09/29/2013
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 có nhiều nhân duyên
với Phật Tử Việt Nam toàn cầu. Ngài đã tới thuyết pháp, gặp gỡ với Phật Tử gốc
Việt tại nhiều cộng đồng người Việt ở hải ngoại, và cũng đã trực tiếp tới thăm
nhiều ngôi chùa Việt.
Gần nhất, Đức Đạt Lai Lạt Ma khi kết thúc chuyến thăm Châu Âu đã thăm Chùa Viên Giác ở Đức. Các thông tin dưới đây sẽ dựa vào bản tin trên trang web http://www.dalailama.com/ ngày 20-9-2013.
Bản tin viết từ thành phố Hanover, Đức quốc ngày 20-9-2013, kể rằng khi Ngài tới Chùa Viên Giác ở Hanover và bước ra khỏi xe, Ngài nhận ra nhiều bạn cũ trong các vị sư tới đón Ngài và đi cùng Ngài vào Chùa.
Cần ghi nhận nơi đây: bản tin tiếng Anh trên trang chính thức Dalailama đã gọi nhiều vị sư Việt Nam là bạn (On arrival he recognised several friends among the monks who came to receive him as he stepped out of his car and who then escorted him into the Temple)... Hãy nhớ rằng, các giáo chủ tôn giáo khác không có tâm thức khiêm tốn và bình dị như thế. Thậm chí, ngay như rất nhiều vị sư nổi tiếng của Việt Nam, để được gọi là “bạn” gần như không có, và khi rước vào chùa là đòi phải có cờ quạt, hương hoa... chứ không đơn sơ như hình ảnh Ngài Đạt Lai Lạt Ma bước vào Chùa Viên Giác.
Sau khi lễ Phật, Ngài đọc một bài kinh rồi ngồi vào ghế đã được Chùa Viên Giác sửa soạn sẵn. Ngài nói:
“Tôi rất hạnh phúc tới thăm ngôi Chùa Việt Nam này. Truyền thống lịch sử là trong các Phật Tử, những vị giữ gìn Tạng Kinh Pali là xưa cổ nhất, rồi trong những người giữ gìn Tạng Kinh Sanskrit, thì người Trung Quốc rồi người Việt, người Đại Hàn và người Nhật là đi trước. Phật Giáo tới Tây Tạng sau, do vậy theo nghi lễ học trò tới sau như chúng tôi phải kính lễ các học trò đi trước. Bây giờ đã hơn 2,500 năm từ khi Đức Phật viên tịch và môn sinh ở nhiều phần khác nhau ở thế giới vẫn đang theo giáo pháp của ngài, giáo pháp đó là nguồn vui vậy.”
Ngài nói rằng trong thế kỷ 21, kỹ thuật tiến bộ rồi nhưng có thể gây ra thảm họa phá hoại kinh hoàng. Rằng điều chúng ta cần là chú tâm vào giá trị nội tâm để đạt hòa bình nội tâm. Như thế, chúng ta mới có thể bảo đảm sử dụng kỹ thuật hữu ích. Ngài nói rằng dân tộc Việt Nam trải qua đau khổ lớn và bị phá hoại tàn khốc vì vũ khí hiện đại trong thời chiến. Ngài kể lại rằng một lần đã bay trên không phận VN trên đường sang Nhật thời chiến tranh VN và nhìn qua cửa số thấy phi cơ B52, Ngài nói Ngài không thể tránh nghĩ tới những người dưới mặt đất.
Bây giờ, ở nhiều vùng thế giới, đang có tâm thức chống lại việc sử dụng bạo lực và có khát vọng hòa bình. Các phong trào phản chiến, chống bạo lực đang mạnh. Các giá trị hiển lộ từ các truyền thống tôn giáo như yêu thương, từ bi, bao dung và tự chế vẫn rất tương thích. Do vậy, các tôn giáo có nhiệm vụ đặc biệt để xây dựng hòa bình cho thế giới, và điều quan trọng là cần hòa hài và tôn trong giữa các tôn giáo.
