09/27/2013
Đầu tháng 10 này TT Obama lại làm một chuyến
công du Đông Nam Á thứ hai trong nửa nhiệm kỳ thứ hai của Ông. Coi như
trong hai năm gần đây mỗi năm Ông đều công du Đông Nam Á. Dễ hiểu vì
trong hai năm nay Mỹ chuyển trục quân sự và 60% hải lực sang Á châu
Thái Bình Dương, mà Đông Nam Á là nơi có tổ chức ASEAN với 10 nước
trong đó phân nửa bị TC tranh chấp biển đảo. Và vùng này là vùng
đường hàng hải huyết mạch quốc tế từ Eo Biển Mã Lai lên Bắc Thái
Bình Dương đi ngang qua, nếu TC kiểm soát và không chế được thì thế hải
thượng của Mỹ sẽ không còn và nghiêng về phía TC trên Thái Bình Dương
là một đại dương nước Mỹ có phân nửa bờ biển.
Kỳ này năm 2013, TT Obama công du Đông Nam Á, trước là dự hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC tổ chức tại Nam Dương, sẵn dịp sẽ chánh thức viếng thăm các nước thành viên của ASEAN như Brunei, Malaysia và Philippines -- nhưng không có Việt Nam.
Trong gần hai mươi năm từ khi Hà nội và Washington hai cựu thù lập bang giao và giao thương, mới có hai Chủ Tịch Nước VNCS chánh thức viếng thăm Hoa Kỳ. Chuyến thứ nhứt do Chủ tịch Nguyễn Minh Triết vào tháng Sáu 2007 tới Hoa Kỳ và hội kiến Tổng thống George W. Bush. Chuyến thứ hai Chủ Tich Trương tấn Sang viếng Mỹ, đến Toà Bạch Ốc gặp TT Obama vào năm nay 2013.
Còn TT Obama như trình bày ở trên trong hai năm nay có hai chuyến công du các nước Đông Nam Á, nhưng chưa viếng thăm VNCS lần nào. Dù trong chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ Tịch Trương tấn Sang gần đây, trước lời mời của Ô Sang TT Obama chỉ hứa từ đây đến mãn nhiệm kỳ chót, Ông có thể viếng thăm VN, chớ không nói gì cụ thể và chắc chắn cả.
Nhưng một điều chắc như đinh đóng cột, trong nhiệm kỳ một 4 năm và nửa nhiệm kỳ hai hai năm gần đây TT Obama và chánh quyền Mỹ mở chiến lược chuyển trục quân sự sang Á châu Thái Bình Dương TT Obama không đi VN, không viếng CS Hà nội, không gặp lãnh đạo Đảng Nhà Nước CSVN ở lãnh địa của CSVN.
Phải nói TT Obama và hai bộ chánh Ngoại Giao với Ngoại Trưởng Mỹ Hillary trước đây và Kerry bây giờ và Quốc Phòng, Bộ Trưởng Panetta trước đây và Hagel bây giờ là những nhân vật rất siêng công du để cổ võ lý tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền của Mỹ và giải quyết quyền lợi của đất nước nhân dân Mỹ bàng bạc khắp Địa Cầu, quân đội Mỹ có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, để giúp dàn xếp, giải quyết các điểm nóng trên thế giới.
Tháng 11 năm 2012, TT Obama công du ba quốc gia Đông Nam Á. Nước nhỏ ít dân, nghèo hơn VN nhưng vừa mới phát triển dân chủ, là Miến Điện, TT Obama đến như một lãnh đạo siêu cường thế giới đầu tiên.
Ông cũng đến Miên là một nước nhỏ, nghèo, yếu hơn VNCS nhiều. Nhưng có một điểm Miên ngon lành hơn VN là chánh quyền Miên bắt đầu cải tiến dân chủ. Cuộc bầu cử năm nay 2013 cho thấy dù đối lập đang tranh đấu xét lại kết quả bầu cử, đối lập cũng đã chánh thức đắc củ 55 dân biểu trong khi thành phần thân chánh phủ được 68 dân biểu thân chính. Hơn hẵn VNCS nhiều, Quốc Hội VNCS là ‘đảng cử dân bầu”, Đảng CS đã tiền chế kết quả qua hành động Đảng cơ cấu phải có trên 95% đảng viên CS trong Quốc Hội.
