hiểm hơn: ông bị
giam chung với một tù nhân hình sự có án chung thân vì làm gián điệp cho Trung
Cộng. Tháng 09 năm 2013, có tin tức cho biết ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị tù nhân
cùng buồng đánh đập. Vì vậy, cộng đồng, dư luận ở khắp nơi đang rất lo lắng cho
tình trạng sức khỏe và sự an nguy của ông Nguyễn Xuân Nghĩa.
Mỗi năm, vào ngày 15 tháng 11, các hội viên của Văn
Bút Quốc Tế (PEN International) khắp nơi trên thế giới đều kỷ niệm “Ngày các
Nhà văn bị Cầm tù” và vinh danh sự can đảm của các văn thi hữu và đồng
nghiệp bị tù đày trong công cuộc chống áp bức và bảo vệ quyền tự do phát biểu
và thể hiện quan điểm. Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập muốn nhấn mạnh lại
rằng quyền phát biểu và thể hiện quan điểm, bao gồm cả tự do viết, xuất bản, là
những quyền con người không thể bị tách rời hay nhân nhượng. Trung Tâm sẽ tiếp
tục vận động để mang lại tự do cho Lưu Hiểu Ba, Tan Zuoren, Yang Tongyan và tất
cả những người bị giam cầm do lên tiếng bằng ngòi bút.
Văn Bút Quốc Tế (PEN International) là tổ chức lâu
đời nhất trên thế giới trong lĩnh vực cổ xúy cho nhân quyền và là một tổ chức
quốc tế về lĩnh vực văn chương. Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập là một
trong 146 thành viên củaVăn Bút Quốc Tế, có mục tiêu bảo vệ sự tự do của các
nhà văn trong việc phát biểu và thể hiện quan điểm cũng nhưquyền tự do được
viết trên khắp thế giới, đồng thời cổ xúy và trợ giúp cho các nhà văn, nhà báo
đang bị cầm tù, đe dọa, bức hại, sách nhiễu, đặc biệt là tại Trung Cộng.
Mọi thông tin thêm, xin liên hệ: Tiến sĩ Yu Zhang,
Thư ký điều hành và Điều phối viên của Ủy ban Báo chí & Dịch thuật.
Bản tiếng Việt của Phạm Hồng Sơn (Hà Nội).
____________________________________________
Two Writers Honoured the Liu Xiaobo Courage to Write Award
Yu
Zhang (Chinesepen) - The
Independent Chinese PEN Centre (ICPC) has honoured two imprisoned writers, TAN
Zuoren and NGUYEN Xuan Nghia (Vietnam) the ICPC's 2013 Liu Xiaobo Courage to
Write Award for their long-term tenacity and courage in writing despite the
threat of imprisonment. In addition, ICPC have named four writers as new
honorary members, including LIU Benqi, XU ZhiYong, LIU Hu and YANG Maodong.
As of the present, six ICPC members are still in
jail, including YANG Tongyan, LIU Xiaobo, ZHU Yufu, ZHAO Changqing, ZHANG Lin,
and LI Huaping. In addition, 24 of ICPC's former imprisoned honorary members
are still in prison in China, including KONG Youping, Nurmuhemmet YASIN, QI
Chonghuai, XU Wanping, LU Jianhua, GUO Quan, TAN Zuoren, Hailaite Niyazi, LIU
Xianbin, CHEN Wei, LI Tie, Memetjan Abdulla, Jangtse Donkho, Buddha, Dokru
Tsultrim, WEN Yan, CHEN Xi, GAO Zhisheng, Tashi Rabten, Kunchok Tsephel Gopey
Tsang, Kunga Tseyang, Gangkye Drubpa Kyab, RAO Wenwei and LI Bifeng. 62 such
former imprisoned honorary members have already been released.
The ICPC’s "Liu Xiaobo Courage to Write
Award" was created in 2006 and was previously known as the “Writers in
Prison Award”. The laureates from 2006 to 2009 were YANG Tongyan, ZHANG Lin, Lü
Gengsong, DU Daobin and XU Zerong. In March 2010, it was renamed after Dr. Liu
Xiaobo, the ICPC’s honorary president and former president, to mark his courage
in writing manifested over the last 20 years as well as his constant support
for this award. Dr. Liu was detained in 8 December 2008 and has been serving a
harsh 11 year sentence since 2009. From 2010 to 2012 the laureates of the award
were LIU Xianbin, Zarganar (Burma), Hada, QIN Yongmin, CHEN Wei, Dolma Kyab and
WU Yilong.
