Cập nhật: 09:11 GMT -
thứ năm, 10 tháng 10, 2013
Các học viên Việt Nam và Phó Chánh Văn phòng Cao
ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền Laurent Meilan
Một số thanh niên nói đã bị tạm giữ và chất vấn ở sân
bay khi trở về Việt Nam sau một khóa học về xã hội dân sự tại Philippines.
Trả lời phỏng vấn
BBC ngày 10/10, anh Bùi Tiến Lâm, một trong những học viên trong nhóm, nói nhóm của anh gồm 13 người hồi
tháng trước đã tìm đến khóa học về "Xã hội Dân sự ở Philippines"
thông qua lời giới thiệu trên mạng xã hội của tổ chức Asian Bridge Philippines
- một tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc có văn phòng tại Philippines.
Sau khi kết thúc khóa học kéo
dài hai tuần, 10 người trong nhóm của Lâm về nước trong hai ngày 4/10-5/10 thì
chín người bị bắt giữ và chất vấn tại sân bay. Tuy nhiên tất cả đều lần lượt
được thả sau đó.
Ngày 10/10, ba người còn lại trong nhóm học viên cũng bị tạm giữ ngay sau
khi xuống phi trường Tân Sơn Nhất và hiện vẫn chưa được trả về nhà.
'Không tốt cho chế độ'
"Xã hội dân sự ảnh hưởng đến chế
độ"
Blogger Bùi Tuấn
Lâm kể về việc bị tạm giữ và chất vấn khi về nước vì tham
gia học khóa học về xã hội dân sự ở Philippines
Anh Lâm giải thích với BBC lý
do tìm đến với khóa học vì "ở Việt Nam, phạm trù về xã hội dân sự còn mơ
hồ, hầu như không có" và muốn tham gia khóa học để tìm hiểu thêm.
"Ở Philippines, xã hội dân sự rất lớn mạnh
và góp vào sự phát triển chung vào xã hội... quyền con người và sự tham gia của
người dân vào các vấn đề đất nước được đảm bảo," Lâm nói.
Tuy nhiên ngay khi xuống sân
bay, Lâm cùng với những người khác đã bị thu giữ điện thoại và bị đưa vào chất
vấn.
"Người ta muốn điều tra mình qua đó đi học
những ai, lớp học bao nhiêu người, học cái gì, gặp gỡ những ai, đi đâu, khi về
nước thì học những gì, và về Viêt Nam thì xử lý những gì đã học như thế
nào," Lâm nói.
"Họ muốn đưa mình vào vấn đề là mình đã cấu
kết với các thế lực thù địch do không hiểu biết, và nói tổ chức Asian Bridge là
tổ chức có thế lực phản động đứng phía sau."
"Cơ quan an ninh nói chúng tôi đi học về rồi
bị thế lực thù địch lợi dụng để tạo một xã hội dân sự lớn mạnh tại Việt Nam,
ảnh hưởng đến chế độ. Đến khi xã hội dân sự lớn mạnh thì lợi dụng để lật đổ chế
độ."
Anh Lâm cho biết
hiện anh cùng một số blogger khác đang cùng gia đình của ba học viên còn bị tạm
giữ biểu tình tại Tân Sơn Nhất để yêu cầu lực lượng an ninh trả những người này
về nhà.
Anh này cũng nói
sự việc lần này sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động của anh hướng về việc xây
dựng xã hội dân sự trong thời gian tới.
Các blogger có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để
yêu cầu trả tự do cho những học viên còn bị tạm giữ
'Gieo rắc sợ hãi'
Ngay sau khi nhận được tin trên, tổ chức Asian Bridge Philippines đã có
thông cáo báo chí trong đó phản đối việc bắt giữ những học viên này.
Thông cáo của Asian Bridge
Philippines giải thích là với mục tiêu “kết nối các xã hội dân sự ở châu
Á", tổ chức này đã đứng ra tổ chức chương trình cho nhiều cá nhân và các
nhóm từ Hàn Quốc và Ấn Độ trong những năm qua, và gần đây nhất là Việt Nam.
Thông cáo cũng nói trong suốt
khóa học, các học viên của Việt Nam đã được gặp gỡ nhiều tổ chức phi chính phủ
tại Philippines, được đến thăm Thượng viện và Hạ viện để gặp gỡ các nhà lập
pháp của Philippines cũng như đại diện của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Văn
phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
"Đối với Asian Bridge Philippines, nguyện
vọng tìm hiểu và học hỏi về ý nghĩa của xã hội dân sự và tiến trình phát triển
xã hội dân sự của họ là một điều rất đáng khen," thông cáo viết.
"Do đó chúng tôi cho rằng việc họ bị giam
giữ vô cớ là điều rất đáng quan ngại."
Asian Bridge cũng kêu gọi chính
phủ Việt Nam "tôn trọng các quyền cơ bản của mọi người Việt Nam và đặc
biệt là quyền cơ bản của các thực tập sinh của chúng tôi để họ có thể tự do đi
lại và tìm hiểu về sự phát triển của xã hội dân sự tại các quốc gia khác trong
khu vực".
Thông cáo nhắc lại rằng "cả Việt Nam và Philippines đều là
thành viên khối Asean, vốn hoạt động với phương châm 'Một tầm nhìn, một bản
sắc, một cộng đồng'".
"Vì lẽ đó, chính phủ các nước Asean, trong
đó có Việt Nam nên khuyến khích công dân mình tìm hiểu về lịch sử - xã hội của
nước khác thay vì gieo rắc sợ hãi ..."
Trong một lá thư cảm ơn gửi đến
Asian Bridge Philippines mà BBC có trong tay, ông Laurent Meilant, Phó chánh
Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, gọi các học viên này là những
"thanh niên thông minh và đáng ngưỡng mộ".
Ông đã thể hiện sự cảm kích
trước Asian Bridge Philippines vì tạo cơ hội cho ông gặp gỡ với nhóm học viên
để chia sẻ công việc của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền trong khu vực,
trong đó có Việt Nam.
----------------------------------------
VIỆT NAM CÂU LƯU CÁC BLOGGER DỰ KHÓA HỌC XÃ HỘI DÂN SỰ TẠI
PHILIPPINES
Châu Văn Thi Thứ Năm, 10/10/2013
Nguoi-Viet Online Sunday, October 06, 2013
3:36:57 PM
Nguoi-Viet Online Sunday, October 06, 2013
12:50:55 AM
Dân Luận Chủ Nhật, 06/10/2013
No comments:
Post a Comment