Mardi 12 Novembre 2013
Tòa án Công lý quốc tế (CIJ - Cour International de
Jutice) vừa mới ra phán quyết hôm nay (11-11-2013) về việc giải thích lại kết
quả vụ phân xử ngày 15-6-1962 « chủ quyền ngôi đền Preah Vihear » theo yêu cầu
của Cambodge. Phía Cambodge chính thức đệ đơn ngày 28-4-2011 yêu cầu Tòa giải
thích lại nội dung của phán quyết 1962. Nguyên nhân phía Thái Lan cho rằng phán
quyết 1962 chỉ nói đến chủ quyền của ngôi đền mà không nói đến chủ quyền vùng
đất chung quanh (diện tích khoảng 4,5 km²).
Phán quyết ngày 11-11-2013 của CIJ không gây ngạc nhiên : mỏm đồi mà ngôi đền Préah Vihear tọa lạc thuộc chủ quyền của Cambodge và phía Thái phải rút hết mọi lực lượng vũ trang ra khỏi khu vực. Đúng như nội dung của phán quyết tháng 6 năm 1962 : « đường biên giới là đường xác định trên bản đồ và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không… Tòa phán thắng kiện cho bên Cambodge về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear. »
Bài học trễ tràng cho phía Việt Nam : áp dụng cho trường hợp thác Bản Giốc.
Ngôi đền Préah Vihear, theo nội dung văn bản, tọa lạc trên đường biên giới, trong khi trên bản đồ thì ngôi đền này thuộc Cambodge. Tương tự, thác Bản Giốc, theo văn bản, tọa trên đường biên giới, nhưng theo bản đồ thì nó thuộc VN. Yếu tố quyết định trong phán quyết CIJ 1962, Tòa phán rằng ngôi đền thuộc chủ quyền của Cambodge, vì nước này đã thể hiện các hành vi thuộc thẩm quyền quốc gia (effectivité), liên tục trong một thời gian dài tại ngôi đền này không có sự phản đối của Thái Lan. Trong khi thác Bản Giốc, chính quyền bảo hộ Pháp đã thực thi nhiều hành vi thể hiện chủ quyền tại thác này, một cách liên tục và hòa bình trong một thời gian rất dài, không gặp sự phản đối nào từ phía TQ. Các hành vi tiêu biểu : cho quân đội đi tuần chung quanh thác (bên này và bên kia thác), làm các cuộc nghiên cứu địa chất, các dự án về du lịch… Sau khi VNDCCH được thành hình, nhà cầm quyền này cũng tiếp nối quản lý thác này cũng không gặp sự phản đối nào của TQ.
Quyết định chia thác Bản Giốc và cồn Pò Thong với TQ theo HUBG 1999, phía VN được phần ít, là một thiệt thòi lớn cho phía VN. Trong bất kỳ tranh chấp biên giới nào, các yếu tố tương quan sức mạnh, công pháp quốc tế, lịch sử và chính trị luôn là các yếu tố quyết định. Phe yếu thế luôn tìm cách giải quyết tranh chấp bằng phương tiện pháp lý và ngoại giao trong khi phe mạnh thì muốn dùng vũ lực. Phía Thái Lan đã nhiều lần dùng vũ lực với Cambodge để hy vọng giải quyết tranh chấp biên giới, trong khi phía Cambodge lại khôn khéo khai thác các mặt ngoại giao và pháp lý để giải quyết. Bài viết dưới đây cho thấy điều đó.
Việc phân định lại biên giới Việt-Trung, đối với quần chúng VN, là một vấn đề « bí mật ». Nhân dân VN không hề biết việc thuơng lượng xảy ra như thế nào, ai chịu trách nhiệm ? Kết quả hiển nhiên, yếu tố chính trị và áp lực phía TQ đã là các yếu tố quyết định cho vấn đề phân định. Nếu việc này áp dụng tương tự cho việc phân định Biển Đông, ta có thể đoán trước kết quả.
Bài viết này nhằm kể lại lịch sử các diễn biến tranh chấp hai nước Thái Lan và Cambodge về ngôi đền Préah Vihear đồng thời nội dung phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế 15-6-1962. Hy vọng phía VN, nhà cầm quyền cũng như giới học giả, lấy ra kinh nghiệm về ngoại giao và pháp lý của Cambodge để áp dụng trong tương lai cho việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời phân định Biển Đông.
Lược sử tranh chấp :
Tranh chấp giữa hai nước Thái Lan và Cambodge về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear bắt đầu từ sau Thế chiến thứ II. Đây là một tranh chấp mang nhiều « kịch tính », bắt nguồn từ văn hóa, lịch sử của hai nước. Thời gian gần đây, tranh chấp yếu tố « dân tộc chủ nghĩa » các đảng phái hai bên lợi dụng, tình hình chính trị tại Thái Lan.
Sau khi độc lập năm 1953, nhận thấy phía Thái Lan vẫn còn chiếm đóng khu vực ngôi đền Preah Vihear, mặc dầu theo các cuộc phân định Pháp-Thái trong quá khứ đã để khu vực ngôi đền thuộc về Kampuchia, ông hoàng Sihanouk lên tiếng qua các văn kiện ngoại giao yêu cầu Thái trả lại chủ quyền ngôi đền cho Cambodge. Trước đó, năm 1949, nước Pháp nhân danh là nước bảo hộ, cũng đã hai lần lên tiếng yêu cầu Thái trả lại ngôi đền nhưng không có kết quả. Do đó Sihanouk đưa vấn đề tranh chấp, trước hết ra ONU, nhưng tại đây tuyên bố không nhận phân giải những tranh chấp về chủ quyền, biên giới ; do đó phải đưa qua Tòa Án Quốc Tế CIJ (Cour Internationale de Justice – La Haye). Nội vụ tranh chấp được phân xử, theo phán quyết CIJ ngày 15-6-1962, ngôi đền thuộc về Kampuchia, đúng theo đường biên giới vẽ trên bản đồ đính kèm các công ước về biên giới Pháp-Thái 23-3-1907. Tuy nhiên, phía Thái Lan, quần chúng vẫn không « tiêu hóa » được quyết định này. Chủ quyền ngôi đền, cũng như chủ quyền các tỉnh phía hữu ngạn sông Cửu Long như Battambang, Sisophon, Siemreap…, thỉnh thoảng được các đảng phái chính trị hay các nhân vật thuộc công chúng khơi dậy, cho rằng theo lịch sử, chúng thuộc về Thái Lan.
Tranh chấp khu vực ngôi đền Preah Vihear đến từ nhiều lý do : văn hóa, lịch sử, tâm lý quần chúng và tình hình chính trị tại Thái Lan. Việc tranh chấp hiện nay đã vượt lên mức độ báo động vì hai bên Thái-Kampuchia đã sử dụng vũ lực. Việc này đe dọa an ninh trong vùng. Cuộc tranh chấp hôm nay được các nước trong Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), mà Kampuchia cũng như Thái Lan là thành viên, hiện đang nhóm họp Hội nghị thuợng đỉnh tại Djakarta (Nam Dương), hứa hẹn sẽ giải quyết trong « nội bộ ».
Câu hỏi đặt ra là giải pháp nào sẽ thỏa mãn cho cả đôi bên ? Phía Thái Lan cho rằng phán quyết của CIJ chỉ nói đến chủ quyền của ngôi đền mà không nói đến chủ quyền vùng đất chung quanh (diện tích 4,5 km²). (Xem hình 6)
Phán quyết ngày 11-11-2013 của CIJ không gây ngạc nhiên : mỏm đồi mà ngôi đền Préah Vihear tọa lạc thuộc chủ quyền của Cambodge và phía Thái phải rút hết mọi lực lượng vũ trang ra khỏi khu vực. Đúng như nội dung của phán quyết tháng 6 năm 1962 : « đường biên giới là đường xác định trên bản đồ và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không… Tòa phán thắng kiện cho bên Cambodge về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear. »
Bài học trễ tràng cho phía Việt Nam : áp dụng cho trường hợp thác Bản Giốc.
Ngôi đền Préah Vihear, theo nội dung văn bản, tọa lạc trên đường biên giới, trong khi trên bản đồ thì ngôi đền này thuộc Cambodge. Tương tự, thác Bản Giốc, theo văn bản, tọa trên đường biên giới, nhưng theo bản đồ thì nó thuộc VN. Yếu tố quyết định trong phán quyết CIJ 1962, Tòa phán rằng ngôi đền thuộc chủ quyền của Cambodge, vì nước này đã thể hiện các hành vi thuộc thẩm quyền quốc gia (effectivité), liên tục trong một thời gian dài tại ngôi đền này không có sự phản đối của Thái Lan. Trong khi thác Bản Giốc, chính quyền bảo hộ Pháp đã thực thi nhiều hành vi thể hiện chủ quyền tại thác này, một cách liên tục và hòa bình trong một thời gian rất dài, không gặp sự phản đối nào từ phía TQ. Các hành vi tiêu biểu : cho quân đội đi tuần chung quanh thác (bên này và bên kia thác), làm các cuộc nghiên cứu địa chất, các dự án về du lịch… Sau khi VNDCCH được thành hình, nhà cầm quyền này cũng tiếp nối quản lý thác này cũng không gặp sự phản đối nào của TQ.
Quyết định chia thác Bản Giốc và cồn Pò Thong với TQ theo HUBG 1999, phía VN được phần ít, là một thiệt thòi lớn cho phía VN. Trong bất kỳ tranh chấp biên giới nào, các yếu tố tương quan sức mạnh, công pháp quốc tế, lịch sử và chính trị luôn là các yếu tố quyết định. Phe yếu thế luôn tìm cách giải quyết tranh chấp bằng phương tiện pháp lý và ngoại giao trong khi phe mạnh thì muốn dùng vũ lực. Phía Thái Lan đã nhiều lần dùng vũ lực với Cambodge để hy vọng giải quyết tranh chấp biên giới, trong khi phía Cambodge lại khôn khéo khai thác các mặt ngoại giao và pháp lý để giải quyết. Bài viết dưới đây cho thấy điều đó.
Việc phân định lại biên giới Việt-Trung, đối với quần chúng VN, là một vấn đề « bí mật ». Nhân dân VN không hề biết việc thuơng lượng xảy ra như thế nào, ai chịu trách nhiệm ? Kết quả hiển nhiên, yếu tố chính trị và áp lực phía TQ đã là các yếu tố quyết định cho vấn đề phân định. Nếu việc này áp dụng tương tự cho việc phân định Biển Đông, ta có thể đoán trước kết quả.
Bài viết này nhằm kể lại lịch sử các diễn biến tranh chấp hai nước Thái Lan và Cambodge về ngôi đền Préah Vihear đồng thời nội dung phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế 15-6-1962. Hy vọng phía VN, nhà cầm quyền cũng như giới học giả, lấy ra kinh nghiệm về ngoại giao và pháp lý của Cambodge để áp dụng trong tương lai cho việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời phân định Biển Đông.
Lược sử tranh chấp :
Tranh chấp giữa hai nước Thái Lan và Cambodge về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear bắt đầu từ sau Thế chiến thứ II. Đây là một tranh chấp mang nhiều « kịch tính », bắt nguồn từ văn hóa, lịch sử của hai nước. Thời gian gần đây, tranh chấp yếu tố « dân tộc chủ nghĩa » các đảng phái hai bên lợi dụng, tình hình chính trị tại Thái Lan.
Sau khi độc lập năm 1953, nhận thấy phía Thái Lan vẫn còn chiếm đóng khu vực ngôi đền Preah Vihear, mặc dầu theo các cuộc phân định Pháp-Thái trong quá khứ đã để khu vực ngôi đền thuộc về Kampuchia, ông hoàng Sihanouk lên tiếng qua các văn kiện ngoại giao yêu cầu Thái trả lại chủ quyền ngôi đền cho Cambodge. Trước đó, năm 1949, nước Pháp nhân danh là nước bảo hộ, cũng đã hai lần lên tiếng yêu cầu Thái trả lại ngôi đền nhưng không có kết quả. Do đó Sihanouk đưa vấn đề tranh chấp, trước hết ra ONU, nhưng tại đây tuyên bố không nhận phân giải những tranh chấp về chủ quyền, biên giới ; do đó phải đưa qua Tòa Án Quốc Tế CIJ (Cour Internationale de Justice – La Haye). Nội vụ tranh chấp được phân xử, theo phán quyết CIJ ngày 15-6-1962, ngôi đền thuộc về Kampuchia, đúng theo đường biên giới vẽ trên bản đồ đính kèm các công ước về biên giới Pháp-Thái 23-3-1907. Tuy nhiên, phía Thái Lan, quần chúng vẫn không « tiêu hóa » được quyết định này. Chủ quyền ngôi đền, cũng như chủ quyền các tỉnh phía hữu ngạn sông Cửu Long như Battambang, Sisophon, Siemreap…, thỉnh thoảng được các đảng phái chính trị hay các nhân vật thuộc công chúng khơi dậy, cho rằng theo lịch sử, chúng thuộc về Thái Lan.
Tranh chấp khu vực ngôi đền Preah Vihear đến từ nhiều lý do : văn hóa, lịch sử, tâm lý quần chúng và tình hình chính trị tại Thái Lan. Việc tranh chấp hiện nay đã vượt lên mức độ báo động vì hai bên Thái-Kampuchia đã sử dụng vũ lực. Việc này đe dọa an ninh trong vùng. Cuộc tranh chấp hôm nay được các nước trong Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), mà Kampuchia cũng như Thái Lan là thành viên, hiện đang nhóm họp Hội nghị thuợng đỉnh tại Djakarta (Nam Dương), hứa hẹn sẽ giải quyết trong « nội bộ ».
Câu hỏi đặt ra là giải pháp nào sẽ thỏa mãn cho cả đôi bên ? Phía Thái Lan cho rằng phán quyết của CIJ chỉ nói đến chủ quyền của ngôi đền mà không nói đến chủ quyền vùng đất chung quanh (diện tích 4,5 km²). (Xem hình 6)
Bài viết này sẽ thử tìm hiểu các nguyên nhân của tranh chấp, qua những mối tương quan về lịch sử, pháp lý, chính trị và văn hóa giữa hai nước Thái và Miên, để có một nhận định tổng quát về hình hình, sau đó thử đưa ra một phương hướng giải quyết. Dĩ nhiên, các yếu tố về địa lý chính trị, hoặc sức mạnh về kinh tế và quân sự của Thái Lan hiện nay, có thể có ảnh hưởng quan trọng đến việc đi tìm giải pháp chung cuộc.