Một điểm nổi bật nữa của Miên là chánh phủ cho chánh trị gia đối lập nòi là Sam Rainsy lưu vong trở về nước hoạt động, lãnh đạo lực lượng đối lập ngoài quần chúng và trong chánh quyền tạo nên sinh khí và hình ảnh dân chủ rất khởi sắc.
TT Obama cũng đi Thái Lan là một nước quân chủ lập hiến, có nhiều biến động phát triễn kiện toàn dân chủ, là một nước đồng minh lâu đời với Mỹ, Mỹ từng có căn cứ không quân lớn ở Thái Lan trong thời Chiến Tranh VN.
Nói tóm lại trong gần sáu năm làm tổng thống Mỹ và hai năm chuyển trục quân sự sang Á Châu Thái Bình Dương TT Obama không thăm VNCS.
Điều đó cho thấy VN mất thế địa lý chiến lược ở Đông Nam Á trong chiến lược trở lại Á châu của Mỹ. Trong chiến lược chuyển truc quân sự sang Á châu Thái Bình Dương, Mỹ lập vòng vây quân sự ngăn cản đà bành trướng quá gây hấn của TC đối với các nước lân cận trong đó có đồng minh Mỹ có nghĩa vụ hiệp ước cần bảo vệ là Phi, Nhựt. Còn đối với Mỹ, TC mưu đồ tranh giành thế hải thượng của Mỹ, khống chế hải lộ huyết mạch lên Bắc Thái Bình Dương điều mà Mỹ coi là quyền lợi then chốt, quyền lợi quốc gia của Mỹ - tức ai xâm phạm Mỹ sẽ bão vệ bằng võ lực.
VNCS bị Mỹ cho ra rìa. Mỹ không đưa VNCS vào hàng đầu như Nhựt, Phi, Úc, Ấn, Nam Dương, Tân Gia Ba. VN chỉ đứng hàng thứ yếu. Nhiều dấu chỉ cho thấy Ấn là nước làm việc thẳng với CS Hà nội, chớ Mỹ thì không. Thế địa lý chiến lược của VN nằm ngay trên cùi chỏ của hải trình tối quan trọng từ Eo Biển Mã Lai lên Bắc Thái Bình Dương, Mỹ không cần, không xài nữa như thời VN Cộng Hoà.
Mỹ có Phi luật tân với Vịnh Subic, được Phi đồng ý cho sử dụng lại với Phi sau 20 nắm rút đi sau Chiến Tranh VN.
Còn VNCS, Mỹ là nước bán vũ khí quân sự nhiều nhứt thế giới, mà từ Thủ Tướng, đến Bộ Trưởng Quốc Phòng của VNCS đôi lần ba lược xin mua, thì từ Ngoại Trưởng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, dĩ chí Thượng Nghị sĩ McCain cựu ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hoà đều từ chối khéo léo qua lời khuyên Hà nội cần cải tiến nhân quyền mới được.
Cuộc đối thoại nhân quyền giữa Hà nội và Washington cứ cù cưa cù nhằn, CS Hà nội né qua, né lại, viện lý này lẽ kia đến đổi có năm Mỹ phải gián đoạn vì cãi chày cãi cối mất thì giờ vô ích.
Khi Chủ Tịch Trương tấn Sang đi Mỹ gặp TT Obama, kết quả công bố là phát triển họp tác toàn diện. Danh từ nghe có vẻ sướng lổ tai, nhưng thực chất thua xa phát triển đối tác chiến lược. Vì phát triển họp tác toàn diện không có sẵn cơ chế, định chế để thực hiện. Trường hợp hai bên hứa hợp tác một cái gì, thì phải thảo luận ra phương cách và phương tiện để thực hiện như hứa giúp sang sông mà chưa có đò, hai bên phải cùng bàn cách đóng ghe hay tàu, mỗi bên hùn bao nhiêu, trong bao lâu để làm, và mỗi bên đi mấy người – quá lâu, quá rắc rối. Khác phát triễn đối tác chiến lược, nếu hứa bán, cho loại tàu chiến nào, súng gì thí đã có tiền sẵn, hàng sẵn để lãnh hoá giao ngân.
