Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên (Defend
the Defenders)
Posted on October
16, 2013 by VNHRDs
Tại cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Brunei
tuần trước, Ngoại trưởng John Kerry chưa kịp hoàn thành việc tư vấn các nước
Đông Nam Á gắn kết với nhau trong cuộc tranh cãi với Trung Quốc về biển Đông
trong khi Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc thực hiện du hành đến Thái Lan
và Việt Nam.
Ở Thái Lan, ông Lý gặt hái kha khá, còn ở Việt Nam,
ông ta đã chiến thắng ông Kerry.
Tại Hà Nội vào ngày chủ nhật, nhà lãnh đạo Trung
Quốc đã ký một thỏa thuận với Việt Nam theo đó hai nước sẽ thiết lập một nhóm làm
việc chung để giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước. Điều này ngược hẳn với
lời khuyên của ông Kerry với những nước Đông Nam Á là hình thành một bộ nguyên
tắc ứng xử chung cho cả khu vực chứ không phải đàm phán đơn lẻ với Trung Quốc.
Đối với Bắc Kinh, việc thành lập nhóm công tác mang
dấu hiệu tích cực so với những tranh cãi năm ngoái. Việt Nam đã thông qua một
Luật Biển vào năm 2012 tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa, hai quần đảo này là trung tâm của vụ tranh chấp. Thời gian đó, Trung
Quốc phản ứng bằng cách tố cáo gay gắt Việt Nam.
Tuy nhiên, theo các dấu hiệu của hai người trong khi
đi tản bộ trong Phủ chủ tịch thì Thủ tướng Lý và Dũng dường như có mối quan hệ
tốt. Cuộc gặp không đề cập gì đến việc Trung Quốc thành lập cơ quan lập pháp để
quản lý khu vực biển Đông cũng như thành lập đơn vị quân đội ở một trong hai
quần đảo. Trung Quốc và Việt Nam đã có đụng độ hải quân ở một số đảo năm 1988.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có một mối quan hệ
nồng ấm hơn với Washington và đã tiếp đón các quan chức cấp cao của Lầu Năm
Góc. Ông Kerry sẽ đến thăm trước khi kết thúc năm nay. Vì vậy, các thỏa thuận
giữa Trung Quốc và Việt Nam về nhóm làm việc Biển Đông có vẻ là một ví dụ về
Việt Nam sống theo nguyên tắc làm hai việc cùng một lúc: đứng lên chống lại
Trung Quốc và đồng hành cùng với Trung Quốc.
Tại một diễn đàn Đông Nam Á trước đây, trong năm
2010 tại Hà Nội, người tiền nhiệm của ông Kerry, Hillary Rodham Clinton, đã đối
đầu với Ngoại trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Trì, về biển Đông. Nhưng đã không
có cuộc cãi nhau công khai giữa ông Kerry và ông Lý. Thay vào đó, họ đã tổ
chức một cuộc họp kín mà vấn đề Biển Đông dường như không được bàn luận nhiều.
Rồi hai ông chia tay nhau. Thủ tướng Lý đã viếng
thăm Thái Lan trong hai ngày, tham dự một triển lãm đường sắt cao tốc Trung
Quốc tại Bangkok và gặp mặt Công chúa Sirindhorn, một người mà chính phủ Trung
Quốc rất ưa thích vì cô thích văn hóa Trung Quốc và thường xuyên sang thăm
Trung Quốc.
Ngược lại, ông Kerry – người đã thay thế cho Tổng
thống Obama tại cuộc họp hội nghị thượng đỉnh và sau đó là viếng thăm một số
nước ở Đông Nam Á, sau khi Obama hủy bỏ chuyến công du vì bế tắc tài chính ở
Washington, đã bay đến Malaysia và ở lại không đến 24 tiếng. Ông hủy bỏ một
chuyến đi theo kế hoạch đến Philippines (nơi ông Obama được mong đợi rất
nhiều), biện minh rằng một cơn bão có thể sẽ ảnh hưởng đến việc trở về Mỹ.
Điều này làm cho người dân Philippines suy nghĩ rằng Hoa Kỳ là một người bạn thời tiết. Các phương tiện thông tin của Trung Quốc vui mừng khi lặp lại lời dân
Philippines rằng Mỹ thực sự là một người bạn hay thay đổi, ngay cả với các đồng
minh của nước này.
*
Nguồn: The
New York Times
No comments:
Post a Comment