1. Ngôi đền Preah Vihear :
Ngôi đền Preah Vihear tọa lạc trên mỏm núi cao 625 mét, nhìn xuống bình nguyên Kampuchia, thuộc rặng núi Dang Rek (là biên giới giữa hai nước Thái-Miên đã được phân định theo các hiệp ước Pháp-Thái 1904 và 1907 về phân định biên giới, sẽ nói bên dưới), tọa độ kinh độ 14°23’ 18° đông, vĩ độ 104°41’ 02° bắc, cách Nam Vang khoảng 400 km về hướng bắc và cách đền Angkor Vat khoảng 140 km về hướng đông-bắc. Khu vực đền Preah Vihear tập hợp nhiều kiến trúc, có diện tích khoảng 20 héc-ta, xây dựng theo chiều dài như hình 1a và 1b. Theo các nhà khảo cổ, ngôi đền được xây dựng, sau đó được tu bổ và sửa chữa, khoảng từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 12. Những ghi chú (bằng chữ Phạn và chữ Khmer) trên các tấm bia ở trong đền cho thấy các triều đại có đóng góp vào việc xây dựng và trùng tu là các triều đại Yacovaraman (889-910), Suryavarman I (1002-1049) và Suryavarman II (1112-1162). Đây là một di dản văn hóa lớn của nhân loại, được UNESCO công nhận từ năm 2008. Ngôi đền có kiến trúc đặc sắc văn minh Ấn Độ, thờ thần Shiva (Ấn Độ Giáo) sau trở thành chùa Phật giáo. Kiểu mẫu kiến trúc đền này được xem như là tiền thân của các kiến trúc được xây dựng hàng thế kỷ sau như ở Angkor Vat, là những thể hiện sự huy hoàng của nền văn minh Khmer. Hiện nay đền được gọi qua hai tên : tên Khmer là Preah Vihear, tên Thái là Khao Phra Viharn, cùng có nghĩa là « đền thờ thánh ». Đền thuộc tỉnh Preah Vihear (Kampuchia), tiếp giáp với tỉnh Sisaket (Thái Lan) phía đông bắc.
Từ phía Kampuchia, địa hình mỏm núi rất cheo leo, vách đá hình thẳng đứng, từ đây lên đền thiêng rất khó khăn, vì đường đi là một con đường hẹp, chênh vênh đẻo vào núi đá thành từng bậc thang, rất nguy hiểm. Về phía Thái Lan thì địa hình thoai thoải theo dốc lài, do đó từ phía Thái Lan lên đền thiêng rất dễ dàng. Từ 2008, sau khi ngôi đền được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và lịch sử của nhân loại thì từ phía Kampuchia, một con đường làm bằng những bậc thang gỗ từ đồng bằng lên đến đền. Xem hình 2.
Hình 1a : Quần thể đền Preah Vihear
Hình 1b : quần thể Preah Vihear nhìn từ một góc
khác.
Hình 2 : đường dẫn bằng cầu thang gỗ, mới làm sau
năm 2008, từ phía Kampuchia lên đền.
2.
Sơ lược lịch sử :
2 .1 Sự suy vi của đế quốc Khmer.
Trước thế kỷ thứ 14, đế quốc Khmer là một đế quốc hùng mạnh, có một nền văn minh sáng chói. So với các kiến trúc đã được xây dựng tại Châu Âu cùng thời, thì kiến trúc Angkor Vat được các nhà khảo cổ đồng ý xem là vượt trội so với các kiến trúc phương Tây. Đế quốc Khmer chỉ bắt đầu suy sụp từ khi Vương quốc Xiêm Ayuthia thành lập, vào thế kỷ 14. Dưới sự bành trướng thường trực của Xiêm (lần lượt qua ba đế quốc Sukhôthaï, Ayuthia và Bangkok), qua nhiều thế kỷ, lãnh thổ của đế quốc Khmer bị mất vào nước Xiêm rất lớn (khoảng 2/3 diện tích Thái Lan hiện nay). Angkor, tượng trưng cho trung tâm văn hóa và sức mạnh của đế quốc Khmer, bị Xiêm chiếm và cướp sạch vào năm 1350. Mặc dầu quân Khmer chiếm lại được Angkor năm 1357 nhưng vào năm 1431 thì Angkor bị bỏ phế do sự suy yếu của triều đại Khmer cũng như sự uy hiếp thường trực của quân Xiêm. Các trung tâm quyền lực của Khmer sau này được xây dựng như Ba-san, Phnom Penh và Longvek. Đến năm 1594, Longvek, trung tâm quyền lực cuối cùng của đế quốc Khmer sụp đổ. Từ đó vương quốc Khmer trở thành chư hầu của đế quốc Xiêm.
Có thể cho rằng nền văn minh Khmer tàn lụn từ khi bỏ Angkor. Biến cố sụp đổ của Longvek thế kỷ sau đó đánh dấu sự chấm dứt nền văn minh Khmer. Dân tộc Khmer đã bị quân Xiêm giết chóc, đồng hóa, bắt làm nô lệ, truy nã suốt nhiều thế kỷ. Dân tộc này phải tản mát, trốn vào rừng sâu núi thẳm để tồn tại, đến đổi dấu tích văn hóa và ký ức về nguồn cội của họ đã bị xóa sạch. Những gì của tổ tiên họ xây dựng, như đền Angkor Vat, họ hoàn toàn không biết. Các phế tích này chỉ mới được phát hiện vào giữa thế kỷ 19, nhờ sự khám phá tình cờ của các nhà thám hiểm người Pháp.
Dân tộc Khmer chịu sự bành trướng và đồng hóa của Xiêm, từ phía bắc xuống và từ phía tây sang, cho đến thế kỷ 17 thì đụng độ một thế lực khác, với một nền văn minh đối chọi khác, đó là đế quốc Đại Việt, hiện hữu ở phía đông, chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.
Đến cuối thế kỷ 18, đế quốc Khmer chỉ còn là một nước nhược tiểu. Để hiện hữu, các vua Khmer phải chịu thần phục cả hai đế quốc Xiêm và Đại Việt. Người Pháp đặt chân đến Đông Dương vào giữa thế kỷ 19, trở thành cứu tinh của dân tộc Khmer. Vua nước Pháp chấp nhận thỉnh nguyện của vua Khmer xin được sự bảo hộ của Pháp. Nhờ sự can thiệp của Pháp mà việc bành trướng của Xiêm mới ngưng lại (nhưng sự suy vi của Khmer chỉ mới chấm dứt sau chế độ Khmer đỏ sụp đổ).
2.2 Khmer dưới thời bảo hộ của Pháp.
Năm 1856 vua Ang Duong thỉnh cầu được sự bảo hộ của Pháp. Từ đó Pháp đại diện cho vương quốc Khmer trong các lãnh vực đối ngoại và đối nội.
Pháp đại diện Khmer ký kết hiệp ước đầu tiên với Xiêm vào ngày 15 tháng 6 năm 1867, buộc Xiêm phải từ bỏ quyền « thuợng quốc » của Xiêm đối với Khmer (tương tự Hòa ước Thiên Tân giữa Pháp và nhà Thanh về Việt Nam năm 1885). Nhưng do thế lực của Pháp còn yếu, ảnh hưởng của Xiêm còn sâu sắc trong nội bộ ở các tỉnh thuộc Khmer ở hữu ngạn sông Cửu Long, do đó Pháp nhượng cho Xiêm các tỉnh Battambang, Sisophon và Siemreap.
Sau khi đặt được nền hành chánh thực dân tại Nam Kỳ và bảo hộ tại Bắc Kỳ, đến năm 1893, trong lúc việc phân định biên giới giữa miền bắc Việt Nam và các tỉnh Hoa Nam tiến hành theo các kết ước 1885 và 1887, Pháp nhận ra rằng quân Xiêm đã tiến chiếm các vùng thuộc Lào (Vientiane và Luang Brabang), phía tả ngạn sông Cửu Long, (có nơi gần sát Việt Nam, gần đèo Ai Lao thuộc Bình Định, cũng như các nơi có dân tộc Thái sinh sống), mà các vùng này trước đây thần phục Việt Nam. Điều nên biết là Thái Lan nằm giữa hai thế lực đế quốc Anh tại Miến Điện và Pháp tại Việt Nam (và Kampuchia). Vì thế Pháp đưa chiến thuyền uy hiếp Bangkok. Thời điểm này hải quân của Pháp có thể trội hơn hải quân Anh, do đó phía Anh Quốc ngồi yên để Pháp uy hiếp Xiêm. Quân Xiêm phải bỏ Lào và rút về bên kia sông Cửu Long. Việc này đưa đến hòa ước Pháp-Xiêm ngày 3 tháng 10 năm 1893. Theo đó, ở phía Lào, Xiêm phải từ bỏ mọi tham vọng về lãnh thổ ở phía tả ngạn sông Cửu Long; ở phía Cambodge thì trả lại cho Khmer các tỉnh hữu ngạn sông Cửu Long, tức vùng lãnh thổ đã nhượng cho Thái Lan từ năm 1867. Hòa ước này cũng dự trù một công trình phân định biên giới giữa Thái và Đông Dương.
Hai thỏa ước về biên giới ngày 7 tháng 10 năm 1902 và ngày 13 tháng giêng 1904, tiếp nối hệ quả của hòa ước 1893, buộc Xiêm phải trả lại cho Khmer các tỉnh Battambang, Sisophon và Siemreap. Việc cắm mốc được thực hiện trên thực địa năm 1907 qua một công ước phân định biên giới.
Việc phân định biên giới cũng như việc trả lại 3 tỉnh cho Cambodge, được tái khẳng định qua các hiệp ước Pháp-Xiêm ngày 14 tháng 2 năm 1925, hiệp ước Pháp-Xiêm về Đông Dương ngày 25 tháng 8 năm 1926 và hiệp ước hữu nghị Pháp-Xiêm ngày 7 tháng 12 năm 1937. Hiệp ước hữu nghị Pháp-Xiêm 1937 xác định các thể lệ về thuơng mãi và lưu thông (trên sông Cửu Long) nhưng cũng đính kèm một qui ước (charte) về biên giới giữa Thái và Pháp liên quan đến hai nước Lào và Miên mà Pháp là nước bảo hộ. Điều 22 kết ước này khẳng định hiệu lực của các hiệp ước về biên giới ký năm 1904 và 1907.
3. Đường biên giới qui ước :
3.1 Đường biên giới Thái-Miên theo hiệp ước 13-2-1904 và công ước 23-3-1907.
Theo Hiệp ước 13-2-1904 :
Article 1er
La frontière entre le Siam et le Cambodge part, sur la rive gauche du Grand Lac, de l'embouchure de la rivière Stung Roluos, elle suit le parallèle de ce point dans la direction de l'est jusqu'à la rencontre de la rivière Prék Kompong Tiam, puis, remontant vers le nord, elle se confond avec le méridien de ce point de rencontre jusqu'à la chaîne de montagnes Pnom Dang Rek. De là elle suit la ligne de partage des eaux entre les bassins du Nam Sen et du Mékong, d'une part, et du Nam Moun, d'autre part, et rejoint la chaîne Pnom Paclang dont elle suit la crête vers l'est jusqu'au Mékong. En amont de ce point, le Mékong reste la frontière du royaume de Siam, conformément à l'article I du traité du 3 octobre 1893.
Article 3e
Il sera procédé à la délimitation des frontières entre le royaume de Siam et les territoires formant 1'Indo-Chine française. Cette délimitation sera effectuée par des commissions mixtes composées d'officiers nommés par les deux pays contractants. Le travail portera sur la frontière déterminée par les articles 1 et 2, ainsi que sur la région comprise entre le Grand Lac et la mer.
Theo Công ước 23 tháng 3 năm 1907 :
Clause I :
La frontière entre l'Indochine Française et le Siam part de la mer en un point situé en face du plus haut sommet de l'île de Koh Kut. Elle suit à partir de ce point une direction Nord-Est jusqu'à la crête de Phnom Kravanh. Il est formellement convenu que, dans tous les cas, les versants Est de ces montagnes, y compris la totalité du bassin Klong Kopo, doivent rester à l'Indochine Française.
La frontière suit la crête des Phnom Kravanh dans la direction du Nord jusqu'au Phnom Thom qui se trouve sur la ligne principale de partage des eaux, entre les rivières qui coulent vers le Golfe de Siam et celles qui coulent vers le Grand Lac. Du Phnom Thom la frontière suit d'abord dans la direction du Nord-Oest, puis la direction du Nord, la limite actuelle entre la province de Battambang d'une part, et celle de Chantaboun et Krat d'autre part, jusqu'au point où cette frontière coupe la rivière appelée Nam-Sai. Elle suit alors le cours de cette rivière jusqu'à son confluent avec la rivière de Sisophon et cette dernière jusqu'à un point situé à 10 kilomètres en aval de la ville d'Aranh. De ce dernier point enfin, elle se continue en droite ligne jusqu'à un point situé sur les Dang-Rèk à mi-chemin entre les passes appelées Chong-Ta-Koh et Chong-Sa-Met. Il est entendu que cette dernière ligne doit laisser en territoire siamois la route directe entre Aranh et Chong-Ta-Koh.
A partir du point ci-dessus mentionné, situé sur la crête de Dang-Rek, la frontière suit la ligne de partage des eaux entre le bassin du Grand-Lac et du Mékong d'une part, et le bassin du Nam-Meun d'autre part et aboutit au Mékong en aval de Pak-Moun, à l'embouchure du Huei-Done, conformément au tracé adopté par la précédente commission de délimitation le 16 Janvier 1907.
Un croquis schématique de la frontière décrite ci-dessus est annexé au présent protocole.
Điều 1 của Hiệp ước 1904, phản ảnh từ điều 1 của Hiệp ước 3-10-1893, sau đó được xác định bằng văn bản (khoản 1) « Nguyên tắc về phân định biên giới đính kèm hiệp ước 23 tháng 3 năm 1907 » và bản đồ đính kèm.
Khoản 1 của « Nguyên tắc về phân định biên giới đính kèm hiệp ước 23 tháng 3 năm 1907 » như đã thấy bao hàm nội dung Hiệp ước 3-10-1893 và Điều 1 Hiệp ước 13-2-1904, do đó đầy đủ và chính xác (vì có bản đồ đính kèm). Nội dung được tạm dịch như sau :
Khoản 1 : Biên giới giữa Đông Dương thuộc Pháp và Xiêm bắt đầu từ một điểm ngoài biển, đối diện với điểm cao nhất của đảo Koh Kut. Từ điểm này (đường biên giới) theo hướng đông bắc đến đỉnh Phnom Kravanh. (Hai bên) xác quyết rằng trong mọi trường hợp, triền phía đông của những ngọn núi, bao gồm toàn bộ lưu vực Klong Kopo, thuộc về Đông Dương thuộc Pháp.