Ngài nói:
“Đạo Phật có quan điểm triết lý độc đáo, kháí niệm về nhân duyên tương thuộc, rằng mọi thứ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, rằng không có gì hiện hữu một cách tuyệt đối hay một cách độc lập. Chữ Sanskrit cho nghĩa đó là Pratityasamutpada. Trong cả 2 truyền thống Tạng Pali và Tạng Sanskrit, quan điểm triết học này là ưu thắng.
“Đức Phật đã dạy Tứ Diệu Đế dựa vào nền tảng nhân duyên tương thuộc. Tất cả Phật Tử truyền thống Tạng Sanskrit đều đọc Bát Nhã Tâm Kinh, trong đó nói ‘sắc tức là không, không thức là sắc.’ Đức Phật dạy, cội nguồn đau khổ là vô minh, là khái niệm sai lạc rằng mọi thứ hiện hữu một cách độc lập hay một cách tự thể là hiện hữu, trong khi thực ra các pháp là tươngt huộc, hiện hữu dựa vào nhiều yếu tố. Cái ‘không’ mà Ngài dạy không phải là không có gì hết, mà là cái không tánh của cái hiện hữu đôc lập.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói là khi hiểu về tính nhân duyên tương thuộc như thế, sẽ giảm được vô minh, và chi như thế chúng ta mới dần dần hiểu về thực tại. Đó là cách chúng ta chuyển hóa tâm mình. Chúng ta có thể phát âm Bát Nhã Tâm Kinh khác nhau, nhưng kinh này cho chúng ta hiểu biết thêm và rồi từ hiểu biết đó sẽ dẫn tới Phật quả.
“Chúng ta quy y Phật, nhưng mục tiêu tận cùng là tự mình phải thành tựu Phật quả; khát vọng như thế. Đức Phật nói chúng ta có hạt giống Phật, có Phật Tánh trong chúng ta. Khi chúng ta là một học sinh trẻ, sẽ hữu ích khi có mục tiêu muốn trở thành như một giáo sư, và khi là Phật tử thuộc truyền thống Tạng Kinh Sanskrit, sẽ hữu ích khi có khát vọng thành tựu Phật quả.
“Trí tuệ hiểu được Tánh Không sẽ trở thành mạnh hơn nhờ sự giúp sức của định tâm....”
Đặc biệt, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng khi là Phật tử thế kỷ 21, chúng ta không chỉ nên tụng kinh thôi, mà nên thấy nghiên cứu học hỏi còn quan trọng hơn.
Ngài nói, “Do vậy, hãy nghiên cứu học hỏi. Hãy tìm xem Phật, Pháp và Tăng là gì. Hãy nhớ rằng Đức Phật không sẵn giác ngộ, mà khi Ngài khởi sự tìm pháp giaỉ thoát, ngài y hệt như một người trong chúng ta...”
Một câu hỏi nêu lên về thời kỳ suy mạt và thời kỳ biến mất của Phật pháp. Ngài dẫn lời Đức Phật ra nói rằng Phật pháp sẽ không biến mất vì không thích nghi nữa, mà chỉ vì Phật tử không còn hiểu biết hay hộ trì Phật pháp cho đúng đắn.
Cuối cùng, một phụ nữ (bản tin không nói rõ là vị ni hay nữ cư sĩ) cung thỉnh Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14 đương nhiệm hãy trở về tái sinh làm Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 15 tương lai để giúp Phật tử như cô. Ngaì trả lời rằng ngay từ năm 1969, Ngài đã nói rõ rằng chuyện có hay không định chế Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục sẽ là tùy dân tộc Tây Tạng quyết định. Chỉ khi họ muốn tiếp tục, thì mới tới vấn đề về vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp; còn nếu không, Ngài nói, Ngài có thể là vị cuối cùng.
“Tuy nhiên, đó không có nghĩa là sự tái sinh của tôi sẽ chấm dứt. Bài kinh nguyện ưa thích của tôi là thơ của ngài Shantideva, rằng:
“Khi không gian vẫn còn hiện hữu
Và khi chúng sinh vẫn còn sinh tồn
Cho tới khi đó, nguyện cho tôi cũng theo ngụ cư
Để xóa đi những đau khổ của thế gian này.”