Văn từ ngoại giao nói chung rất nhiêu khê và tế nhị lắm nên người Mỹ nói Bộ Ngoại Giao là cái đáy mờ (foggy bottom). Cách Mỹ từ chối, VNCS phải cải tiến nhân quyền thi mới bán vũ khí cho VNCS được là cách nói ngoại giao.
Chớ nếu nói toạt móng heo ra là Đảng Nhà Nước VNCS là cộng sản, lịnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ hãy còn giá trị trong bang giao và giao thương giữa hai nước theo tinh thần pháp luật của Mỹ. Muốn gỡ cấm vận này Hành Pháp không tự làm được, phải có Quốc Hội cùng quyết định; tiến trình thảo luận biểu quyết của Quốc Hội không mau được, nhứt là Quốc Hội Mỹ với Hạ Viện do Cộng Hoà đa số cao và Thượng Viện Dân Chủ của TT Obama đa số nhưng rất khít khao.
Chẳng những thế theo tinh lý pháp luật Mỹ, Mỹ không thể đồng minh quân sự với một nước theo chế độ CS. Bang giao, giao thương thì được như với Liên sô lúc còn sinh thời, có buôn bán, có toà đại sứ nhưng không thể đồng minh như với Anh, Úc, Nhựt được.
Thêm một lý do có tính thời sự nữa. Hết Tổng Bí thư này tới ông khác, hết Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng này tới ông khác, ông nào cũng đều ký, đều nói Trung Quốc và VNCS cam kết giải quyết tranh chấp biển đảo trên nguyên tắc song phương, trên tinh thần đồng chí, thì Mỹ không có tư cách xen vào làm chi cho mất thì giờ, công sức.
Có chuyện gì Mỹ nói thẳng với TC quan thầy của CS Hà nội, dễ dàng, tiện lợi, nhanh chóng hơn với Đảng Nhà Nước VNCS. Quyền lợi, tương quan hai nước Hoa kỳ và TC nhiều hơn quyền lợi của Mỹ với VNCS.
Mỹ cũng biết ám ảnh của CSVN đã tiêm nhiễm sâu đậm vào não trạng của Đảng Nhà Nước CSVN. Đó là đi với Mỹ là mất đảng, mất đảng là mất tất cả vì tự do, dân chủ là ánh sáng, độc tài đảng trị là bóng tối, ánh sáng đến là bóng tối không còn. Đi với Mỹ sớm muộn gì CS cũng bị chuyển biến mất đảng nên Đảng Nhà Nước chấp nhận cái xấu (le mal) còn hơn là cái tệ (le pire), thà đi với TC mất đất mà còn có thể làm thái thú cho Tàu, còn hơn đi với Mỹ là mất Đảng là mất tất cả./.(Vi Anh).
Kỳ này năm 2013, TT Obama công du Đông Nam Á, trước là dự hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC tổ chức tại Nam Dương, sẵn dịp sẽ chánh thức viếng thăm các nước thành viên của ASEAN như Brunei, Malaysia và Philippines -- nhưng không có Việt Nam.
Trong gần hai mươi năm từ khi Hà nội và Washington hai cựu thù lập bang giao và giao thương, mới có hai Chủ Tịch Nước VNCS chánh thức viếng thăm Hoa Kỳ. Chuyến thứ nhứt do Chủ tịch Nguyễn Minh Triết vào tháng Sáu 2007 tới Hoa Kỳ và hội kiến Tổng thống George W. Bush. Chuyến thứ hai Chủ Tich Trương tấn Sang viếng Mỹ, đến Toà Bạch Ốc gặp TT Obama vào năm nay 2013.
Còn TT Obama như trình bày ở trên trong hai năm nay có hai chuyến công du các nước Đông Nam Á, nhưng chưa viếng thăm VNCS lần nào. Dù trong chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ Tịch Trương tấn Sang gần đây, trước lời mời của Ô Sang TT Obama chỉ hứa từ đây đến mãn nhiệm kỳ chót, Ông có thể viếng thăm VN, chớ không nói gì cụ thể và chắc chắn cả.
Nhưng một điều chắc như đinh đóng cột, trong nhiệm kỳ một 4 năm và nửa nhiệm kỳ hai hai năm gần đây TT Obama và chánh quyền Mỹ mở chiến lược chuyển trục quân sự sang Á châu Thái Bình Dương TT Obama không đi VN, không viếng CS Hà nội, không gặp lãnh đạo Đảng Nhà Nước CSVN ở lãnh địa của CSVN.