Đường biên giới qua các đỉnh của rặng núi Phnom Kravanh theo hướng bắc đến Phnom Thom, (là điểm) nằm trên đường phân thủy chính của các con sông chảy vào vịnh Thái Lan và những con sông chảy Biển Hồ. Từ Phnom Thom đường biên giới thoạt tiên theo hướng đông bắc, sau đó chuyển qua phía bắc, ranh giới hiện tại giữa các tỉnh Battambang một bên, và của tỉnh Chantaboun và tỉnh Krat một bên, cho đến điểm mà tại đó đường biên giới này cắt dòng sông mang tên là Nam Sai. Sau đó đường biên giới theo con sông này cho đến hợp lưu của nó với sông Sisophon, theo sông này cho đến điểm cách tỉnh Aranh 10 km về phía hạ lưu. Cuối cùng từ điểm chót này, đường biên giới theo một đường thẳng đến một điểm trên rặng Dang-Rek, khoảng giữa hai cửa ải gọi là Chong-Ta- Koh và Chong-Sa-Met. Việc này được hiểu là đường (biên giới theo đường) thẳng vừa nói để lại con đường trực tiếp nối Aranh và Chong-Koh-Ta thuộc về đất Xiêm.
Từ điểm ghi trên, ở trên đỉnh của rặng núi Dang Rek, đường biên giới theo đường phân thủy giữa lưu vực Biển Hồ và sông Mekong một mặt, với lưu vực sông Nam Meun mặt khác, và dẫn đến sông Mekong ở hạ lưu của Pak-Moun, ở cửa sông Huei-Done, theo đúng như đồ tuyến đã được chấp nhận của ủy ban phân định ngày 16 tháng giêng năm 1907.
Một sơ đồ đường biên giới được mô tả ở trên được đính kèm theo đây (hình 3 và hình 3a).
2 .1 Sự suy vi của đế quốc Khmer.
Trước thế kỷ thứ 14, đế quốc Khmer là một đế quốc hùng mạnh, có một nền văn minh sáng chói. So với các kiến trúc đã được xây dựng tại Châu Âu cùng thời, thì kiến trúc Angkor Vat được các nhà khảo cổ đồng ý xem là vượt trội so với các kiến trúc phương Tây. Đế quốc Khmer chỉ bắt đầu suy sụp từ khi Vương quốc Xiêm Ayuthia thành lập, vào thế kỷ 14. Dưới sự bành trướng thường trực của Xiêm (lần lượt qua ba đế quốc Sukhôthaï, Ayuthia và Bangkok), qua nhiều thế kỷ, lãnh thổ của đế quốc Khmer bị mất vào nước Xiêm rất lớn (khoảng 2/3 diện tích Thái Lan hiện nay). Angkor, tượng trưng cho trung tâm văn hóa và sức mạnh của đế quốc Khmer, bị Xiêm chiếm và cướp sạch vào năm 1350. Mặc dầu quân Khmer chiếm lại được Angkor năm 1357 nhưng vào năm 1431 thì Angkor bị bỏ phế do sự suy yếu của triều đại Khmer cũng như sự uy hiếp thường trực của quân Xiêm. Các trung tâm quyền lực của Khmer sau này được xây dựng như Ba-san, Phnom Penh và Longvek. Đến năm 1594, Longvek, trung tâm quyền lực cuối cùng của đế quốc Khmer sụp đổ. Từ đó vương quốc Khmer trở thành chư hầu của đế quốc Xiêm.
Có thể cho rằng nền văn minh Khmer tàn lụn từ khi bỏ Angkor. Biến cố sụp đổ của Longvek thế kỷ sau đó đánh dấu sự chấm dứt nền văn minh Khmer. Dân tộc Khmer đã bị quân Xiêm giết chóc, đồng hóa, bắt làm nô lệ, truy nã suốt nhiều thế kỷ. Dân tộc này phải tản mát, trốn vào rừng sâu núi thẳm để tồn tại, đến đổi dấu tích văn hóa và ký ức về nguồn cội của họ đã bị xóa sạch. Những gì của tổ tiên họ xây dựng, như đền Angkor Vat, họ hoàn toàn không biết. Các phế tích này chỉ mới được phát hiện vào giữa thế kỷ 19, nhờ sự khám phá tình cờ của các nhà thám hiểm người Pháp.
Dân tộc Khmer chịu sự bành trướng và đồng hóa của Xiêm, từ phía bắc xuống và từ phía tây sang, cho đến thế kỷ 17 thì đụng độ một thế lực khác, với một nền văn minh đối chọi khác, đó là đế quốc Đại Việt, hiện hữu ở phía đông, chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.
Đến cuối thế kỷ 18, đế quốc Khmer chỉ còn là một nước nhược tiểu. Để hiện hữu, các vua Khmer phải chịu thần phục cả hai đế quốc Xiêm và Đại Việt. Người Pháp đặt chân đến Đông Dương vào giữa thế kỷ 19, trở thành cứu tinh của dân tộc Khmer. Vua nước Pháp chấp nhận thỉnh nguyện của vua Khmer xin được sự bảo hộ của Pháp. Nhờ sự can thiệp của Pháp mà việc bành trướng của Xiêm mới ngưng lại (nhưng sự suy vi của Khmer chỉ mới chấm dứt sau chế độ Khmer đỏ sụp đổ).
2.2 Khmer dưới thời bảo hộ của Pháp.
Năm 1856 vua Ang Duong thỉnh cầu được sự bảo hộ của Pháp. Từ đó Pháp đại diện cho vương quốc Khmer trong các lãnh vực đối ngoại và đối nội.
Pháp đại diện Khmer ký kết hiệp ước đầu tiên với Xiêm vào ngày 15 tháng 6 năm 1867, buộc Xiêm phải từ bỏ quyền « thuợng quốc » của Xiêm đối với Khmer (tương tự Hòa ước Thiên Tân giữa Pháp và nhà Thanh về Việt Nam năm 1885). Nhưng do thế lực của Pháp còn yếu, ảnh hưởng của Xiêm còn sâu sắc trong nội bộ ở các tỉnh thuộc Khmer ở hữu ngạn sông Cửu Long, do đó Pháp nhượng cho Xiêm các tỉnh Battambang, Sisophon và Siemreap.
Sau khi đặt được nền hành chánh thực dân tại Nam Kỳ và bảo hộ tại Bắc Kỳ, đến năm 1893, trong lúc việc phân định biên giới giữa miền bắc Việt Nam và các tỉnh Hoa Nam tiến hành theo các kết ước 1885 và 1887, Pháp nhận ra rằng quân Xiêm đã tiến chiếm các vùng thuộc Lào (Vientiane và Luang Brabang), phía tả ngạn sông Cửu Long, (có nơi gần sát Việt Nam, gần đèo Ai Lao thuộc Bình Định, cũng như các nơi có dân tộc Thái sinh sống), mà các vùng này trước đây thần phục Việt Nam. Điều nên biết là Thái Lan nằm giữa hai thế lực đế quốc Anh tại Miến Điện và Pháp tại Việt Nam (và Kampuchia). Vì thế Pháp đưa chiến thuyền uy hiếp Bangkok. Thời điểm này hải quân của Pháp có thể trội hơn hải quân Anh, do đó phía Anh Quốc ngồi yên để Pháp uy hiếp Xiêm. Quân Xiêm phải bỏ Lào và rút về bên kia sông Cửu Long. Việc này đưa đến hòa ước Pháp-Xiêm ngày 3 tháng 10 năm 1893. Theo đó, ở phía Lào, Xiêm phải từ bỏ mọi tham vọng về lãnh thổ ở phía tả ngạn sông Cửu Long; ở phía Cambodge thì trả lại cho Khmer các tỉnh hữu ngạn sông Cửu Long, tức vùng lãnh thổ đã nhượng cho Thái Lan từ năm 1867. Hòa ước này cũng dự trù một công trình phân định biên giới giữa Thái và Đông Dương.
Hai thỏa ước về biên giới ngày 7 tháng 10 năm 1902 và ngày 13 tháng giêng 1904, tiếp nối hệ quả của hòa ước 1893, buộc Xiêm phải trả lại cho Khmer các tỉnh Battambang, Sisophon và Siemreap. Việc cắm mốc được thực hiện trên thực địa năm 1907 qua một công ước phân định biên giới.
Việc phân định biên giới cũng như việc trả lại 3 tỉnh cho Cambodge, được tái khẳng định qua các hiệp ước Pháp-Xiêm ngày 14 tháng 2 năm 1925, hiệp ước Pháp-Xiêm về Đông Dương ngày 25 tháng 8 năm 1926 và hiệp ước hữu nghị Pháp-Xiêm ngày 7 tháng 12 năm 1937. Hiệp ước hữu nghị Pháp-Xiêm 1937 xác định các thể lệ về thuơng mãi và lưu thông (trên sông Cửu Long) nhưng cũng đính kèm một qui ước (charte) về biên giới giữa Thái và Pháp liên quan đến hai nước Lào và Miên mà Pháp là nước bảo hộ. Điều 22 kết ước này khẳng định hiệu lực của các hiệp ước về biên giới ký năm 1904 và 1907.
3. Đường biên giới qui ước :
3.1 Đường biên giới Thái-Miên theo hiệp ước 13-2-1904 và công ước 23-3-1907.
Theo Hiệp ước 13-2-1904 :
Article 1er
La frontière entre le Siam et le Cambodge part, sur la rive gauche du Grand Lac, de l'embouchure de la rivière Stung Roluos, elle suit le parallèle de ce point dans la direction de l'est jusqu'à la rencontre de la rivière Prék Kompong Tiam, puis, remontant vers le nord, elle se confond avec le méridien de ce point de rencontre jusqu'à la chaîne de montagnes Pnom Dang Rek. De là elle suit la ligne de partage des eaux entre les bassins du Nam Sen et du Mékong, d'une part, et du Nam Moun, d'autre part, et rejoint la chaîne Pnom Paclang dont elle suit la crête vers l'est jusqu'au Mékong. En amont de ce point, le Mékong reste la frontière du royaume de Siam, conformément à l'article I du traité du 3 octobre 1893.
Article 3e
Il sera procédé à la délimitation des frontières entre le royaume de Siam et les territoires formant 1'Indo-Chine française. Cette délimitation sera effectuée par des commissions mixtes composées d'officiers nommés par les deux pays contractants. Le travail portera sur la frontière déterminée par les articles 1 et 2, ainsi que sur la région comprise entre le Grand Lac et la mer.
Theo Công ước 23 tháng 3 năm 1907 :
Clause I :
La frontière entre l'Indochine Française et le Siam part de la mer en un point situé en face du plus haut sommet de l'île de Koh Kut. Elle suit à partir de ce point une direction Nord-Est jusqu'à la crête de Phnom Kravanh. Il est formellement convenu que, dans tous les cas, les versants Est de ces montagnes, y compris la totalité du bassin Klong Kopo, doivent rester à l'Indochine Française.
La frontière suit la crête des Phnom Kravanh dans la direction du Nord jusqu'au Phnom Thom qui se trouve sur la ligne principale de partage des eaux, entre les rivières qui coulent vers le Golfe de Siam et celles qui coulent vers le Grand Lac. Du Phnom Thom la frontière suit d'abord dans la direction du Nord-Oest, puis la direction du Nord, la limite actuelle entre la province de Battambang d'une part, et celle de Chantaboun et Krat d'autre part, jusqu'au point où cette frontière coupe la rivière appelée Nam-Sai. Elle suit alors le cours de cette rivière jusqu'à son confluent avec la rivière de Sisophon et cette dernière jusqu'à un point situé à 10 kilomètres en aval de la ville d'Aranh. De ce dernier point enfin, elle se continue en droite ligne jusqu'à un point situé sur les Dang-Rèk à mi-chemin entre les passes appelées Chong-Ta-Koh et Chong-Sa-Met. Il est entendu que cette dernière ligne doit laisser en territoire siamois la route directe entre Aranh et Chong-Ta-Koh.
A partir du point ci-dessus mentionné, situé sur la crête de Dang-Rek, la frontière suit la ligne de partage des eaux entre le bassin du Grand-Lac et du Mékong d'une part, et le bassin du Nam-Meun d'autre part et aboutit au Mékong en aval de Pak-Moun, à l'embouchure du Huei-Done, conformément au tracé adopté par la précédente commission de délimitation le 16 Janvier 1907.
Un croquis schématique de la frontière décrite ci-dessus est annexé au présent protocole.
Điều 1 của Hiệp ước 1904, phản ảnh từ điều 1 của Hiệp ước 3-10-1893, sau đó được xác định bằng văn bản (khoản 1) « Nguyên tắc về phân định biên giới đính kèm hiệp ước 23 tháng 3 năm 1907 » và bản đồ đính kèm.
Khoản 1 của « Nguyên tắc về phân định biên giới đính kèm hiệp ước 23 tháng 3 năm 1907 » như đã thấy bao hàm nội dung Hiệp ước 3-10-1893 và Điều 1 Hiệp ước 13-2-1904, do đó đầy đủ và chính xác (vì có bản đồ đính kèm). Nội dung được tạm dịch như sau :
Khoản 1 : Biên giới giữa Đông Dương thuộc Pháp và Xiêm bắt đầu từ một điểm ngoài biển, đối diện với điểm cao nhất của đảo Koh Kut. Từ điểm này (đường biên giới) theo hướng đông bắc đến đỉnh Phnom Kravanh. (Hai bên) xác quyết rằng trong mọi trường hợp, triền phía đông của những ngọn núi, bao gồm toàn bộ lưu vực Klong Kopo, thuộc về Đông Dương thuộc Pháp.
Đường biên giới qua các đỉnh của rặng núi Phnom Kravanh theo hướng bắc đến Phnom Thom, (là điểm) nằm trên đường phân thủy chính của các con sông chảy vào vịnh Thái Lan và những con sông chảy Biển Hồ. Từ Phnom Thom đường biên giới thoạt tiên theo hướng đông bắc, sau đó chuyển qua phía bắc, ranh giới hiện tại giữa các tỉnh Battambang một bên, và của tỉnh Chantaboun và tỉnh Krat một bên, cho đến điểm mà tại đó đường biên giới này cắt dòng sông mang tên là Nam Sai. Sau đó đường biên giới theo con sông này cho đến hợp lưu của nó với sông Sisophon, theo sông này cho đến điểm cách tỉnh Aranh 10 km về phía hạ lưu. Cuối cùng từ điểm chót này, đường biên giới theo một đường thẳng đến một điểm trên rặng Dang-Rek, khoảng giữa hai cửa ải gọi là Chong-Ta- Koh và Chong-Sa-Met. Việc này được hiểu là đường (biên giới theo đường) thẳng vừa nói để lại con đường trực tiếp nối Aranh và Chong-Koh-Ta thuộc về đất Xiêm.
