11/19/2013
Trong khi nhiều đảng viên CSVN tỉnh ngộ, và
tuyên bố rời đảng, Đảng CSVN đang lặng lẽ xiết gọng kềm về nhiều
phương diện quản lý, từ phường xã cho tới doanh nghiệp, kể cả doanh
nghiệp nước ngoài.
Nói ngắn gọn, bất kỳ phương diện nào cuả đời sống dân Việt đều sẽ bị theo dõi, quản lý, và khống chế.
Báo Hà Nội Mới hôm 5-11-2013 có bản tin tựa đề “Đổi mới phương thức lãnh đạo của chi bộ đảng ở địa bàn dân cư: Đòi hỏi cấp thiết” đã kể về tình hình đảng kiểm soát cư dân Hà Nội rằng:
“Dù các quận, huyện, thị xã đã chủ động kiện toàn, sắp xếp hệ thống chính trị (HTCT) ở địa bàn dân cư, song tình trạng chưa đồng bộ HTCT, một chi bộ phải lãnh đạo một địa bàn quá lớn hoặc nhiều chi bộ lại cùng lãnh đạo một thôn… hiện vẫn còn, làm hạn chế vai trò lãnh đạo của không ít chi bộ đảng...
...Ông Lê Thanh N., cấp ủy viên một chi bộ thôn ở huyện Mỹ Đức bộc bạch: "Thôn tôi có hơn 700 hộ. Dù rất cố gắng, đảng viên của chúng tôi cũng không bao quát hết". Cá biệt có thôn Phú Xuyên, xã Phú Châu và thôn Vật Lại, xã Vật Lại (đều thuộc huyện Ba Vì) mỗi thôn có tới 13 chi bộ; hay thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh (huyện Mê Linh) có tới 9 chi bộ ở 9 xóm. Mỗi khi thôn có việc cần triển khai, trưởng thôn "triệu" tất thảy bí thư chi bộ để trao đổi… và trên thực tế cũng có vụ việc khó đi đến thống nhất cao. Trái lại, có chi bộ chỉ lãnh đạo tổ dân phố vài chục hộ dân (số tổ dân phố dưới 50 hộ dân trên địa bàn Hà Nội hiện là 1.097 tổ). Việc nhiều chi bộ lãnh đạo một thôn hay một chi bộ lãnh đạo một tổ dân phố có quá ít hộ đều dẫn tới những bất cập, làm hạn chế vai trò lãnh đạo của chi bộ đối với thôn, tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận và các chi hội đoàn thể chính trị - xã hội.”(hết trích)
Câu hỏi rằng, mọi chuyện hành chánh giấy tờ đã có phía Ủy ban Nhân dân của nhà nước phụ trách, mọi chuyện về an ninh đã có Ty Công An phụ trách, vậy thì các cấp ủy viên đảng ở chi bộ thôn sẽ làm gì mà việc nhiều tới nổi không bao quát nổi? Phải chăng cũng là một mạng công an chìm?
Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoại quốc tại VN cũng sẽ bị kềm kẹp bằng các chi bộ đảng tân lập.
Báo Người Lao Động hôm 1-11-2013 có bản tin tựa đề “Ra mắt chi bộ Đảng tại Công ty Intel Products Việt Nam,” trong đó viết về tình hình kềm kẹp các công ty ngoaị quốc ở Sài Gòn:
“Đảng bộ cơ quan Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM đã tổ chức ra mắt chi bộ Đảng Công ty TNHH Intel Products Việt Nam vào chiều 8-11.
Được tách ra từ chi bộ xây dựng lực lượng chính trị Khu Công nghệ cao (trực thuộc Đảng bộ cơ quan Ban Quản lý các KCX-KCN TP HCM), chi bộ Đảng Công ty Intel có 4 đảng viên. Bà Trần Thị Thúy Vân được chỉ định làm bí thư chi bộ.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM - đề nghị chi bộ Intel phát huy vai trò lãnh đạo, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; vận động người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển doanh nghiệp và xây dựng quan hệ lao động hài hòa. Bà Hà lưu ý chi bộ chú trọng phát triển Đảng trong lực lượng trí thức trẻ, có chuyên môn, trình độ cao tại đơn vị.”(hết trích)
Làm tốt nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh đâu có phải là chuyện để các chi bộ đảng quan tâm? Vì nếu không có khả năng, là Intel đâu có nhận vào, và nếu làm kém, tất nhiên Intel sẽ đuổi liền, bất kể là doanh nghiệp Intel này ở Mỹ, ở VN, ở Trung Quốc hay ở nước nào khác. Như vậy, chi bộ Đảng để làm gì, đặc biệt khi Điều 4 Hiến Pháp nói rằng Đảng lãnh đạo, có phải là đang thò tay vào để ngấm ngầm lãnh đaọ doanh nghiệp, để bóp từ trứng nươc tất cả các tài năng không chịu vâng phục đảng?