Phải nói TT Obama và hai bộ chánh Ngoại Giao với Ngoại Trưởng Mỹ Hillary trước đây và Kerry bây giờ và Quốc Phòng, Bộ Trưởng Panetta trước đây và Hagel bây giờ là những nhân vật rất siêng công du để cổ võ lý tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền của Mỹ và giải quyết quyền lợi của đất nước nhân dân Mỹ bàng bạc khắp Địa Cầu, quân đội Mỹ có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, để giúp dàn xếp, giải quyết các điểm nóng trên thế giới.
Tháng 11 năm 2012, TT Obama công du ba quốc gia Đông Nam Á. Nước nhỏ ít dân, nghèo hơn VN nhưng vừa mới phát triển dân chủ, là Miến Điện, TT Obama đến như một lãnh đạo siêu cường thế giới đầu tiên.
Ông cũng đến Miên là một nước nhỏ, nghèo, yếu hơn VNCS nhiều. Nhưng có một điểm Miên ngon lành hơn VN là chánh quyền Miên bắt đầu cải tiến dân chủ. Cuộc bầu cử năm nay 2013 cho thấy dù đối lập đang tranh đấu xét lại kết quả bầu cử, đối lập cũng đã chánh thức đắc củ 55 dân biểu trong khi thành phần thân chánh phủ được 68 dân biểu thân chính. Hơn hẵn VNCS nhiều, Quốc Hội VNCS là ‘đảng cử dân bầu”, Đảng CS đã tiền chế kết quả qua hành động Đảng cơ cấu phải có trên 95% đảng viên CS trong Quốc Hội.
Một điểm nổi bật nữa của Miên là chánh phủ cho chánh trị gia đối lập nòi là Sam Rainsy lưu vong trở về nước hoạt động, lãnh đạo lực lượng đối lập ngoài quần chúng và trong chánh quyền tạo nên sinh khí và hình ảnh dân chủ rất khởi sắc.
TT Obama cũng đi Thái Lan là một nước quân chủ lập hiến, có nhiều biến động phát triễn kiện toàn dân chủ, là một nước đồng minh lâu đời với Mỹ, Mỹ từng có căn cứ không quân lớn ở Thái Lan trong thời Chiến Tranh VN.
Nói tóm lại trong gần sáu năm làm tổng thống Mỹ và hai năm chuyển trục quân sự sang Á Châu Thái Bình Dương TT Obama không thăm VNCS.
Điều đó cho thấy VN mất thế địa lý chiến lược ở Đông Nam Á trong chiến lược trở lại Á châu của Mỹ. Trong chiến lược chuyển truc quân sự sang Á châu Thái Bình Dương, Mỹ lập vòng vây quân sự ngăn cản đà bành trướng quá gây hấn của TC đối với các nước lân cận trong đó có đồng minh Mỹ có nghĩa vụ hiệp ước cần bảo vệ là Phi, Nhựt. Còn đối với Mỹ, TC mưu đồ tranh giành thế hải thượng của Mỹ, khống chế hải lộ huyết mạch lên Bắc Thái Bình Dương điều mà Mỹ coi là quyền lợi then chốt, quyền lợi quốc gia của Mỹ - tức ai xâm phạm Mỹ sẽ bão vệ bằng võ lực.
VNCS bị Mỹ cho ra rìa. Mỹ không đưa VNCS vào hàng đầu như Nhựt, Phi, Úc, Ấn, Nam Dương, Tân Gia Ba. VN chỉ đứng hàng thứ yếu. Nhiều dấu chỉ cho thấy Ấn là nước làm việc thẳng với CS Hà nội, chớ Mỹ thì không. Thế địa lý chiến lược của VN nằm ngay trên cùi chỏ của hải trình tối quan trọng từ Eo Biển Mã Lai lên Bắc Thái Bình Dương, Mỹ không cần, không xài nữa như thời VN Cộng Hoà.
Mỹ có Phi luật tân với Vịnh Subic, được Phi đồng ý cho sử dụng lại với Phi sau 20 nắm rút đi sau Chiến Tranh VN.