Từ điểm ghi trên, ở trên đỉnh của rặng núi Dang Rek, đường biên giới theo đường phân thủy giữa lưu vực Biển Hồ và sông Mekong một mặt, với lưu vực sông Nam Meun mặt khác, và dẫn đến sông Mekong ở hạ lưu của Pak-Moun, ở cửa sông Huei-Done, theo đúng như đồ tuyến đã được chấp nhận của ủy ban phân định ngày 16 tháng giêng năm 1907.
Một sơ đồ đường biên giới được mô tả ở trên được đính kèm theo đây (hình 3 và hình 3a).
Hình 3 : Bản đồ phân định đính kèm hiệp ước 16 tháng
giêng năm 1907 do hai ủy ban « Bernard » và « Monguers » thực hiện từ 1903 đến
1907.
Hình 3a : Khu vực ngôi đền Preah Vihear và đường
biên giới trong khu vực được họa theo bản đồ đính kèm công ước.
Như thế phần lớn đường biên giới Thái-Miên, kể cả
vùng cận đền Preah Vihear, được xác định bằng rặng núi Dang Rek, theo đoạn có
gạch dưới của văn bản phân định biên giới : đường biên giới theo đường phân
thủy, tức đường sống núi, chạy qua các đỉnh cao nhất của rặng núi Dang Rek.
3.2 Tranh chấp đền Preah Vihear
Phía Thái Lan bắt buộc phải trả lại đất các tỉnh đã chiếm năm 1941 cho Khmer, theo như các thỏa ước đã ký với Pháp tại Washington tháng 12 năm 1946, nhưng tại khu vực ngôi đền Preah Vihear thì quân Thái, đóng tại đây từ năm 1941, vẫn không chịu rút đi. Phía ngoại giao Pháp có can thiệp hai lần vào năm 1949 nhưng không có hiệu quả. Khmer được Pháp trả độc lập ngày 3 tháng 12 năm 1953. Đầu năm 1954, bộ ngoại giao Khmer bắt đầu gởi công văn chính thức phản đối Thái Lan về vấn đề ngôi đền. Việc tranh chấp hai bên Thái-Miên về chủ quyền ngôi đền trở nên gay gắt hơn vào năm 1955 khi phía Khmer tuyên bố trung lập. Phía Thái cho rằng quyết định của Khmer đã trở thành một đe dọa an ninh của Thái. Việc này có thể hiểu vì chính giới Thái Lan lo ngại, quân Thái cộng, xuyên qua đất Khmer, sẽ tìm được hậu phương để quấy phá trong lâu dài. Vì mọi người ai cũng biết bề trong của Sihanouk đã bắt tay với Bắc Kinh. Biên giới Thái vì thế được quân sự hóa. Ngôi đền nhân dịp này cũng được phía Thái Lan trùng tu. Việc hành hương lên ngôi đền dĩ nhiên do cảnh sát Thái kiểm soát. Dầu vậy phía Thái cũng dễ dàng cho dân Khmer lên đền hành hương. Phía lãnh đạo Khmer thì nhất quyết Preah Vihear phải trả lại cho Khmer. Kể từ lúc này, dầu không cụ thể như Nam và Bắc Việt Nam, nhưng tranh chấp ngôi đền đã có âm hưởng mâu thuẫn về thức hệ chính trị (hai phe đối nghịch trong chiến tranh lạnh), Thái Lan bắt đầu giúp cho phe chống đối với Sihanouk.
Tháng 3 năm 1956, Sihanouk đề nghị đưa việc tranh chấp ngôi đền trước một trọng tài quốc tế. Tháng 12 cùng năm, phía Khmer cho biết sẽ đưa nội vụ ra trước Liên Hiệp Quốc nếu quân Thái không chịu rút.
3.3 Lý lẽ của Thái Lan :
Thái Lan viện lý lẽ ở việc không phù hợp giữa nội dung văn bản mô tả đường biên giới với bản đồ đính kèm.
Thật vậy, theo văn bản phân định ngày 23 tháng 3 năm 1907 ở trên, đường biên giới là đường phân thủy của rặng Dang Rek. Theo hình thể địa lý khu vực đền Preah Vihear, ta thấy quần thể này được xây dựng trên mỏm đá cao nhất so với các chóp núi chung quanh. Hợp lý thì đường biên giới phải đi qua khu quần thể này (xem hình 4). (Để xác định đường phân thủy trong các cuộc phân chia biên giới, nhân viên cắm mốc thường lấy nước đổ lên mặt đất, sau đó xem nước chảy về hướng nào. Giả sử trong trường hợp biên giới Thái-Miên, nếu nước chảy về phía sông Cửu Long hay lưu vực Biển Hồ thì vùng đất đó thuộc Khmer. Ngược lại, nếu nước đó chảy vào sông Nam Meun thì đất đó thuộc Thái Lan.)
Nhưng trên bản đồ thì toàn khu quần thể Preah Vihear thuộc về lãnh thổ Khmer. Theo các biên bản phân giới, đường bên giới cách quần thể Preah Vihear 500 m. (Công việc cắm mốc kéo dài từ năm 1904 đến năm1904, do hai ủy ban phụ trách.)
3.2 Tranh chấp đền Preah Vihear
Phía Thái Lan bắt buộc phải trả lại đất các tỉnh đã chiếm năm 1941 cho Khmer, theo như các thỏa ước đã ký với Pháp tại Washington tháng 12 năm 1946, nhưng tại khu vực ngôi đền Preah Vihear thì quân Thái, đóng tại đây từ năm 1941, vẫn không chịu rút đi. Phía ngoại giao Pháp có can thiệp hai lần vào năm 1949 nhưng không có hiệu quả. Khmer được Pháp trả độc lập ngày 3 tháng 12 năm 1953. Đầu năm 1954, bộ ngoại giao Khmer bắt đầu gởi công văn chính thức phản đối Thái Lan về vấn đề ngôi đền. Việc tranh chấp hai bên Thái-Miên về chủ quyền ngôi đền trở nên gay gắt hơn vào năm 1955 khi phía Khmer tuyên bố trung lập. Phía Thái cho rằng quyết định của Khmer đã trở thành một đe dọa an ninh của Thái. Việc này có thể hiểu vì chính giới Thái Lan lo ngại, quân Thái cộng, xuyên qua đất Khmer, sẽ tìm được hậu phương để quấy phá trong lâu dài. Vì mọi người ai cũng biết bề trong của Sihanouk đã bắt tay với Bắc Kinh. Biên giới Thái vì thế được quân sự hóa. Ngôi đền nhân dịp này cũng được phía Thái Lan trùng tu. Việc hành hương lên ngôi đền dĩ nhiên do cảnh sát Thái kiểm soát. Dầu vậy phía Thái cũng dễ dàng cho dân Khmer lên đền hành hương. Phía lãnh đạo Khmer thì nhất quyết Preah Vihear phải trả lại cho Khmer. Kể từ lúc này, dầu không cụ thể như Nam và Bắc Việt Nam, nhưng tranh chấp ngôi đền đã có âm hưởng mâu thuẫn về thức hệ chính trị (hai phe đối nghịch trong chiến tranh lạnh), Thái Lan bắt đầu giúp cho phe chống đối với Sihanouk.
Tháng 3 năm 1956, Sihanouk đề nghị đưa việc tranh chấp ngôi đền trước một trọng tài quốc tế. Tháng 12 cùng năm, phía Khmer cho biết sẽ đưa nội vụ ra trước Liên Hiệp Quốc nếu quân Thái không chịu rút.
3.3 Lý lẽ của Thái Lan :
Thái Lan viện lý lẽ ở việc không phù hợp giữa nội dung văn bản mô tả đường biên giới với bản đồ đính kèm.
Thật vậy, theo văn bản phân định ngày 23 tháng 3 năm 1907 ở trên, đường biên giới là đường phân thủy của rặng Dang Rek. Theo hình thể địa lý khu vực đền Preah Vihear, ta thấy quần thể này được xây dựng trên mỏm đá cao nhất so với các chóp núi chung quanh. Hợp lý thì đường biên giới phải đi qua khu quần thể này (xem hình 4). (Để xác định đường phân thủy trong các cuộc phân chia biên giới, nhân viên cắm mốc thường lấy nước đổ lên mặt đất, sau đó xem nước chảy về hướng nào. Giả sử trong trường hợp biên giới Thái-Miên, nếu nước chảy về phía sông Cửu Long hay lưu vực Biển Hồ thì vùng đất đó thuộc Khmer. Ngược lại, nếu nước đó chảy vào sông Nam Meun thì đất đó thuộc Thái Lan.)
Nhưng trên bản đồ thì toàn khu quần thể Preah Vihear thuộc về lãnh thổ Khmer. Theo các biên bản phân giới, đường bên giới cách quần thể Preah Vihear 500 m. (Công việc cắm mốc kéo dài từ năm 1904 đến năm1904, do hai ủy ban phụ trách.)
Hình 4 : Góc bản đồ khu vực Preah Vihear, có ghi độ
cao các chỏm núi. Khu đền được xây dựng ở đỉnh cao nhất.
Như vậy có sự mâu thuẫn giữa văn bản phân định biên
giới và bản đồ đính kèm văn bản.
(Trường hợp này không phải là hiếm hoi, nếu so sánh biên giới Thái-Miên với việc phân định và phân giới giữa Pháp và nhà Thanh về biên giới giữa các tỉnh Hoa Nam và Bắc Kỳ. Tại đây, hầu hết các biên bản phân định cũng như các bản đồ đính kèm đều hoàn toàn sai với địa hình trên thực địa. Việc này đã gây khó khăn và làm mất nhiều thì giờ cho các ủy ban phân giới cắm mốc. Đường biên giới do đó không rõ rệt. Đó là hậu quả của các viên công chức làm việc trên bàn giấy, phân định một cách mù quáng trên bản đồ, bằng những đường thẳng, không cần biết tấm bản đồ đó có đúng hay không và đường biên giới (theo đường thẳng) qua đồi núi, sông suối, chia cắt làng mạc ra sao ? Ở các trường hợp khác, tại các nước Châu Phi hay Trung Đông, việc phân định biên giới trên bản đồ, hoạch định đường biên giới theo đường thẳng, kinh tuyến hay vĩ tuyến, bất kỳ đường này đi qua sông suối, đồi núi như thế nào. Tệ hơn, các đường này phân chia làng mạc ra làm hai. Nhiều bộ tộc cùng một giống nòi mà bị chia ra làm hai, làm ba nước. Có nhiều dân tộc lớn bị phân chia rải rác, không có quốc gia. Đôi khi nhiều bộ tộc, hay dân tộc, có thù hận với nhau lại cho ở chung vào một nước. Hệ quả của các việc này gây ra nhiều cuộc chiến tranh đòi tự trị, các cuộc thanh lọc chủng tộc, diệt chủng… mà đến hôm nay vẫn chưa chấm dứt.)
Phía Thái Lan cho rằng trong trường hợp này giá trị văn bản sẽ cao hơn giá trị của bản đồ. Họ cũng cho rằng tại khu vực này nhân viên phân định đã phân định không đúng qui tắc được xác định trong văn bản đồng thời lúc phân định tại khu vực ngôi đền thì không có mặt của nhân viên phân định phía Thái Lan. Tuy nhiên, việc này, kiểm chứng lại biên bản ngày 18 tháng giêng năm 1907 thì thấy không đúng. Nhân viên Thái có mặt trong lúc phân định khu vực đền Preah Vihear. Đề nghị của Thái Lan hai bên mở cuộc thảo luận để làm sáng tỏ đường biên giới.
Tháng 5 năm 1957, Thái đề nghị một « ủy ban địa lý hỗn hợp » để xét lại đường biên giới. Theo họ, ngôi đền thuộc về lãnh thổ Thái. Phía Thái cũng cho rằng, cho dầu ngôi đền này thuộc về bất kỳ nước nào, hai nước cần phải dành sự dễ dàng cho việc đi hành hương của dân chúng hai bên hoặc du khách nước ngoài. Một văn kiện ngoại giao của Thái, tuyên bố năm 1958, đề nghị hai nước đều có chủ quyền chung tại ngôi đền. Nếu trường hợp bên Khmer không đồng ý, Thái sẽ đặt lại vấn đề toàn bộ hồ sơ phân định biên giới. Bởi vì, lý luận của Thái, Thái ký hiệp ước biên giới là ký với Đông Dương thuộc Pháp chức không phải ký với Khmer. Khmer và Đông Dương thuộc Pháp là hai nước khác nhau. Thái cũng cho biết là sẵn sàng xuất ngân quĩ để trùng tu lại ngôi đền đồng thời cũng biện hộ cho việc dàn quân ở khu vực đền Preah Vihear là chỉ nhằm mục đích bảo vệ ngôi đền mà thôi.
Đề nghị thuơng thảo của Thái Lan được phía Khmer chấp thuận. Phía Thái đề nghị một ủy ban hỗn hợp để nghiên cứu hồ sơ Preah Vihear nhưng phía Khmer chỉ đồng ý thuơng thuyết trên căn bản các kết ước về biên giới đã ký trong quá khứ giữa Pháp và Thái.
3.4 Trọng tài quốc tế :
Rốt cục vấn đề tranh chấp được phía Cambodge đưa đưa ra Tòa án Quốc tế ngày 6 tháng 10 năm 1959. Mặc dầu phía Thái Lan khiếu nại, yêu cầu CIJ bác đơn, nhưng qua phiên tòa sơ thẩm ngày 26 tháng 5 năm 1961, CIJ tuyên bố có thẩm quyền phân xử vì hai bên Thái và Cambodge đều có phê chuẩn chấp nhận hiệu lực các phán quyết của CIJ. Hồ sơ có mã số CIJ 65.
Nguyên văn vụ xử ngôi đền Preah Vihear ngày 15 tháng 6 năm 1962 được ghi lại, những đoạn quan trọng, như sau (nguồn : CIJ) :
a) Với 9 phiếu trên 3, Tòa phán rằng ngôi đền Preah Vihear tọa lạc trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Cambodge. Vì vậy Thái Lan phải cho rút đi các lực lượng quân sự hay cảnh sát, hay những người canh gác đã được bố trí tại ngôi đền, hay ở các khu vực chung quanh, thuộc lãnh thổ Cambodge.
b) Với 7 phiếu trên 5, Tòa phán rằng Thái Lan phải trả lại cho Cambodge những bức tượng, các bia đá, những bộ phận rời thuộc về ngôi đền, những kiểu mẫu bằng sa thạch và đồ gốm cổ, đã có thể bị phía nhà chức trách Thái lấy ra khỏi đền, hay khu vực đền, trong lúc ngôi đền bị Thái chiếm đóng từ năm 1954.
