Mai Phương - Phap Luat TP
05/10/2013
- 05:05
Nhiều
doanh nghiệp kinh doanh vận tải quá oải vì tiền “trà nước” cho cảnh sát giao
thông, hải quan...
Ngày
4-10, Ngân hàng Thế giới phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ
chức hội thảo “Việt Nam: Tạo thuận lợi
thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh”. Các chuyên gia kinh tế cho
rằng những năm gần đây, năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam đã khựng
lại và có vẻ như tụt hậu so với các nước.
Mất
thời gian và phí “bôi trơn”!
Một
trong những nguyên nhân khiến năng lực cạnh tranh của Việt Nam bị tụt hậu là do
chi phí logistics (tạm dịch là các chi phí hậu cần) của Việt Nam khá cao
so với các nước trên thế giới. Trong khi đó, hạ tầng giao thông quá kém và tính
minh bạch của cơ quan hải quan không cao.
Ông
Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới (WB), cho rằng:
“Vấn đề của chúng ta hiện nay đó là hạ tầng giao thông và dịch vụ quá yếu kém.
Từ năm 1997 đến 2011, khối lượng vận chuyển hàng hóa đã tăng trên 12%/năm và
tăng trưởng thương mại tăng khoảng 18%/năm thì với tăng trưởng đầu tư giao
thông vẫn ở mức 0%/năm. Nguyên nhân là Việt Nam quá phụ thuộc vào đầu tư công,
trong khi đầu tư công được đánh giá là không đủ lực và thiếu hiệu quả” - ông
Đức nói.
Mọi
chi phí bôi trơn vừa làm giảm năng lực cạnh tranh của DN, vừa làm tăng giá
thành sản phẩm và cuối cùng là người tiêu dùng chịu thiệt. Ảnh: HTD
Đồng
tình với quan điểm này, ông Luis Blancas, chuyên gia giao thông của WB, nói
thêm: “Trong khi các nước trên thế giới, chi phí logistics của họ chỉ chiếm từ
9% đến 13% GDP, thì ở Việt Nam dù chưa có phương pháp nghiên cứu chính thức
nhưng liên quan chi phí logistics có khi lên đến 25% GDP”.
Lý
giải thêm về điều này, ông Luis Blancas nói vì sao ở Việt Nam có quá nhiều chi
phí không tên mà ở các nước khác không có. Ví như phí bôi trơn cho các thủ tục
hải quan, thậm chí là cả tiền “trà nước” cho cảnh sát giao thông. Cụ thể, chi
phí bôi trơn của doanh nghiệp (DN) cho cảnh sát giao thông chiếm khoảng 13%
trong tổng chi phí của một container xuất khẩu hàng hóa thông thường.
Chưa
hết, việc nhiêu khê trong thủ tục hải quan, theo thống kê của Ngân hàng Thế
giới, còn khiến nền kinh tế thiệt hại đến hàng trăm triệu USD/năm. Cụ thể, thời
gian thông quan hàng hóa của Việt Nam diễn ra lâu hơn so với các nước từ ba đến
bốn ngày. Từ đây, dẫn đến chi phí lưu kho cho các DN lại bị dội lên quá cao. Ví
như năm 2012, chi phí lưu kho kéo dài làm nền kinh tế mất thêm khoảng 96 triệu
USD. Và nếu Việt Nam không có cải thiện thì mức chi phí này có thể sẽ dội lên
khoảng 182 triệu USD vào năm 2020.
công
nghệ mới làm hạn chế tham nhũng
Theo
ông Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp, vấn đề của Việt Nam, các kẽ hở
của pháp lý, thủ tục quá phức tạp khiến cán bộ hải quan dễ xảy ra tham nhũng.
“Đã đến lúc Việt Nam phải thay đổi quy trình nghiệp vụ. Cần áp dụng CNTT nhiều
hơn nữa thay vì chỉ mới áp dụng cho xử lý tờ khai hải quan. Sở dĩ, đây là biện
pháp tiên quyết giúp thay đổi tình hình là do có thể hạn chế việc cán bộ hải
quan làm việc trực tiếp với DN, hạn chế tham nhũng xảy ra” - ông Đức nói.
Trao
đổi riêng với phóng viên, một DN xuất nhập khẩu nói thêm: “Không phải cán bộ
hải quan nào cũng đòi “hối lộ”. Vấn đề là do quy định của chúng ta không nhất
quán, vô tình lại tạo ra cơ chế làm thế nào cũng được. Từ đây, muốn giải quyết
nhanh, không bị ứ hàng DN phải mất phí “bôi trơn” thôi”.
WB
cũng cho rằng để tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và giảm chi phí bôi trơn
cho các DN thì Chính phủ Việt nam cần thiết lập những thông tư và nghị định dễ
dàng áp dụng và áp dụng một cách nhất quán. Đồng thời, cơ quan quản lý cần kiểm
tra việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ hải quan và những cán bộ nhà nước
khác ở các tỉnh, thành.
MAI
PHƯƠNG
No comments:
Post a Comment