Tuesday 1 October 2013

BIỂN ĐÔNG, NHÂN QUYỀN (Trần Khải - Việt Báo Online)




10/01/2013

Chuyện Biển Đông không chỉ là mối lo riêng của Việt Nam trước móng vuốt hung hiểm của Trung Quốc, nhưng thực sự nhiều quốc gia có tầm nhìn chiến lược dài hạn cũng cùng có quan tâm: nếu Bắc Kinh chiếm được Biển Đông, nuốt gọn hay gây ảnh hưởng lớn với các láng giềng... thế giới sẽ mất quân bình quân sự.

Hung hiểm, hung hiểm... Đó là lý do nhiều viên chức Tây Phương vẫn suy nghĩ về Biển Đông, trong đó có một cựu Đại sứ Anh. Trong khi đó, có vẻ như Hà Nội tin rằng kềm kẹp nhân quyền sẽ cho chính phủ CSVN có sẵn “tiền tệ” để trả giá với Mỹ và Tây Phương?

Bản tin BBC có tựa đề
‘Việt Nam vẫn nên đòi chủ quyền’ ghi các suy nghĩ của Ông Derek Tonkin là Đại sứ Anh tại Việt Nam từ năm 1980-1982.

Bản tin BBC viết:

“Mặc dù tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là phức tạp, không dễ giải quyết ngày một, ngày hai, Việt Nam vẫn nên đòi chủ quyền của mình, theo lời khuyên của cựu Đại sứ Anh từng làm việc tại Việt Nam trong giai đoạn 1980-1982.

Cựu Đại sứ Derek Tonkin cho rằng Anh quốc không ủng hộ bất cứ hành động quân sự hoặc xâm lược nào mà một quốc gia tranh chấp chủ quyền tiến hành với quốc gia khác.

"Nó có chiều hướng làm tăng nhiệt căng thẳng và có xu thế dẫn tới có thêm các cuộc giao tranh và các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu", nhà ngoại giao bình luận về cuộc cưỡng chiếm của Trung Quốc đối với Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1974.

Về con đường cải tổ dân chủ của Việt Nam hiện nay, cựu Đại sứ Anh cho rằng mọi việc hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của nhân dân Việt Nam, vì theo ông mỗi quốc gia cần tự tìm kiếm một giải phảp riêng.

"Phần lớn những quy ước quốc tế, tôi nghĩ Việt Nam đều đã tham gia, nhưng điều mà tôi đặc biệt quan ngại là về tự do tôn giáo và tự do ngôn luận," ông Tonkin nói...”(
hết trích)

Xung đột vũ trang đẫm máu?


Bản tin VOA hôm Thứ Hai tựa đề “Philippines thuê chuyên gia quốc tế trong vụ kiện TQ ở Biển Đông” đã kể chuyện chính phủ Manila níu áo Bắc Kinh ra tòa quốc tế.

Bản tin VOA viết:

“Philippines thuê một nhóm chuyên gia pháp lý quốc tế dày dặn kinh nghiệm để giúp Manila đệ trình các văn kiện cần thiết lên tòa án trọng tài Liên hiệp quốc trước thời hạn cuối tháng 3 năm tới trong vụ kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhóm chuyên gia gồm 5 luật sư Anh, Mỹ uy tín, nổi tiếng thế giới, và có kinh nghiệm lâu năm về vấn đề chủ quyền tại các tòa án quốc tế đang chuẩn bị các luận cứ chứng tỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc là vô giá trị và phi pháp chiếu theo luật biển quốc tế. Họ cũng tìm cách phân định các giới hạn chủ quyền trong nỗ lực xác minh chủ quyền của Philippines trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Tháng giêng năm nay, Philippines quyết định kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên hiệp quốc để ngăn chặn các hành vi của Trung Quốc mà Manila cáo buộc là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông, một hành động được Việt Nam ủng hộ.

Philippines nói phải dùng tới biện pháp này vì các phương pháp ngoại giao và thương lượng không có hiệu quả trước những hành động ngày càng lấn lướt của Bắc Kinh.

Trung Quốc bác bỏ tất cả những lời lên án của Philippines và phản đối sự can thiệp của tòa án Liên hiệp quốc.

Bắc Kinh từ chối không tham gia vào tiến trình pháp lý này, một mặt khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi trên hầu hết toàn bộ Biển Đông, một mặt đòi thương lượng tay đôi với từng nước có tranh chấp.”(
hết trích)

Có phải, đối với Bắc Kinh, dùng vũ trang quân sự là nhanh gọn lẹ? Khỏi cần thương thuyết?

Trong khi đó, Việt Nam tìm cách sáp tới gần Mỹ hơn.

Bản tin VOA ghi chuyện Thủ tướng Việt Nam g Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Ông Nguyễn Tấn Dũng nói lệnh cấm vận của Mỹ là "vô lý và mang tính phân biệt".

Dũng nói như thế trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg News ngày 27/9 khi tới New York để tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.

Ông Dũng “nhấn mạnh hai nước cựu thù Việt-Mỹ giờ đây đã là bạn. Vẫn theo lời ông, hai bên sẵn sàng xếp lại quá khứ, cùng bắt tay hướng tới tương lai vì mục đích chung là hòa bình, hữu nghị, hợp tác vì lợi ích và sự phát triển của cả đôi bên.”

Và đặc biệt, ngày xưa Đảng CSVN đòi xua đuổi Mỹ nhưng bây giờ lại ưa thích có hiện diện của Mỹ.

VOA kể:

“Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ sự tán đồng về sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương giữa bối cảnh tranh chấp biển đảo căng thẳng trong khu vực và các chính sách bành trướng của Trung Quốc.

Ông Dũng nói Hoa Kỳ là cường quốc thế giới và cũng là một cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương, vì vậy sự hiện diện thích hợp của Mỹ trong vùng sẽ góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, an toàn và an ninh hàng hải.”


Thực tế, nhân quyền VN bị đàn áp dữ dội, và đó là lý do Mỹ “không bán vũ khí sát thương cho Hà Nội chừng nào tình hình nhân quyền của Việt Nam chưa được cải thiện.”

Nhưng câu hỏi bao giờ Hà Nội chịu nới lỏng nhân quyền vẫn không hề thấy chút ánh sáng nào...


No comments:

Post a Comment

View My Stats