CIJ đã lý luận như sau :
Ngôi đền cổ Preah Vihear ở trong tình trạng hoang phế, tọa lạc trên một mỏm núi thuộc rặng Dangrek mà rặng núi này là biên giới giữa hai nước Thái Lan và Cambodge. Mối tranh chấp có nguyên nhân từ việc phân định biên giới bắt đầu từ năm 1904 đến năm 1908 giữa nước Pháp, đại diện Đông Dương, và nước Xiêm. Việc phân định này chiếu theo công ước ngày 13 tháng 2 năm 1904. Công ước này đã thiết lập một cách tổng quát một đường biên giới, đường này sẽ được xác định chính xác bởi một ủy ban phân định hỗn hợp Pháp-Thái.
Ở khu vực có ngôi đền Preah Vihear, đường biên giới phải theo đường phân thủy. Theo thỏa thuận từ buổi họp ngày 2 tháng 12 năm 1906, để xác định đường phân thủy, ủy ban hỗn hợp phải tìm hiểu trên thực địa, qua một cuộc hành trình đi dọc theo đường sống núi của rặng Dangrek. Một trắc địa viên người Pháp cùng tháp tùng để ghi nhận địa hình toàn vùng phía đông của rặng núi. Điều không nghi ngờ là các vị chủ tịch của các ủy ban Pháp và Xiêm đã thực hiện cuộc hành trình này và những người này cũng đã có thể thăm viếng ngôi đền. Vào các tháng giêng – tháng hai năm 1907, ủy ban Pháp đã báo cáo lên chính phủ của họ rằng đường biên giới đã hoàn toàn được phân định. Như thế đường biên giới đã được xác định, cho dầu không tìm thấy dấu vết nào về một quyết định, hay một ghi nhận bất kỳ liên quan rặng núi Dangrek trong các biên bản được thành lập sau ngày 2 tháng 12 năm 1906. Lúc ủy ban nhóm họp để kết thúc công trình phân giới, mọi người đã chỉ tập trung vào kết luận về một hiệp ước khác, liên quan biên giới Pháp-Xiêm, tức hiệp ước ngày 23 tháng 3 năm 1907.
Công tác cuối cùng của công trình phân định là làm bản đồ. Nhà nước Xiêm, vì không có phương tiện kỷ thuật, đã yêu cầu nhân sự phía Pháp để thành lập các bản đồ vùng biên giới. Các bản đồ đã được một nhóm người Pháp hoàn tất vào xuân năm 1907, trong đó có sự tham gia của nhiều người thuộc ủy ban hỗn hợp. Nhóm người này đã thường xuyên quan hệ với nhà nước Xiêm trong năm 1908. Một tấm bản đồ của ê kíp (sau khi thiết lập) đã giao cho nhà nước Xiêm, theo đó đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Khmer. Tấm bản đồ này cũng tài liệu I (hình 3 và hình 3a) đính kèm hồ sơ, đã được phía Cambodge làm căn bản để đòi hỏi chủ quyền ngôi đền.
Phía Thái phản biện : 1/ bản đồ không do ủy ban hỗn hợp thiết lập, do đó nó không có giá trị bắt buộc ; 2/ tấm bản đồ vẽ đường biên giới không phù hợp với đường phân thủy, mà đáng lẽ đường (phân thủy) này để dành ngôi đền về phía Thái ; 3/ tấm bản đồ này cũng chưa hề được phía Thái công nhận, hoặc giả nếu có, là do phía Thái Lan tưởng rằng đường biên giới đã vẽ đúng theo đường phân thủy.
Lý lẽ của Tòa trước phản biện của Thái : Tấm bản đồ I kèm theo chưa bao giờ được công nhận bởi ủy ban hỗn hợp. Ủy ban này đã ngừng hoạt động từ nhiều tháng trước khi tấm bản đồ I được thiết lập. Người ta có thể hoài nghi việc tấm bản đồ này đã được những trắc địa viên sử dụng làm căn bản trong khu vực núi Dangrek và Tòa cho rằng, nguyên thủy, tấm bản đồ này không có tính bắt buộc. Nhưng mọi người đã thấy, trong hồ sơ phân định, bộ bản đồ đã chuyển lên chính phủ Thái như là kết quả của công trình phân định biên giới. Nhà cầm quyền Thái đã không có phản ứng nào (về các tấm bản đồ này) từ thời kỳ đó, cũng không có phản ứng nào trong nhiều năm sau. Người ta phải kết luận rằng nó đã được sự chấp nhận chính phủ Thái. Nếu phía Thái đã chấp nhận tấm bản đồ đính kèm I mà không làm các cuộc nghiên cứu, thì bây giờ họ không thể vịn vào lỗi lầm này để làm vô hiệu điều mà họ đã chấp thuận.
Nhà nước Xiêm, sau đó là Thái Lan, đã chưa bao giờ đặt vấn đề về bản đồ đính kèm I trước năm 1958, là lúc hai bên Thái và Cambodge đã mở những cuộc thuơng thảo về chủ quyền ngôi đền. Trong khi đó, vào các năm 1934-1934, một cuộc trắc địa đã cho thấy có sự khác biệt giữa đường phân thủy trên thực tế và đồ tuyến biên giới trên bản đồ I. Một số bản đồ khác đã được thiết lập, trong đó đặt ngôi đền thuộc lãnh thổ Thái Lan. Nhưng phía Thái Lan vẫn tiếp tục sử dụng, thậm chí in ra, những tấm bản đồ theo đó ngôi đền Preah Vihear thuộc về phía Cambodge. Mặt khác, trong khoảng thời gian thuơng thuyết về hiệp ước Pháp-Xiêm 1925 và 1937, mà các hiệp ước này khẳng định hiệu lực của đường biên giới, hoặc là vào năm 1947, trước ủy ban hòa giải Pháp-Xiêm tại Washington, đáng lẽ phía Thái đã đặt lại vấn đề này, thì họ đã không làm gì cả. Tóm lại, như thế Thái Lan đã chấp nhận đường biên giới như đã vẽ trong bản đồ I, cho dầu nó có phù hợp hay không phù hợp với đường phân thủy của rặng Dangrek.
Phía Thái Lan đã tuyên bố rằng, trong mọi thời kỳ tranh chấp, vì đã chiếm hữu trên thực tế ngôi đền, do đó Thái không cần phải đặt lại vấn đề này. Việc chiếm hữu và hành sử chủ quyền trên thực tế là những bằng chứng rằng phía Thái Lan chưa bao giờ chấp nhận đường biên giới theo như bản đồ I.
Tòa bác lý lẽ này như sau : sẽ khó chấp thuận các hành động này, đến từ các chính quyền địa phương, vì nó phủ nhận thái độ của chính quyền trung ương. Hơn nữa, vào năm 1930, lúc hoàng thân Damrong (bộ trưởng bộ Nội Vụ Thái), lúc thăm viếng ngôi đền, đã được sự tiếp đón chính thức của giới chức Pháp phụ trách địa phương của Cambodge, dịp này Thái Lan đã không có thái độ nào.
Vì vậy Tòa cho rằng phía Thái Lan đã thực sự nhìn nhận tấm bản đồ I. Cho dầu còn hiện hữu một hoài nghi về việc này, nhưng bây giờ Thái Lan không thể phủ nhận cái mà họ đã ký nhận trước đó, bởi vì Pháp và Cambodge đã tin cậy vào nó, cũng như phía Thái Lan đã hưởng được những lợi ích mà công ước 1904 dành cho nước này trong vòng 50 năm. Mặc khác, sự ký nhận này bao hàm luôn tấm bản đồ I, như những điều ước khác. Vào thời kỳ đó hai bên có thỏa thuận về cách diễn đạt ý nghĩa của các điều ước, theo đó đường biên giới vẽ trên bản đồ sẽ mạnh hơn ý nghĩa diễn tả trong công ước. Trong khi đó, không có gì cho thấy rằng hai bên ký kết có sự chú ý đặc biệt đến đường phân thủy, cho dầu bản thân đường này thể hiện một sự quan trọng cực kỳ cho hai bên trong việc xác định đường biên giới. Tòa cho rằng ý nghĩa của nó hôm nay vẫn không thể khác.
Vì vậy, Tòa cho rằng, trong vùng tranh chấp, đường biên giới là đường xác định trên bản đồ I và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không.
Vì những lý lẽ này Tòa phán quyết thắng kiện cho bên Cambodge về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear.
4. Vấn đề tranh chấp Preah Vihear từ sau vụ phân xử đến nay.
Quần chúng Thái Lan thời đó đón nhận tin CIJ xử Cambogde thắng kiện với sự phẫn nộ. Theo họ, nguyên nhân việc thua kiện là do những người có trách nhiệm đã không coi là quan trọng việc đưa ra tòa CIJ của phía Cambodge. Nhưng việc này, nếu theo dõi kỹ hồ sơ của Cambodge, phía Thái Lan khó có thể thắng, cho dầu Thái Lan có lập hồ sơ vững chắc đến mức nào. Bởi vì phía Cambodge đã áp đặt thẩm quyền quốc gia (effectivité) một cách liên tục và hòa bình tại ngôn đền trong một thời gian dài. Dĩ nhiên phản ứng của nhà nước Thái, trước áp lực của dư luận, tìm cách xoa dịu tình hình. Nhiều tướng lãnh lên tiếng cho biết sẽ « không bao giờ trả ngôi đền lại cho Cambodge » hay « mỗi tất đất của Thái Lan sẽ được bảo vệ bằng mọi giá, kể cả bằng xương máu của chúng ta… ». Chính phủ Thái Lan cho rằng nguyên nhân thất bại của Thái Lan là do sự hiện diện của cộng sản (sic !) và thành phần thực dân (ý nói các thẩm phán người Pháp) trong bồi thẩm đoàn. Chính phủ Thái cũng tìm cách trả đũa những nước đã tham gia vào phán quyết chống lại Thái Lan, cũng như đặt lại vấn đề phán quyết của CIJ đồng thời bác bỏ mọi nhượng bộ về lãnh thổ. Thái Lan cho triệu hồi đại sứ tại Pháp về nước để phản đối Pháp vì các học giả hay các luật gia của nước này đã giúp cho Cambodge trong việc soạn thảo và chuẩn bị tài liệu cũng như tư vấn về luật. Thái Lan cũng trả đũa Hoa Kỳ, mặc dầu nước này là đồng minh của họ, qua việc bộ Ngoại giao Thái tuyên bố sẽ không tham gia các buổi họp tại Hội nghị Genève về sự trung lập của Lào hoặc đại diện của Thái trong tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (OTASE) được nhận chỉ thị không nhóm họp cho đến khi có lệnh mới. Thái trả đũa Hoa Kỳ vì tại phiên xử của CIJ về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear, phía Cambodge được ông Dean Acheson, nguyên là thẩm phán Tối Cao Pháp Viện của Hoa Kỳ, giúp đỡ. Dân chúng Thái Lan cũng xuống đường phản đối dữ dội, trong suốt hai tháng, tháng sáu và tháng bảy năm 1962, với sự tham dự đông đảo của sinh viên từ các trường đại học trong nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ cần sự ủng hộ không chỉ Thái Lan, (Nam VN) mà còn cả Lào và Cambodge trong chiến lược « be bờ - containment » chống lại khối cộng sản. Nhưng Thái Lan cũng cần Hoa Kỳ nhiều mặt, ít ra về các khoản viện trợ. Vì thế, Hoa Kỳ áp lực với chính phủ Thái để chấp nhận, hay ít ra không phản đối, phán quyết của CIJ đồng thời yêu cầu nước này tiếp tục trách nhiệm tại OTASE và ký thỏa ước về trung lập cho nước Lào. Thái âm thầm rút khỏi Preah Vihear từ ngày 15 tháng 7 năm 1962 nhưng phải đến đầu năm 1963 quân đội Cambodge mới bắt đầu tiếp quản ngôi đền này.
Nhà nước Thái giải thích cho dân chúng việc phải rút bỏ Preah Vihear vì các lý do từ điều 94 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc : 1/ Tất cả các nước thành viên của LHQ cam kết tuân thủ các phán quyết của CIJ trong mọi tranh chấp mà nước thành viên này có can dự. 2/ Nếu một bên của vụ tranh chấp không thực thi những khoản bắt buộc do phán quyết của CIJ, thì bên kia có thể yêu cầu Hội Đồng Bảo An và cơ quan này, nếu thấy cần thiết, có thể khuyến cáo hay quyết định những phương cách cần thiết để thực hiện phán quyết đó.
Dầu vậy, phía Thái Lan cũng bảo lưu việc sẽ trở lại bằng mọi phương tiện hợp pháp, khi thời điểm cho phép, để dành lại chủ quyền ở ngôi đền. Một Ủy ban được thành lập gồm các nhà luật học, chuyên gia nhằm nghiên cứu về vấn đề Preah Vihear cũng như về chủ quyền của bốn tỉnh (hữu ngạn sông Cửu Long) hiện thuộc về Cambodge.
Nhưng vấn đề Preah Vihear vẫn không được giải quyết ổn thỏa, vì quân Thái chỉ rút đi các đơn vị đóng trong đền nhưng dưới chân ngọn đồi thì họ cho rào kẽm gai. Quân đội được lệnh khai hỏa vào bất kỳ ai vượt qua hàng rào này. Như đã thấy trong hình, ngôi đền Preah Vihear tọa lạc trên chỏm núi cao, ngăn cách với bình nguyên Cambodge bằng một bức tường đá thẳng đứng. Nếu dưới chân ngọn đồi hoàn toàn rào lại thì từ phía Cambodge không có cách nào lên đền. Phía Thái Lan viện lý do phán quyết của CJI chỉ liên quan đến chủ quyền ngôi đền mà không nói đến chủ quyền vùng đất chung quanh ngôi đền.
