Cập nhật: 11:17 GMT -
thứ năm, 10 tháng 10, 2013
Tại Việt Nam sau vài ngày có nhiều bài tập trung
vào các chiến tích quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013),
nay bắt đầu có các bài viết trên báo chí nói về giai đoạn ông bị
thất sủng.
Trên trang PetroTimes,
bài mới nhất của Đại tá nhà báo Nguyễn Như Phong thuộc ngành
công an nói về “một số năm tháng Đại tướng không được như ý, đặc biệt là giai
đoạn Đại tướng được phân công phụ trách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình."
Tác giả nhắc lại rằng
"thời ấy, cũng đã có câu vè chua chát về việc này”.
Đại tá Phong còn bình
luận:
“Xưa có câu ‘điểu tận cung
tàng’ nghĩa là chim hết thì cung bị xếp xó, và vận vào công việc mới của Đại
tướng ngày ấy mới thấy đúng làm sao”.
“Lại nữa, vào năm 1984, khi Kỷ
niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chẳng hiểu vì lý do gì mà người ta không
mời Đại tướng lên Điện Biên dự lễ kỷ niệm,”
“Đại tướng phải lên thăm lại
chiến trường xưa và bà con Tây Bắc với tư cách cá nhân. Rồi trong các hội thảo
tuyên truyền về Chiến thắng Điện Biên, người ta còn "ngại" không dám
nói về vai trò của Đại tướng...”
Nhà báo Nguyễn Như Phong
cũng nhắc lại rằng “có một thời kỳ, khu vườn ở 30 Hoàng Diệu nom như vườn
hoang, với lá cây rụng đầy, ít người quét dọn và những bức tường cỏ mọc rêu
phong”.
Một giai đoạn khác
Các nhà nghiên cứu bên
ngoài đã viết nhiều về thời gian quan điểm của Tướng Giáp không được
các lãnh đạo toàn quyền như Tổng Bí thư Lê Duẩn, Trưởng ban Tổ chức
Trung ương Đảng Lê Đức Thọ chấp nhận.
Nhưng tại Việt Nam, các bài
viết chính thống vẫn chỉ nhằm nêu bật các điểm son trong sự nghiệp
của ông Giáp.
Nay, một số cây viết bắt
đầu nhắc đến những giai đoạn này.
Chẳng hạn, từ tháng 1 năm
1980, Tướng Giáp không còn làm Bộ trưởng Quốc phòng dù vẫn làm Phó
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh mô tả tâm lý người dân quê Tướng Giáp giai
đoạn này trên trang Bấm
giaoduc.net:
“Ngày ông không còn giữ chức Bộ
trưởng Quốc phòng, người Quảng Bình buồn, có người lặn lội ra Hà Nội gặp ông để
hỏi cho ra mọi nhẽ “Vì sao Bác lại bị thôi chức?” “Vì sao Bác nghỉ” – “Vì sao
Bác không có ý kiến?”. Đó là sự thật.”
“ Và ông mỉm cười hiền từ:
"Mình vẫn đang làm việc cho cách mạng đấy chứ. Bác Hồ nói, Dĩ công vi
thượng”.
Nhưng các cây bút này cũng
nhấn mạnh về tính chịu đựng cao của vị tướng có chiến công lừng
lẫy.
Ông Nguyễn Như Phong viết:
“Không thể nói rằng những năm
tháng đó đối với Đại tướng là "thoải mái", và càng không thể nói rằng
công việc mới mà Đại tướng được giao là vừa ý đối với Người...
“Nhưng tuyệt nhiên không có nửa
lời bất đắc chí, không có một lời than thân, trách phận, không có nửa lời trách
cứ... Thế mới biết, sức chịu đựng của Đại tướng thật phi thường và đúng là chỉ
có bậc Thánh nhân mới chịu được như thế.”
Còn ông Nguyễn Quang Vinh chi sẻ cái nhìn từ góc độ một người
Quảng Bình:
“Để làm được thế, như ông, có
một chữ NHẪN, nhẫn mà không hạ mình, nhẫn mà không hèn, nhẫn không cho cá nhân
mình mà cho cả giang sơn.”
Dù đa số các bài báo vẫn
tiếp tục ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dùng cả từ 'Người' chữ
viết Hoa vốn thường dùng cho cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số bài
báo cũng nhắc đến các chi tiết 'thật' hơn về Tướng Giáp.
Chẳng hạn như chuyện ông
không có tài diễn thuyết như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Lê
Trọng Tấn hay ăn nói hấp dẫn kiểu bình dân như Thượng tướng Đinh Đức
Thiện.
Bài của tác giả Đỗ
Tuyết, cũng trên giaoduc.net có
viết:
"Viết đến đây, tôi lại nhớ
chuyện vài người viết rằng Cụ không phải người hùng biện. Cụ có thể nói rất sắc
sảo, khi cần. Nhưng Cụ đâu có cần thành người hùng biện,"
"Các vị Đại Tướng thực thụ
trong lịch sử ít khi giỏi khoa hùng biện. Họ nhường cho người khác cái tài
này."
Riêng về giai đoạn gây ra
bàn tán trong sự nghiệp của Tướng Giáp là làm Phó Thủ tướng kiêm
phụ trách mảng dân số, kế hoạch hóa gia đình, báo Lao Động có đăng bài
kể lại lời người thư ký của ông, Đại tá Nguyễn Văn Huyên như
sau:
"Sự thực là thế này, thời
đó Thủ tướng Chính phủ là anh Phạm Văn Đồng. Trong một buổi họp của Chính phủ,
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt vấn đề 'Trước đây tôi kiêm phụ trách mảng Dân số,
kế hoạch hóa gia đình, nay anh Văn phụ trách mảng khoa học kỹ thuật, thì có lẽ
anh Văn phụ trách luôn về Dân số - kế hoạch hóa gia đình?'.
“Tất cả chỉ có thế, không có
bất kỳ quyết định nào về việc này, không có phân công công tác... Tôi cũng biết
sau đó dân đồn um lên, đàm tiếu, chê trách này kia… Tôi nghĩ anh Văn cũng nghe
được dù không thấy anh nói gì với tôi,” theo Đại tá Huyên kể lại.
---------------------------------
Bài viết
liên quan :
12:17:pm 09/10/13
09.10.2013
By NTZung, on October 9th, 2013
Ngô
Nhân Dụng
Friday, October 04, 2013 6:04:35 PM
No comments:
Post a Comment