Human
Rights Watch - Ngày 14 tháng 10 năm 2013
Bản dịch của Luna Nguyễn (Defend the Defenders)
Posted on October
16, 2013 by VNHRDs
| Leave
a comment
Thủ tướng Abbott cần đặt nhân quyền là trọng tâm cho chính phủ
mới
(Sydney) — Theo bức thư của tổ chức Human Rights
Watch gửi thủ tướng Tony Abbott nói rằng chính phủ liên minh Úc nên đảm bảo rằng
chính sách đối ngoại “ưu tiên cho châu Á” của họ đặt vấn đề nhân quyền lên hàng
đầu. Thủ tướng mới của Úc đã cho biết ông sẽ có một chính sách đối ngoại tập
trung khu vực, theo phương thức “tăng Jakarta, giảm Geneva” và đặt ưu tiên đối
với khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Tổ chức Human Rights Watch đã đưa ra một loạt vấn đề
về chính sách đối ngoại và đối nội, đồng thời gửi những khuyến nghị nhằm bảo vệ
nhân quyền ở nước ngoài cũng như trong nước lên chính phủ Úc.
Giám đốc Human Rights Watch tại Úc Châu Elaine
Pearson cho biết: “nước Úc nên nhận thấy rằng sự an nguy của khu vực châu Á –
Thái Bình Dương phụ thuộc vào những quốc gia cùng làm việc nhằm giải quyết các
vấn đề nhân quyền. Thủ tướng Abbott không nên để những nước đó vượt qua một
cách thoải mái về vấn đề nhân quyền, cũng như ông không nên phờt lờ những vấn
đề quan trọng về nhân quyền tại quê nhà.”
Những quốc gia được đề cập trong bức thư là những
quốc gia tại châu Á mà chính sách đối ngoại về nhân quyền của Úc có thể tạo nên
những khác biệt lớn nhất là Afghanistan, Bangladesh, Burma, Cambodia, China,
Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nepal, Papua New Guinea, Philippines, Sri
Lanka, Thái Lan, và Việt Nam. Mối quan tâm nhân quyền tại những quốc gia này
bao gồm việc đàn áp tự do ngôn luận, hội họp, và lập hội; đàn áp các dân tộc
thiểu số theo tôn giáo; và việc không thể buộc lực lượng an ninh chịu trách
nhiệm về các vụ tra tấn, giết hại, mất tích có chủ ý và những lạm dụng khác.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Abbott đã
nói chính sách đối ngoại của liên minh sẽ được “thiết kế nhằm bảo vệ và xây
dựng danh tiếng của chúng ta như là một quốc gia giàu mạnh và giá trị của chúng
ta như là một nền dân chủ tự do cởi mở.”
Theo Human Rights Watch, quảng bá những giá trị như
thế cần bao gồm cả việc công khai bày tỏ mối quan tâm đến vấn đề nhân quyền đối
với các lãnh đạo nước ngoài. Tuy vậy trong cuộc gặp mặt song phương tại
Indonesia và bên lề Diễn đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tuần qua, ông Abbott đã không nêu lên
các mối quan tâm về vấn đề nhân quyền đối với các lãnh đạo của Indonesia, Trung
Quốc và Việt Nam. Thay vào đó ông lại hạ thấp vai trò đối với nhân quyền của Úc
bằng câu nói: “Chúng tôi sẽ nói lên quan điểm của chúng tôi một khi có những vi
phạm nhân quyền trầm trọng diễn ra nhưng, nói chung, công việc của thủ tướng Úc
không phải là đứng lên và rao giảng cho một thế giới rộng lớn.”
Human Rights Watch cũng đưa ra những khuyến nghị về
một vài vấn đề chính sách đối nội quan trọng cho chính phủ Úc, đặc biệt về
những người tị nạn và quyền đối với những người khuyết tật và hôn nhân đồng
giới.
Bà Pearson nói “các chính phủ không nên e ngại nói
thẳng với những nước láng giềng ngay khi thấy có cơ hội cải thiện nhân quyền.
Dĩ nhiên thông điệp sẽ mạnh mẽ nhất khi chính phủ được nhìn nhận là lời nói đi
đôi với hành động, và điều đó có nghĩa là giải quyết những hạn chế trong chính
hồ sơ nhân quyền của mình.”
*
Nguồn: Human
Rights Watch
No comments:
Post a Comment