Chỉ hai tháng sau, súng đã nổ tại ngôi đền từ khi có phán quyết của CIJ. Ngày 24 tháng 8, quân đội Cambodge tổ chức một cuộc hành quân nhằm mục tiêu lập trong ngôi đền một đồn binh. Việc này không thành công vì quân Thái nổ súng. Chỉ đến năm 1963, nhân dịp đầu năm, ông hoàng Sihanouk tổ chức một cuộc hành hương lên ngôi đền, với sự tham gia của nhiều phái đoàn ngoại giao nước ngoài. Cuối cùng, ngày 5 tháng giêng năm 1963 cuộc hành hương được thực hiện hoàn hảo mà không xảy ra vấn đề nào. Cuộc hành hương được biến thành buổi lễ thâu nhận ngôi đền vào nước Cambodge.
Đến tháng 12 năm 1963, tình hình chính trị trong khu vực thay đổi. Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp sâu hơn vào nội tình Nam VN. Trong khi đó, ông hoàng Sihanouk công khai liên minh với Trung Cộng. Việc này gây tức tối cho Hoa Kỳ, vì Cambodge đã phá vỡ thế trung lập. Trong chừng mực, Cambodge trở thành hậu cần quan trọng của quân cộng sản. Nhân dịp này phía Thái Lan chuẩn bị kế hoạch để chiếm lại ngôi đền. Các cuộc chạm súng ở các vùng biên giới Thái-Miên trở nên thường trực. Nhà nước Thái cũng chuẩn bị dư luận trong nước, qua các tuyên bố của tướng Praphat trước một diễn đàn sinh viên : « Cho đến khi tôi chết, tôi vẫn ước mơ lấy lại ngôi đền Preah Vihear ».
Hoa Kỳ chấm dứt quan hệ ngoại giao với Cambodge tháng năm năm 1965. Trước đó một tháng, quân Thái đã thình lình tấn công và chiếm được ngôi đền, nhưng vài hôm sau thì bị quân Cambodge lấy lại. Các cuộc đụng độ kéo dài cho đến tháng 6 năm 1966. Ông hoàng Sihanouk vận động đưa vấn đề ra Hội Đồng Bảo An LHQ nhưng việc này không thành vì không thể thuyết phục để có đa số phiếu. Phía Thái Lan thì cho rằng nguyên nhân việc đụng độ giữa quân đội hai bên là do từ phía Cambodge nổ súng trước, quân đội Thái chỉ nổ súng tự vệ và trả đũa. Cho đến khi Cambodge và Hoa Kỳ nối lại quan hệ ngoại giao, tháng sáu năm 1966, thì tình hình biên giới Thái-Miên mới ổn định. Cuối tháng 6 năm 1966, một phái đoàn quân sự thuộc ONU đến quan sát khu vực và nhận thấy rằng mọi sự đều bình thường.
Hai bên Thái-Cambodge, qua trung gian của một ủy ban thuộc LHQ, từ tháng 9 năm 1966, bắt đầu đối thoại về vấn đề biên giới. Tháng 3 năm 1970 ông hoàng Sihanouk bị lật đổ. Tướng Lon Nol, thân Mỹ, lên lãnh đạo Kampuchia. Tình hình khu vực lúc đó bất ổn do thế lực của phe cộng sản tăng cao. Khmer đỏ được sự trợ giúp trực tiếp từ Trung Cộng nên phát triển mạnh. Do nhận định đúng tình hình, Thái Lan lựa chọn thái độ « không can thiệp » vào các vấn đề nội bộ của Kampuchia, vì lo ngại quân Thái cộng phát triển do bắt tay được với Khmer đỏ và Việt Cộng. Tướng Lon Nol đề nghị với Thái Lan hai nước « cộng đồng quản lý – condominium » về ngôi đền Preah Vihear để hy vọng liên kết với Thái Lan chống lại Khmer đỏ và Việt Cộng nhưng bị Thái từ chối. Thái viện lý do tình hình không thuận tiện để thuơng thảo về vấn đề biên giới. Vấn đề tranh chấp Preah Vihear vì vậy chìm vào quên lãng.
Một thời gian dài với gần ba thập niên Kampuchia liên tục chịu đựng chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng, họa diệt chủng, và bất ổn thường trực (1970-2000). Quân Khmer đỏ thua trận 1979, tàn quân rút vào các chiến khu vùng tây và tây bắc Kampuchia, giáp ranh với Thái Lan, tức khu vực thuộc các tỉnh Preah Vihear, Siem Reap, Battambang. Ở đây quân Khmer đỏ lại được các tài phiệt và quân phiệt Thái Lan bảo vệ, một mặt dùng Khmer đỏ bảo vệ biên giới, ngăn chận bước tiến của Việt Nam, một mặt mua bán đá quí. Khu vực ngôi đền bỏ hoang phế. Chỉ vài khoảng cuối thập niên 90, khi khối cộng sản sụp đổ và VN rút khỏi Kampuchia, hòa bình mới bắt đầu lập lại trên đất này.
Năm 2000, hai nước Thái và Kampuchia ký kết một bản ghi nhớ (MOU - memorandum of understanding) về việc hợp tác giữa hai bên trong một Ủy Ban hỗn hợp về biên giới JBC (Commission Mixte des Frontières) để kiểm soát và cắm mốc biên giới chung dựa trên các bản đồ đã được hai bên công nhận. Trong thời chiến tranh, một số mốc giới bị mất mát hay bị dời đi.
Hai bên chỉ căng thẳng trở lại từ tháng 7 năm 2008. Nguyên nhân bắt nguồn từ tháng 7 năm 2008, sau buổi họp tại Canada, UNESCO đã công nhận ngôi đền Preah Vihear của Kampuchia là một di sản văn hóa của nhân loại.
(Trường hợp này không phải là hiếm hoi, nếu so sánh biên giới Thái-Miên với việc phân định và phân giới giữa Pháp và nhà Thanh về biên giới giữa các tỉnh Hoa Nam và Bắc Kỳ. Tại đây, hầu hết các biên bản phân định cũng như các bản đồ đính kèm đều hoàn toàn sai với địa hình trên thực địa. Việc này đã gây khó khăn và làm mất nhiều thì giờ cho các ủy ban phân giới cắm mốc. Đường biên giới do đó không rõ rệt. Đó là hậu quả của các viên công chức làm việc trên bàn giấy, phân định một cách mù quáng trên bản đồ, bằng những đường thẳng, không cần biết tấm bản đồ đó có đúng hay không và đường biên giới (theo đường thẳng) qua đồi núi, sông suối, chia cắt làng mạc ra sao ? Ở các trường hợp khác, tại các nước Châu Phi hay Trung Đông, việc phân định biên giới trên bản đồ, hoạch định đường biên giới theo đường thẳng, kinh tuyến hay vĩ tuyến, bất kỳ đường này đi qua sông suối, đồi núi như thế nào. Tệ hơn, các đường này phân chia làng mạc ra làm hai. Nhiều bộ tộc cùng một giống nòi mà bị chia ra làm hai, làm ba nước. Có nhiều dân tộc lớn bị phân chia rải rác, không có quốc gia. Đôi khi nhiều bộ tộc, hay dân tộc, có thù hận với nhau lại cho ở chung vào một nước. Hệ quả của các việc này gây ra nhiều cuộc chiến tranh đòi tự trị, các cuộc thanh lọc chủng tộc, diệt chủng… mà đến hôm nay vẫn chưa chấm dứt.)
Phía Thái Lan cho rằng trong trường hợp này giá trị văn bản sẽ cao hơn giá trị của bản đồ. Họ cũng cho rằng tại khu vực này nhân viên phân định đã phân định không đúng qui tắc được xác định trong văn bản đồng thời lúc phân định tại khu vực ngôi đền thì không có mặt của nhân viên phân định phía Thái Lan. Tuy nhiên, việc này, kiểm chứng lại biên bản ngày 18 tháng giêng năm 1907 thì thấy không đúng. Nhân viên Thái có mặt trong lúc phân định khu vực đền Preah Vihear. Đề nghị của Thái Lan hai bên mở cuộc thảo luận để làm sáng tỏ đường biên giới.
Tháng 5 năm 1957, Thái đề nghị một « ủy ban địa lý hỗn hợp » để xét lại đường biên giới. Theo họ, ngôi đền thuộc về lãnh thổ Thái. Phía Thái cũng cho rằng, cho dầu ngôi đền này thuộc về bất kỳ nước nào, hai nước cần phải dành sự dễ dàng cho việc đi hành hương của dân chúng hai bên hoặc du khách nước ngoài. Một văn kiện ngoại giao của Thái, tuyên bố năm 1958, đề nghị hai nước đều có chủ quyền chung tại ngôi đền. Nếu trường hợp bên Khmer không đồng ý, Thái sẽ đặt lại vấn đề toàn bộ hồ sơ phân định biên giới. Bởi vì, lý luận của Thái, Thái ký hiệp ước biên giới là ký với Đông Dương thuộc Pháp chức không phải ký với Khmer. Khmer và Đông Dương thuộc Pháp là hai nước khác nhau. Thái cũng cho biết là sẵn sàng xuất ngân quĩ để trùng tu lại ngôi đền đồng thời cũng biện hộ cho việc dàn quân ở khu vực đền Preah Vihear là chỉ nhằm mục đích bảo vệ ngôi đền mà thôi.
Đề nghị thuơng thảo của Thái Lan được phía Khmer chấp thuận. Phía Thái đề nghị một ủy ban hỗn hợp để nghiên cứu hồ sơ Preah Vihear nhưng phía Khmer chỉ đồng ý thuơng thuyết trên căn bản các kết ước về biên giới đã ký trong quá khứ giữa Pháp và Thái.
3.4 Trọng tài quốc tế :
Rốt cục vấn đề tranh chấp được phía Cambodge đưa đưa ra Tòa án Quốc tế ngày 6 tháng 10 năm 1959. Mặc dầu phía Thái Lan khiếu nại, yêu cầu CIJ bác đơn, nhưng qua phiên tòa sơ thẩm ngày 26 tháng 5 năm 1961, CIJ tuyên bố có thẩm quyền phân xử vì hai bên Thái và Cambodge đều có phê chuẩn chấp nhận hiệu lực các phán quyết của CIJ. Hồ sơ có mã số CIJ 65.
Nguyên văn vụ xử ngôi đền Preah Vihear ngày 15 tháng 6 năm 1962 được ghi lại, những đoạn quan trọng, như sau (nguồn : CIJ) :
a) Với 9 phiếu trên 3, Tòa phán rằng ngôi đền Preah Vihear tọa lạc trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Cambodge. Vì vậy Thái Lan phải cho rút đi các lực lượng quân sự hay cảnh sát, hay những người canh gác đã được bố trí tại ngôi đền, hay ở các khu vực chung quanh, thuộc lãnh thổ Cambodge.
b) Với 7 phiếu trên 5, Tòa phán rằng Thái Lan phải trả lại cho Cambodge những bức tượng, các bia đá, những bộ phận rời thuộc về ngôi đền, những kiểu mẫu bằng sa thạch và đồ gốm cổ, đã có thể bị phía nhà chức trách Thái lấy ra khỏi đền, hay khu vực đền, trong lúc ngôi đền bị Thái chiếm đóng từ năm 1954.
CIJ đã lý luận như sau :
Ngôi đền cổ Preah Vihear ở trong tình trạng hoang phế, tọa lạc trên một mỏm núi thuộc rặng Dangrek mà rặng núi này là biên giới giữa hai nước Thái Lan và Cambodge. Mối tranh chấp có nguyên nhân từ việc phân định biên giới bắt đầu từ năm 1904 đến năm 1908 giữa nước Pháp, đại diện Đông Dương, và nước Xiêm. Việc phân định này chiếu theo công ước ngày 13 tháng 2 năm 1904. Công ước này đã thiết lập một cách tổng quát một đường biên giới, đường này sẽ được xác định chính xác bởi một ủy ban phân định hỗn hợp Pháp-Thái.
Ở khu vực có ngôi đền Preah Vihear, đường biên giới phải theo đường phân thủy. Theo thỏa thuận từ buổi họp ngày 2 tháng 12 năm 1906, để xác định đường phân thủy, ủy ban hỗn hợp phải tìm hiểu trên thực địa, qua một cuộc hành trình đi dọc theo đường sống núi của rặng Dangrek. Một trắc địa viên người Pháp cùng tháp tùng để ghi nhận địa hình toàn vùng phía đông của rặng núi. Điều không nghi ngờ là các vị chủ tịch của các ủy ban Pháp và Xiêm đã thực hiện cuộc hành trình này và những người này cũng đã có thể thăm viếng ngôi đền. Vào các tháng giêng – tháng hai năm 1907, ủy ban Pháp đã báo cáo lên chính phủ của họ rằng đường biên giới đã hoàn toàn được phân định. Như thế đường biên giới đã được xác định, cho dầu không tìm thấy dấu vết nào về một quyết định, hay một ghi nhận bất kỳ liên quan rặng núi Dangrek trong các biên bản được thành lập sau ngày 2 tháng 12 năm 1906. Lúc ủy ban nhóm họp để kết thúc công trình phân giới, mọi người đã chỉ tập trung vào kết luận về một hiệp ước khác, liên quan biên giới Pháp-Xiêm, tức hiệp ước ngày 23 tháng 3 năm 1907.
Công tác cuối cùng của công trình phân định là làm bản đồ. Nhà nước Xiêm, vì không có phương tiện kỷ thuật, đã yêu cầu nhân sự phía Pháp để thành lập các bản đồ vùng biên giới. Các bản đồ đã được một nhóm người Pháp hoàn tất vào xuân năm 1907, trong đó có sự tham gia của nhiều người thuộc ủy ban hỗn hợp. Nhóm người này đã thường xuyên quan hệ với nhà nước Xiêm trong năm 1908. Một tấm bản đồ của ê kíp (sau khi thiết lập) đã giao cho nhà nước Xiêm, theo đó đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Khmer. Tấm bản đồ này cũng tài liệu I (hình 3 và hình 3a) đính kèm hồ sơ, đã được phía Cambodge làm căn bản để đòi hỏi chủ quyền ngôi đền.
Phía Thái phản biện : 1/ bản đồ không do ủy ban hỗn hợp thiết lập, do đó nó không có giá trị bắt buộc ; 2/ tấm bản đồ vẽ đường biên giới không phù hợp với đường phân thủy, mà đáng lẽ đường (phân thủy) này để dành ngôi đền về phía Thái ; 3/ tấm bản đồ này cũng chưa hề được phía Thái công nhận, hoặc giả nếu có, là do phía Thái Lan tưởng rằng đường biên giới đã vẽ đúng theo đường phân thủy.