TAN Zuoren, 59, is an environmentalist, writer and
former editor of Literati magazine. After the 2008 Sichuan earthquake, he
questioned why so many schools collapsed in the quake - in many cases when
other buildings around them remained standing. He asked netizens and people who
had lost their children in the quake to help compile a detailed database of the
victims. He also asked volunteers to help him detail evidence of shoddy
construction at the schools. On 28 March 2009, he was detained on allegations
of inciting subversion of state power because of an online article published in
2007 entitled “1989: A Witness to the Last Beauty: An Eyewitness’ Tiananmen
Square Diary”, in which he criticized the government for its bloody crackdown
on pro-democracy protests in Tiananmen Square in June 1989. On 12 August 2009,
he was tried by the Intermediate People’s Court of Chengdu City. Tan Zuoren
said in his final statement at the court, "Everything I do is simply to
fulfill my obligations as a citizen and to adhere to common sense and tell the
truth." Tan's lawyer, Pu Zhiqiang, believes that by exposing the extent of
the destruction, he would have embarrassed the government. "They took out
any mention of the earthquake from the verdict because they are afraid of
referring to it," said Mr Pu. Tan's wife, who was not allowed to attend
court, described the trial as "ridiculous" and a perversion of
justice. On 9 February 2010, he was sentenced to 5 years in prison and 3 years
deprivation of political rights. On 9 June 2010, the High People’s Court of
Sichuan Province rejected the appeal and upheld Tan Zuoren’s sentence. Tan
Zuoren is now held in Ya’an Prison in Sichuan Province and is scheduled for
release on 27 March 2014.
Nguyen Xuan Nghia is a Vietnamese poet, journalist,
essayist and novelist, a member of the Hai Phong Association of Writers and a
founding member of the banned democracy movement known as Bloc 8406. He is the
editor of the underground democracy journal To Quoc (Fatherland). As a
journalist, he wrote for all the main government papers until 2003, when the
government banned him because of his pro-democracy activities. On 9 October
2009, after a trial that reportedly lasted just a few hours, Nguyen Xuan Nghia
was convicted of conducting anti-government propaganda under Article 88 of
Vietnam’s penal code and sentenced to six years in prison. Article 88 forbids
“all propaganda against the Communist system of government” as well as
“slanderous allegations undermining national security, the social order and the
people’s trust in the Party.” The indictment against him, which was dated 3
July 2009, cited 57 pieces written by Nguyen Xuan Nghia from 2007 until his
arrest in 2008, including poetry, literature, short stories and articles that
allegedly sought to “insult the Communist Party of Vietnam, misrepresent the
situation in the country, slander and disgrace the country’s leaders, demand a
pluralistic and multiparty system… and incite and attract other people into the
opposition movement.” He is amongst dozens of activists to have been arrested
since September 2008 as part of an ongoing crackdown on peaceful dissent. On 21
January 2010, an appeals court in the northern port city of Haiphong upheld
Nguyen Xuan Nghia’s sentence. Foreign journalists were not permitted to attend
the proceedings, which lasted a day. Nguyen Xuan Nghia was initially held at
the B14 labour camp in Ha Dong province, south of Hanoi, reportedly in solitary
confinement. According to his wife, he was also denied the right to see his
family in retaliation for peaceful protests against prison conditions. In March
2012, his family went to visit him, only to discover that he had been
transferred to a new detention facility near to the Vietnamese border with
Laos, more than 400km from their family home, meaning that his wife’s visits
became more difficult and costly. Later that month, his wife was allowed to
visit him, but had to travel for two days in order to do so. Returning home
from this first visit to the new camp, his wife reported that he was suffering
from a number of health complaints, that his morale had been seriously affected
and that he had contemplated suicide on a number of occasions. In July 2013,
the international community learnt that blogger Nguyen Van Hai (aka Dieu Cay)
had been on hunger strike in prison for the past 30 days in protest against the
adverse conditions and treatment he and his fellow inmates were receiving from
the jail guards and officers. It was reported that Nguyen Van Hai’s family and
the outside world had only learned of this hunger strike because Nguyen Xuan
Nghia had selflessly put himself at further risk by informing his wife about
the strike during her most recent visit to the prison where the two writers are
held.
According to reports, the prison guards immediately
muffled Nguyen Xuan Nghia and used excessive force to drag him across the floor
and out of the visiting area. It was later reported that he had been moved into
solitary confinement, and that he was likely to remain there for at least three
months. Just a few weeks later, it was reported that this ‘disciplinary punishment’
had been temporarily suspended. However, when his wife visited him briefly she
learned that although he was no longer in solitary confinement, he was now in
an even more dangerous situation – sharing a cell with a criminal prisoner who
is serving a life sentence for spying on China. In September 2013, it was
reported that Nguyen Xuan Nghia had been physically attacked by his cell mate.
There is now widespread concern for his health and safety.
Each year on 15 November, members of PEN
international all over the world commemorate the “Day of Imprisoned Writers”
and honor the courage of our imprisoned colleagues in order to protest against
repression and defend freedom of expression. ICPC reiterates that freedom of
expression, including the freedom to write and publish, are inalienable and
fundamental human rights. ICPC will continue to urge the release of Liu Xiaobo,
Tan Zuoren, Yang Tongyan and all those imprisoned for their writings.
PEN International is the world's oldest human rights
organization and international literary organization. ICPC is one of Pen
International's 146 members and aims to protect writers’ freedom of expression
and freedom to write worldwide and advocates for the rights of writers and
journalists who are imprisoned, threatened, persecuted or harassed in
Chinaparticularly.
For more information, please contact
Yu
Zhang, Dr.
Executive Secretary and Coordinator of Press &
Translation Committee
Websites: http://www.chinesepen.org/english
No comments:
Post a Comment