Kết thúc bài thơ xong, Ngài nói thêm:
“Thế nên, tôi sẽ có mặt ở đó.”
Gần nhất, Đức Đạt Lai Lạt Ma khi kết thúc chuyến thăm Châu Âu đã thăm Chùa Viên Giác ở Đức. Các thông tin dưới đây sẽ dựa vào bản tin trên trang web http://www.dalailama.com/ ngày 20-9-2013.
Bản tin viết từ thành phố Hanover, Đức quốc ngày 20-9-2013, kể rằng khi Ngài tới Chùa Viên Giác ở Hanover và bước ra khỏi xe, Ngài nhận ra nhiều bạn cũ trong các vị sư tới đón Ngài và đi cùng Ngài vào Chùa.
Cần ghi nhận nơi đây: bản tin tiếng Anh trên trang chính thức Dalailama đã gọi nhiều vị sư Việt Nam là bạn (On arrival he recognised several friends among the monks who came to receive him as he stepped out of his car and who then escorted him into the Temple)... Hãy nhớ rằng, các giáo chủ tôn giáo khác không có tâm thức khiêm tốn và bình dị như thế. Thậm chí, ngay như rất nhiều vị sư nổi tiếng của Việt Nam, để được gọi là “bạn” gần như không có, và khi rước vào chùa là đòi phải có cờ quạt, hương hoa... chứ không đơn sơ như hình ảnh Ngài Đạt Lai Lạt Ma bước vào Chùa Viên Giác.
Sau khi lễ Phật, Ngài đọc một bài kinh rồi ngồi vào ghế đã được Chùa Viên Giác sửa soạn sẵn. Ngài nói:
“Tôi rất hạnh phúc tới thăm ngôi Chùa Việt Nam này. Truyền thống lịch sử là trong các Phật Tử, những vị giữ gìn Tạng Kinh Pali là xưa cổ nhất, rồi trong những người giữ gìn Tạng Kinh Sanskrit, thì người Trung Quốc rồi người Việt, người Đại Hàn và người Nhật là đi trước. Phật Giáo tới Tây Tạng sau, do vậy theo nghi lễ học trò tới sau như chúng tôi phải kính lễ các học trò đi trước. Bây giờ đã hơn 2,500 năm từ khi Đức Phật viên tịch và môn sinh ở nhiều phần khác nhau ở thế giới vẫn đang theo giáo pháp của ngài, giáo pháp đó là nguồn vui vậy.”
Ngài nói rằng trong thế kỷ 21, kỹ thuật tiến bộ rồi nhưng có thể gây ra thảm họa phá hoại kinh hoàng. Rằng điều chúng ta cần là chú tâm vào giá trị nội tâm để đạt hòa bình nội tâm. Như thế, chúng ta mới có thể bảo đảm sử dụng kỹ thuật hữu ích. Ngài nói rằng dân tộc Việt Nam trải qua đau khổ lớn và bị phá hoại tàn khốc vì vũ khí hiện đại trong thời chiến. Ngài kể lại rằng một lần đã bay trên không phận VN trên đường sang Nhật thời chiến tranh VN và nhìn qua cửa số thấy phi cơ B52, Ngài nói Ngài không thể tránh nghĩ tới những người dưới mặt đất.
Bây giờ, ở nhiều vùng thế giới, đang có tâm thức chống lại việc sử dụng bạo lực và có khát vọng hòa bình. Các phong trào phản chiến, chống bạo lực đang mạnh. Các giá trị hiển lộ từ các truyền thống tôn giáo như yêu thương, từ bi, bao dung và tự chế vẫn rất tương thích. Do vậy, các tôn giáo có nhiệm vụ đặc biệt để xây dựng hòa bình cho thế giới, và điều quan trọng là cần hòa hài và tôn trong giữa các tôn giáo.
Ngài nói:
“Đạo Phật có quan điểm triết lý độc đáo, kháí niệm về nhân duyên tương thuộc, rằng mọi thứ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, rằng không có gì hiện hữu một cách tuyệt đối hay một cách độc lập. Chữ Sanskrit cho nghĩa đó là Pratityasamutpada. Trong cả 2 truyền thống Tạng Pali và Tạng Sanskrit, quan điểm triết học này là ưu thắng.