Lý lẽ của Tòa trước phản biện của Thái : Tấm bản đồ I kèm theo chưa bao giờ được công nhận bởi ủy ban hỗn hợp. Ủy ban này đã ngừng hoạt động từ nhiều tháng trước khi tấm bản đồ I được thiết lập. Người ta có thể hoài nghi việc tấm bản đồ này đã được những trắc địa viên sử dụng làm căn bản trong khu vực núi Dangrek và Tòa cho rằng, nguyên thủy, tấm bản đồ này không có tính bắt buộc. Nhưng mọi người đã thấy, trong hồ sơ phân định, bộ bản đồ đã chuyển lên chính phủ Thái như là kết quả của công trình phân định biên giới. Nhà cầm quyền Thái đã không có phản ứng nào (về các tấm bản đồ này) từ thời kỳ đó, cũng không có phản ứng nào trong nhiều năm sau. Người ta phải kết luận rằng nó đã được sự chấp nhận chính phủ Thái. Nếu phía Thái đã chấp nhận tấm bản đồ đính kèm I mà không làm các cuộc nghiên cứu, thì bây giờ họ không thể vịn vào lỗi lầm này để làm vô hiệu điều mà họ đã chấp thuận.
Nhà nước Xiêm, sau đó là Thái Lan, đã chưa bao giờ đặt vấn đề về bản đồ đính kèm I trước năm 1958, là lúc hai bên Thái và Cambodge đã mở những cuộc thuơng thảo về chủ quyền ngôi đền. Trong khi đó, vào các năm 1934-1934, một cuộc trắc địa đã cho thấy có sự khác biệt giữa đường phân thủy trên thực tế và đồ tuyến biên giới trên bản đồ I. Một số bản đồ khác đã được thiết lập, trong đó đặt ngôi đền thuộc lãnh thổ Thái Lan. Nhưng phía Thái Lan vẫn tiếp tục sử dụng, thậm chí in ra, những tấm bản đồ theo đó ngôi đền Preah Vihear thuộc về phía Cambodge. Mặt khác, trong khoảng thời gian thuơng thuyết về hiệp ước Pháp-Xiêm 1925 và 1937, mà các hiệp ước này khẳng định hiệu lực của đường biên giới, hoặc là vào năm 1947, trước ủy ban hòa giải Pháp-Xiêm tại Washington, đáng lẽ phía Thái đã đặt lại vấn đề này, thì họ đã không làm gì cả. Tóm lại, như thế Thái Lan đã chấp nhận đường biên giới như đã vẽ trong bản đồ I, cho dầu nó có phù hợp hay không phù hợp với đường phân thủy của rặng Dangrek.
Phía Thái Lan đã tuyên bố rằng, trong mọi thời kỳ tranh chấp, vì đã chiếm hữu trên thực tế ngôi đền, do đó Thái không cần phải đặt lại vấn đề này. Việc chiếm hữu và hành sử chủ quyền trên thực tế là những bằng chứng rằng phía Thái Lan chưa bao giờ chấp nhận đường biên giới theo như bản đồ I.
Tòa bác lý lẽ này như sau : sẽ khó chấp thuận các hành động này, đến từ các chính quyền địa phương, vì nó phủ nhận thái độ của chính quyền trung ương. Hơn nữa, vào năm 1930, lúc hoàng thân Damrong (bộ trưởng bộ Nội Vụ Thái), lúc thăm viếng ngôi đền, đã được sự tiếp đón chính thức của giới chức Pháp phụ trách địa phương của Cambodge, dịp này Thái Lan đã không có thái độ nào.
Vì vậy Tòa cho rằng phía Thái Lan đã thực sự nhìn nhận tấm bản đồ I. Cho dầu còn hiện hữu một hoài nghi về việc này, nhưng bây giờ Thái Lan không thể phủ nhận cái mà họ đã ký nhận trước đó, bởi vì Pháp và Cambodge đã tin cậy vào nó, cũng như phía Thái Lan đã hưởng được những lợi ích mà công ước 1904 dành cho nước này trong vòng 50 năm. Mặc khác, sự ký nhận này bao hàm luôn tấm bản đồ I, như những điều ước khác. Vào thời kỳ đó hai bên có thỏa thuận về cách diễn đạt ý nghĩa của các điều ước, theo đó đường biên giới vẽ trên bản đồ sẽ mạnh hơn ý nghĩa diễn tả trong công ước. Trong khi đó, không có gì cho thấy rằng hai bên ký kết có sự chú ý đặc biệt đến đường phân thủy, cho dầu bản thân đường này thể hiện một sự quan trọng cực kỳ cho hai bên trong việc xác định đường biên giới. Tòa cho rằng ý nghĩa của nó hôm nay vẫn không thể khác.
Vì vậy, Tòa cho rằng, trong vùng tranh chấp, đường biên giới là đường xác định trên bản đồ I và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không.
Vì những lý lẽ này Tòa phán quyết thắng kiện cho bên Cambodge về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear.
4. Vấn đề tranh chấp Preah Vihear từ sau vụ phân xử đến nay.
Quần chúng Thái Lan thời đó đón nhận tin CIJ xử Cambogde thắng kiện với sự phẫn nộ. Theo họ, nguyên nhân việc thua kiện là do những người có trách nhiệm đã không coi là quan trọng việc đưa ra tòa CIJ của phía Cambodge. Nhưng việc này, nếu theo dõi kỹ hồ sơ của Cambodge, phía Thái Lan khó có thể thắng, cho dầu Thái Lan có lập hồ sơ vững chắc đến mức nào. Bởi vì phía Cambodge đã áp đặt thẩm quyền quốc gia (effectivité) một cách liên tục và hòa bình tại ngôn đền trong một thời gian dài. Dĩ nhiên phản ứng của nhà nước Thái, trước áp lực của dư luận, tìm cách xoa dịu tình hình. Nhiều tướng lãnh lên tiếng cho biết sẽ « không bao giờ trả ngôi đền lại cho Cambodge » hay « mỗi tất đất của Thái Lan sẽ được bảo vệ bằng mọi giá, kể cả bằng xương máu của chúng ta… ». Chính phủ Thái Lan cho rằng nguyên nhân thất bại của Thái Lan là do sự hiện diện của cộng sản (sic !) và thành phần thực dân (ý nói các thẩm phán người Pháp) trong bồi thẩm đoàn. Chính phủ Thái cũng tìm cách trả đũa những nước đã tham gia vào phán quyết chống lại Thái Lan, cũng như đặt lại vấn đề phán quyết của CIJ đồng thời bác bỏ mọi nhượng bộ về lãnh thổ. Thái Lan cho triệu hồi đại sứ tại Pháp về nước để phản đối Pháp vì các học giả hay các luật gia của nước này đã giúp cho Cambodge trong việc soạn thảo và chuẩn bị tài liệu cũng như tư vấn về luật. Thái Lan cũng trả đũa Hoa Kỳ, mặc dầu nước này là đồng minh của họ, qua việc bộ Ngoại giao Thái tuyên bố sẽ không tham gia các buổi họp tại Hội nghị Genève về sự trung lập của Lào hoặc đại diện của Thái trong tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (OTASE) được nhận chỉ thị không nhóm họp cho đến khi có lệnh mới. Thái trả đũa Hoa Kỳ vì tại phiên xử của CIJ về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear, phía Cambodge được ông Dean Acheson, nguyên là thẩm phán Tối Cao Pháp Viện của Hoa Kỳ, giúp đỡ. Dân chúng Thái Lan cũng xuống đường phản đối dữ dội, trong suốt hai tháng, tháng sáu và tháng bảy năm 1962, với sự tham dự đông đảo của sinh viên từ các trường đại học trong nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ cần sự ủng hộ không chỉ Thái Lan, (Nam VN) mà còn cả Lào và Cambodge trong chiến lược « be bờ - containment » chống lại khối cộng sản. Nhưng Thái Lan cũng cần Hoa Kỳ nhiều mặt, ít ra về các khoản viện trợ. Vì thế, Hoa Kỳ áp lực với chính phủ Thái để chấp nhận, hay ít ra không phản đối, phán quyết của CIJ đồng thời yêu cầu nước này tiếp tục trách nhiệm tại OTASE và ký thỏa ước về trung lập cho nước Lào. Thái âm thầm rút khỏi Preah Vihear từ ngày 15 tháng 7 năm 1962 nhưng phải đến đầu năm 1963 quân đội Cambodge mới bắt đầu tiếp quản ngôi đền này.
Nhà nước Thái giải thích cho dân chúng việc phải rút bỏ Preah Vihear vì các lý do từ điều 94 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc : 1/ Tất cả các nước thành viên của LHQ cam kết tuân thủ các phán quyết của CIJ trong mọi tranh chấp mà nước thành viên này có can dự. 2/ Nếu một bên của vụ tranh chấp không thực thi những khoản bắt buộc do phán quyết của CIJ, thì bên kia có thể yêu cầu Hội Đồng Bảo An và cơ quan này, nếu thấy cần thiết, có thể khuyến cáo hay quyết định những phương cách cần thiết để thực hiện phán quyết đó.
Dầu vậy, phía Thái Lan cũng bảo lưu việc sẽ trở lại bằng mọi phương tiện hợp pháp, khi thời điểm cho phép, để dành lại chủ quyền ở ngôi đền. Một Ủy ban được thành lập gồm các nhà luật học, chuyên gia nhằm nghiên cứu về vấn đề Preah Vihear cũng như về chủ quyền của bốn tỉnh (hữu ngạn sông Cửu Long) hiện thuộc về Cambodge.
Nhưng vấn đề Preah Vihear vẫn không được giải quyết ổn thỏa, vì quân Thái chỉ rút đi các đơn vị đóng trong đền nhưng dưới chân ngọn đồi thì họ cho rào kẽm gai. Quân đội được lệnh khai hỏa vào bất kỳ ai vượt qua hàng rào này. Như đã thấy trong hình, ngôi đền Preah Vihear tọa lạc trên chỏm núi cao, ngăn cách với bình nguyên Cambodge bằng một bức tường đá thẳng đứng. Nếu dưới chân ngọn đồi hoàn toàn rào lại thì từ phía Cambodge không có cách nào lên đền. Phía Thái Lan viện lý do phán quyết của CJI chỉ liên quan đến chủ quyền ngôi đền mà không nói đến chủ quyền vùng đất chung quanh ngôi đền.
Chỉ hai tháng sau, súng đã nổ tại ngôi đền từ khi có phán quyết của CIJ. Ngày 24 tháng 8, quân đội Cambodge tổ chức một cuộc hành quân nhằm mục tiêu lập trong ngôi đền một đồn binh. Việc này không thành công vì quân Thái nổ súng. Chỉ đến năm 1963, nhân dịp đầu năm, ông hoàng Sihanouk tổ chức một cuộc hành hương lên ngôi đền, với sự tham gia của nhiều phái đoàn ngoại giao nước ngoài. Cuối cùng, ngày 5 tháng giêng năm 1963 cuộc hành hương được thực hiện hoàn hảo mà không xảy ra vấn đề nào. Cuộc hành hương được biến thành buổi lễ thâu nhận ngôi đền vào nước Cambodge.
Đến tháng 12 năm 1963, tình hình chính trị trong khu vực thay đổi. Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp sâu hơn vào nội tình Nam VN. Trong khi đó, ông hoàng Sihanouk công khai liên minh với Trung Cộng. Việc này gây tức tối cho Hoa Kỳ, vì Cambodge đã phá vỡ thế trung lập. Trong chừng mực, Cambodge trở thành hậu cần quan trọng của quân cộng sản. Nhân dịp này phía Thái Lan chuẩn bị kế hoạch để chiếm lại ngôi đền. Các cuộc chạm súng ở các vùng biên giới Thái-Miên trở nên thường trực. Nhà nước Thái cũng chuẩn bị dư luận trong nước, qua các tuyên bố của tướng Praphat trước một diễn đàn sinh viên : « Cho đến khi tôi chết, tôi vẫn ước mơ lấy lại ngôi đền Preah Vihear ».
Hoa Kỳ chấm dứt quan hệ ngoại giao với Cambodge tháng năm năm 1965. Trước đó một tháng, quân Thái đã thình lình tấn công và chiếm được ngôi đền, nhưng vài hôm sau thì bị quân Cambodge lấy lại. Các cuộc đụng độ kéo dài cho đến tháng 6 năm 1966. Ông hoàng Sihanouk vận động đưa vấn đề ra Hội Đồng Bảo An LHQ nhưng việc này không thành vì không thể thuyết phục để có đa số phiếu. Phía Thái Lan thì cho rằng nguyên nhân việc đụng độ giữa quân đội hai bên là do từ phía Cambodge nổ súng trước, quân đội Thái chỉ nổ súng tự vệ và trả đũa. Cho đến khi Cambodge và Hoa Kỳ nối lại quan hệ ngoại giao, tháng sáu năm 1966, thì tình hình biên giới Thái-Miên mới ổn định. Cuối tháng 6 năm 1966, một phái đoàn quân sự thuộc ONU đến quan sát khu vực và nhận thấy rằng mọi sự đều bình thường.
Hai bên Thái-Cambodge, qua trung gian của một ủy ban thuộc LHQ, từ tháng 9 năm 1966, bắt đầu đối thoại về vấn đề biên giới. Tháng 3 năm 1970 ông hoàng Sihanouk bị lật đổ. Tướng Lon Nol, thân Mỹ, lên lãnh đạo Kampuchia. Tình hình khu vực lúc đó bất ổn do thế lực của phe cộng sản tăng cao. Khmer đỏ được sự trợ giúp trực tiếp từ Trung Cộng nên phát triển mạnh. Do nhận định đúng tình hình, Thái Lan lựa chọn thái độ « không can thiệp » vào các vấn đề nội bộ của Kampuchia, vì lo ngại quân Thái cộng phát triển do bắt tay được với Khmer đỏ và Việt Cộng. Tướng Lon Nol đề nghị với Thái Lan hai nước « cộng đồng quản lý – condominium » về ngôi đền Preah Vihear để hy vọng liên kết với Thái Lan chống lại Khmer đỏ và Việt Cộng nhưng bị Thái từ chối. Thái viện lý do tình hình không thuận tiện để thuơng thảo về vấn đề biên giới. Vấn đề tranh chấp Preah Vihear vì vậy chìm vào quên lãng.
Một thời gian dài với gần ba thập niên Kampuchia liên tục chịu đựng chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng, họa diệt chủng, và bất ổn thường trực (1970-2000). Quân Khmer đỏ thua trận 1979, tàn quân rút vào các chiến khu vùng tây và tây bắc Kampuchia, giáp ranh với Thái Lan, tức khu vực thuộc các tỉnh Preah Vihear, Siem Reap, Battambang. Ở đây quân Khmer đỏ lại được các tài phiệt và quân phiệt Thái Lan bảo vệ, một mặt dùng Khmer đỏ bảo vệ biên giới, ngăn chận bước tiến của Việt Nam, một mặt mua bán đá quí. Khu vực ngôi đền bỏ hoang phế. Chỉ vài khoảng cuối thập niên 90, khi khối cộng sản sụp đổ và VN rút khỏi Kampuchia, hòa bình mới bắt đầu lập lại trên đất này.