Còn VNCS, Mỹ là nước bán vũ khí quân sự nhiều nhứt thế giới, mà từ Thủ Tướng, đến Bộ Trưởng Quốc Phòng của VNCS đôi lần ba lược xin mua, thì từ Ngoại Trưởng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, dĩ chí Thượng Nghị sĩ McCain cựu ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hoà đều từ chối khéo léo qua lời khuyên Hà nội cần cải tiến nhân quyền mới được.
Cuộc đối thoại nhân quyền giữa Hà nội và Washington cứ cù cưa cù nhằn, CS Hà nội né qua, né lại, viện lý này lẽ kia đến đổi có năm Mỹ phải gián đoạn vì cãi chày cãi cối mất thì giờ vô ích.
Khi Chủ Tịch Trương tấn Sang đi Mỹ gặp TT Obama, kết quả công bố là phát triển họp tác toàn diện. Danh từ nghe có vẻ sướng lổ tai, nhưng thực chất thua xa phát triển đối tác chiến lược. Vì phát triển họp tác toàn diện không có sẵn cơ chế, định chế để thực hiện. Trường hợp hai bên hứa hợp tác một cái gì, thì phải thảo luận ra phương cách và phương tiện để thực hiện như hứa giúp sang sông mà chưa có đò, hai bên phải cùng bàn cách đóng ghe hay tàu, mỗi bên hùn bao nhiêu, trong bao lâu để làm, và mỗi bên đi mấy người – quá lâu, quá rắc rối. Khác phát triễn đối tác chiến lược, nếu hứa bán, cho loại tàu chiến nào, súng gì thí đã có tiền sẵn, hàng sẵn để lãnh hoá giao ngân.
Văn từ ngoại giao nói chung rất nhiêu khê và tế nhị lắm nên người Mỹ nói Bộ Ngoại Giao là cái đáy mờ (foggy bottom). Cách Mỹ từ chối, VNCS phải cải tiến nhân quyền thi mới bán vũ khí cho VNCS được là cách nói ngoại giao.
Chớ nếu nói toạt móng heo ra là Đảng Nhà Nước VNCS là cộng sản, lịnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ hãy còn giá trị trong bang giao và giao thương giữa hai nước theo tinh thần pháp luật của Mỹ. Muốn gỡ cấm vận này Hành Pháp không tự làm được, phải có Quốc Hội cùng quyết định; tiến trình thảo luận biểu quyết của Quốc Hội không mau được, nhứt là Quốc Hội Mỹ với Hạ Viện do Cộng Hoà đa số cao và Thượng Viện Dân Chủ của TT Obama đa số nhưng rất khít khao.
Chẳng những thế theo tinh lý pháp luật Mỹ, Mỹ không thể đồng minh quân sự với một nước theo chế độ CS. Bang giao, giao thương thì được như với Liên sô lúc còn sinh thời, có buôn bán, có toà đại sứ nhưng không thể đồng minh như với Anh, Úc, Nhựt được.
Thêm một lý do có tính thời sự nữa. Hết Tổng Bí thư này tới ông khác, hết Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng này tới ông khác, ông nào cũng đều ký, đều nói Trung Quốc và VNCS cam kết giải quyết tranh chấp biển đảo trên nguyên tắc song phương, trên tinh thần đồng chí, thì Mỹ không có tư cách xen vào làm chi cho mất thì giờ, công sức.
Có chuyện gì Mỹ nói thẳng với TC quan thầy của CS Hà nội, dễ dàng, tiện lợi, nhanh chóng hơn với Đảng Nhà Nước VNCS. Quyền lợi, tương quan hai nước Hoa kỳ và TC nhiều hơn quyền lợi của Mỹ với VNCS.
Mỹ cũng biết ám ảnh của CSVN đã tiêm nhiễm sâu đậm vào não trạng của Đảng Nhà Nước CSVN. Đó là đi với Mỹ là mất đảng, mất đảng là mất tất cả vì tự do, dân chủ là ánh sáng, độc tài đảng trị là bóng tối, ánh sáng đến là bóng tối không còn. Đi với Mỹ sớm muộn gì CS cũng bị chuyển biến mất đảng nên Đảng Nhà Nước chấp nhận cái xấu (le mal) còn hơn là cái tệ (le pire), thà đi với TC mất đất mà còn có thể làm thái thú cho Tàu, còn hơn đi với Mỹ là mất Đảng là mất tất cả./.(Vi Anh).
No comments:
Post a Comment