“Đức Phật đã dạy Tứ Diệu Đế dựa vào nền tảng nhân duyên tương thuộc. Tất cả Phật Tử truyền thống Tạng Sanskrit đều đọc Bát Nhã Tâm Kinh, trong đó nói ‘sắc tức là không, không thức là sắc.’ Đức Phật dạy, cội nguồn đau khổ là vô minh, là khái niệm sai lạc rằng mọi thứ hiện hữu một cách độc lập hay một cách tự thể là hiện hữu, trong khi thực ra các pháp là tươngt huộc, hiện hữu dựa vào nhiều yếu tố. Cái ‘không’ mà Ngài dạy không phải là không có gì hết, mà là cái không tánh của cái hiện hữu đôc lập.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói là khi hiểu về tính nhân duyên tương thuộc như thế, sẽ giảm được vô minh, và chi như thế chúng ta mới dần dần hiểu về thực tại. Đó là cách chúng ta chuyển hóa tâm mình. Chúng ta có thể phát âm Bát Nhã Tâm Kinh khác nhau, nhưng kinh này cho chúng ta hiểu biết thêm và rồi từ hiểu biết đó sẽ dẫn tới Phật quả.
“Chúng ta quy y Phật, nhưng mục tiêu tận cùng là tự mình phải thành tựu Phật quả; khát vọng như thế. Đức Phật nói chúng ta có hạt giống Phật, có Phật Tánh trong chúng ta. Khi chúng ta là một học sinh trẻ, sẽ hữu ích khi có mục tiêu muốn trở thành như một giáo sư, và khi là Phật tử thuộc truyền thống Tạng Kinh Sanskrit, sẽ hữu ích khi có khát vọng thành tựu Phật quả.
“Trí tuệ hiểu được Tánh Không sẽ trở thành mạnh hơn nhờ sự giúp sức của định tâm....”
Đặc biệt, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng khi là Phật tử thế kỷ 21, chúng ta không chỉ nên tụng kinh thôi, mà nên thấy nghiên cứu học hỏi còn quan trọng hơn.
Ngài nói, “Do vậy, hãy nghiên cứu học hỏi. Hãy tìm xem Phật, Pháp và Tăng là gì. Hãy nhớ rằng Đức Phật không sẵn giác ngộ, mà khi Ngài khởi sự tìm pháp giaỉ thoát, ngài y hệt như một người trong chúng ta...”
Một câu hỏi nêu lên về thời kỳ suy mạt và thời kỳ biến mất của Phật pháp. Ngài dẫn lời Đức Phật ra nói rằng Phật pháp sẽ không biến mất vì không thích nghi nữa, mà chỉ vì Phật tử không còn hiểu biết hay hộ trì Phật pháp cho đúng đắn.
Cuối cùng, một phụ nữ (bản tin không nói rõ là vị ni hay nữ cư sĩ) cung thỉnh Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14 đương nhiệm hãy trở về tái sinh làm Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 15 tương lai để giúp Phật tử như cô. Ngaì trả lời rằng ngay từ năm 1969, Ngài đã nói rõ rằng chuyện có hay không định chế Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục sẽ là tùy dân tộc Tây Tạng quyết định. Chỉ khi họ muốn tiếp tục, thì mới tới vấn đề về vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp; còn nếu không, Ngài nói, Ngài có thể là vị cuối cùng.
“Tuy nhiên, đó không có nghĩa là sự tái sinh của tôi sẽ chấm dứt. Bài kinh nguyện ưa thích của tôi là thơ của ngài Shantideva, rằng:
“Khi không gian vẫn còn hiện hữu
Và khi chúng sinh vẫn còn sinh tồn
Cho tới khi đó, nguyện cho tôi cũng theo ngụ cư
Để xóa đi những đau khổ của thế gian này.”
Kết thúc bài thơ xong, Ngài nói thêm:
“Thế nên, tôi sẽ có mặt ở đó.”
No comments:
Post a Comment