Năm 2000, hai nước Thái và Kampuchia ký kết một bản ghi nhớ (MOU - memorandum of understanding) về việc hợp tác giữa hai bên trong một Ủy Ban hỗn hợp về biên giới JBC (Commission Mixte des Frontières) để kiểm soát và cắm mốc biên giới chung dựa trên các bản đồ đã được hai bên công nhận. Trong thời chiến tranh, một số mốc giới bị mất mát hay bị dời đi.
Hai bên chỉ căng thẳng trở lại từ tháng 7 năm 2008. Nguyên nhân bắt nguồn từ tháng 7 năm 2008, sau buổi họp tại Canada, UNESCO đã công nhận ngôi đền Preah Vihear của Kampuchia là một di sản văn hóa của nhân loại.
Hình 5 : Bản đồ khu vực Preah Vihear được UNESCO ghi
vào « di sản văn hóa của nhân loại ». Vùng màu vàng thuộc về khu vực đền. Vùng
màu xanh là vùng mở rộng.
Việc này gây làn sóng bất bình trong dân chúng cũng
như chính giới Thái Lan. Họ cho rằng mặc dù ngôi đền Preah Vihear thuộc về
Kampuchia nhưng khu vực này vẫn chưa được phân định rõ rệt. Nạn nhân đầu tiên
là ông Noppadon Pattama, Bộ trưởng bộ Ngoại Giao Thái Lan. Ông này đã phải từ
chức, vì đã ký với Kampuchia trước đó một thỏa ước hữu nghị liên quan đến việc
ủng hộ đề nghị (lên UNESCO) của Kampuchia về ngôi đền Preah Vihear (là « di sản
văn hóa nhân loại »). Văn bản ký kết, nếu có hiệu lực, không những hàm ý công
nhận chủ quyền của Kampuchia tại ngôi đền mà còn công nhận toàn bộ khu vực
chung quanh Preah Vihear (khoảng 4,5 km²) thuộc về Kampuchia. Theo phán quyết
của Tòa án Tối cao Thái Lan thì thỏa ước hữu nghị mà ông Noppadon Pattama ký
kết với Kampuchia thì không có hiệu lực, vì nó vi hiến.
Từ tháng 4 năm 2011, tranh chấp ngôi đền đột ngột căng thẳng trở lại, với vài cuộc chạm súng nhỏ giữa quân đội hai bên Thái-Khmer, làm cho một số lính của hai bên tử thuơng. Việc căng thẳng này làm cho dân chúng sinh sống các vùng phụ cận, gồm trên 10.000 người, phải di tản sang các vùng chung quanh. Cũng cần nhắc lại, năm 1992, Thái Lan đã chống lại việc UNESCO nhìn nhận Angkor Vat là di sản văn hóa của nhân loại.
Thực ra, nguyên nhân vụ căng thẳng bắt nguồn từ chính trị. Từ năm 2006, sinh hoạt chính trị Thái Lan có nhiều bất ổn. Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thường xuyên được các đảng phái chính trị khai thác để kích động quần chúng. Thủ tướng Thaksin bị quân đội đảo chánh năm 2006, mặc dầu ông này đã được đắc cử qua một cuộc bầu cử dân chủ. Việc loại ông Thaksin ra khỏi chính trường bằng một phương pháp « phi dân chủ » đã làm cho dân chúng, phe ủng hộ Thaksin, phẫn nộ. Phe quân đội đảo chánh được sự đồng thuận của nhà vua. Hiện nay chính quyền do phe dân sự đối lập với Thaksin nắm quyền lãnh đạo qua các cuộc bầu cử dân chủ sau này, nhưng sinh hoạt chính trị tại Thái Lan vẫn không ổn định. Tính chính thống của phe đối lập đã bị đặt vấn đề. Phe này trưng ra những bằng chứng cho thấy Thaksin tham nhũng, hàm ý biện hộ cho việc đảo chánh. Nhưng phương cách giải quyết « phi dân chủ », không thông qua pháp luật, được xem là vi hiến. Đây là mầm mống cho các bất ổn chính trị.
Từ tháng 4 năm 2011, tranh chấp ngôi đền đột ngột căng thẳng trở lại, với vài cuộc chạm súng nhỏ giữa quân đội hai bên Thái-Khmer, làm cho một số lính của hai bên tử thuơng. Việc căng thẳng này làm cho dân chúng sinh sống các vùng phụ cận, gồm trên 10.000 người, phải di tản sang các vùng chung quanh. Cũng cần nhắc lại, năm 1992, Thái Lan đã chống lại việc UNESCO nhìn nhận Angkor Vat là di sản văn hóa của nhân loại.
Thực ra, nguyên nhân vụ căng thẳng bắt nguồn từ chính trị. Từ năm 2006, sinh hoạt chính trị Thái Lan có nhiều bất ổn. Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thường xuyên được các đảng phái chính trị khai thác để kích động quần chúng. Thủ tướng Thaksin bị quân đội đảo chánh năm 2006, mặc dầu ông này đã được đắc cử qua một cuộc bầu cử dân chủ. Việc loại ông Thaksin ra khỏi chính trường bằng một phương pháp « phi dân chủ » đã làm cho dân chúng, phe ủng hộ Thaksin, phẫn nộ. Phe quân đội đảo chánh được sự đồng thuận của nhà vua. Hiện nay chính quyền do phe dân sự đối lập với Thaksin nắm quyền lãnh đạo qua các cuộc bầu cử dân chủ sau này, nhưng sinh hoạt chính trị tại Thái Lan vẫn không ổn định. Tính chính thống của phe đối lập đã bị đặt vấn đề. Phe này trưng ra những bằng chứng cho thấy Thaksin tham nhũng, hàm ý biện hộ cho việc đảo chánh. Nhưng phương cách giải quyết « phi dân chủ », không thông qua pháp luật, được xem là vi hiến. Đây là mầm mống cho các bất ổn chính trị.
Hình 6 : Bản đồ khu vực ngôi đền Preah Vihear cho
Thái Lan đưa lên UNESCO nhân đại hội tại Christchurch, Tân Tây Lan năm 2007.
Theo đó Thái Lan cho rằng vùng màu vàng thuộc về Thái Lan.
5.
Kết luận:
Xét đòi hỏi của Thái Lan quan tấm bản đồ (hình 6) năm 2007, ta thấy phía Thái nhìn nhận chủ quyền của Kampuchia ở ngôi đền nhưng không chấp nhận chủ quyền nước này khu vực đất chung quanh. Lý lẽ của Thái Lan do đó vẫn đặt trên việc đường biên giới là “đường phân thủy” thay vì là đồ tuyến trên bản đồ I.
Về pháp lý, nếu xét nội dung của phán quyết CIJ ghi ở phần trên, ta thấy CIJ nhìn nhận đường vẽ trên bản đồ I là đường biên giới hai nước. Việc Thái Lan phản đối bản đồ này hôm nay, cũng như lý lẽ của Thái trước tòa CIJ năm 1962, thì không thuyết phục. Thái Lan không đưa ra được yếu tố mới nào khác, ngoài việc nhắc đặt lại vấn đề đường biên giới vẽ trên bản đồ I. Việc này họ đã đặt ra từ năm 1962 qua vụ án nhưng không được CIJ chấp nhận. CIJ đã cho rằng, Thái Lan vì không phản đối tấm bản đồ này trong một thời gian dài, việc này hàm ý phía Thái đã đồng ý. Phán quyết : đường biên giới là đường xác định trên bản đồ I và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không.
Về chính trị, rõ ràng sự việc tranh chấp hôm nay giữa hai nước Thái-Kampuchia về ngôi đền là do động lực chính trị từ các đảng phái ở Thái Lan. Nhớ lại lúc ông Lon Nol vừa lật đổ Sihanouk, ông này đề nghị với Thái Lan việc “cộng đồng quản lý – condominium”, tức hai bên đều có chủ quyền tại ngôi đền, nhưng Thái từ chối. Riêng ông Sihanouk, sau khi thắng kiện, có tuyên bố sẵn sàng để ngôi đền cho hai bên “quản lý”, dân chúng hai bên có quyền tự do hành hương và thăm viếng, nhưng chủ quyền thì thuộc về Cambodge. Phía Thái cũng không đồng ý.
Do những động lực chính trị giai đoạn của các tổ chức chính trị, quyền lợi đảng phái lớn hơn quyền lợi đất nước. Phía Thái Lan đã bỏ nhiều cơ hội có lợi cho mình, do phía Cambodge đề nghị, nhằm giải quyết tranh chấp ngôi đền. Tranh chấp tiếp tục đã đưa phía Thái Lan vào ngõ cụt.
Phán quyết của CIJ năm 1962 đã quá rõ rệt để có thể giải thích lại. Tòa đã khẳng định, cho dầu đường biên giới vẽ trên bản đồ có phù hợp với văn bản hay không, nó vẫn là đường biên giới chính thức giữa hai nước Thái và Cambodge.
Phán quyết ngày 11 tháng 11 năm 2013 của CIJ không thể khác : Cambodge có chủ quyền tại ngôi đền và vùng đất chung quanh, với sự đồng thuận của đa số tuyệt đối của bồi thẩm đoàn.
Hiệu lực của CIJ mang tính bắt buộc, được sự bảo kê của Hội đồng Bảo an LHQ. Phía Thái Lan từ nay khó lòng tìm được một lý do nào để đặt lại vấn đề chủ quyền tại ngôi đền này.
Tài liệu tham khảo :
Luciano Garavaglia, Le litige du temple de "Preah Vihear" dans le cadre des relations entre le Cambodge et la Thaïlande en pleine guerre froide (1950-1970), ISSN 1575-0698, Nº. 12, 2009. Pages. 73-112.
Hồ sơ « THE TEMPLE OF PREAH VIHEAR INSCRIBED ON THE WORLD HERITAGE LIST (UNESCO) SINCE 2008 » ; Bộ Ngoại Giao Vương quốc Cambodge.
http://www.thaiwhic.go.th/download/ICJ_15June1962.pdf
http://www.icj-cij.org/docket/index.php?sum=284&code=ct&p1=3&p2=3&case=45&k=46&p3=5&lang=fr&PHPSESSID=d97c62d76b31ec71c5d880754f52e040
Xét đòi hỏi của Thái Lan quan tấm bản đồ (hình 6) năm 2007, ta thấy phía Thái nhìn nhận chủ quyền của Kampuchia ở ngôi đền nhưng không chấp nhận chủ quyền nước này khu vực đất chung quanh. Lý lẽ của Thái Lan do đó vẫn đặt trên việc đường biên giới là “đường phân thủy” thay vì là đồ tuyến trên bản đồ I.
Về pháp lý, nếu xét nội dung của phán quyết CIJ ghi ở phần trên, ta thấy CIJ nhìn nhận đường vẽ trên bản đồ I là đường biên giới hai nước. Việc Thái Lan phản đối bản đồ này hôm nay, cũng như lý lẽ của Thái trước tòa CIJ năm 1962, thì không thuyết phục. Thái Lan không đưa ra được yếu tố mới nào khác, ngoài việc nhắc đặt lại vấn đề đường biên giới vẽ trên bản đồ I. Việc này họ đã đặt ra từ năm 1962 qua vụ án nhưng không được CIJ chấp nhận. CIJ đã cho rằng, Thái Lan vì không phản đối tấm bản đồ này trong một thời gian dài, việc này hàm ý phía Thái đã đồng ý. Phán quyết : đường biên giới là đường xác định trên bản đồ I và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không.
Về chính trị, rõ ràng sự việc tranh chấp hôm nay giữa hai nước Thái-Kampuchia về ngôi đền là do động lực chính trị từ các đảng phái ở Thái Lan. Nhớ lại lúc ông Lon Nol vừa lật đổ Sihanouk, ông này đề nghị với Thái Lan việc “cộng đồng quản lý – condominium”, tức hai bên đều có chủ quyền tại ngôi đền, nhưng Thái từ chối. Riêng ông Sihanouk, sau khi thắng kiện, có tuyên bố sẵn sàng để ngôi đền cho hai bên “quản lý”, dân chúng hai bên có quyền tự do hành hương và thăm viếng, nhưng chủ quyền thì thuộc về Cambodge. Phía Thái cũng không đồng ý.
Do những động lực chính trị giai đoạn của các tổ chức chính trị, quyền lợi đảng phái lớn hơn quyền lợi đất nước. Phía Thái Lan đã bỏ nhiều cơ hội có lợi cho mình, do phía Cambodge đề nghị, nhằm giải quyết tranh chấp ngôi đền. Tranh chấp tiếp tục đã đưa phía Thái Lan vào ngõ cụt.
Phán quyết của CIJ năm 1962 đã quá rõ rệt để có thể giải thích lại. Tòa đã khẳng định, cho dầu đường biên giới vẽ trên bản đồ có phù hợp với văn bản hay không, nó vẫn là đường biên giới chính thức giữa hai nước Thái và Cambodge.
Phán quyết ngày 11 tháng 11 năm 2013 của CIJ không thể khác : Cambodge có chủ quyền tại ngôi đền và vùng đất chung quanh, với sự đồng thuận của đa số tuyệt đối của bồi thẩm đoàn.
Hiệu lực của CIJ mang tính bắt buộc, được sự bảo kê của Hội đồng Bảo an LHQ. Phía Thái Lan từ nay khó lòng tìm được một lý do nào để đặt lại vấn đề chủ quyền tại ngôi đền này.
Tài liệu tham khảo :
Luciano Garavaglia, Le litige du temple de "Preah Vihear" dans le cadre des relations entre le Cambodge et la Thaïlande en pleine guerre froide (1950-1970), ISSN 1575-0698, Nº. 12, 2009. Pages. 73-112.
Hồ sơ « THE TEMPLE OF PREAH VIHEAR INSCRIBED ON THE WORLD HERITAGE LIST (UNESCO) SINCE 2008 » ; Bộ Ngoại Giao Vương quốc Cambodge.
http://www.thaiwhic.go.th/download/ICJ_15June1962.pdf
http://www.icj-cij.org/docket/index.php?sum=284&code=ct&p1=3&p2=3&case=45&k=46&p3=5&lang=fr&PHPSESSID=d97c62d76b31ec71c5d880754f52e040
Publié par Nhan
Tuan Truong à 22:36
No comments:
Post a Comment