Saturday,
November 2, 2013
Qua “vụ Cát Tường” dường như ai cũng đồng ý rằng đạo đức
xã hội đang suy thoái. Ngay cả các lãnh đạo cấp cao nhất của Nhà nước cũng đồng
ý với nhận định này. Người ta cũng đồng ý là đạo đức suy thoái bắt nguồn từ
giáo dục. Vậy, trong học đường, người ta dạy cái gì cho học sinh? Gs Văn Như
Cương trích từ sách “Giáo dục Công dân” lớp 10, trang 34 và 35 đề cập đến khái
niệm phủ định siêu hình và phủ định biện chứng như sau:
”Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật”
”Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật”
và
”Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự
phát triển bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của
sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới”.
Thử hỏi ai có thể hiểu được 2 khái niệm này? Người lớn
còn chưa hiểu, nói gì đến học trò lớp 10. Tôi thì phải thú nhận ngay là không
hiểu. Viết là một cách suy nghĩ; suy nghĩ mù mờ thì viết cũng mù mờ. Tôi nghi
rằng chính người viết ra hai khái niệm đó chưa chắc đã hiểu họ viết cái gì. Vậy
mà người ta xem đó là “giáo dục công dân”!
Ngày xưa (thời thập niên 60-70s tôi còn đi học ở miền
Nam) nhà trường có môn “Công dân giáo dục” từ cấp tiểu học. Ngay cả tên môn học
"Công dân giáo dục" nghe cũng nhẹ nhàng hơn là "Giáo dục công
dân" (nghe hơi trịch thượng). Môn này còn được gọi bằng một cái tên rất
hay: “Đức Dục” (hiểu theo nghĩa giáo dục về đạo đức). Môn Đức Dục chỉ đơn giản
dạy học trò cách hành xử và tương tác trong gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ như
lòng yêu nước, kính trọng cha mẹ, thương yêu bà con và chòm xóm, gặp thầy cô
ngoài đường thì khoanh tay chào hỏi, đi đường thấy đám tang thì giở nón ra,
v.v. Rất đơn giản, chứ không có những triết lí cao siêu kiểu “biện chứng”. Đơn
giản mà hiệu quả. Bởi vậy, học giả Nguyễn Hiến Lê có lần viết trong hồi kí là
sau 1975 cán bộ ngoài Bắc vào "tiếp quản" ở miền Nam ngạc nhiên thấy
trẻ con miền Nam sao mà chúng tử tế quá (ví dụ như lúc nào cũng khoanh tay kính
cẩn chào khách).
Chuyện nọ xọ chuyện kia. Hôm nọ đọc trên soha.vn, khi
được hỏi y đức là gì, thì một vị luật sư trả lời như sau:
“Y đức là đạo đức nghề y. Còn đạo đức, nói chung theo quan điểm chủ nghĩa Mac, là 1 hình thái của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực xử sự định hướng giá trị được thừa nhận. Nó có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, với cộng đồng, với xã hội. Đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực về đạo đức và chuẩn mực về chuyên môn nghề nghiệp. Theo quan điểm này thì đạo đức nghề y gọi tắt là y đức nó có chuẩn mực về đạo đức và chuẩn mực về chuyên môn y tế.”
“Y đức là đạo đức nghề y. Còn đạo đức, nói chung theo quan điểm chủ nghĩa Mac, là 1 hình thái của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực xử sự định hướng giá trị được thừa nhận. Nó có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, với cộng đồng, với xã hội. Đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực về đạo đức và chuẩn mực về chuyên môn nghề nghiệp. Theo quan điểm này thì đạo đức nghề y gọi tắt là y đức nó có chuẩn mực về đạo đức và chuẩn mực về chuyên môn y tế.”
Tôi chẳng thấy định nghĩa y đức gì cả, mà chỉ dịch danh
từ "y đức" từ tiếng Việt sang tiếng … Việt. (Trong thực tế, y đức là
một hệ thống nguyên lí đạo đức chỉ đạo những ứng xử và tương tác giữa những
người làm trong ngành y và bệnh nhân.) Nhưng điều lạ lùng là định nghĩa đạo đức
trên bị chi phối bởi chủ nghĩa Mác. Tôi không biết Mác dạy gì về đạo đức và đề
ra chuẩn mực gì về đạo đức. Bác nào biết xin nói cho nghe.
Ngạc nhiên thay, ở VN còn có môn đạo đức lái xe! Chẳng
hạn như Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP HCM có hẳn môn đạo đức của người
lái xe. Trong đó, có vài chuẩn mực như sau:
“1/ Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai
đoạn hiện nay
- Khái niệm chung về phẩm chất đạo đức
- Khái niệm về đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa
- Một số vấn đề về truyền thống đạo đức của dân tộc ta
- Khái niệm chung về phẩm chất đạo đức
- Khái niệm về đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa
- Một số vấn đề về truyền thống đạo đức của dân tộc ta
2/ Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe
- Khái niệm về đạo đức người lái xe ô tô
- Truyền thống đạo đức người lái xe ô tô trong cách mạng
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức người lái xe ô tô:
+ Phát huy truyền thống đạo đức người lái xe ô tô trong cách mạng
+ Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
+ Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lái xe ô tô.
3/ Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong kinh doanh vận tải.”
- Khái niệm về đạo đức người lái xe ô tô
- Truyền thống đạo đức người lái xe ô tô trong cách mạng
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức người lái xe ô tô:
+ Phát huy truyền thống đạo đức người lái xe ô tô trong cách mạng
+ Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
+ Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lái xe ô tô.
3/ Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong kinh doanh vận tải.”
Chẳng hiểu "Truyền thống đạo đức người lái xe ô
tô trong cách mạng" là truyền thống gì, và "cách mạng" là
cách mạng nào. Ở VN có quá nhiều cuộc cách mạng, nên phải nói cụ thể mới may ra
hiểu được. Lại còn "Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa"! Ngay cả những lãnh đạo cao cấp nhất đây
đó còn thú nhận không biết "định hướng xã hội chủ nghĩa" là gì, mà
đem ra giảng dạy thì thật là ... bó tay.
Đọc xong những khái niệm về giáo dục đạo đức ở trường
học, định nghĩa y đức, và đạo đức lái xe, tôi chỉ biết thốt lên: “trời ơi”! Anh
bạn tôi đọc xong trích đoạn về giáo dục công dân cũng thốt lên “trời ơi” một
cách ngao ngán. Thật đáng kinh ngạc khi cái bóng của một học thuyết nó bao trùm
lên tất cả lĩnh vực hoạt động, thậm chí phủ luôn cả khía cạnh sâu thẳm trong
người là đạo đức. Một dân tộc đã tồn tại trên 2000 năm, có một nền văn hoá và văn
hiến hẳn hoi, đâu cần phải du nhập đạo đức và chuẩn mực đạo đức từ một học
thuyết đã lỗi thời và hết sức sống và đã bị chính nơi khai sinh ra nó bác bỏ
nó.
Bao giờ chúng ta quay về với dân tộc, với truyền thống
dân tộc?
Posted
by Tuan Nguyen at 2:34 PM
No comments:
Post a Comment