Báo SGGP hôm 19-11-2013 có bản tin có tưạ đề “TPHCM: Tập trung xây dựng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp có 500 lao động trở lên,” trong đó viết về chỉ thị này, đặc biệt là lời thú nhận rằng tổ chức Đảng và kết nạp Đảng đang suy giảm so với 2012:
“Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Thành ủy TPHCM về công tác xây dựng Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp (DN) ngoài Nhà nước tổ chức ngày 18-11, Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM cho biết từ đầu năm đến nay đã thành lập mới 49 tổ chức Đảng (251 đảng viên) trong các DN ngoài khu vực Nhà nước, trong đó có 10 DN có từ 500 lao động trở lên, nâng tổng số tổ chức Đảng trong DN ngoài khu vực Nhà nước lên 861 tổ chức với hơn 14.200 đảng viên. Ngoài ra, TP hiện có 81 tổ chức Đảng trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, 87 tổ chức Đảng tại các chợ, 193 chi bộ xây dựng Đảng, đoàn thể. Riêng tổ chức Công đoàn, đã thành lập hơn 1.000 tổ chức với gần 84.000 công đoàn viên và thành lập mới 65 cơ sở đoàn, kết nạp 1.019 đoàn viên.
Chủ trì và phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng, tình hình thành lập tổ chức Đảng và kết nạp đảng viên có chiều hướng giảm so với cùng kỳ năm 2012, đáng chú ý là tỷ lệ tổ chức Đảng thành lập trong các DN có từ 500 lao động trở lên còn thấp. Đồng chí yêu cầu các quận ủy, huyện ủy, Đảng ủy các khu chế xuất và khu công nghiệp TP tăng cường rà soát, nắm chắc tình hình các DN có từ 500 lao động trở lên; tập trung kết nạp đảng viên mới tại những DN có từ 500 lao động trở lên chưa có tổ chức Đảng. Đối với các khu chế xuất - khu công nghiệp, cần nhanh chóng tuyển dụng cán bộ chuyên trách công đoàn là đảng viên để bố trí vào 36 DN trên 1.000 lao động hiện chưa có cán bộ chuyên trách. Trong đó, chú ý những DN trên 1.000 lao động chưa có tổ chức Đảng.”(hết trích)
Có phải Đảng CSVN đang muốn đảng hóa toàn dân?
Những gọng kềm mới của Đảng CSVN có hiệu quả ngăn cản làn sóng dân chủ hay không?
Và Đảng hóa các doanh nghiệp như thế sẽ ảnh hưởng thế nào tới kinh tế VN về lâu dài?
Đó là những gì các nhà hoạt động dân chủ đang quan sát.
Nói ngắn gọn, bất kỳ phương diện nào cuả đời sống dân Việt đều sẽ bị theo dõi, quản lý, và khống chế.
Báo Hà Nội Mới hôm 5-11-2013 có bản tin tựa đề “Đổi mới phương thức lãnh đạo của chi bộ đảng ở địa bàn dân cư: Đòi hỏi cấp thiết” đã kể về tình hình đảng kiểm soát cư dân Hà Nội rằng:
“Dù các quận, huyện, thị xã đã chủ động kiện toàn, sắp xếp hệ thống chính trị (HTCT) ở địa bàn dân cư, song tình trạng chưa đồng bộ HTCT, một chi bộ phải lãnh đạo một địa bàn quá lớn hoặc nhiều chi bộ lại cùng lãnh đạo một thôn… hiện vẫn còn, làm hạn chế vai trò lãnh đạo của không ít chi bộ đảng...
...Ông Lê Thanh N., cấp ủy viên một chi bộ thôn ở huyện Mỹ Đức bộc bạch: "Thôn tôi có hơn 700 hộ. Dù rất cố gắng, đảng viên của chúng tôi cũng không bao quát hết". Cá biệt có thôn Phú Xuyên, xã Phú Châu và thôn Vật Lại, xã Vật Lại (đều thuộc huyện Ba Vì) mỗi thôn có tới 13 chi bộ; hay thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh (huyện Mê Linh) có tới 9 chi bộ ở 9 xóm. Mỗi khi thôn có việc cần triển khai, trưởng thôn "triệu" tất thảy bí thư chi bộ để trao đổi… và trên thực tế cũng có vụ việc khó đi đến thống nhất cao. Trái lại, có chi bộ chỉ lãnh đạo tổ dân phố vài chục hộ dân (số tổ dân phố dưới 50 hộ dân trên địa bàn Hà Nội hiện là 1.097 tổ). Việc nhiều chi bộ lãnh đạo một thôn hay một chi bộ lãnh đạo một tổ dân phố có quá ít hộ đều dẫn tới những bất cập, làm hạn chế vai trò lãnh đạo của chi bộ đối với thôn, tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận và các chi hội đoàn thể chính trị - xã hội.”(hết trích)
Câu hỏi rằng, mọi chuyện hành chánh giấy tờ đã có phía Ủy ban Nhân dân của nhà nước phụ trách, mọi chuyện về an ninh đã có Ty Công An phụ trách, vậy thì các cấp ủy viên đảng ở chi bộ thôn sẽ làm gì mà việc nhiều tới nổi không bao quát nổi? Phải chăng cũng là một mạng công an chìm?
Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoại quốc tại VN cũng sẽ bị kềm kẹp bằng các chi bộ đảng tân lập.
Báo Người Lao Động hôm 1-11-2013 có bản tin tựa đề “Ra mắt chi bộ Đảng tại Công ty Intel Products Việt Nam,” trong đó viết về tình hình kềm kẹp các công ty ngoaị quốc ở Sài Gòn:
“Đảng bộ cơ quan Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM đã tổ chức ra mắt chi bộ Đảng Công ty TNHH Intel Products Việt Nam vào chiều 8-11.
Được tách ra từ chi bộ xây dựng lực lượng chính trị Khu Công nghệ cao (trực thuộc Đảng bộ cơ quan Ban Quản lý các KCX-KCN TP HCM), chi bộ Đảng Công ty Intel có 4 đảng viên. Bà Trần Thị Thúy Vân được chỉ định làm bí thư chi bộ.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM - đề nghị chi bộ Intel phát huy vai trò lãnh đạo, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; vận động người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển doanh nghiệp và xây dựng quan hệ lao động hài hòa. Bà Hà lưu ý chi bộ chú trọng phát triển Đảng trong lực lượng trí thức trẻ, có chuyên môn, trình độ cao tại đơn vị.”(hết trích)
Làm tốt nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh đâu có phải là chuyện để các chi bộ đảng quan tâm? Vì nếu không có khả năng, là Intel đâu có nhận vào, và nếu làm kém, tất nhiên Intel sẽ đuổi liền, bất kể là doanh nghiệp Intel này ở Mỹ, ở VN, ở Trung Quốc hay ở nước nào khác. Như vậy, chi bộ Đảng để làm gì, đặc biệt khi Điều 4 Hiến Pháp nói rằng Đảng lãnh đạo, có phải là đang thò tay vào để ngấm ngầm lãnh đaọ doanh nghiệp, để bóp từ trứng nươc tất cả các tài năng không chịu vâng phục đảng?
Báo SGGP hôm 19-11-2013 có bản tin có tưạ đề “TPHCM: Tập trung xây dựng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp có 500 lao động trở lên,” trong đó viết về chỉ thị này, đặc biệt là lời thú nhận rằng tổ chức Đảng và kết nạp Đảng đang suy giảm so với 2012:
“Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Thành ủy TPHCM về công tác xây dựng Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp (DN) ngoài Nhà nước tổ chức ngày 18-11, Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM cho biết từ đầu năm đến nay đã thành lập mới 49 tổ chức Đảng (251 đảng viên) trong các DN ngoài khu vực Nhà nước, trong đó có 10 DN có từ 500 lao động trở lên, nâng tổng số tổ chức Đảng trong DN ngoài khu vực Nhà nước lên 861 tổ chức với hơn 14.200 đảng viên. Ngoài ra, TP hiện có 81 tổ chức Đảng trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, 87 tổ chức Đảng tại các chợ, 193 chi bộ xây dựng Đảng, đoàn thể. Riêng tổ chức Công đoàn, đã thành lập hơn 1.000 tổ chức với gần 84.000 công đoàn viên và thành lập mới 65 cơ sở đoàn, kết nạp 1.019 đoàn viên.
Chủ trì và phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng, tình hình thành lập tổ chức Đảng và kết nạp đảng viên có chiều hướng giảm so với cùng kỳ năm 2012, đáng chú ý là tỷ lệ tổ chức Đảng thành lập trong các DN có từ 500 lao động trở lên còn thấp. Đồng chí yêu cầu các quận ủy, huyện ủy, Đảng ủy các khu chế xuất và khu công nghiệp TP tăng cường rà soát, nắm chắc tình hình các DN có từ 500 lao động trở lên; tập trung kết nạp đảng viên mới tại những DN có từ 500 lao động trở lên chưa có tổ chức Đảng. Đối với các khu chế xuất - khu công nghiệp, cần nhanh chóng tuyển dụng cán bộ chuyên trách công đoàn là đảng viên để bố trí vào 36 DN trên 1.000 lao động hiện chưa có cán bộ chuyên trách. Trong đó, chú ý những DN trên 1.000 lao động chưa có tổ chức Đảng.”(hết trích)
Có phải Đảng CSVN đang muốn đảng hóa toàn dân?
Những gọng kềm mới của Đảng CSVN có hiệu quả ngăn cản làn sóng dân chủ hay không?
Và Đảng hóa các doanh nghiệp như thế sẽ ảnh hưởng thế nào tới kinh tế VN về lâu dài?
Đó là những gì các nhà hoạt động dân chủ đang quan sát.
No comments:
Post a Comment